Kế toán tài chính doanh nghiệp lý thuyết - thực tế

  • Thread starter erpvn
  • Ngày gửi
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
47
Miền đất hứa
www.erpvna.com
Kế toán tài chính doanh nghiệp: lý thuyết - thực tế

Vừa rồi, một vị TS khả kính có nói với chúng tôi là hệ thống kế toán VN là một hệ thống lung tung, mỗi DN mỗi khác. Mà thật vậy, nếu ai đã có dịp làm cho nhiều DN thì thấy rỏ, đúng là mỗi cây mỗi lá mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi DN một cách tổ chức vận hành hệ thống kế toán một kiểu khác nhau (tất nhiên là mỗi ngành nghề, DN khác nhau đều có những đặc thù riêng...) Nguyên nhân là từ đâu? Và ít ra cũng có cái gì chung chứ? đành rằng kế toán là khoa học mà cũng là một nghệ thuật...

Vì tất cả những điều trên, đề tài này nhằm để thảo luận về Kế toán tài chính doanh nghiệp vận hành và áp dụng thực tế trong doanh nghiệp là như thế nào? Và hướng tới việc xây dựng một hệ thống kế toán độc lập tương đối (tức là ai làm cũng được miễn là xử lý đúng qui trình thì kết quả đạt được là như nhau)... Vì thần dân nhà kế thì đều được trang bị hàng mớ lý thuyết rồi nhưng khi đi làm thực tế thì lung ta lúng túng. Và nhất là con đường phát triển nghề nghiệp khi phải setup một hệ thống kế toán thì không biết bắt đầu từ đâu...

Đề tài này được viết cho:
- Kế toán non: mới ra trường chưa đi làm ở đâu hoặc sẽ và sắp làm công việc kế toán...
- Kế toán viên: những người làm một phần hành nào đấy và muốn phát triển hơn...
- Kế toán tổng hợp trở lên: những người tổ chức vận hành hệ thống kế toán...
- Tư vấn: mấy ông/bà tư vấn triển khai các chương trình kế toán, hệ thống ERP,...
- Các vị lãnh đạo: những người mong muốn có được những thông tin tài chính kịp thời, nhanh và chính xác,...

Hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp đúng qui định của WKT và nội dung của đề tài... tôi sẽ trở lại trong thời gian sớm nhất có thể...

PS. M or SM nào care đề tài dùm nhà em cái để nhà em còn có hứng mà sáng tác nửa chứ...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
erpvn nói:
hệ thống kế toán VN là một hệ thống lung tung, mỗi DN mỗi khác. Mà thật vậy, nếu ai đã có dịp làm cho nhiều DN thì thấy rỏ, đúng là mỗi cây mỗi lá mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi DN một cách tổ chức vận hành hệ thống kế toán một kiểu khác nhau (tất nhiên là mỗi ngành nghề, DN khác nhau đều có những đặc thù riêng...) Nguyên nhân là từ đâu? Và ít ra cũng có cái gì chung chứ? đành rằng kế toán là khoa học mà cũng là một nghệ thuật...

Tôi không đồng ý với quan điểm này đâu, Nếu bạn thử đạt mình vào vị trí những người ra chế độ kế toán bạn có giám bảo đảm đảm ràng bạn sẽ ra được một chế độ thống nhất cho các loại hình không, tôi đảm bảo không. Thực tế có quá nhiều loại hình doanh nghiệp và doanh nghiệp đặc thù đặc thù. Nếu ra đủ chắc tài khoản + tiết khoản kế toán sẽ là con số khoảng 800. Vì vậy khi ra chế độ chỉ ra những vấn đề lớn bao trùm còn các vấn đề chi tiết đặc thù thì để mở rộng để các kế toán doanh nghiệp tự sắp xếp và mở rộng cho phù hợp trên một nguyên tắc cho phép.
Tuy nhiên do tốc độ chuyển đổi nền kinh tế và sự tiếp cận nhanh của các kế toán đối với các mô hình kế toán nước ngoài nên đôi khi có sự bất cấp.
Tất nhiên là không thể tính hết nên trong quá trình ra chế độ đôi khi có vấn đề thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mà kế toán đang hoàn thiện và bước đầu tiên đó ra các chuẩn mức kế toán để các kế toán làm cơ sở thực hiện.
- Còn về vấn đề học đây là vấn đề phải bàn rất lớn, trên thực tế đội ngũ giáo viên do mải lo cuộc sống nên vấn đề nghiên cứu chi tiết về thực hiện và thực tế vận dụng ở các đơn vị chưa sâu lắm, chính vì vậy họ chỉ giảng trên lý thuyết cơ bản và hạch toán trên nguyên lý chung mà không giảng đến vấn triển khai thực tế và vấn đề loại hình đặc thù. Nên các kế toán khi ra trường bị mắc là điều đương nhiên.
Còn một vấn đề quan trọng nhất đó là luận văn hoặc chuyên đề tốt nghiệp đây là điều cực kỳ quan trọng đánh giá toàn bộ kiến thức của học sinh trong quá trình học, thu thập thực tế và khả năng phân tích thì hoàn toàn là hình thức. ( Vd học sinh đi thực tập đến nơi thực tập không được xem xét, nghiên cứu vấn đề mình làm do đơn vị đó không muốn, hoặc chỉ thỉnh thoảng đảo qua cho có lệ để lấy số liệu phần lớn là số liệu không thật.) bài viết chuyên đề, luận văn thì xào nấu mà không phải do mình suy nghĩ viết nên ( phần lớn) cho nên việc 1 người kế toán khi đi làm hầu như không nắm được gì là điều đương nhiên.
( Xin lỗi nhé bây giờ tôi phải đi công tác đây hẹn sẽ sớm cùng thảo luận với bạn nghe tôi rất thích vấn đề này)
 
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
47
Miền đất hứa
www.erpvna.com
To bác Nam: đó là ý kiến của vị TS nọ tớ ghi lại y chang, có lẻ bác hiểu sai ý của nhà em. Nhà em mới viết cái "Lời nói đầu" mà bác vội có ý kiến rồi: về chính sách chế độ kế toán và đào tạo nhà em k đề cập trong topic này bác xem lại giúp dùm.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
erpvn nói:
To bác Nam: đó là ý kiến của vị TS nọ tớ ghi lại y chang, có lẻ bác hiểu sai ý của nhà em. Nhà em mới viết cái "Lời nói đầu" mà bác vội có ý kiến rồi: về chính sách chế độ kế toán và đào tạo nhà em k đề cập trong topic này bác xem lại giúp dùm.
ôi trời ơi hôm đó uống nhiều quá chắc tây tây không đọc kỹ bài của bác mong bác thông cảm.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Vâng, cothant đây ạ, bác muốn em list cái gì bây giờ?
Đối với em, kế toán tài chính em học là: học cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ vào sổ, tài khoản, sau đó cuối kỳ thì....lập các báo cáo tài chính. Hết ạ.
Em không hiểu lắm ý của bác, hay bác muốn em list các nội dung học trong KTTC ra. Ví dụ:
1- Kế toán vốn bằng Tiền và các khoản ứng trước
2- Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ
3-...
 
P

Pham Nhu Y

Guest
21/3/05
23
0
0
41
Thanh Hoa
vấn đề chính mà các bác đề cập tới em xin có vài lời: Thực tế hệ thống KT của chúng hiện nay là ko ổn định và với mỗi doanh nghiệp được áp dụng không giống nhau. Đối với những bác mới ra trường giống em thì chỉ có lý thuyết. bơi em đã đi thực tập nhưng các bác biết em được làm gì ko? đánh số chứng từ giống các em cấp I tập đếm ấy vậy thì việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán trong thực tế là ko được biết . thông qua forum này em rất mong các bậc tiền bối có thể cho em biết một phần nào đó của sự khác nhau này ko. Em xin cảm ơn
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Ai nói rằng chế độ kế toán của chúng ta không ổn định chứ?
Tôi xin phân tích tính ổn định của chế độ kế toán với các cơ sở như sau:

Bản thân chế độ kế toán là gì?
Những thay đổi cá biệt, thay đổi phổ biến và thay đổi bản chất của chế độ kế toán là gì?
-> tính ổn định hay mất ổn định của chế độ kế toán:

1. Theo định nghĩa từ ngày xưa đến nay, chế độ kế toán vẫn không thay đổi. Nó vẫn bao gồm:
1.1. Chế độ chứng từ kế toán
1.2. Chế độ sổ kế toán
1.3. Hệ thống tài khoản kế toán
1.4. Hệ thống báo cáo kế toán.
Bốn nội dung nói trên luôn tồn tại trong mọi chế độ kế toán của chúng ta từ xưa đến nay.

2. Việc định nghĩa thế nào là một chứng từ kế toán: gần như bất di bất dịch từ xưa đến nay. Việc thêm bớt, thay đổi form mẫu của một vài loại chứng từ kế toán không làm thay đổi bản chất của chế độ chứng từ kế toán

3. Chế độ sổ sách kế toán cũng trong tình trạng tương tự.

4. Hệ thống tài khoản kế tóan là mô hình phân loại đối tượng kế toán theo các yêu cầu xử lý thông tin ( liên quan đến tình hình tài sản và nguồn vốn, kết quả hoạt động). Như vậy việc thay đổi nó, thêm bớt nó xuất phát từ yêu cầu thực tế các đơn vị là chủ yếu. và việc thay đổi nó cũng không ảnh hưởng đến bản chất hệ thống kế toán.

5. Hệ thống báo cáo kế toán: bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo quản trị, muôn đời nay đã như vậy và muôn đời sau cũng như vậy.

Có lẽ bản chất các vấn đề trên sẽ thay đổi, khi phạm trù giá trị mất đi, khi không còn sản xuất hàng hóa nữa.
Mọi thay đổi cá biệt trong mỗi phần cấu thành chế độ không làm thay đổi được bản chất và nội dung của chế độ kế tóan.
Mọi quá trình thay đổi đều chỉ nhằm mục tiêu thuận lợi cho một hoặc một vài yếu tố quản lý nào đó.
Mọi vận dụng chế độ kế toán vào mỗi đơn vị cũng đều xuất phát từ nguyên nhân đó, tùy thuộc vào yêu cầu và năng lực của nhà quản lý.
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Có một con cừu, khi mùa đông lạnh lẽo, nó có nhiều lông để giữ mình ấm hơn. Mùa xuân đến, cừu bị cạo lông đi rồi, nó vẫn là cừu. Vẫn kêu be be, vì bản chất của nó bất di bất dịch là cừu. Việc có lông hay không có lông thì cũng không ảnh hưởng đến việc đánh giá nó là cừu hay không. Người ta nhìn vào con cừu để đánh giá ngành chăn nuôi là tốt vì nuôi được cừu vẫn là con cừu, chứ không phải nuôi cừu mà biến thành bò hay lợn.

Đôi khi đọc webketoan cũng có nhiều điều thú vị. Nếu các nhà quản lý có cùng quan điểm trên về ngành chăn nuôi thì đáng sợ thay cho đất nước chúng ta. Tuy nhiên, điều may mắn hơn khi tôi được tiếp xúc với những người làm chế độ kế toán và được biết rằng, họ không suy nghĩ đơn giản như trên.

Quick (2005)
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
quickquickslow nói:
Có một con cừu, khi mùa đông lạnh lẽo, nó có nhiều lông để giữ mình ấm hơn. Mùa xuân đến, cừu bị cạo lông đi rồi, nó vẫn là cừu. Vẫn kêu be be, vì bản chất của nó bất di bất dịch là cừu. Việc có lông hay không có lông thì cũng không ảnh hưởng đến việc đánh giá nó là cừu hay không. Người ta nhìn vào con cừu để đánh giá ngành chăn nuôi là tốt vì nuôi được cừu vẫn là con cừu, chứ không phải nuôi cừu mà biến thành bò hay lợn.
Đôi khi đọc webketoan cũng có nhiều điều thú vị. Nếu các nhà quản lý có cùng quan điểm trên về ngành chăn nuôi thì đáng sợ thay cho đất nước chúng ta. Tuy nhiên, điều may mắn hơn khi tôi được tiếp xúc với những người làm chế độ kế toán và được biết rằng, họ không suy nghĩ đơn giản như trên.
Quick (2005)
Quả là đúng! xin kính phục QQ!
Mục tiêu của ngành chăn nuôi cũng đâu có quan niệm phàm là cừu, nếu chăn nuôi vì thực phẩm chứ không phải vì bộ lông thì việc con cừu có lông hay không đâu có quan trọng bằng việc nó có béo hay gầy còm. Còn tất nhiên, nếu việc nuôi cừu với mục tiêu vì những bộ lông thì những con cừu không có lông sẽ được quan tâm theo cách nào đây?
Rồi nữa, khi điều may mắn đã hình thành nơi bạn, điều đáng sợ cho đất nước này không xảy đến khi những người làm chế độ kế toán có tư duy không ấu trĩ như vậy, thì hà cớ gì chúng ta phải day dứt về việc chế độ kế toán thường xuyên thay đổi để người sử dụng gặp khó khăn trong suốt bao năm hành nghề kế toán.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Ok, cothant lật sách ra, copy nguyên xi trong sách nhé (chứ giờ bảo em kể chính xác em đã học cái gì thì....thua):

1- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp

2- Kế toán vốn bằng tiền và các khoản ứng trước

3- Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ

4- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương5

5- Kế toán tài sản cố định

6- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

7- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và kết quả kinh doanh

8- Kế toán hoạt động tài chính và các khoản bất thường

9- Kế toán các khoản phải thu, phải trả

10- Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

11- Đặc điểm kế toán trong các doanh nghiệp thương mại

15- Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản

16- Sổ kế toán và các hình thức kế toán

17- Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp

Sau đây là các chương trong sách có đề cập tới, tuy nhiên không có trong nội dung học mà SV phải tự đọc sách:

12- Đặc điểm kế toán hoạt động kinh doanh ở các loại hình dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, du lịch...)

13- Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp

14- Đặc điểm kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp

Hết ạ. Còn gì nữa không bác?
 
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
47
Miền đất hứa
www.erpvna.com
Good Cothant, vế lý thuyết thì focus vô những điểm sau:
- Kế toán vốn bằng tiền và các khoản tạm ứng
- Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
- Kế toán các khoản phải thu, phải trả
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và kết quả kinh doanh
- Kế toán hoạt động tài chính và các khoản bất thường
- Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản

Nói chung là có thể hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh theo hệ thống tài khoản kế toán hiện hành. Sau đó đọc, nghiên cưu các văn bản sau:
Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 Về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp
Nội dung chủ yếu:
 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp
 Hệ thống báo cáo Tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp
 Chế độ chứng từ kế toán
 Chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp

Thông tư số 10 TC/CĐKT ngày 20 tháng 3 năm 1997 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp
Nội dung chủ yếu:
 Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp
 Mẫu báo cáo tài chính mới

Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 Về việc ban hành Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
Nội dung chủ yếu:
 Hướng dẫn chi tiết cách thức lập báo cáo tài chính doanh nghiệp
 Mẫu báo cáo tài chính mới

Thông tư Số 89/2002/TT-BTC ngày 9 tháng 10 năm 2002 Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Nội dung chủ yếu:
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Hàng tồn kho"
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Tài sản cố định hữu hình"
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Tài sản cố định vô hình"
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Doanh thu và thu nhập khác"
 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo tài chính

Thông tư Số 105/2003/TT-BTC ngày 4 tháng 11 năm 2003 Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Nội dung chủ yếu:
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Thuê tài sản"
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái"
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Hợp đồng xây dựng"
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Chi phí đi vay"
 Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ"
 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ Báo cáo tài chính

Còn thiếu văn bản nào k các bác?...
 
T

thao

Guest
erpvn nói:
Good Cothant, vế lý thuyết thì focus vô những điểm sau:


Nói chung là có thể hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh theo hệ thống tài khoản kế toán hiện hành. Sau đó đọc, nghiên cưu các văn bản sau:


Còn thiếu văn bản nào k các bác?...

06 Chuẩn mực kế tóan ( đợt 3) ban hành theo Quyết Định 234/2003/QĐ/BTC ngày 30/12/2003.

-Chuẩn mực số 05 : Bất Động sản đầu tư
-Chuẩn mực số 07: Kế tóan các khỏan đẩu tư vào cty liên kết
-Chuẩn mực số 08: Thông tin tài chính về những khỏan góp vốn liên doanh
-Chuẩn mực số 21: Trình bày báo cáo tài chính
-Chuẩn mực số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tóan các khỏan đầu tư vào cty con
-Chẩun mực số 26: Thông tin về các bên liên quan

Còn nữa mà thảo để lạc sắp giấy tờ mất tiêu rồi
 
Sửa lần cuối:
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Ý bài này là bàn về các cách hạnh toán nghiệp vụ mà chị thao
Các chuẩn mực mới thì chưa có thông tư hướng dẫn đâu chị ơi, em thấy các thông tư anh erpvn đưa ra là đủ rồi đấy.
 
T

thao

Guest
cothant nói:
Ý bài này là bàn về các cách hạnh toán nghiệp vụ mà chị thao
Các chuẩn mực mới thì chưa có thông tư hướng dẫn đâu chị ơi, em thấy các thông tư anh erpvn đưa ra là đủ rồi đấy.

uh, thì thế đi
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Đề tài có thể phân chia làm 3 nhóm:
1. Lý thuyết kế toán.
2. Thực tế công tác hạch toán kế toán tại các cơ sở kinh doanh và chính sách tài chính kế toán liên quan.
3. Việc vận dụng lý thuyết vào thực tế hoạt động.
Chúng ta sẽ phân tích từng nội dung theo thứ tự.
 
erpvn

erpvn

Don't know what is erp!
28/1/04
418
0
16
47
Miền đất hứa
www.erpvna.com
Ok, sau khi các bạn đọc hết những văn bản trên thì thấy thế nào nhỉ? Thấy cũng giống như trong sách đúng không? Chính thế những nghiệp vụ phần lớn cũng từ những TT này mà ra, nhưng khi đi làm thường là trích từ TT này hay TT nọ chứ không thể nói "Tôi định khoản như thế là theo sách này sách kia..." Mấy món trên là căn bản nhất cho cái gọi là Kế toán tài chính doanh nghiệp, hãy cố gắng đọc kỹ tất cả những văn bản trên...
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
erpvn nói:
Ok, sau khi các bạn đọc hết những văn bản trên thì thấy thế nào nhỉ? Thấy cũng giống như trong sách đúng không? Chính thế những nghiệp vụ phần lớn cũng từ những TT này mà ra, nhưng khi đi làm thường là trích từ TT này hay TT nọ chứ không thể nói "Tôi định khoản như thế là theo sách này sách kia..." Mấy món trên là căn bản nhất cho cái gọi là Kế toán tài chính doanh nghiệp, hãy cố gắng đọc kỹ tất cả những văn bản trên...
Chính xác như erpvn nói!
Các chính sách hiện hành chẳng qua cũng là những quy phạm quy định cách ghi chép những nội dung kinh tế phát sinh của các đơn vị.
mà những nội dung kinh tế phát sinh thì bao la và biến đổi theo quá trình phát triển của nền kinh tế.
nước ta, sau 10 năm đổi mới ( thực chất là theo hướng thay đổi cũ người mới ta), đã hình thành khá nhiều những khái niệm kinh tế, những nội dung kinh tế mới. Và trong tương lai, sẽ còn xuất hiện nhiều khái niệm mới nữa, và sẽ hình thành nhiều nội dung kinh tế mới nữa.
Lúc đó, chính sách chế độ sẽ lại phát triển tiếp tục để phù hợp với thực tế của hoạt động kinh tế. Chẳng hạn như ( đây là suy luận cá nhân) nhóm khái niệm về giá trị vô hình, về bản quyền, thương hiệu, hay nhóm khái niệm về thị trường, sản phẩm hàng hóa tài chính, chứng khoán, trái khoán, thương phiếu hối phiếu, v.v sẽ cụ thể hơn, mở rộng hơn -> luật pháp sẽ phải chạy theo và sẽ phải điều chỉnh -> các định khoản cũng sẽ thay đổi đi. Nhưng dẫu vậy, nguyên lý cũng không thay đổi bao nhiêu.
Rồi nữa, đên một giai đoạn, ngành thuế sẽ thay khái niệm tận thu ngân sách bằng khái niệm nuôi dưỡng nguồn thu . Khi đó, các khái niệm chi tiêu chi phí sẽ xích lại gần nhau hơn, khi đó các quy định về trích khấu hao tài sản, về phân bổ chi phí sẽ thay đổi đi rất nhiều.
Về đề tài này, tôi xin khất các bạn SV, sang tháng 4 -5, khi có thời gian rảnh rỗi hơn, tôi sẽ phân tích chi tiết cùng các bạn trên cả 3 phương diện: lý thuyết, chính sách, và thực tế các đơn vị đang làm gì?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA