Thông tin cfa tổng hợp

  • Thread starter studyguide
  • Ngày gửi
S

studyguide

Sơ cấp
19/11/08
30
0
0
TP HCM
Chào các bạn,

Hiện tại thấy mọi người thắc mắc về CFA khá nhiều nhưng mổi người bàn một kiểu khác nhau, Mình là người có ước mơ kiếm được nhiều tiền hơn má của tên Cường Đô La nên cũng chuẩn bị học CFA :027: , nên mình xin phép đóng góp một số ý kiến tổng hợp cho công đồng CFA chúng ta như sau.

A. CFA LÀ GÌ? CÓ BAO NHIÊU LOẠI CFA?

CFA là một từ để nói đến học viện CFA Institute của Mỹ và cũng là một từ ngụ ý luôn tấm bằng danh dự do chính học viện CFA cấp.

Chữ CFA được viết tắt từ: Chartered Financial Analyst- điều này ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng biết chữ “chartered” quan trọng như thế nào. Hãy nhìn vào nghĩa của từ “Chartered” trong tự điển nhé:
“A written grant from the sovereign power of a country conferring certain rights and privileges on a person, a corporation, or the people” (theo www.dictionary.com)
Điều này có nghĩa là cá nhân hay tổ chức nào muốn sử dụng được chữ “chartered” phải được tòa án tối cao của nước đó cấp. Việc cấp quyền sử dụng chữ “chartered” như một hình thức thừa nhận uy tín to lớn và duy nhất của một cá nhân hay tổ chức hoạt động trong một lĩnh vực nào đó.
Hiện tại, các bằng nước ngoài ở Việt Nam có quyền sử dụng chử “chartered” là ACCA và CFA. Một cái của Anh và một cái là của Mỹ. Cả hai cái đều là những tấm bằng uy tính thuộc 2 lĩnh vực khác nhau.
Hiện tại, ở VN cũng có một vài nơi nhại theo tên CFA để tổ chức đào tạo, nhưng các bạn cẩn thận nhé :wall:. Chữ CFA của họ được viết ra thành là Chief Financial Analyst hay một chữ ABCD nào đó, và chương trình hoàn toàn chẳng liên quan gì tới CFA. Nhưng họ vẫn cố tình viết tắt thành CFA để gây nhầm lẫn. CFA của học viện CFA có dấu copywriter trên đó nên việc mạo nhận này chỉ có thể xuất hiện ở VN mà thôi, chứ nếu ở Mỹ chắc sẽ là vấn đề nghiêm trọng.
B. ĐIỀU KIỆN ĐẦU VÀO CỦA CFA?

Có rất nhiều người bàn đến điều kiện đầu vào của CFA. Nguyên văn được đăng tải trên CFA như sau:

Become a candidate:

Fulfill the entrance requirements. You must:

• Have a U.S. bachelor’s (or equivalent) degree
Or be in the final year of your bachelor's degree program at the time of registration
(Note: education information must be updated before progression to Level II)
Or have four years of qualified, professional work experience
Or a combination of work and college experience that totals at least four years.
(Note: summer, part-time, and internship positions do not qualify)
• Meet the professional conduct admission criteria (during the application process, you will be asked to sign statements of Professional Conduct and Candidate Responsibility).
• Be prepared to take the exams in English.
Với lời văn như vậy có thể hiểu muốn học CFA bạn phải:

1. Có một tấm bằng ĐH của Mỹ hoặc tương đương.

HOẶC
2. Đang ở năm cuối của chương trình đại học tại thời điểm đăng ký ban đầu, và phải có bằng đại học tại thời điểm THI LEVEL 2.
HOẶC
3. Có bốn năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp.
HOẶC
4. Có tổng số năm trong chương trình học ĐH kết hợp với kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp là lớn hơn 4 năm.

5. Đạt được chuẩn mực đạo đức (điều này sẽ được hỏi chi tiết hơn trong quá trình đăng ký)

6. Sẵn sang để chấp nhận các kỳ thi của CFA bằng ngôn ngữ Anh.

Các điều kiện của CFA được ghi tương đối rỏ như vậy nhưng không phải là không có vấn đề với các học viên VN. Hãy nhìn lại các yêu cầu đầu vào. Đa số các học viên học CFA ở Việt Nam đều có bằng đại học (hệ bốn năm) nhưng cũng không ít học viên chỉ có bằng cao đẳng (hệ 3 năm) hoặc dở dang trong việc học (học ĐH 1 hoặc 2 năm gì đó rồi nghĩ).

Như vậy, con đường CFA của bạn sẻ ra sao?

Đối với các học viên hệ cao đẳng 3 năm, các bạn phải bổ sung kinh nghiệm làm việc “professional working experience” ít nhất một năm nửa. Cũng tương tự như vậy, học viên học 1-2 năm trong ĐH rồi bỏ ngang vẫn có thể tham gia chương trình CFA đc, nhưng phải bổ sung kinh nghiệm làm việc sao cho thời gian đã học + kinh nghiệm> 4 năm tính tới thời điểm thi level 2 :welcome_2. Lưu ý rằng, chữ “prossional working experience” là các kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích đầu tư hay liên quan đến việc tư vấn hoặc ra các quyết định đầu tư (điều này sẽ được nói kỹ hơn trong phần hướng dẫn đăng ký) chứ không phải kinh nghiệm nào cũng đc công nhận nhé.

Như vậy, con đường có vẽ dễ thở hơn cho những người chưa có bằng. Họ có thể chọn giải pháp học và hoàn tất CFA level 1 rồi đi làm cho đủ kinh nghiệm để hoàn tất tiếp các level còn lại. :welcome_2

Chú ý rằng đối với các bạn có bachelor của chương trình ĐH hệ 3 năm như Úc chẳng hạn, bạn vẫn đủ điều kiện tham gia kỳ thi CFA level 2. Vì vừa rồi tớ có gởi email hỏi CFA, họ trả lời bổ sung thêm 1 câu nữa trong điều kiện đầu vào như sau: “In general, you must have reached a level of study that qualifies you for acceptance to university graduate programs in the country where you earned your undergraduate degree. If you need assistance to determine whether or not your degree is comparable to a U.S. bachelor’s degree, we suggest that you contact your college or university for guidance”. Ngược lại, nếu bạn học các chuyên ngành đại học hệ 5 năm mà chỉ hoàn tất đc 4 năm rồi nghĩ, bạn vẫn được coi là chưa đủ điều kiện để được thi level 2.

Việc hoàn tất CFA level có giúp đi làm tốt đc không?  hãy xem phần trả lời ở mục cơ hội nghề nghiệp.



C. ĐỂ HỌC TỐT CFA

Đây là mục nhiều người quan tâm nhất. Dễ nhận thấy rằng, tiếng Anh là một yếu tố rất quan trọng để theo tốt chương trình, nhưng không phải là yếu tố quyết định, bởi CFA hay ở điểm đã xây dựng được chương trình theo nền tảng kiến thức từ thấp đến cao. Các đặc điểm giúp học CFA thành công được liệt kê theo thứ tự ưu tiên như sau:

a. :048:Thời gian đầu tư và sự cần cù:048:. Đây là yếu tố quyết định nhất. Thống kê cho thấy để học tốt một level của CFA, một người bản ngữ phải mất ít nhất là 250 giờ, thì người dốt như anh em chúng ta phải mất ít nhất là 500 giờ trở lên. Như vậy, chúng ta phải lập kế hoạch trước ít nhất là 8 tháng cho một kỳ thi. Mổi ngày cần bỏ ra từ 1 đến 2 tiếng, như vậy chúng ta đã có: (8x30)x2= 480 giờ tự học. Nếu chịu đầu tư hơn, chúng ta có thể đến một tuition provider như FTMS chẳn hạn, sẽ được cung cấp thêm khoản 120 giờ truyền thụ kiến thức trực tiếp nửa thì khả năng đậu sẽ đc nâng cao rất nhiều.

b. :048:Lập kế hoạch học:048:. Đối với level 1, chúng ta nên bắt đầu đăng ký từ deadline thứ nhất cho kỳ thi tháng 6, nhận sách gốc chuyển từ CFA rồi là học ngay. Nếu cảm thấy tin tưởng thì có thể thi luôn kỳ thi tháng 6, không thì cũng còn kỳ back-up cho tháng 12, tổng chi phí đầu tư cho level 1 sẽ là:


Thi lần I: Đăng ký cho kỳ thi tháng 6 trong deadline thứ 1: 990 usd (gồm phí đăng ký ban đầu 390 usd, 600 usd phí thi và sách gốc bắt buộc phải mua từ CFA nếu tham gia chương trình)

Nếu "lở" thi lại lần 2: Tốn thêm khoản 330 usd (990uds -360 usd phí đăng ký ban đầu-50 usd phí thi lại-220 usd tiền sách)

Tổng cộng: 1320 usd (có đc 2 kỳ thi, học cùng một kiến thức và thời gian chuẩn bị dài hơn 1 năm tức hơn 600 giờ học)

Hãy tham khảo xem các deadline của CFA như sau:

http://cfainstitute.org/cfaprog/register/fees.html

Tóm lại, tỷ lệ đậu của CFA chỉ khoản 30-40% trên toàn cầu, nhưng nếu chúng ta có kế hoạch tốt thì vẫn có cơ hội chinh phục được.

c. :048:Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu:048:. Bạn không cần phải có TOEFL hay IELTS cao mới có thể học đc CFA, đều bạn cần là cố gắng nâng cao level kỹ năng đọc hiểu của mình vì kỳ thi CFA chỉ sử dụng kỹ năng đọc hiểu.

d. :048:Xây dựng kiến thức tài chính:048:. Các bạn nào đã có kiến thức về tài chính thì sẽ có một lợi thế khi tham gia chương trình, nếu bạn không có thì có thể cân nhắc việc học các môn nền tảng của CAT như T1, T2, T3, T4, và T6 để biết một số kiến thức về tài chính trước khi tham gia CFA sẽ tốt hơn. Bản than mình luôn tự tin vào khả năng tiếng Anh, đọc sách CFA rất ít phải sử dụng từ điển nhưng mình rất khó hiểu với các khái niệm trong đó.

D. CƠ HỘI VIỆC LÀM TỪ CFA

Có nhiều người rất thắc mắc về cơ hội việc làm của CFA. Cụ thể như nếu có CFA level 1 thì sẽ có triển vọng nghề nghiệp như thế nào. Mình chia sẽ với bạn 2 thông tin tuyền dụng gần nhất trên mạng nhé:

http://www.vinafund.com/VFVN/index.php?l1=359&l2=370&id=161

http://www.timviecnhanh.com/vieclam/congviec/143933/research-analyst-fund-management-co.html

Thực tế, trong một số công ty họ cân nhắc CFA còn cao hơn cả bằng thạc sỹ tài chính tốt nghiệp ở nước ngoài nữa.

Khác với ACCA, lương của CFA có nhiều điểm đặc biệt hơn. ACCA thường nhận lương không giao động nhiều, 2k đô là 2k, 3k đô là 3k, không có trường hợp nhận thêm tiền trôi nổi từ các phi vụ đầu tư có thể lên đến hàng 100k đô mổi lần như CFA. Làm 3 tháng, nghĩ một năm.:ladiesman

E. HỌC CFA TẠI ĐÂU?

Hiện tại, bạn có thể chọn hình thức tự học CFA thông qua việc đăng ký trên mạng hoặc có thể đến một tuition provider như FTMS chẳng hạn. Nhiều người cứ nghĩ tự học sẽ tiết kiệm hơn như quên mất một số cái bất lợi phi vật chất khác. Ví dụ, một người làm việc lương tháng là khoản 6 triệu cho 20 ngày làm việc (không tính thứ 7 và CN). Vậy một tiếng của người đó có giá trị là : 6 triệu/ 20/ 8= 37k5 VND. Mổi ngày bỏ ra khoản 4 tiếng tự học là 150k rồi. Trong khi đó, một giờ học tại FTMS chỉ có 10 usd, chênh lệch không bao nhiêu hết. Huống chi, nếu vừa đi làm vừa tự học 4 tiếng một ngày là điều không tưởng. Nhở thi rớt lại mất đi cả khối thời gian và tiền bạc nửa. Hic…cả một vấn đề.

F. CÁCH ĐĂNG KÝ CFA:

Hãy vào: http://www.cfainstitute.org/cfaprog/register/index.html?intCamp=cfa_sidebar_2009_enroll
Rồi bấm vào sign up for an exam., nó sẽ ra địa chỉ này

https://www.cfainstitute.org/loginsso/SSOManagementApplication/View/CredentialCollector.aspx?TYPE=33554432&REALMOID=06-b6902140-3bb2-4c0c-a88f-02932a3b5d0a&GUID=&SMAUTHREASON=0&METHOD=GET&SMAGENTNAME=cfainstitute&TARGET=$SM$https%3a%2f%2fwww%2ecfainstitute%2eorg%2fSiebelConnector%2fsiebelstartup%2easp%3fURL%3dhttps$%3A%2f%2fwww%2ecfainstitute%2eorg%2ffinsecustomer_enu%2fstart%2eswe$%3FSWECmd$%3DLogin$%26_sn$%3DgwbBuWTxHrI92hfR0hU8w0Am-IyG-rYAwadR%2eBGuavc_$%26SWEHo$%3Dwww%2ecfainstitute%2eorg$%26SWETS$%3D1237261940

Bấm tiếp “don’t have” user name để tạo account mới. Hoàn tất việc đăng ký rồi đăng nhập lại tại:

https://www.cfainstitute.org/loginsso/SSOManagementApplication/View/CredentialCollector.aspx?TYPE=33554432&REALMOID=06-b6902140-3bb2-4c0c-a88f-02932a3b5d0a&GUID=&SMAUTHREASON=0&METHOD=GET&SMAGENTNAME=cfainstitute&TARGET=$SM$https%3a%2f%2fwww%2ecfainstitute%2eorg%2fSiebelConnector%2fsiebelstartup%2easp%3fURL%3dhttps$%3A%2f%2fwww%2ecfainstitute%2eorg%2ffinsecustomer_enu%2fstart%2eswe$%3FSWECmd$%3DLogin$%26_sn$%3DgwbBuWTxHrI92hfR0hU8w0Am-IyG-rYAwadR%2eBGuavc_$%26SWEHo$%3Dwww%2ecfainstitute%2eorg$%26SWETS$%3D1237261940

Lúc này, bạn sẽ được đưa đến một giao diện để nhập các thông tin cá nhân trong đó có:

Update Personal Profile


Update Professional Profile


Update Work Experience


Update Education



Bạn phải điền đầy đủ các thông tin này, phải chú ý thật kỹ phần trả lời trong mục “đạo đức nghề nghiệp” nhé.

VA SAU DO KIEM TRA LAI BANG:
Enroll in the CFA Program

Rồi đóng tiền online. CFA sẽ giao sách đến cho các bạn trong khoản 3 tuần kể từ ngày hoàn tất đăng ký.

Chúc các bạn thành công.

P/S: Mình còn rất nhiều thông tin muốn chia sẽ, nếu có thắc mắc xin cứ gởi bài hoặc gởi đến email mình tại: shark.vltk.01@gmail.com
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
N

NgVy

Guest
28/6/08
38
0
0
HCM
Thanks, nhưng ACCA hoặc CFA Level 1 mà lương 7-800usd thì hẻo quá. Làm sao đủ bù chi phí và công đi học?
 
S

studyguide

Sơ cấp
19/11/08
30
0
0
TP HCM
Về vấn đề lương bổng thì có rất nhiều điều để nói bạn à. không ai đeo đuổi mục tiêu ACCA và CFA để nhận được mức lương như thế đâu.

Mình có biết hai người ACCA, họ làm giám đốc của một quỹ đầu tư ở Việt Nam, một người làm CFO của một công ty nước ngoài. Chế độ đãi ngộ của cả 2 bên không khác nhau là mấy (có nhà, có xe hơi...hic..) còn lương của họ mình không nghĩ là dưới con số 2000 USD đâu (vì đôi lúc họ nói chuyện hơi bị hố về lính của họ, cũng đang học ACCA luôn, lương đã hơn 1500 USD rồi).

Lương của CFA Chartered Holder mình được biết thì phân ra làm 2 loại, một cái lương cứng và một cái lương mềm. Lương cứng của CFA hình như không bằng ACCA, nhưng lương mềm thì là các con số vô chừng khủng...

Tóm lại, 600-700 USD chỉ có thể dùng để mướn mấy bác tiến sỹ nhà ta thôi, trả lương cho ACCA và CFA cấp như thế có ma nó mới làm.
 
N

NgVy

Guest
28/6/08
38
0
0
HCM
Ừ, có như vậy mới bõ công thức cả đêm để học chứ. Đầu tư mà không thấy cửa thu hồi vốn thì làm sao có tinh thần cho được.:1luvu:
 
V

vinhkct87

Guest
18/9/07
9
12
1
37
hanoi
Cho tôi hỏi tí, có phải số lượng candidate pass một kỳ thi của CFA tuỳ thuộc theo tỉ lệ % do CFA institute đặt ra ( tức là lấy điểm từ trên cao xuống) không ạ.
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Không. Tính theo điểm bài thi thôi.
 
V

vinhkct87

Guest
18/9/07
9
12
1
37
hanoi
Cám ơn bác CNN, có ai ở diễn đàn mình đăng ký thành công analystforum thành công chỉ giúp em với. Ở diễn đàn đó không cho dùng mail của hotmail, yahoo, gmail. Mà dùng mail cuả công ty thì o thể nhận mail từ ban quản trị để kích hoạt diễn đàn. Vậy nên dùng mail nào ạ?
 
N

NgVy

Guest
28/6/08
38
0
0
HCM
Theo tôi được biết thì nếu bạn có điểm thi đạt 70/100 trở lên thì chắc chắn đỗ, dưới 50/100 thì chắc chắn trượt. Từ 50-70/100 thì phải xét đậu vớt (Marginal Pass), tiêu chí để xét được giữ kín nhưng nghe nói có xét đến mức độ khó của đề, khu vực của người thi và tỉ lệ pass trên toàn thế giới.
 
S

studyguide

Sơ cấp
19/11/08
30
0
0
TP HCM
Theo tôi được biết thì nếu bạn có điểm thi đạt 70/100 trở lên thì chắc chắn đỗ, dưới 50/100 thì chắc chắn trượt. Từ 50-70/100 thì phải xét đậu vớt (Marginal Pass), tiêu chí để xét được giữ kín nhưng nghe nói có xét đến mức độ khó của đề, khu vực của người thi và tỉ lệ pass trên toàn thế giới.

Câu trả lời của Vy là chính xác tuy nhiên mình bổ sung thêm một số ý như sau:

1. CFA có thêm một tỷ lệ chọi dựa trên 5% số thí sinh có điểm số cao nhất trong năm đó. Ví dụ: 5% số thí sinh năm đó có điểm thi là 95% thì CFA lấy 95x 70%= 66.5%. Những thí sinh thi trong năm đó phải có điểm thi từ 66.5% trở lên mới chắc chắc là đậu.
2. Điểm đậu rớt còn tùy thuộc vào các tỷ trọng của các topic area. Các bạn xem thử hai bảng điểm của thí sinh bên dưới.

Bảng điểm Fail:

Q# Topic Max Pts <=50% 51 – 70% >70%
-Alternative Assets 12 * - -
-Derivatives 12 * - -
-Economics 24 - - *
-Equity Analysis 24 * - -
-Ethical & Professional Standards 36 * - -
-Financial Statement Analysis 68 - * -
-Fixed Income Analysis 24 - * -
-General Portfolio Management 12 * - -
-Quantitative Analysis 28 - * -

Bảng điểm Pass

Q#Topic Max Pts <=50% 51 – 70% >70%
-Alternative Assets 12 - * -
-Derivatives 12 - - *
-Economics 24 - * -
-Equity Analysis 24 - - *
-Ethical & Professional Standards 36 - - *
-Financial Statement Analysis 68 - - *
-Fixed Income Analysis 24 - * -
-General Portfolio Management 12 * - -
-Quantitative Analysis 28 - * -

Như vậy, chúng ta thấy rằng số câu hỏi trong level 1 là 240 câu (điểm max là 360). Mổi câu làm trong 1.5 phút. Nhiệm vụ chúng ta là làm sao các môn có tỷ trọng cao như Equity Analysis, Ethical & Professional Standards, và Financial Statement Analysis… phải nằm trong diện trên 70%.

Vấn đề đặt ra cho các bạn nằm ngoài giới tài chính là làm sao để có thể thi tốt CFA. Câu trả lời của mình là hãy học một số môn của CAT tới khi nào làm tốt được cái báo cáo tài chính (recommend học T1, T2, T3, T4, T6, T7). Mình đang dự định làm một box trao đổi kiến thức các môn này, ai đồng ý thì vote cho mình nhé.:wall::wall::wall::wall:
 
N

NgVy

Guest
28/6/08
38
0
0
HCM
Thank bạn Studyguide nhưng mình nghĩ CFA đòi hỏi trình độ rất cao, vì thế theo học CAT chắc có giúp ích chút ít nhưng không đáng là bao so với thời gian bỏ ra. Hiện tại mình đang học ACCA.
 
S

studyguide

Sơ cấp
19/11/08
30
0
0
TP HCM
Thank bạn Studyguide nhưng mình nghĩ CFA đòi hỏi trình độ rất cao, vì thế theo học CAT chắc có giúp ích chút ít nhưng không đáng là bao so với thời gian bỏ ra. Hiện tại mình đang học ACCA.

Cái này thì Vy nói đúng nhưng nếu chọn giải pháp đi một số môn ACCA thì có thể đi F3 (Financial Accounting) rồi tới F7 (Financial Reporting). Hai môn này thì F3 đi trước, F7 đi sau, không nên học song song. Vậy thời gian cũng mất khoảng 8 tháng đến 1 năm rồi (cũng mất thời gian tương đương học T1,T2,T3,T4 và T6), chi phí chắc cũng gần tương đương. Hơn nữa, mình đọc thử F3 rồi, cá nhân mình học không nổi nên phải chia nhỏ mục tiêu thôi.:045::024:

Còn về phần kiến thức thì đi theo hướng F3&F7 ACCA có vẽ trội hơn (nhờ môn F7), bạn nào thấy OK thì học thêm F7 luôn (cũng có ích rất nhiều cho dân đầu tư cổ phiếu:inlove:). Nhưng hiện tại mình không thể học F7 theo lịch của FTMS (vì học vào thứ Bảy và chủ Nhật), nên mình chọn đi theo hướng CAT làm background.

Tóm lại, nếu có khả năng tốt hơn thì nên chọn theo huớng của Vy (F3 -> F7 ->CFA lv I). Còn nếu dốt hơn thì chọn học hướng của mình cho đở nhức cái đầu lâu hơn (T1, T2 -> T3, T4 -> T6 -> CFA level 1).
 
Sửa lần cuối:
T

trangasc

Guest
27/5/08
29
0
0
Hà Nội
Mình xin đóng góp ít kinh nghiệm từ bản thân:
- Về điểm pass: không biết những người khác như thế nào, nhưng bảng điểm của mình không được môn nào dưới 50% hết. Ngoài ra, nếu có quá nhiều môn 50-70% cũng chẳng thể nào pass được cho dù có trên 50% tất cả các phần. Theo mình, mọi người nên cố gắng tất cả 10 môn trên 70%. Nếu không được thì cũng phải làm xuất sắc 1 số môn để bù sang những môn dưới 70%. Thực hiện vấn đề này không quá khó, chỉ cần học đều tất cả chứ đừng học tủ hay quá kỹ bất kỳ môn nào.
Thực tế, theo dõi CFA hàng năm thì tỷ lệ đỗ level 1 thường là 35% toàn thế giới. Đợt thi của mình như vậy. Điểm lấy từ cao xuống thấp, không ưu tiên khu vực nào đâu.
- Về bài thi: Bài thi CFA cực kỳ straightforward, không hề lắt léo (ít nhất là ở trình độ CFA level 1), đã không nhớ kiến thức thì coi như là "tắt điện". Tuy nhiên, đây cũng là thuận lợi cho mọi người vì nếu học kỹ sẽ làm bài rất nhanh, không bao giờ hết 1,5' cho 1 câu cả. Kinh nghiệm từ mình chỉ làm 1,5h là hết lượt 1. Lượt 2 làm nốt những câu không sure và không biết (tích bừa:045:). Điều cấm kỵ là tích bừa ngay từ đầu, vì chắc chắn bạn sẽ không có đủ thời gian để ngồi làm lại, mà nếu có làm lại cũng mất nhiều thời gian hơn.Làm câu nào nên chắc ăn luôn câu đó. Như mình làm xong, ngồi đếm xem được bao nhiêu câu thì khi ra khỏi phòng biết ngay mình pass hay fail. Ngồi đợi 2 tháng cũng đỡ lo lắng hơn.
- Sách học thi: tốt nhất là học cả 2 quyển Curriculum và Schweser. Mỗi quyển có một cách giải thích riêng, không hẳn lúc nào Curriculum cũng giải thích hay. Tuy nhiên, nếu không học Curriculum thì khả năng trượt là rất cao (dĩ nhiên vẫn có nhiều người học Schweser đỗ, nhưng phải học kỹ từng chữ một vì Schweser viết ngắn, rất dễ bỏ qua khi đọc).
- Thời gian học: tự học là chính, cho dù có đi học FTMS cũng vậy thôi. ACCA sẽ giúp mọi người đỡ hơn nhiều trong việc học FS. Mình học FS trước, sau đó học tới Fixed Income. Đây là những phần khó nhớ nhất (theo mình là thế). Nên học Ethics sau cùng vì phần này bắt buộc phải học và nhớ kỹ. Đi thi phần Ethics khó hơn bài tập trong cả 2 quyển trên nhiều.
 
Sửa lần cuối:
S

studyguide

Sơ cấp
19/11/08
30
0
0
TP HCM
:freddy::freddy::freddy:
Mình xin đóng góp ít kinh nghiệm từ bản thân:
- Về điểm pass: không biết những người khác như thế nào, nhưng bảng điểm của mình không được môn nào dưới 50% hết. Ngoài ra, nếu có quá nhiều môn 50-70% cũng chẳng thể nào pass được cho dù có trên 50% tất cả các phần. Theo mình, mọi người nên cố gắng tất cả 10 môn trên 70%. Nếu không được thì cũng phải làm xuất sắc 1 số môn để bù sang những môn dưới 70%. Thực hiện vấn đề này không quá khó, chỉ cần học đều tất cả chứ đừng học tủ hay quá kỹ bất kỳ môn nào.
Thực tế, theo dõi CFA hàng năm thì tỷ lệ đỗ
- Về bài thi: Bài thi CFA cực kỳ straightforward, không hề lắt léo (ít nhất là ở trình độ CFA level 1), đã không nhớ kiến thức thì coi như là "tắt điện". Tuy nhiên, đây cũng là thuận lợi cho mọi người vì nếu học kỹ sẽ làm bài rất nhanh, không bao giờ hết 1,5' cho 1 câu cả. Kinh nghiệm từ mình chỉ làm 1,5h là hết lượt 1. Lượt 2 làm nốt những câu không sure và không biết (tích bừa:045:). Điều cấm kỵ là tích bừa ngay từ đầu, vì chắc chắn bạn sẽ không có đủ thời gian để ngồi làm lại, mà nếu có làm lại cũng mất nhiều thời gian hơn.Làm câu nào nên chắc ăn luôn câu đó. Như mình làm xong, ngồi đếm xem được bao nhiêu câu thì khi ra khỏi phòng biết ngay mình pass hay fail. Ngồi đợi 2 tháng cũng đỡ lo lắng hơn.
- Sách học thi: tốt nhất là học cả 2 quyển Curriculum và Schweser. Mỗi quyển có một cách giải thích riêng, không hẳn lúc nào Curriculum cũng giải thích hay. Tuy nhiên, nếu không học Curriculum thì khả năng trượt là rất cao (dĩ nhiên vẫn có nhiều người học Schweser đỗ, nhưng phải học kỹ từng chữ một vì Schweser viết ngắn, rất dễ bỏ qua khi đọc).
- Thời gian học: tự học là chính, cho dù có đi học FTMS cũng vậy thôi. ACCA sẽ giúp mọi người đỡ hơn nhiều trong việc học FS. Mình học FS trước, sau đó học tới Fixed Income. Đây là những phần khó nhớ nhất (theo mình là thế). Nên học Ethics sau cùng vì phần này bắt buộc phải học và nhớ kỹ. Đi thi phần Ethics khó hơn bài tập trong cả 2 quyển trên nhiều.

Hic, ước gì mình được như Bác:003: Chắc bác đã đổ level 1 rồi:003: Background của bác là như thế nào?:066:

Mình hoàn toàn đồng ý với chia sẽ của bác. Rất pro.

Chỉ có ở một điểm mình cần phải double check là thật sự tự học là hơi bị đuối. Mình chỉ có background về ngoại ngữ, mài mò chử nghĩa của CFA thật chỉ có muốn chết cho xong chứ hiểu gì nổi. :freddy: Mổi ngày phải sách tập vở đến nhà thằng bạn đang học tại FTMS để học chung với nó và nhờ nó giải thích dùm, cảm thấy rằng nếu hiểu được những cái thắc mắc trong đầu thì sẽ nhớ bài dễ hơn và học nhẹ nhàng hơn thôi.:inlove:
 
Sửa lần cuối:
T

trangasc

Guest
27/5/08
29
0
0
Hà Nội
:freddy::freddy::freddy:

Hic, ước gì mình được như Bác:003: Chắc bác đã đổ level 1 rồi:003: Background của bác là như thế nào?:066:

Mình hoàn toàn đồng ý với chia sẽ của bác. Rất pro.

Chỉ có ở một điểm mình cần phải double check là thật sự tự học là hơi bị đuối. Mình chỉ có background về ngoại ngữ, mài mò chử nghĩa của CFA thật chỉ có muốn chết cho xong chứ hiểu gì nổi. :freddy: Mổi ngày phải sách tập vở đến nhà thằng bạn đang học tại FTMS để học chung với nó và nhờ nó giải thích dùm, cảm thấy rằng nếu hiểu được những cái thắc mắc trong đầu thì sẽ nhớ bài dễ hơn và học nhẹ nhàng hơn thôi.:inlove:

Hì, mình pass đợt Dec 2008 rồi, khoe 1 tí cũng là lần đầu tiên thử sức mà pass ngay nên cũng yên tâm hơn khi học tiếp level 2. Chỉ tiếc là k thi tháng 6 này được vì vừa bận "chống lầy".
Mình học kinh tế đầu tư, làm bên chứng khoán phần tư vấn. Tuy nhiên, thực sự background của mình chẳng giúp được mấy. Mình đọc thấy cái gì cũng mới tinh cả, ngoại trừ một ít phần về dòng tiền, economics và probability.
Cái sự tự học thì nó vô biên lắm. Ai cũng phải vừa đi làm vừa đi học hết nên thời gian cho CFA thực sự là ít thật. Mình ngày nào cũng phải học từ 11h-2h30 sáng, đã thế còn không được cho nghỉ ôn thi mấy ngày cuối nữa chứ:025:. Ngoài ra ban ngày khi nào công việc rảnh thì "lén lút" học 1 tí. Có những khái niệm CFA công nhận là khó thật, như hedger và speculator mà mình mày mò hoài trên Google mới ra. Đôi khi mất cả ngày trời chỉ để hiểu 1 dòng chữ họ viết nghĩa là cái gì.
Nhưng có 1 điều mình đảm bảo rằng, học CFA chỉ ngại lúc đầu thôi. Về sau tự nhiên nó thành 1 phần không thể thiếu của bản thân. Mỗi ngày không mở sách đọc nó tự nhiên cứ thấy nhớ nhớ. Thức đêm suốt thành quen (nhưng rụng tóc hơi nhiều :003:), đến tận khi thi xong vẫn chưa quen cảm giác không phải thức khuya nữa.
Nên làm hết bài tập trong Curriculum và Pro của Schweser. Nếu exam của Schweser làm được từ 63% trở lên và Sample test 75% (sẽ có khi sắp thi, được CFA cho miễn phí) thì đảm bảo thi đỗ. Đó là kinh nghiệm từ mình.
 
Sửa lần cuối:
S

studyguide

Sơ cấp
19/11/08
30
0
0
TP HCM
Hì, mình pass đợt Dec 2008 rồi, khoe 1 tí cũng là lần đầu tiên thử sức mà pass ngay nên cũng yên tâm hơn khi học tiếp level 2. Chỉ tiếc là k thi tháng 6 này được vì vừa bận "chống lầy".
Mình học kinh tế đầu tư, làm bên chứng khoán phần tư vấn. Tuy nhiên, thực sự background của mình chẳng giúp được mấy. Mình đọc thấy cái gì cũng mới tinh cả, ngoại trừ một ít phần về dòng tiền, economics và probability.
Cái sự tự học thì nó vô biên lắm. Ai cũng phải vừa đi làm vừa đi học hết nên thời gian cho CFA thực sự là ít thật. Mình ngày nào cũng phải học từ 11h-2h30 sáng, đã thế còn không được cho nghỉ ôn thi mấy ngày cuối nữa chứ:025:. Ngoài ra ban ngày khi nào công việc rảnh thì "lén lút" học 1 tí. Có những khái niệm CFA công nhận là khó thật, như hedger và speculator mà mình mày mò hoài trên Google mới ra. Đôi khi mất cả ngày trời chỉ để hiểu 1 dòng chữ họ viết nghĩa là cái gì.
Nhưng có 1 điều mình đảm bảo rằng, học CFA chỉ ngại lúc đầu thôi. Về sau tự nhiên nó thành 1 phần không thể thiếu của bản thân. Mỗi ngày không mở sách đọc nó tự nhiên cứ thấy nhớ nhớ. Thức đêm suốt thành quen (nhưng rụng tóc hơi nhiều :003:), đến tận khi thi xong vẫn chưa quen cảm giác không phải thức khuya nữa.
Nên làm hết bài tập trong Curriculum và Pro của Schweser. Nếu exam của Schweser làm được từ 63% trở lên và Sample test 75% (sẽ có khi sắp thi, được CFA cho miễn phí) thì đảm bảo thi đỗ. Đó là kinh nghiệm từ mình.

Hic,

Người như bạn mà "chống lầy" rồi, uổng thế. :034::066:

Đúng là...siêng thật. Học từ 11h-2h30 sáng, thành công cũng là điều dễ hiểu. Nhưng không nhiều người làm đc như thế:034:. Học kiểu bạn chắc tớ... chết quá.:023: Thôi tớ thà bỏ ít tiền ra để đở phải thức khuya...:biggthump

Chúc "chống lầy" xong là thi tốt CFA lv II nhé. Lấy chồng sớm cũng phải, chứ con gái mà thức khuya quá thì dễ bị xấu và ế lắm đó, :045::045::045:
 
Sửa lần cuối:
T

trangasc

Guest
27/5/08
29
0
0
Hà Nội
Hic,

Người như bạn mà "chống lầy" rồi, uổng thế. :034::066:

Đúng là...siêng thật. Học từ 11h-2h30 sáng, thành công cũng là điều dễ hiểu. Nhưng không nhiều người làm đc như thế:034:. Học kiểu bạn chắc tớ... chết quá.:023: Thôi tớ thà bỏ ít tiền ra để đở phải thức khuya...:biggthump

Chúc "chống lầy" xong là thi tốt CFA lv II nhé. Lấy chồng sớm cũng phải, chứ con gái mà thức khuya quá thì dễ bị xấu và ế lắm đó, :045::045::045:

Cũng không uổng khi lấy chồng đâu:045:. Husband của mình thì siêu lắm, học bổng toàn phần của Mỹ cơ:cool2:. Thế nên mình cũng phải gắng nhiều để làm chồng đỡ "tủi thân" về mình. Năm tới mình dự định thi CFA lev.2 và học tiếp lên Ph.D luôn. Tối về hai vợ chồng toàn bàn chuyện du học và ôm khư khư cái máy tính:012:.
 
T

thuynga84

Guest
19/1/09
8
0
0
40
Ha Noi
Nghe các bác bàn chuyện học và cả lấy chồng nữa, em thấy lo quá..nhìn quyển CFA thôi mà em cũng ngại học quá nhưng em cũng sẽ cố để đc như các bác, vừa có CFA vừa có chồng giỏi để đêm về n/c tài chánh, hihi
 
S

studyguide

Sơ cấp
19/11/08
30
0
0
TP HCM
Cũng không uổng khi lấy chồng đâu:045:. Husband của mình thì siêu lắm, học bổng toàn phần của Mỹ cơ:cool2:. Thế nên mình cũng phải gắng nhiều để làm chồng đỡ "tủi thân" về mình. Năm tới mình dự định thi CFA lev.2 và học tiếp lên Ph.D luôn. Tối về hai vợ chồng toàn bàn chuyện du học và ôm khư khư cái máy tính:012:.

Trời ơi, 2 vợ chồng ở bên nhau mà...ôm khư khư cái máy tính:023:. Đúng là thời gian của CFA quý thật, bằng cái máy tính cơ :023:. Đúng là CFA....:055:
 
Sửa lần cuối:
A

acrab

Guest
13/5/09
1
0
0
Hà Nội
Bạn nào biết làm ơn giải đáp giúp mình thắc mắc này với. Mình là dân ngoại đạo về tài chính và đầu tư nhưng rất thích lĩnh vực này. Muốn thi cfa để chuyển nghề. Theo mình biết thì để trở thành CFA Chaterholder phải có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp. Trong khi đó, không có CFA Chaterholder lại không có bằng đại học chuyên ngành tài chính thì làm sao xin được việc làm trong lĩnh vực này. Làm sao để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này bây giờ?:wall:
 
X

xenonnt

Trung cấp
30/7/08
170
0
0
HCMC
bạn cứ học CFA program. Trong khi học thì xin làm trong lĩnh vực tài chính. Học xong đủ CFA thì chắc cũng đủ số năm kinh nghiệm
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA