Co bù trừ rút số dư khi lên cân đối số phát sinh ?

  • Thread starter thanhphong
  • Ngày gửi
T

thanhphong

Guest
26/2/05
7
0
0
56
Thanh Pho HCM
Xin quý Anh ( Chị chỉ giáo dùm em ).

Đối với tài khoản 131 và 331 khi lên cân đối số phát sinh có rút số dư về một bên không ?
Ví dụ : Phát sinh nợ Tk 131 ( chi tiết Ông A ) phải thu là 100 đồng , phát sinh có Tk 131 ( chi tiết Ông B ) người mua trả tiền trước 50 đồng. Đây là 2 đối tượng khác nhau. Như vậy khi lên cân đối số phát sinh có bù trừ không ? cụ thể là lên số dư nơ 100 và số dư có 50 hay chỉ lên số dư nợ là 50 thôi ?

Căn cứ để lên cân đối số phát sinh theo hai cách.

Rất cảm ơn !
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Em xem lại mẫu bảng cân đối kế toán nhé. Trong đó họ chia ra làm 2 phần riêng biệt là chỉ tiêu "phải thu của khách hàng, mã số 131" nằm trong phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và chỉ tiêu :"người mua trả tiền trước, mã số 314" nằm trong phần nợ phải trả.
Đối với TK 331 cũng phải chi ra như vậy luôn.
 
T

thanhphong

Guest
26/2/05
7
0
0
56
Thanh Pho HCM
Cảm ơn Anh TranVanNhung!
Em biết khi lên "cân đối kế toán" thì phải tách rõ ràng phải thu khách hàng được lấy từ dư nợ 131 , trả trước cho người bán lấu dư nợ 331 , tương tự bên nguồn vốn cũng vậy. Nhưng ở đây em hỏi là "Bảng cân đối số phát sinh" trường hợp như trên có rút số dư không ?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Với TK 131 và TK 331 người ta gọi là TK lưỡng tính vì nó có cả số dư bên nợ lẫn số dư bên có.
Hai TK này bạn phải chi tiết cho từng đối tượng cụ thể, do đó bạn không được bù trừ nó.
Khi lên bảng cân đối kế toán :
- Số dư Bên Có TK 131 sẽ là "Người mua trả tiền trước".
- Số dư Bên Nợ TK 331 sẽ là "Trả trước cho người bán"
Trong trường hợp của bạn sẽ lên số phát sinh của cả hai bên :
- Phát sinh Nợ 100
- Phát sinh Có 50
thanhphong nói:
Xin quý Anh ( Chị chỉ giáo dùm em ).

Đối với tài khoản 131 và 331 khi lên cân đối số phát sinh có rút số dư về một bên không ?
Ví dụ : Phát sinh nợ Tk 131 ( chi tiết Ông A ) phải thu là 100 đồng , phát sinh có Tk 131 ( chi tiết Ông B ) người mua trả tiền trước 50 đồng. Đây là 2 đối tượng khác nhau. Như vậy khi lên cân đối số phát sinh có bù trừ không ? cụ thể là lên số dư nơ 100 và số dư có 50 hay chỉ lên số dư nợ là 50 thôi ?

Căn cứ để lên cân đối số phát sinh theo hai cách.

Rất cảm ơn !
 
T

thanhphong

Guest
26/2/05
7
0
0
56
Thanh Pho HCM
Nguyen Tu Anh nói:
Với TK 131 và TK 331 người ta gọi là TK lưỡng tính vì nó có cả số dư bên nợ lẫn số dư bên có.
Hai TK này bạn phải chi tiết cho từng đối tượng cụ thể, do đó bạn không được bù trừ nó.
Khi lên bảng cân đối kế toán :
- Số dư Bên Có TK 131 sẽ là "Người mua trả tiền trước".
- Số dư Bên Nợ TK 331 sẽ là "Trả trước cho người bán"
Trong trường hợp của bạn sẽ lên số phát sinh của cả hai bên :
- Phát sinh Nợ 100
- Phát sinh Có 50

Cảm ơn Anh.
Em cũng nghĩ như thế , vì có lên số dư hai bên khi người ta nhìn vào bảng cân đối số phát sinh TK 131,331 sẽ biết phần nào là phải thu khách hàng và phần nào là khách hàng trả tiền trước.

Nhưng có người cải làm như vậy là không đúng , em muốn biết văn bản nào hướng dẫn cụ thể vấn đề này để cho họ tâm phục khẩu phục.
Cảm ơn !
 
D

Do Thi Tuyet

Guest
7/3/05
2
0
0
viet nam
Chao tat ca cac bac, em moi duoc biet trang web nay, that la tiec qua vi da khong duoc biet som hon. Em moi doc bai cu cua thanh phong, man phep cac bac cho em phat bieu y kien nhe: van de thanh phong noi da "gay xon xao du luan mot thoi" o truong em day, cho den bay gio van co 2 xu huong tra loi, mot la duoc bu tru va mot la khong duoc bu tru, em duoc biet o cac doanh nghiep thi nguoi ta khong bu tru, tuy nhien theo y kien cua so it thay co giao thi van duoc bu tru boi vi Bang can doi so phat sinh ban chat cua no khong phai de bao cao (y em la cung khong quan trong lam). Vay day a, cho nen neu thanhphong con di hoc va phai lam bai thi thi nen theo y kien cua thay co day minh (de tranh rui ro y ma), con di lam thi cu theo cac cu tien boi ma lam thoi, viec gi phai nghi nhieu. hehe, kinh chao cac bac. Chuc bac nao la chi em phu nu giong nhu em ngay 8/3 vui ve va hanh phuc nhe.
 
Q

quach tinh

Guest
khi len bang can doi so phat sinh doi voi TK131 va TK331 thi cu len ca ben no va ben co binh thuong khong bu tru
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Em cũng nghĩ như thế , vì có lên số dư hai bên khi người ta nhìn vào bảng cân đối số phát sinh TK 131,331 sẽ biết phần nào là phải thu khách hàng và phần nào là khách hàng trả tiền trước.

Nhưng có người cải làm như vậy là không đúng , em muốn biết văn bản nào hướng dẫn cụ thể vấn đề này để cho họ tâm phục khẩu phục.
Điều này có nhất thiết phải có văn bản pháp quy mới làm cho họ tâm phục khẩu phục không?
Vấn đề hết sức đơn giản,
Tất cả xuất phát từ nội dung kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế, và của việc ghi chép sổ sách kế toán.
Chắc chúng ta đều nhớ định nghĩa về công tác kế tóan: là quá trình ghi chép cập nhật phản ánh các nội dung kinh tế .... .
Vậy nên việc bù trừ hay không bù trừ cũng xuất phát từ nội dung kinh tế của vấn đề.
Nếu chúng ta ( hoặc nhà quản lý) đặt ra câu hỏi: TỔNG TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CỦA ĐƠN VỊ HIỆN NAY LÀ BAO NHIÊU? chắc để có câu trả lời, các bạn chẳng những bù trừ nợ có TK 131 mà còn bù trừ tất cả các TK TS và TK Nguồn vốn chiếm dụng ( không thuộc sở hữu của công ty).
Nhưng nhìn riêng trên mỗi TK công nợ. Việc dư nợ và dư có phản ánh tổng số phải thu phải trả của mỗi tài khoản công nợ đó -> kéo theo hàng loạt các quyết định quản lý hết sức khác nhau.
VD minh chứng nhỏ: Giả định Dư nợ TK 131 = 100 và dư có = 30. Bù trừ sẽ còn dư nợ 70.
Các con số này nói lên điều gì?
- Con số Dư nợ 100: phản ánh rằng đơn vị còn phải đòi nợ 100 nữa.
- Con số Dư có: 30: cho thấy khách hàng ứng trước 30, và ít nhất đơn vị phải giao hàng 30 hoặc phải trả lại tiền hàng cho khách.
- Con số Dư nợ 70: Nói răng tài sản của đơn vị nằm trên công nợ phải thu còn 70 ( điều này là phiến diện).
Các bạn có thể thấy bản chất của vấn đề nằm sau mỗi con số.
Thậm chí cùng đối tương nợ: trên 131 và trên 331. Chúng ta có thể tiến hành bù trừ hoặc không thể bù trừ ( có hay không cũng tùy thuộc vào nội dung kinh tế xác nhận việc có hay không: đó là sự thỏa thuận của 2 bên về việc có được bù trừ hay không, là việc thời hạn của các món nợ ở tình trạng nào?)
Như vậy, các bạn có thể tự rút ra những gì cho mình.
Chúng ta có nhất thiết phải kết luận không ạ?
 
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
thực sự mà nói thì mọi thứ đều xuất phát từ nhu cầu chủ quan của mỗi người (nếu bạn thanh phong đang đi học thì bạn phải theo ý kếin của GV thôi), còn nếu bạn đi làm thì tôi thấy việc xác định vấn đề như thế nào và ra sao lại tuỳ thuộc vào bạn vì thực sự bạn thấy cần làm theo cách nào nhất còn để chứng minh điều này với ai đó theo tôi thì ko cần thiết vì nếu đã học kế toán và làm kế toán thì fải thừa hiểu về bản chất của vấn đề thôi. Còn trình bày thế nào lại tuỳ thuộc vào cách mình muốn biểu đạt thông tin cho mọi người thấy.
 
T

thanhphong

Guest
26/2/05
7
0
0
56
Thanh Pho HCM
Gia Linh nói:
Điều này có nhất thiết phải có văn bản pháp quy mới làm cho họ tâm phục khẩu phục không?
Vấn đề hết sức đơn giản,
Tất cả xuất phát từ nội dung kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế, và của việc ghi chép sổ sách kế toán.
Chắc chúng ta đều nhớ định nghĩa về công tác kế tóan: là quá trình ghi chép cập nhật phản ánh các nội dung kinh tế .... .
Vậy nên việc bù trừ hay không bù trừ cũng xuất phát từ nội dung kinh tế của vấn đề.
Nếu chúng ta ( hoặc nhà quản lý) đặt ra câu hỏi: TỔNG TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CỦA ĐƠN VỊ HIỆN NAY LÀ BAO NHIÊU? chắc để có câu trả lời, các bạn chẳng những bù trừ nợ có TK 131 mà còn bù trừ tất cả các TK TS và TK Nguồn vốn chiếm dụng ( không thuộc sở hữu của công ty).
Nhưng nhìn riêng trên mỗi TK công nợ. Việc dư nợ và dư có phản ánh tổng số phải thu phải trả của mỗi tài khoản công nợ đó -> kéo theo hàng loạt các quyết định quản lý hết sức khác nhau.
VD minh chứng nhỏ: Giả định Dư nợ TK 131 = 100 và dư có = 30. Bù trừ sẽ còn dư nợ 70.
Các con số này nói lên điều gì?
- Con số Dư nợ 100: phản ánh rằng đơn vị còn phải đòi nợ 100 nữa.
- Con số Dư có: 30: cho thấy khách hàng ứng trước 30, và ít nhất đơn vị phải giao hàng 30 hoặc phải trả lại tiền hàng cho khách.
- Con số Dư nợ 70: Nói răng tài sản của đơn vị nằm trên công nợ phải thu còn 70 ( điều này là phiến diện).
Các bạn có thể thấy bản chất của vấn đề nằm sau mỗi con số.
Thậm chí cùng đối tương nợ: trên 131 và trên 331. Chúng ta có thể tiến hành bù trừ hoặc không thể bù trừ ( có hay không cũng tùy thuộc vào nội dung kinh tế xác nhận việc có hay không: đó là sự thỏa thuận của 2 bên về việc có được bù trừ hay không, là việc thời hạn của các món nợ ở tình trạng nào?)
Như vậy, các bạn có thể tự rút ra những gì cho mình.
Chúng ta có nhất thiết phải kết luận không ạ?

Chào Các Bác
Mình vốn tốt nghiệp khoa kế tài ngân K13 của ĐHKTTPHCM ( đương nhiên là đi làm hơn 10 năm rồi ) , nhưng vì chắc mình lạc hậu hơn các bạn , lúc mình học là tài khoản chỉ có 2 số thôi. Chính vì thế mình mới tham gia diễn đàn này mong học hỏi ở những người có nhiều kiến thức mới.

Mình đồng tình với bài viết phân tích rất rõ của Gia Linh , nhưng một lần nữa cũng muốn nói rằng không thể bù trừ cũng được và không bù trừ cũng được. Ngay cả đang đi học hay đã đi làm ? Quan điểm khi lên cân đối số phát sinh là bù trừ hay không ? và cái nào là đúng ?
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Vấn đề mà bác Gialinh đề cập ở trên chắc là các bác cũng đã rõ. Đối với kế toán việc theo dõi chi tiết từng tài khoản là điều cần phải làm (chính vì vậy mà có công ty TK nhảy lên tới 8 số). Để tiện việc theo dõi chỉ cần chia chi tiết tài khoản 131 ra làm 2 tiểu khoản trong đó 1 tiểu khoản phản ánh nợ phải thu (đã phát sinh doanh thu) và 1 tiểu khoản phản ánh khoản tiền khách hàng ứng trước. Nếu xét về TK nguồn trong trường hợp bạn làm theo cách bù trừ cũng đơn giản mà không bù trừ thì cũng chẳng có vấn đề gì vì nó đã thể hiện chi tiết trên các tiểu khoản. Tuy nhiên, việc phân chia ra các tiểu khoản như vậy sẽ có lợi trong việc phân tích tài chính của doanh nghiệp hơn là bạn gộp lại.
Có bạn cho rằng nếu khách hàng trả tiền trước thì đưa vào bên có 131 nhưng cũng có bạn cho rằng đưa vào bên nợ 331. Nhìn chung ra thì hai cách phản ánh này không có gì khác nhau về bản chất cả nên chúng ta cũng không cần quá quan tâm tới việc nó đuợc phản ánh vào tài khoản nào mà cần quan tâm nó được ghi nhận chi tiết ra sao.
 
W

WhoamI

Cao cấp
tranvanhung nói:
Vấn đề mà bác Gialinh đề cập ở trên chắc là các bác cũng đã rõ. Đối với kế toán việc theo dõi chi tiết từng tài khoản là điều cần ...............
Anh Hung & bác GiaLinh dùng font chữ hay bộ gõ gì mà đau mắt quá! đọc không nổi nữa.. híc! Em cũng duyệt web = Mozilla firefox, view Unicode(UFT-8) mà các bài khác không có vấn đề chi cả! Đề nghị các bác chuyển font chữ đi chứ khổ cho người đọc quá!
 
N

na.n

Guest
TK 131, và 331 khi lên bảng cân đối số phát sinh hay báo cáo tài chính cũng vậy, không thể bù trừ số dư được, mà phải phản ánh theo đúng giá trị thực tế phát sinh của chúng. Lấy 1 ví dụ dẫn chứng:
TK 331(số dư có) phải trả người bán là 7.700.000 VND
TK 331 (số dư nợ) trả trước cho nhà cung cấp : 8.900.000 VND
Nếu bạn bù trừ số dư của hai tài khoản này để đưa về số dư có có nghĩa là TK 331 sẽ bị dư có : (1.200.000).
Như vậy về bản chất là sai rối, việc bù trừ như vậy không phản ánh đúng giá trị kinh tế của sự việc. Nhìn vào số dư cuối này bạn không thể biết được là mình còn nợ người bán bao nhiêu và đã trả trước cho nhà cung cấp là bao nhiêu. Kết luận cuối cùng là không thể bù trừ số dư giữa các tài khoản 131 cũng như 331 được.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
vấn đề đối trừ công nợ theo tôi Gialinh và bác tranvanhung đã tổng kết xong chúng ta nên nghiên cứu tiếp vấn đề khác hoặc đi sâu hơn về 2 tài khoản này. Còn về phông chữ đề nghị sang mục khác chứ tôi thấy trong 1 topic có nhiều chủ đề lhác với tít quá đi mất.
 
M

Michelle

Trung cấp
22/5/04
68
0
8
thanhphong nói:
Chào Các Bác
Mình đồng tình với bài viết phân tích rất rõ của Gia Linh , nhưng một lần nữa cũng muốn nói rằng không thể bù trừ cũng được và không bù trừ cũng được. Ngay cả đang đi học hay đã đi làm ? Quan điểm khi lên cân đối số phát sinh là bù trừ hay không ? và cái nào là đúng ?

Chào các bác!
Ý kiến của tôi là không thể bù trừ được! Vì những lẽ sau :
Thứ nhất, trong tài khoản công nợ lưỡng tính sẽ có liên quan rất nhiều đối tượng công nợ khác nhau, làm sao có thể trừ được cho các đối tượng khác nhau?; cho nên, việc bù trừ trên cân đối là không thể nếu báo cáo tài chính thuộc loại “Có thể phân tích được”. Tôi nói “Có thể phân tích được” nghĩa là con số trên báo cáo có thể giải thích được một vấn đề gì đó. Ở đây, vấn đề của chúng ta là : số phải trả là bao nhiêu? số phải thu là bao nhiêu? những khoản tương ứng cho từng đối tượng là bao nhiêu? Chi tiết công nợ gồm những phát sinh nào?...Theo tôi, Hệ thống thông tin ở phân hệ công nợ phải liên kết số liệu các báo cáo sau :
- Cân đối kế toán
- Cân đối phát sinh công nợ các đối tượng
- Sổ cái tài khoản (*)
- Cân đối phát sinh công nợ một đối tượng
- Chi tiết công nợ một đối tượng
(*) Ở một số công ty, bắt buộc phải để số dư 2 bên ở sổ cái, nhưng một số công ty không bắt buộc mà chỉ yêu cầu trên sổ theo dõi chi tiết.
Thứ hai, nội dung trên sổ của một đối tượng cũng không thể tùy tiện mà bù trừ vì trong thực tế việc tất toán của một nghiệp vụ phải chờ rất nhiều kết quả xử lý (ví dụ ứng trước tiền hàng, nhập kho, kiểm định, phân bổ tất toán…) mới có thể trừ được. Mà chi tiết không thể trừ thì làm sao trên cân đối có thể trừ được.
 
T

thuytienxanh

Guest
Mình muốn nhìn vấn đề này theo một góc độ khác, đó là góc độ của kiểm toán. Nhìn chung thì Bảng cân đối phát sinh là tài liệu ban đầu, là nguồn cung cấp những thông tin tài chính tổng quát nhất (sau đó mới đối chiếu với BCĐKT). Nếu có bù trừ sẽ dẫn tới sự ko khớp đúng về số dư, buộc KTV phải tính toán lại. Vậy thì tại sao lại phải bù trừ, vừa ko rõ ràng lại vừa làm cho thông tin tài chính có vẻ thiếu minh bạch (nếu người ko co kinh nghiệm nhìn vào) và lại lam vất vả KTV nữa chứ.
 
K

khanhpq

Trung cấp
9/7/04
103
1
18
Sài Gòn
www.fast.com.vn
Bảng cân đối ps còn có 1 tên khác là Bảng cân đối thử.

Nếu "thật" mà không bù trừ thì "thử" cũng không được bù trừ.
 
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
nhân tiện có chuyên đề này cho tôi hỏi các bạn khi lên bảng thuyết minh BCTC năm có phần công nợ phải thu và phải trả 131-331-138-338-334-333.... nói chung là các Tk fải trả và fải thu khi tính toán sẽ có rắc rối nhỏ ở phần PS tăng và PS giảm còn SD dầu kù và CK thì không khó lắm. Vậy các bạn sẽ tính thế nào cho PStăng và PS giảm trong năm cho đúng. Tôi thấy việc tính toán các số PS này cũng hơi rắc rối 1 chút vì có sự quan hệ qua lại jữa TK fải thu và fải trả. Hy vọng các bạn cùng thảo luận vấn đề này
 
T

trungasc

Trung cấp
5/7/04
134
1
18
cty bravo
www.bravo.com.vn
Các tài khoản công nợ thì không được bù trừ đâu. số phải thu phải tương ứng với bảng kiểm kê công nợ phải thu, số phải trả cũng tương ứng với kiểm kê công nợ. Số phản ảnh trên tài khoản phải đúng với số thực tế của tài sản và nguồn vốn chứ.
 
P

Phanthanh

Guest
27/12/04
18
0
0
Da Nang
www.vnkhuyenmai.com
Công nợ nội bộ thì có bù trừ được không ?

Bạn Trungasc, công nợ nội bộ thì có thể bù trừ khi lên bảng cân đối không nhỉ ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA