Vay von kinh doanh

  • Thread starter nguoitinhao
  • Ngày gửi
N

nguoitinhao

Guest
18/10/04
9
0
0
Hanoi- Viet Nam
Doanh nghiệp của mình có vốn DKKD là 400tr, trong quá trình làm sổ sách kế toán, mình phải lập nên các hợp đồng vay tiền của cá nhân ( nhiều người). Số tiền này lên đến hơn 3 tỷ. Nếu cứ để mức lãi suất vay tiền bình thường, thì số lãi vay trong năm 2004 cty mình phải trả đến hơn 200tr( trên sổ sách).
Nhưng nếu cứ để mức lãi suất đó thì trên BCTC sẽ lỗ rất nhiều. Chính vì vậy, mình đã để 1 số hợp đồng vay không có lãi suất( ls =0), và 1 số hd vay lãi rất thấp( LS= .1%/tháng). Làm như thế có sao không? Các bạn giúp mình phải làm thế nào khi QTT không thấy vô lý????
Giúp mình nhanh lên nhé!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Vấn đề này, trả lời sao nhỉ?????

trước tiên, xác nhận là bạn đang phải xử lý sổ sách?

trên thực tế hoạt động, với tình trạng nguồn vốn CSH 400 triệu, bạn thiếu nguồn. và DN có thể có các nguồn bổ xung sau:
1. Nguồn đi vay ( phải trả lãi, và có thể phải cầm cố, thế chấp tài sản)
2. Nguồn vốn bổ xung của CSHữu ( trong khi ko muốn tăng vốn điều lệ), nguồn này có thể không phải trả lãi ( cũng hợp tình hợp lý).

Bên cạnh đó, lãi phát sinh do việc bổ xung nguồn như vậy bạn phải:
- Phân bổ cho hàng tồn kho.
- Thậm chí treo lên TK 142 (chờ phân bổ)
Như vậy, bạn có thể hạch tóan thế nào đây?

Đây chỉ là giả thuyết thôi nhé, còn căn cứ trên tình hình thực tế họat động của doanh nghiệp mà bạn có cách hạch toán cho chuẩn xác
Bạn lưu ý, Công việc của Kế tóan là: ghi chép, cập nhật và phản ánh các nội dung kinh tế đã diễn ra ( thực sự phát sinh) và hoàn thành nhé!!!!!!!!!!!!
 
N

nguoitinhao

Guest
18/10/04
9
0
0
Hanoi- Viet Nam
DN cua mình là doanh nghiệp TM, ko thể phân bổ vào giá thành hoặc hàng tồn kho được, chỉ còn cách là pbổ vào 635 mà thôi. Vấn đề là ở chỗ, chi phí lãi vay phát sinh trong năm thì làm sao mà hạch toán vào 142(242) được?????
Mình cũng đã để 1 số hợp đồng vay lãi suất =0 nhưng số tiền hơi nhiều( khoảng 2 tỷ, chia ra làm 3 hợp đồng ) thì có làm sao ko??? Số tiền vay này lớn gấp nhiều lần VỐn điều lệ của cty,
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
nguoitinhao nói:
DN cua mình là doanh nghiệp TM, ko thể phân bổ vào giá thành hoặc hàng tồn kho được, chỉ còn cách là pbổ vào 635 mà thôi. Vấn đề là ở chỗ, chi phí lãi vay phát sinh trong năm thì làm sao mà hạch toán vào 142(242) được?????
Mình cũng đã để 1 số hợp đồng vay lãi suất =0 nhưng số tiền hơi nhiều( khoảng 2 tỷ, chia ra làm 3 hợp đồng ) thì có làm sao ko??? Số tiền vay này lớn gấp nhiều lần VỐn điều lệ của cty,

Sao không chứ:
- Khi phát sinh lãi vay phải trả, bạn có thể hạch toán: Nợ 142(242) - Có 338 ( hoặc 335 hoặc 311 cũng dc luôn). - khoản này thường hạch toán vào cuối tháng = gốc vay x % lãi suất x số ngày vay/30.
- Bạn chẳng phân bổ vào 635 thì vào đâu chứ, nhưng mức phân bổ như thế nào? hệ số phân bổ có thể tính = Giá vốn hàng xuất bán/ ( tồn + nhập trong kỳ); có thể thấp hơn nếu lỗ.
Về nguyên tắc, việc huy động vốn phục vụ nhập hàng phải phân bổ cho số lượng hàng xuất bán. Nếu bán dc hết hàng thì sẽ phân bổ hết. Nếu phân bổ vượt sẽ bị loại khỏi phí là cái chắc chắn, nhưng phân bổ ít hơn có lẽ dc ( vì Ngân sách TẬN THU mà).
Còn vốn chủ sở hữu góp vào dưới hình thức cho vay thì bao nhiêu chẳng ít, miễn là bạn phải cân đối nguồn, không để dư là được. Nếu nguồn thừa, việc huy động trả lãi là điều không thỏa đáng.
Chắc bạn hiểu ý tôi muốn nói.
Chúc bạn thành công.
 
W

WhoamI

Cao cấp
Bathanh nói:
Sao không chứ:
Bathanh nói:
Về nguyên tắc, việc huy động vốn phục vụ nhập hàng phải phân bổ cho số lượng hàng xuất bán. Nếu bán dc hết hàng thì sẽ phân bổ hết


Theo mình hiểu chi phí lãi vay là chi phí đi vay phát sinh trong kỳ ( như 641,642,..) nên phải được ghi nhận toàn bộ vào chi phí trong kỳ. Mặt khác chi phí đi vay là chi phí hoạt động tài chính(Tk 635) vì thế độc lập với lãi gộp. Theo nội dung chuẩn mực chi phí đi vay được ghi nhận như sau:

06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07

07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang đưọc tính vào giá trị của tài sản đó ( được vốn hoá) khi có đủ các điều kiên quy định trong chuẩn mực này.

Vì thế nếu hạch toán như bạn Bathanh la sai chứ không phải là đúng nguyên tắc nữa, bạn à?
 
N

nguoitinhao

Guest
18/10/04
9
0
0
Hanoi- Viet Nam
Mình cũng hiểu nhu WhoIam, bởi vì chi phí vay vốn là chi phí psinh trong kỳ, vì vậy phải kết chuyển trong kỳ. Nhưng mình còn băn khoăn là, liệu mình để khoản lãi vay đó rất lớn (> 200tr) /1 năm thì có bị loại ra ko??? Bởi vì lượng vốn vay của mình lớn (>3tỷ ), trong khi vốn điều lệ của mình có 400tr??? Thực ra, DN mình ko muốn tăng vốn điều lệ, vì thế khi thanh toán tiền hàng/chi phí nếu âm tiền (- TK 1111) thì vay bổ sung,(hợp đồng vay cá nhân )- bỏ tiền túi của mình ra thanh toán.Làm thế nào cho thuế ko gạt chi phí ra khi QTT bây giờ???
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
WhoamI nói:


Theo mình hiểu chi phí lãi vay là chi phí đi vay phát sinh trong kỳ ( như 641,642,..) nên phải được ghi nhận toàn bộ vào chi phí trong kỳ. Mặt khác chi phí đi vay là chi phí hoạt động tài chính(Tk 635) vì thế độc lập với lãi gộp. Theo nội dung chuẩn mực chi phí đi vay được ghi nhận như sau:

06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07

07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang đưọc tính vào giá trị của tài sản đó ( được vốn hoá) khi có đủ các điều kiên quy định trong chuẩn mực này.

Vì thế nếu hạch toán như bạn Bathanh la sai chứ không phải là đúng nguyên tắc nữa, bạn à?

Tôi không nghĩ thế.
Việc đơn vị thiếu vốn kinh doanh, phải huy động để kinh doanh là bình thường ( điều này phải căn cứ trên cơ sở xác định nguồn thiếu - số dư Quỹ TM và TGNH).
Thứ 2 việc huy động có thể lý giải cho hoạt động nhập hàng phục vụ bán ra.
Trường hợp đó, giả định hàng hóa chưa được tiêu thụ, thì phân bổ vào đâu? hạch tóan ở chỗ nào?
-> cơ sở phân bổ CF lãi vay là giá trị hàng hóa tiêu thụ trong kỳ trong tổng số hàng tồn và nhập.

tất nhiên, nếu xác định nguồn huy động phục vụ cho hoạt động khác thì tiêu chí phân bổ sẽ khác, như ý của bạn.

Quả thật, các chuẩn mực kế toán, thực lòng tôi chưa nghiên cứu 1 cách kỹ càng, nhưng điểm hợp lý hợp tình lại là chuyện khác.
Tôi cũng không rõ, đâu là đúng, và đâu là sai. Đâu hợp lý đâu bất hợp lý nữa.
 
W

WhoamI

Cao cấp
Lãi vay là chi phí sử dụng vốn mà bạn, thuộc chi phí kế hoạch của doanh nghiệp vì thế theo mình hiểu đi vay nếu không dùng với mục đích là để hình thành tài sản thì nếu có phát sinh nó phải được ghi nhận là chi phí trong kỳ.
Tất nhiên đó là trên nguyên tắc (chuẩn mực-vì bạn đang đề cập đến nguyên tắc, mà chuẩn mực thì đúng là nguyên tắc rồi còn gì?)
Còn giải pháp trong trường hợp của bạn NTinhao thì thật khó vì bây giờ là giải quyết sự việc đã xảy ra rồi? Mình thực cũng không có ý kiến gì hay hơn cả nên chỉ đưa ra những nguyên tắc để bạn tham khảo vận dụng thôi. Ngoài ra theo mình được biết thì để lãi vay được chấp nhận thì khế ước vay phải được Công chứng đó? Đúng là cái sự khổ của KT nhiều khi bất đắc dĩ phải cook số liệu như bạn NTinhao, nhưng cook quá xa quá so với thực tế bạn sẽ thấy một số chỉ tiêu tài chính rất bất hợp lý? cụ thể nhất là chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn chẳng hạn.
Mong các bác khác đóng góp ý kiến? vì nhiều khi đi làm ở các DN V&N cái khó nó cứ bó cái khôn như vậy đấy ạ?
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Mình đồng ý với ý kiến của bác Bathanh,
Mình nghĩ nguyên tắc sử dụng ở trường hợp này là doanh thu phù hợp vói chi phí thì đúng hơn. Thêm nữa tỉ lệ cho vay này lại không vượt 1.2 mức của NHTM thì thuế không có lý do nào để bác bỏ cả.
 
S

swear

Trung cấp
13/6/04
74
1
0
Nếu bạn thấy số tiền lãi phải trả cho tiền vay quá cao thì bạn vay không lãi suất cũng được, như thế còn đỡ nhức đầu vì không đưa vào chi phí thì thuế không quan tâm đâu. Mượn tiền khi nào có dư thì trả.
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
swear nói:
Nếu bạn thấy số tiền lãi phải trả cho tiền vay quá cao thì bạn vay không lãi suất cũng được, như thế còn đỡ nhức đầu vì không đưa vào chi phí thì thuế không quan tâm đâu. Mượn tiền khi nào có dư thì trả.
Theo quan điểm của mình đây cũng là giải pháp tốt cho trường hợp của bạn!
 
P

pnphuong

NHẪN
12/12/02
610
7
18
Hanoi
WhoamI nói:
... Ngoài ra theo mình được biết thì để lãi vay được chấp nhận thì khế ước vay phải được Công chứng đó?
Thực tình là mình không nắm chắc chỗ này lắm, nếu bạn có văn bản nào liên quan đến yêu cầu này thì phiền bạn cho mình xin 1 bản nhé, hoặc nêu số văn bản để mình tìm nhé. Cảm ơn WhoamI trước nhé!
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
pnphuong nói:
Thực tình là mình không nắm chắc chỗ này lắm, nếu bạn có văn bản nào liên quan đến yêu cầu này thì phiền bạn cho mình xin 1 bản nhé, hoặc nêu số văn bản để mình tìm nhé. Cảm ơn WhoamI trước nhé!

Điều này không có rồi,
Các khế ước vay ( từ Ngân hàng) đương nhiên chẳng khế ước nào được công chứng cả. Trong các khế ước loại này, chỉ có duy nhất hoạt động công chứng tài sản cầm cố thế chấp thôi.
Đối với các khế ước vay cá nhân, việc cơ quan thuế loại lãi vay duy nhất trong các trường hợp cân đối nguồn thừa, việc vay nợ là không cần thiết. Còn nếu việc vay là cần thiết cho hoạt động của DN, cơ quan thuế loại lãi vay chỉ khi lãi suất vay cao quá so với thông lệ ( = lãi suất ấn định của NHNN (trong thời gian qua hình như là 0,6% hay 0,65% gì đó)+ biên độ 0,3%) ( hay sao ấy, điều này tôi không nhớ lắm)

Bạn lưu ý khi vay, cần cân đối nguồn vốn cẩn thận.
 
D

Do_Ngoc_Anh2002

Guest
7/5/05
32
1
0
Hanoi
Tăng nguồn vốn kinh doanh

Công ty mình là Cty TNHH, vốn điều lệ chỉ có 300 triệu và doanh thu cả năm lên tới 8-9 tỷ do vậy quỹ luôn âm. Trong năm 2004 mình đã phải làm khế ước vay tới 1.25 tỷ với lãi suất 0.6%/tháng.
Sang đầu năm 2005 quỹ vẫn âm khoảng 750 triệu, mình đã yêu cầu Cty tăng vốn điều lệ nhưng giám đốc không đồng ý. Vả lại tôi cũng không muốn vay thêm nên tôi đã tự làm thêm các phiếu thu (Bổ sung vốn kinh doanh) của các thành viên khoảng 750 triệu. Theo các bác Tôi làm như thế có ổn không hay lại làm thêm mấy khế ước vay nữa.
Mong mọi người cho xin ý kiến.
 
C

conan77

Trung cấp
4/5/05
91
1
8
47
VN
www.d32tckt.com
To Do_Ngoc_Anh2002!
Theo mình nghĩ thì bạn không nên làm như thế. Cái này bạn nên bàn bạc với giám đốc để sử dụng vốn vay ngắn hạn, vay nóng với lãi suất cao. Việc làm này sẽ giúp đạt được 2 vấn đề:
- Vốn bằng tiền sẽ không bị âm.
- Hợp lý được một số chi phí cần thiết.
Mình đoán là công ty bạn ở trong lĩnh vực thương mại hoặc xây dựng thì vấn đề vay vốn lại cần thiết hơn. Việc làm này nó dễ hơn và không sai bàng việc bạn tự ghi tăng số tiền không có thật kia. Lúc làm bạn chỉ cần lưu ý về thời điểm là được.
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
Bạn làm kế toán buồn cười quá, làm gì có chuyện quĩ âm. Sở dĩ âm là do bạn đã ko hạch toán thu các khoản tiền trước khi chi. VD xếp bạn đi tiếp khách hết 2tr và ổng tự bỏ tiền ra thì bạn phải ghi thu 2tr vay của ổng rồi mới đựơc ghi chi 2tr. Còn về vay cá nhân thì cơ quan thuế rất ghét hạch toán lãi vay đó vào chi phí vì họ quan niệm đó là cách rút lãi ra và trốn thuế TNDN, nên họ sẽ soi kỹ và có thể sẽ thu thuế TN cá nhân của người cho vay thông qua đơn vị bạn đó
 
D

Do_Ngoc_Anh2002

Guest
7/5/05
32
1
0
Hanoi
Vay vốn kinh doanh

To : Minh 91
Thực ra quỹ không bao giờ âm được, có điều nhiều khoản chi xếp bỏ tiền riêng để chi nên quỹ trên sổ sách mới âm. Tôi chỉ muốn hỏi các bạn là tôi hạch toán tăng vốn góp có hợp lý hay không, chứ nếu làm thêm mấy hợp đồng vay cá nhân thì thấy hơi phức tạp, vì còn hơn 1 tỷ vay ngắn hạn mà thời hạn vay đã trên 1 năm vẫn chưa trả được.
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
Theo tôi thì không nên hạch toán tăng vốn mặc dù thực chất đây là tăng vốn (vì xếp bạn bỏ tiền túi ra để chi) bởi vì hiện nay thuế môn bài đóng theo mức vốn của đơn vị mà đơn vị bạn hình như đang đóng ở mức bé nhất không những thế vốn nhiều là đơn vị lớn sẽ được xếp hạng gà to thì quả trứng cũng to rách việc lắm.

Còn đừng làm hợp đồng vay làm gì cứ để treo một khoản phải trả lên, cơ quan thuế vào có thể nhăn nhó đơn vị làm ăn thua lỗ các anh chị đừng bắt nộp thuế vì đơn vị ko có tiền đâu (vì vẫn còn nợ người ta chồng chất cơ mà) :food-smil
 
C

conan77

Trung cấp
4/5/05
91
1
8
47
VN
www.d32tckt.com
To Minh 91

Có ai bảo các bạn vay để tăng vốn đâu. Mà người ta bảo vay tiền để có tiền dữ trữ cho sản xuất kinh doanh, dạng vay này đơn giản không mà. Cứ làm biên bản vay nợ giữa hai bên A - B, có kèm chứng minh nhân dân, của doanh nghiệp thì đóng dấu vào, cẩn thận hơn nữa thì lấy xác nhận chính quyền địa phương về nhân thân của người cho vay nữa là ok luôn. Kể cả vay của vợ xếp (lưu ý là công ty tư nhân thì không được, nếu có được thì cũng rất phức tạp đấy).
Chẳng việc gì cả. Cái này thì cơ quan thuế người ta thấy rõ là nợ nần chồng chất hơn là việc treo nợ lung tung trong khi đó thì chứng từ đã có đủ, kể cả phiếu chi.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
conan77 nói:
To Do_Ngoc_Anh2002!
Theo mình nghĩ thì bạn không nên làm như thế. Cái này bạn nên bàn bạc với giám đốc để sử dụng vốn vay ngắn hạn, vay nóng với lãi suất cao. Việc làm này sẽ giúp đạt được 2 vấn đề:
- Vốn bằng tiền sẽ không bị âm.
- Hợp lý được một số chi phí cần thiết.
.
Conan77 ơi làm gì có chuyện bạn được vay nóng với lãi suất cao. Lãi suất đã được qui định là mức bao nhiêu rồi mà.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA