Định khoản số âm

  • Thread starter Bình_OverAC
  • Ngày gửi
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Trích trong luật Kế toán:
Điều 12: Chữ viết và chữ số sử dụng trong chứng từ kế tóan:
1. Chữ viết ....
2. Chữ số sử dụng......... là chữ số ả rập: 0,1......9; ..........


Điều 19: Lập chứng từ kế toán:
......
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán...... ; Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toan thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

Điều 28: Sửa chữa Sổ kế toán:
.1 Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì......
a/Ghi cải chính
b/ Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế tóan trưởng bên cạnh.
c/ ghi bổ xung bằng cách lập "chứng từ ghi sổ bổ xung"...
4. Sửa chữa sổ kế tóan trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính: .....
Toàn bộ từ khâu lập chứng từ, đến khâu ghi sổ, không có điều khoản nào cho phép sử dụng số âm trong định khoản kế tóan, ngoại trừ trường hợp sửa sổ kế toán, và cách ghi âm khi sửa sổ kế toán cũng rất cụ thể.

Với các chuẩn mực kế toán, đến giờ tôi vẫn chưa tìm được một hướng dẫn nào về việc được phép định khoản số âm.
Nếu bạn nào tìm được, làm ơn post lên diễn đàn.
Xin trân trọng cám ơn.

Việc định khoản số âm có hay hay không thì tôi xin phép không bàn tới. Tôi chỉ muốn trình bày 1 điểm duy nhất liên quan đến tranh luận này:
Việc thực hiện 1 định khoản kế toán: về bản chất là 1 quá trình ghi sổ nhằm phản ánh lại 1 hoặc 1 số các nội dung kinh tế đã hình thành và hoàn thành. mà nội dung kinh tế thì không có dương hay âm, mà chỉ có tăng hoặc giảm hoặc không thay đổi.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Em vừa mới đọc được Topic này thôi, qua khá nhiều bài thảo luận em vẫn chưa rút ra được kết quả, cho em chuyển hướng đề tài như thế này được không:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GHI BÚT TOÁN ÂM TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ, XỬ LÝ BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH TRONG KẾ TOÁN MÁY.

Vì đọc đi đọc lại em chỉ thấy các bác nêu chế độ hay quy chế cho việc ghi số âm mà chưa có lấy một phân tích ảnh hưởng của cách ghi này trong Chế độ Kế toán Việt Nam, cái lợi và hại khi chấp nhận hoặc không chấp nhận số âm trong Quản lý nhà nước về kinh tế.

Thực sự các bác đang nói là việc ghi số âm trong hạch toán kế toán nói chung hay là ghi số âm trong các bút toán điều chỉnh, các bác phải thống nhất được ĐẦU BÀI chứ kẻo lại ông chẳng bà chuộc.
 
E

ERPSolution

Trung cấp
6/4/05
191
0
0
49
HCMC
putin nói:
theo ý tôi, Nếu nói là chuẩn mực chưa đề cập đến số âm trong định khoản thì cũng không sai nhưng thực sự đâu phải từ trước đến nay mọi thứ ta cần đều có trong chuẩn mực ngay mà có khí ta vẫn áp dụng nếu nó đúng theo khách quan và được cơ quan quản lý của nhà nước chấp nhận.

Tuyệt vời

??? nói:
Tuy nhiên, một số phần mềm khác lại không support C2 bởi vì họ apply nguyên lý "Negative debit equivalents to a credit and vice versa" => mọi số âm cho tài khỏan debit đều được mặc nhiên tự động treat là credit.
Thật ra, hiện tại không phải phần mềm nào cũng cho định khoản bút toán âm, nhiều phần mềm phải 'học' từ các Doanh Nghiệp mới sửa lại. Còn các DN Phần mềm mà trả lời như câu trích dẫn trên thì mình nghĩ một phần do họ không có đội ngũ tư vấn có kinh nghiệm về kế toán hoặc 'không biết lắng nghe và thấu hiểu' hì hì...
BaThanh nói:
b/ Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế tóan trưởng bên cạnh..
Đó là khi học hoặc làm kế toán trên giấy.Thời buổi nay, hầu hết các DN lớn nhỏ đều làm KT trên PC, kể cả Excel lẫn phần mềm. Thử hỏi mực đỏ hoặc dấu ngoặc đơn thì con người hiểu chứ máy PC làm sao hiểu để xử lý số liệu. Vì vậy bút toán ghi số âm từ chỗ không bị cấm trở nên thịnh hành
HyperVN nói:
Thực sự các bác đang nói là việc ghi số âm trong hạch toán kế toán nói chung hay là ghi số âm trong các bút toán điều chỉnh, các bác phải thống nhất được ĐẦU BÀI chứ kẻo lại ông chẳng bà chuộc

Lúc đầu thì không nói, nhưng diễn tiến sau này đề cập ghi số âm trong các bút toán điều chỉnh.

MÌNH CŨNG NHẤT TRÍ CHUYỂN SANG ĐỀ TÀI MỚI CỦA HYPERVN, mình đang viết gần xong mới thấy Hyper Post bài này lên nên mình cũng post luôn.

ERPS
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Em thấy các bác tranh luận nhiều cũng chưa có thời gian để đọc hết. Chỉ góp thêm tý mắm muối cho thêm đậm đà topic.
Thực tế qua gần 7 năm làm KT thì em thấy người ta vẫn thường có "ghi số âm" bình thường chứ có sao đâu. Các bác trích cả điều 28 - Luật Kế toán, người ta ghi rõ ra là có cả phương pháp ghi số âm mà.
Các bác nào hay bị thuế bóc chi phí ra, mà báo cáo lại phải chuẩn chỉ với nhau thì các bác mới thấy là không có ghi số âm thì chẳng thể nào đáp ứng được. Em ví dụ nhé.

Thuế vào, bóc của em 10 đồng chi phí, như vậy là tăng lãi lên 10 đồng.
Các bác điều chỉnh như thế nào, cơ quan cấp trên em thì bắt buộc cân đối tài khoản và các báo cáo phải có số liệu giống nhau? Như vậy thì phải điều chỉnh sao đây? Nếu ko có ghi số âm thì sao điều chỉnh được

Lúc đó phải Nợ 911/Có 421: 10đ
Nợ 911/Có 632: - 10đ
.... và các bút toán tiếp theo, ghi như vậy mới đảm bảo là PS của 632 trên cân đối đúng với BCKQKD chứ,....

Vài dòng thôi, em đang bận quá......... các bác cho ý kiến tiếp theo chủ đề của Hyper đưa ra nhé.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
pnphuong nói:
Em thấy các bác tranh luận nhiều cũng chưa có thời gian để đọc hết. Chỉ góp thêm tý mắm muối cho thêm đậm đà topic.
Thực tế qua gần 7 năm làm KT thì em thấy người ta vẫn thường có "ghi số âm" bình thường chứ có sao đâu. Các bác trích cả điều 28 - Luật Kế toán, người ta ghi rõ ra là có cả phương pháp ghi số âm mà.
Các bác nào hay bị thuế bóc chi phí ra, mà báo cáo lại phải chuẩn chỉ với nhau thì các bác mới thấy là không có ghi số âm thì chẳng thể nào đáp ứng được. Em ví dụ nhé.

Thuế vào, bóc của em 10 đồng chi phí, như vậy là tăng lãi lên 10 đồng.
Các bác điều chỉnh như thế nào, cơ quan cấp trên em thì bắt buộc cân đối tài khoản và các báo cáo phải có số liệu giống nhau? Như vậy thì phải điều chỉnh sao đây? Nếu ko có ghi số âm thì sao điều chỉnh được

Lúc đó phải Nợ 911/Có 421: 10đ
Nợ 911/Có 632: - 10đ
.... và các bút toán tiếp theo, ghi như vậy mới đảm bảo là PS của 632 trên cân đối đúng với BCKQKD chứ,....

Vài dòng thôi, em đang bận quá......... các bác cho ý kiến tiếp theo chủ đề của Hyper đưa ra nhé.
Ko hẳn như vậy bạn.
Điều 28 luật quy định việc sửa sổ kế toán, chứ không quy định việc ghi định khoản kế toán.
Việc thuế xuất toán chi phí 10 đ của bạn, về trình tự, sẽ ko có điều chỉnh gì ở đó cả ( trên TK 911 và TK loại 6) mà bạn phải căn cứ quyết định của bên cơ quan thuế, có 1 bút toán bổ xung phần thuế phải nộp thêm: Nợ 4212 - Có 3334 ( 28% số xuất tóan). Còn phần phạt liên quan đến nội dung này thì sẽ có hạch toán của kỳ kế toán hiện hành: Nợ 8 - Có 333.
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Nếu bác Bathanh đã có một lần nào đó bị thuế xuất toán thì bác thử nêu tình tiết cụ thể ra để anh em xem bên bác hạch toán thế nào và học tập cái.

Chứ như những cái mà em bị xuất thì đâu phải có liên quan đến mỗi cái tăng thuế là xong đâu mà nó còn kéo theo n cái khác nữa mà... THeo ví dụ trên thì 10đ đó còn liên quan đến gốc gác ông bà nó xuất phát từ đâu để điều chỉnh, chứ mỗi tăng cái 3334 thì đâu cần phải dùng ghi âm.

Để cụ thể hơn, em giả sử là 10đ trên là 1 khoản em đi hát karaoke, em làm ở PXưởng, em về em bảo kế toán thanh toán cho em. Đến khi thuế vào họ bảo phân xưởng em kô được hát karaoke, thế là họ bóc ra. Các bác thử giúp em hạch toán điều chỉnh cái.

Biết rằng trước đó là các bác kế toán chỗ em người ta hạch toán vào 627 gì đó....
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GHI BÚT TOÁN ÂM TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ, XỬ LÝ BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH TRONG KẾ TOÁN MÁY
Mình nhất trí với hướng thảo luận về vấn đề này.
Xin được nổ phát pháo đầu tiên.
Nếu ko xét tới chính sách và luật lệ, mà căn cứ tình hình thực tế của quá trình ghi chép sổ sách kế toán, các công cụ của kế toán, có thể nhận thấy mấy điểm sau:

1. Nguyên nhân đề ghi số âm:
- Do hạch toán sai ( theo cá nhân tôi, lý do này chiếm tới 100% nguyên nhân phải dùng số âm để hạch toán).
- Còn nguyên nhân nào nữa không nhỉ? ( mong các bạn cho biết)
2. Công cụ kế toán sử dụng:
- Phổ biến là máy tính, phần mềm kế toán
(post tạm )
 
H

hangphuong

Guest
9/3/05
42
0
0
42
Ha Noi
mình có ý kiến:
nếu khoản chi 10đ đi hát đó không được Cq thuế chấp nhận nhưng việc sổ sách kế toán đã quyết toán rồi thì làm sao mà sd bút toán âm được nữa?
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Việc sử dụng bút toán âm để điều chỉnh lại là việc phải làm không có gì đáng bàn cãi.
Do đó ở đây chúng ta phải hiểu là bút toán số âm chỉ dùng để điều chỉnh nếu như phát hiện sai sót trong kỳ kế toán trước.
Ngoài ra bút toán số âm cũng sử dụng để :
1. Ví dụ cơ bản nhất mà đã là kế toán thì phải biết :
Nguy6en vật liệu xuất dùng không hết, không nhập lại kho mà giữ lại tại ph6an xưởng thì hạch toán ra sao:
Nợ TK Nợ TK 621 / Có TK 152 (Số âm) Chứ còn hạch toán như thế nào nữa hả.

vậy nhá, Số âm thì cũng sử dụng được không có gì lạ.
 
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
thôi để em chốt lại cho chủ đề nóng hoỏi này bằng một nhận xét nữa
khi hạch toán số âm thì số phát sinh tăng và giảm trong kỳ khi nhìn vào sẽ không có số tăng giảm ảo mà số đó sẽ là số thật giúp cho các bác phân tích dễ hơn chứ nếu không thì sẽ tha hồ mà phân tích số ảo (nếu không ghi bút toán âm). Các bác thử kiểm tra xem
 
B

Bình_OverAC

Over Abnormal / Crazy
14/5/04
846
10
18
42
Nha Trang
khuatqthin nói:
1. Ví dụ cơ bản nhất mà đã là kế toán thì phải biết :
Nguy6en vật liệu xuất dùng không hết, không nhập lại kho mà giữ lại tại ph6an xưởng thì hạch toán ra sao:
Nợ TK Nợ TK 621 / Có TK 152 (Số âm) Chứ còn hạch toán như thế nào nữa hả.
Chính xác thì đây chính là cái mà em muốn các bác nói ra ngay từ lúc lập ra cái Topic này!
Vì Theo TS Đoàn Ngọc Quế (thầy dạy kế toán quản trị và kế toán chi phí của em) thì khi nhập kho trở lại nguyên vật liệu thừa, hoàn lại số tiền đưa vào loại sau dư (trước đưa vào theo số tạm tính) thì phải thực hiện bút toán với số âm.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
khuatqthin nói:
Việc sử dụng bút toán âm để điều chỉnh lại là việc phải làm không có gì đáng bàn cãi.
Do đó ở đây chúng ta phải hiểu là bút toán số âm chỉ dùng để điều chỉnh nếu như phát hiện sai sót trong kỳ kế toán trước.
Ngoài ra bút toán số âm cũng sử dụng để :
1. Ví dụ cơ bản nhất mà đã là kế toán thì phải biết :
Nguy6en vật liệu xuất dùng không hết, không nhập lại kho mà giữ lại tại ph6an xưởng thì hạch toán ra sao:
Nợ TK Nợ TK 621 / Có TK 152 ( ghi đỏ) (Số âm) Chứ còn hạch toán như thế nào nữa hả.

vậy nhá, Số âm thì cũng sử dụng được không có gì lạ.

Đúng theo quyết định 1141, thì chính sách hướng dẫn kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán như hướng dẫn nói trên.
Ngoài ra còn 1 dòng nữa:
Qua đầu kỳ sau ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau:
Nợ 621 - Có 152


Nhưng vấn đề đặt ra là ở chỗ:
1. Ở thời điểm cuối kỳ trước, bút toán đỏ đó sẽ dẫn tới điều gì?
- TK 152 sẽ tăng lên -> dẫn tới việc sai lệch giữa số kiểm kê và sổ sách kế tóan.
- trong khi đó, tồn tại phân xưởng: có thể coi đó là phần giá trị sản phẩm dở dang, mặc dù chưa được tác động của dây chuyền sản xuất ->Việc kiểm kê ở phân xưởng -> số liệu giá trị của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sai lệch với sổ sách.

Cho nên, nếu chúng ta ko nhập trả lại kho nguyên liệu này, thì bút toán thỏa các yêu cầu hoạt động thực tiễn phải là:
Nợ 154 - Có 621: Kết chuyển CF SX dở dang.

các bạn có ý kiến gì liên quan đến vấn đề này?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
OverAC nói:
Chính xác thì đây chính là cái mà em muốn các bác nói ra ngay từ lúc lập ra cái Topic này!
Vì Theo TS Đoàn Ngọc Quế (thầy dạy kế toán quản trị và kế toán chi phí của em) thì khi nhập kho trở lại nguyên vật liệu thừa, hoàn lại số tiền đưa vào loại sau dư (trước đưa vào theo số tạm tính) thì phải thực hiện bút toán với số âm.
Khi nhập kho lại nguyên vật liệu thừa thì lại không định khoản số âm
Mà định khoản ngược lại bút toán ban đầu: Nợ 152 - Có 621.
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
khuatqthin nói:
Việc sử dụng bút toán âm để điều chỉnh lại là việc phải làm không có gì đáng bàn cãi.
Ví dụ cơ bản nhất mà đã là kế toán thì phải biết :
Nguy6en vật liệu xuất dùng không hết, không nhập lại kho mà giữ lại tại ph6an xưởng thì hạch toán ra sao:
Nợ TK Nợ TK 621 / Có TK 152 (Số âm) Chứ còn hạch toán như thế nào nữa hả.

vậy nhá, Số âm thì cũng sử dụng được không có gì lạ.
Tôi ủng hộ bác !!!!!!!!!!!!!!!
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
pnphuong nói:
Nếu bác Bathanh đã có một lần nào đó bị thuế xuất toán thì bác thử nêu tình tiết cụ thể ra để anh em xem bên bác hạch toán thế nào và học tập cái.

Chứ như những cái mà em bị xuất thì đâu phải có liên quan đến mỗi cái tăng thuế là xong đâu mà nó còn kéo theo n cái khác nữa mà... THeo ví dụ trên thì 10đ đó còn liên quan đến gốc gác ông bà nó xuất phát từ đâu để điều chỉnh, chứ mỗi tăng cái 3334 thì đâu cần phải dùng ghi âm.

Để cụ thể hơn, em giả sử là 10đ trên là 1 khoản em đi hát karaoke, em làm ở PXưởng, em về em bảo kế toán thanh toán cho em. Đến khi thuế vào họ bảo phân xưởng em kô được hát karaoke, thế là họ bóc ra. Các bác thử giúp em hạch toán điều chỉnh cái.

Biết rằng trước đó là các bác kế toán chỗ em người ta hạch toán vào 627 gì đó....
Cơ quan thuế xuất toán ( bóc chi phí chưa hợp lý hợp lệ theo luật thuế) để nhằm xác định lại thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp. Cơ quan thuế không có quyền can thiệp vào thể chế tài chính của ĐVị bạn.
Cái ví dụ của bạn ko phản ánh được ý mà bạn muốn hỏi. Có phải như thế này không:
Cũng với ví dụ đó, nhưng do GĐ chi sai chế độ, bị cơ quan quản lý cấp trên của bạn xuất toán, ko chấp nhận khoản chi phí này. Khi đó sẽ có các tình huống giải quyết khác nhau ( tùy thuộc vào kết luận trong biên bản kiểm tra xuất toán: ai chịu trách nhiệm, trách nhiệm tới đâu): Có thể trừ vào quỹ, có thể truy cứu trách nhiệm cá nhân v.v Bạn sẽ có định khoản tương ứng.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
pnphuong nói:
Quan điểm của tôi thì dùng bút toán âm, và thực tế người ta cũng thường làm như vậy. Và nếu có làm như vậy thì khi so sánh cân đối số phát sinh các tài khoản với các sổ sách tổng hợp và chi tiết của Tk152, các bảng tính giá thành ... thì số liệu sẽ khớp đúng ngay mà không cần phải đi tìm và trừ đi những khoản hạch toán theo kiểu Nợ 152/Có 621

Về quan điểm, tôi cũng đồng ý với việc sử dụng bút toán âm để xử lý các sai sót, vì nó cho phép loại bỏ trực tiếp bút toán sai, ko ảnh hưởng đến thực tế phát sinh của các tài khoản.
Việc dùng bút toán đảo chỉ xử lý được tình trạng số dư đúng thôi.
Nhưng đó là quan điểm cá nhân, còn về chế độ hiện hành, kế toán thì phải chấp hành quy định khi ghi chép thôi. Biết làm sao được ngoài việc chờ sửa quy định chế độ.
Việc định khoản phải đảm bảo được bản chất của kế toán là PHẢN ÁNH NỘI DUNG KINH TẾ.
Nếu không có nhập kho NVL mà định khoản Nợ 152 thì là không thỏa đáng.
Và nếu rõ ràng có nhập kho NVL mà ko có định khoản này thì lại không thỏa đáng.
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
Bathanh nói:
Nhưng đó là quan điểm cá nhân, còn về chế độ hiện hành, kế toán thì phải chấp hành quy định khi ghi chép thôi. Biết làm sao được ngoài việc chờ sửa quy định chế độ.
Bác nào hay nghiên cứu chế độ cho em một cái văn bản cấm không được ghi âm theo kiểu Nợ TK 621/Có TK 152 cái.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
pnphuong nói:
Bác nào hay nghiên cứu chế độ cho em một cái văn bản cấm không được ghi âm theo kiểu Nợ TK 621/Có TK 152 cái.
Đúng chế độ hướng dẫn việc hạch toán ở chỗ này như sau:

3.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP:
.........
(4) Vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của kỳ còn thừa được trả lại kho sẽ ghi:
Nợ TK 152 - Có TK 621
(5) vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của kỳ còn thừa nhưng để lại ở phân xưởng sản xuất để tiếp tục sử dụng, kế toán dùng bút toán đỏ để điều chỉnh:
Nợ Tk 621- Có TK 152 ( ghi đỏ)
Qua đầu kỳ sau sẽ ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau:
Nợ Tk 621- Có TK 152 ( ghi đen)
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Một kết luận đơn giản cho vấn đề số âm này:

Số âm chỉ được sử dụng trong các bút toán điều chỉnh mà không tham gia vào bất cứ bút toán nào khác

Thực chất nó chỉ là một tool mang tính tác nghiệp (tính toán đơn thuần) mà hoàn toàn không mang ý nghĩa kinh tế nào hết. Con số trong các nghiệp vụ ghi sổ là một thành phần để thể hiện giá trị ghi chép, phần âm dương cũng chỉ là định tính giống như quy ước Nợ/Có. Bác Bathanh có nói tới việc quy định con số trong luật kế toán không thể coi là chỉ sử dụng số dương, định nghĩa về Số (giá trị) và Con số là khác nhau, tuy nhiên bác có một ý đúng là không được ghi chép nghiệp vụ kế toán bằng số âm (không phải bút toán điều chỉnh).
 
X

xungdanhanhhung

Guest
6/2/05
268
2
0
Hanoi
Chế độ kế toán cho phép điều chỉnh ghi âm và ghi bút toán ngược. Theo quan điểm của em, dùng bút toán âm rất hay. Khi các bác sum dòng tổng một năm nó sẽ phản ánh ngay số thực phát sinh trong một năm. Nếu dùng bút toán ngược các bác sẽ phải loại trừ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA