Định khoản số âm

  • Thread starter Bình_OverAC
  • Ngày gửi
B

Bình_OverAC

Over Abnormal / Crazy
14/5/04
846
10
18
42
Nha Trang
Các bác liệt kê giúp em khi nào thì có thể định khoản với số âm

Nợ: tk.../Có tk .... : -123456 đồng

Cám ơn nhiều
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Theo mình thì định khoản các số âm này thường là những bút toán điều chỉnh. vì vậy để liệt kê ra hết thì rất khó. Over ac tạo một hàm hay một chương trình gi hay sao vậy ? Nếu vậy thì sang mục tin học cậu cứ nêu hẳn ý tưởng rồi rất nhiều người sẽ đóng góp thêm nhá.
 
H

hoasua170576

Guest
18/11/04
5
0
0
47
Ha Noi
Hạch toán âm khi bạn dùng làm bút toán sửa sai.
Và nó có thể dùng trong bất kỳ tài khoản nào.
 
O

orchidvn

Guest
11/9/04
108
0
0
Middle of nowhere
Mình thì thường dùng định khoản âm để huỷ bút toán bị sai, trong trường hợp không thể trực tiếp huỷ chứng từ = lệnh "huỷ".
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
theo ngu ý của tôi, thì không có bút toán định khoản số âm.
Trước kia, khi hạch toán và ghi chép thủ công. Dân kế toán chúng ta có khái niệm bút toán đỏ. Đó là bút toán giống bút toán thường, nhưng ghi bằng mực đỏ, nhằm mục tiêu loại bỏ bút toán sai. ( ở đây cũng không ghi số âm).
Và bây giờ, khi hạch toán máy, chúng ta cũng không có khái niệm định khoản số âm. Mà bút toán sẽ là ghi ngược ( trước đây ghi Nợ TK A - Có TK B : số tiền xxxx thì nay ghi Nợ TK B - có TK A: cũng số tiền xxxx - Nếu là TK theo dõi theo đối tượng thì ghi cùng đối tượng ban đầu).
Về thuật ngữ: con số phản ánh giá trị của nội dung kinh tế, cho nên không có số âm. Ngay TK 214: hao mòn TSCĐ, ( Sử dụng phối hợp cùng TK 211), về bản chất cũng đã thể hiện con số âm ( phần hao mòn), cũng được ghi số dương và bên kia của TK ( bên có).
Mong các bạn cho ý kiến. Không biết điều tôi nói có sai không?
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Khi hạch tóan = máy, cũng có thể định khỏan số âm để sửa sai. Lúc trứơc Nợ A 10đ Có B 10đ thì bút tóan sửa là Nợ A -10đ & Có B -10đ. Nếu dùng bút tóan này để sửa lỗi thì tổng phát sinh Nợ & tổng páht sinh Có của các TK sẽ phản ánh được chính xác hơn. Nếu dùng bút tóan đảo Nợ Có nhu Bathanh thì dù balance vẫn đúng nhưng Tổng phát sinh Nợ & Có của các TK không được chính xác vì nó đã bị gộp thêm các bút tóan sai & các bút tóan sửa.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Từ ngày cầm sách vở đi học kế toán nói riêng, cũng như học chuyên ngành kinh tế nói chung, đến nay, tôi vẫn chưa từng được nghe đến khái niệm SỐ ÂM trong đơn vị đo lường giá trị, mới chỉ có các khái niệm: TĂNG - GIẢM; CHI PHÍ - THU NHẬP; NỢ - CÓ;

Ngày xửa ngày xưa, trong hệ thống tài khoản kế toán, có tài khoản ngân hàng, tài khoản này, bản chất là tài khoản tiền gửi và đồng thời là tài khoản tiền vay; lúc dư có, lúc dư nợ. Khi đơn vị chi tiền vượt số dư tiền gửi thì hình thành khoản vay. và ngay lúc đó, cũng không gọi là số âm, mà gọi là thấu chi.

Vậy nên các bạn thử kiểm tra lại, chúng ta có được sử dụng số âm trong công tác hạch toán hay không?

Việc kết cấu 1 tài khoản cũng có 2 bên ( bên NỢ và bên CÓ), bản chất toán học cũng là bên thì cộng vào và bên thì trừ đi, nhưng bản chất kinh tế lại không thể âm được.

Có phải vậy không ạ?
 
C

ctdung

Guest
8/11/04
8
0
1
40
Thành phố Hồ Chí Minh
Em tán đồng với Bathanh, từ lúc đi học tới giờ em chưa bao giờ thấy thầy cô chỉ các bút toán âm cả, khi hạch toán sai thì chúng ta sẽ sử dụng các bút toán hạch toán ngược lại để điều chỉnh. Không biết khi áp dụng vào thực tế thì như thế nào, mong các bác chỉ bảo thêm.
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Nếu dùng định khỏan âm để sửa sai thì theo tôi có gì mà không được?

Vd: Tài khỏan phải trả của bạn tổng phát sinh nợ là $100, tổng phát sinh có là $150, số dư đang là $50. Tổng phát sinh nợ có này chỉ ra được chính xác là kỳ này bạn tăng khỏan phải trả lên $150 nhưng trong khỏan nợ đó bạn đã trả hết $100 rồi và chỉ còn phải trả $50 nữa thôi.

Giả sử bút tóan sai của bạn là ghi nợ $30 nữa (trong khi bạn chưa trả gì cả). Lúc này có 2 cách để sửa.
C1: Bạn ghi có lại $30 vào tài khỏan phải trả. Vậy theo bạn, $30 ghi có này mang ý nghĩa kinh tế gì? Ý nghĩa là bạn nợ người ta thêm $30 nữa à?. Lúc này tổng phát sinh nợ của bạn là $130 và tổng phát sinh có là $180. Vậy ra kỳ này bạn mượn người ta $180 & đã trả $130? Cho dù số balance vẫn là $50 bạn chưa trả cho người ta nhưng nếu manager của bạn đọc vào số tổng phát sinh nợ có, làm sao người ta biết được bao nhiêu là khỏan nợ & khỏan đã trả thật sự và bao nhiêu là con số sai + chỉnh sửa của bạn ? Lúc này người ta lại phải bảo bạn đưa số chi tiết lên để rồi phải cộng cộng trừ trừ các khỏan chỉnh sửa ra thì mới biết được.
C2. Bạn ghi nợ một khỏan -$30. Tổng phát sinh nợ có của bạn vẫn phản ảnh đúng tình trạng bạn đã nợ và bạn đã trả nợ như thế nào. Bạn hỏi tôi ý nghĩa ktế của nó là gì thì theo tôi nó cho biết là bạn trừ đi $30 cho con số nhầm mà bạn nghĩa là đã trả nợ cho người ta. Nếu bạn focus vào "ý nghĩa kinh tế" thì tôi nghĩ khi bạn tưởng là bạn đã trả người ta $30 nhưng thật ra bạn chưa trả, như vậy bạn phải giảm khỏan bạn đã trả chứ sao lại tăng khỏan nợ???

Khi tôi đi học, các professor cũng không bảo là không được định khỏan âm. Trong một số phần mềm kế tóan, để tạo 1 bút tóan correction, người ta vẫn cho chọn hoặc là làm reverse như C1, hoặc là định khỏan âm như C2. Tuy nhiên, một số phần mềm khác lại không support C2 bởi vì họ apply nguyên lý "Negative debit equivalents to a credit and vice versa" => mọi số âm cho tài khỏan debit đều được mặc nhiên tự động treat là credit.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: DUNG LUU_1992
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Lan-Giao nói:
Nếu dùng định khỏan âm để sửa sai thì theo tôi có gì mà không được?

Vd: Tài khỏan phải trả của bạn tổng phát sinh nợ là $100, tổng phát sinh có là $150, số dư đang là $50. Tổng phát sinh nợ có này chỉ ra được chính xác là kỳ này bạn tăng khỏan phải trả lên $150 nhưng trong khỏan nợ đó bạn đã trả hết $100 rồi và chỉ còn phải trả $50 nữa thôi.

vâng, về điều này tôi nhất trí với bạn.
Nhưng ( chết ở chữ nhưng này):
Tổng phát sinh nợ $100 không nói lên rằng trong kỳ tôi đã trả $100 mà phải được diễn giải với các nội dung kinh tế thực sự phát sinh:
- Trong kỳ tôi đã trả: $ X1
Tôi đối trừ: $ X2
.... và tôi điều chỉnh $ X3

Giả sử bút tóan sai của bạn là ghi nợ $30 nữa (trong khi bạn chưa trả gì cả). Lúc này có 2 cách để sửa.
C1: Bạn ghi có lại $30 vào tài khỏan phải trả. Vậy theo bạn, $30 ghi có này mang ý nghĩa kinh tế gì? Ý nghĩa là bạn nợ người ta thêm $30 nữa à?. Lúc này tổng phát sinh nợ của bạn là $130 và tổng phát sinh có là $180. Vậy ra kỳ này bạn mượn người ta $180 & đã trả $130 à? Cho dù số balance vẫn là $50 bạn chưa trả cho người ta nhưng nếu manager của bạn đọc vào số tổng phát sinh nợ có, làm sao người ta biết được bao nhiêu là khỏan nợ & khỏan đã trả thật sự và bao nhiêu là con số sai + chỉnh sửa của bạn ? Lúc này người ta lại phải bảo bạn đưa số chi tiết lên để rồi cộng cộng trừ trừ ra à?
C2. Bạn ghi nợ một khỏan -$30. Tổng phát sinh nợ có của bạn vẫn phản ảnh đúng tình trạng bạn đã nợ và bạn đã trả nợ như thế nào. Bạn hỏi tôi ý nghĩa ktế của nó là gì thì theo tôi nó cho biết là bạn trừ đi $30 cho con số nhầm mà bạn nghĩa là đã trả nợ cho người ta. Nếu bạn focus vào "ý nghĩa kinh tế" thì tôi nghĩ khi bạn tưởng là bạn đã trả người ta $30 nhưng thật ra bạn chưa trả, như vậy bạn phải giảm khỏan bạn đã trả chứ sao lại tăng khỏan nợ???

Chính với lý giải như vậy, khi có bút toán sai: Nợ Phải trả: thêm $30 để tổng nợ phải trả phát sinh thành $130 thì điều đó đâu có thể kết luận trong kỳ tôi trả $130.
Mong bạn hiểu bản chất kinh tế của các nội dung Dư nợ, Dư có, Phát sinh nợ, PS có, tổng phát sinh nợ có. ko thể lý giải vấn đề như thế được ạ,

Còn số: từ thủa cha sinh mẹ đẻ đến giờ, trong kinh tế, tôi chỉ mới biết số âm là con số phản ánh tốc độ tăng trưởng hoặc quy mô tăng trưởng thôi ( số tương đối) chứ chưa có con số âm khác ạ.

Nếu bạn nào có những con số âm hiện hữu trong đời sống kinh tế, mong các bạn phản ánh để tôi có thể được mục sở thị
Trân trọng.
 
K

khahoan

Guest
các sư huynh sư tỉ ơi !!
khi tôi học ở trường giáo viên nói có 2 cách ghi số âm là ghi bút toán đỏ (cách này không còn phổ biến nữa); và ghi trong ngoặc đơn thế này nè (xxx), đây mới là cách ghi chính xác mà

còn định khoản thì có thể ghi định khoản điều chỉnh ngược lại là hay nhất rồi, nếu không cứ để nó trong (XXX) là được rồi.

mạo muội góp đôi lời mong được chỉ giáo thêm
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Vậy bạn làm ơn cho tôi biết "ý nghĩa kinh tế" của ca'i bút tóan C1 ghi co' $30 là gì nhe', với lai "bản chất kinh tế của các nội dung Dư nợ, Dư có, Phát sinh nợ, PS có, tổng phát sinh nợ có" nữa.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Tôi xin góp một ý kiến các bạn tham khảo nhé.
- Trong quá trình thực hiện kế toán có một số đơn vị cũng sử dụng định khoản số âm
- Sau khi có thảo luận ngoài lề với Vụ chế độ kế toán- BTC có được ý kiến như sau:
Theo qui định các bút toán huỷ do ghi sai, hạch toán lại phải ghi bút toán đỏ hoặc ghi bút toán ngược lại.
Nếu trong trường hợp đơn vị sử dụng phần mềm mà phần mềm do người viết chưa sửa được lỗi ( hoặc không ghi nhận ) khi ghi bút toán huỷ thì được vận dụng hạch toán bút toán huỷ bằng số âm nhưng phải ghi rõ huỷ bút toán nào, nội dung thời gian ghi bút toán trước, nguyên nhân.
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Các bác có nhớ là kể từ khi có thông tư 120 ra đời thì hoá đơn hàng trả về và hoá đơn điều chỉnh giá không được ghi âm không ? Chắc chắn là nó liên quan đến vấn đề này đấy.

Thực tế thì ta thường ghi bút toán đảo chứ ít thấy ai ghi âm bao giờ (ít chứ không phải là không có). Con số bản thân nó không thể hiện được điều gì mà phải nhìn vào bút toán hạch toán của nghiệp vụ đó. Đối với người không họat động trong lĩnh vực kế toán thì có thể sẽ hiểu vấn đề đó theo 1 cách khác, còn chúng ta là những người làm kế toán thì chắc chắn là phải nhìn chi tiết vào vấn đề rồi.

Nói chung là cả 2 cách ghi âm và ghi bút toán đảo đều có thể sử dụng được trong điều kiện của Việt Nam vì chúng ta không bị cấm làm điều đó và nó phụ thuộc vào nhận thức, suy luận của người thực hiện công việc kế toán mà thôi.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Lan-Giao nói:
Vậy bạn làm ơn cho tôi biết "ý nghĩa kinh tế" của ca'i bút tóan C1 ghi co' $30 là gì nhe', với lai "bản chất kinh tế của các nội dung Dư nợ, Dư có, Phát sinh nợ, PS có, tổng phát sinh nợ có" nữa.

Xin lỗi Lan-Giao,

tôi ko có ý xách mé, và càng không có ý coi thường cá nhân ai trên diễn đàn này.
Có lẽ tôi sử dụng ngôn ngữ chưa thỏa đáng, dẫn tới điều đáng tiếc.
Mong bạn lượng thứ.
Dù sao thì tôi cũng là lính mới, nên NGỰA NON HÁU ĐÁ! Mong các tiền bối đại xá.
Tôi sẽ cẩn trọng lời nói, tránh điều đáng tiếc tương tự.
Mong được các Anh, các Chị và các bạn giúp đỡ.
Trân trọng.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Với cái bút toán trước đó ( tạm gọi là bút toán abc ngày dd/mm/yy phản ánh trên chứng từ số ABC)
Đã ghi nợ $30 - và đối ứng với 1 TK xxxx nào đó;

Nay tôi ghi có TK phải trả và đối ứng Nợ TK xxxx này: Nội dung kinh tế xin được diễn giải là Bút toán điều chỉnh bút toán abc của chứng từ ngày dd/mm/yy).

Điều quan trọng không kém trong mỗi bút toán là nội dung kinh tế được thể hiện qua diễn giải nội dung kinh tế của nó.

Trên máy tính, con số vô tình, âm dương nghịch lý!
Trên cuộc đời, con số có bản chất. và người ta không dám gọi nó là CON nữa, mà - cho dù cay đắng - cũng chỉ dám thốt lên: CÁI SỐ NÓ THẾ!
 
L

Lan-Giao

Guest
8/6/04
113
2
0
42
HCMC
Bathanh: Tôi cũng không nghĩ là bạn có ý xách mé hay coi thường tôi. Nếu tuổi bạn đúng là 35 thì tôi phải gọi bạn la tiền bối mới đúng. Tôi chỉ muốn làm rõ vấn đề, hiểu cặn kẽ hơn thôi. Vì khi tôi học, chưa hề có thầy cô nào nói với tôi là không được định khỏan âm cả. Nếu tôi dùng bút tóan ghi âm bên nợ thì bút tóan của tôi vẫn là bút tóan điều chỉnh bút tóan abc mà. Tôi không hiểu được là có gì khác nhau về mặt ý nghĩa kinh tế nhu bathanh đã nói.
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
To Lan giao, Ba Thanh
Trong kế tóan, bản chất nghiệp vụ không chỉ thể hiện trên bút tóan hạch tóan mà thể hiện trên nội dung nghiệp vụ, tức là hồ sơ để hình thành nên bút tóan đó mà thôi.
Khi chưa có máy, chúng ta phải ghi bút tóan ĐỎ, tức là ghi âm. Còn việc dấu trừ nằm trước số hay là số nằm trong ngoặc đơn điều được cả.
Từ khi có kế tóan máy. Nhiều chương trình không cho ghi số âm nên phải ghi đảo tài khỏan. Cuối cùng thì số dư trên mỗi tài khỏan cũng đúng nhưng không phản ánh được vấn đề đâu, nhất là gặp phải những tài khỏan lưỡng tính có cách thể hiện khác nhau nhau trên báo cáo tài chính. Tóm lại, CÁCH GHI NÀY KHÔNG PHÁT ÁNH ĐÚNG SỐ PHÁT SINH CỦA TÀI KHỎAN. Tôi chưa thấy ai kết luận sai nhưng thực tế là không hợp lý.
Cách ghi đúng phải là ghi âm, nhưng chính xác nhất là ghi âm tòan bộ chứng từ ghi sai và ghi dương lại tòan bộ chứng từ ghi đúng. Tôi đã từng yêu cầu nhà cung cấp phần mềm sửa lại theo nội dung này.
Vì trong thực tế kiểm tóan chi tiết tài khỏan, tôi vẫn phải đối chiếu hồ sơ tổng hợp với số phát sinh tài khỏan để phát hiện những chênh lệch bất thường trên báo cáo tài chính.
Cụ thể: Công nợ 131 cuối năm của bạn còn 10 đồng. NHưng mỗi bên phát sinh 20 tỷ hòan tòan khác về nội dung kinh tế của việc công nợ cũng còn 10 đồng nhưng mỗi bên phát sinh 100 ngàn, đúng không.
Ví dụ: Bạn Kiểm tra phần tiền lương. Mục quỹ lương được trích lập = đơn giá tiền lương x Chỉ tiêu tính lương (doanh thu, sản lượng, lãi gộp...). Số này phải gần đúng với số phát sinh bên có của TK 334 và cũng xấp xỉ với SPS bên nợ của các tài khỏan 6XX. Thử hỏi nếu bạn không ghi âm mà ghi ngược lại thì việc đối chiếu kiểm tra như tôi vừa ví dụ có còn đúng hay không.
Án tại hồ sơ, trong kế tóan thì nội dung và bản chất nghiệp vụ phản ánh tại chứng từ kế tóan. Còn nội dung kinh tế của từng số tiền phát sinh hay ý nghĩa của Nợ/Có từng tài khỏan thì ...eo ôi...các bạn đừng đi xa quá.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
ketoangiachat nói:
To Lan giao, Ba Thanh
Trong kế tóan, bản chất nghiệp vụ không chỉ thể hiện trên bút tóan hạch tóan mà thể hiện trên nội dung nghiệp vụ, tức là hồ sơ để hình thành nên bút tóan đó mà thôi.

Vâng, điều này đúng thưa Lão Gia.
Nhưng vấn đề ở đây là con số Dương và con số Âm.

ketoangiachat nói:
Khi chưa có máy, chúng ta phải ghi bút tóan ĐỎ, tức là ghi âm. Còn việc dấu trừ nằm trước số hay là số nằm trong ngoặc đơn điều được cả.
Từ khi có kế tóan máy. Nhiều chương trình không cho ghi số âm nên phải ghi đảo tài khỏan. Cuối cùng thì số dư trên mỗi tài khỏan cũng đúng nhưng không phản ánh được vấn đề đâu, nhất là gặp phải những tài khỏan lưỡng tính có cách thể hiện khác nhau nhau trên báo cáo tài chính. Tóm lại, CÁCH GHI NÀY KHÔNG PHÁT ÁNH ĐÚNG SỐ PHÁT SINH CỦA TÀI KHỎAN. Tôi chưa thấy ai kết luận sai nhưng thực tế là không hợp lý.
Cách ghi đúng phải là ghi âm, nhưng chính xác nhất là ghi âm tòan bộ chứng từ ghi sai và ghi dương lại tòan bộ chứng từ ghi đúng.

Rõ ràng ngày xưa, chúng ta không có máy tính, nhưng chúng ta phải ghi bút toán ĐỎ ( tức là loại trừ bút toán ghi sai) chứ không phải ghi âm. Đúng không ạ? và điều rõ ràng là chúng ra không có được dạy ghi số ÂM đúng không ạ?
Còn việc hiểu? Vãn bối không dám bàn luận tiếp.

Tôi đã từng yêu cầu nhà cung cấp phần mềm sửa lại theo nội dung này.
Việc LÃO GIA yêu cầu nhà cung cấp phần mềm sửa lại là yêu cầu của khách hàng chứ đâu phải là yêu cầu của cơ quan chức năng ạ?

Vì trong thực tế kiểm tóan chi tiết tài khỏan, tôi vẫn phải đối chiếu hồ sơ tổng hợp với số phát sinh tài khỏan để phát hiện những chênh lệch bất thường trên báo cáo tài chính.
Cụ thể: Công nợ 131 cuối năm của bạn còn 10 đồng. NHưng mỗi bên phát sinh 20 tỷ hòan tòan khác về nội dung kinh tế của việc công nợ cũng còn 10 đồng nhưng mỗi bên phát sinh 100 ngàn, đúng không.
Ví dụ: Bạn Kiểm tra phần tiền lương. Mục quỹ lương được trích lập = đơn giá tiền lương x Chỉ tiêu tính lương (doanh thu, sản lượng, lãi gộp...). Số này phải gần đúng với số phát sinh bên có của TK 334 và cũng xấp xỉ với SPS bên nợ của các tài khỏan 6XX. Thử hỏi nếu bạn không ghi âm mà ghi ngược lại thì việc đối chiếu kiểm tra như tôi vừa ví dụ có còn đúng hay không.
Án tại hồ sơ, trong kế tóan thì nội dung và bản chất nghiệp vụ phản ánh tại chứng từ kế tóan. Còn nội dung kinh tế của từng số tiền phát sinh hay ý nghĩa của Nợ/Có từng tài khỏan thì ...eo ôi...các bạn đừng đi xa quá.

Với nội dung này, Vãn bối xin được phép có lời bình như sau:
Giả định, chúng ta có 1 bút toán sai ( đã ghi nợ TK 131 thêm $100 - trong khi nội dung kinh tế không như vâyh).
Với số liệu cập nhật này, số lũy kế đến thời điểm cập nhật: Tổng PS Nợ sẽ tăng thêm $ 100 nữa - đúng không ạ?
Rồi vài hôm sau, phát hiện sai, chúng ta ghi âm số đó: - $100 -> tổng PS Nợ lại giảm đi $100.
Khi đó số lũy kế PS nợ thời điểm báo cáo sau thấp hơn thời điểm báo cáo trước.
Điều này có hợp lý không ạ?
Vãn bối xin không bình luận thêm.

Còn điểm cuối cùng, Vãn bối xin không trao đổi thêm về chủ đề này.
Mong các tiền bối hỏi tới Vụ chính sách Bộ tài chính xem trong nghề kế toán của chúng ta từ ngày khai thiên lập địa đến nay, đã bao giờ có lý luận và hướng dẫn về khái niêm CON SỐ ÂM bao giờ chưa ạ?
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Tôi xin đề nghị chúng ta tạm dựng tranh luận đề tài này tại đây vì
Trên thực tế cả 3 cách ghi ngược lại bút toán, ghi đỏ, ghi số âm đều được dùng hoặc vận dụng cho phù hợp và đều được các cơ quan quản lý tài chính về thuế, kiểm toán, Vụ chế độ KT, thanh tra tài chính chấp nhận.
Vì vậy việc sử dụng NTN là do các KTT đưa ra phù hợp cho thực tế của đơn vị.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA