Truyện hay

  • Thread starter lien_aps
  • Ngày gửi
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
Đứng trước bao nhiêu sự lựa chọn nhưng tôi lại chưa muốn chọn lựa. Để ai cũng có thể cung phụng nhưng lại không có quyền quản lý, đòi hỏi hoặc bắt buộc tôi bất kỳ điều gì. Bởi vì tôi chả thích yêu ai. Nhưng lại muốn đi chơi với tất cả, tìm hiểu tất cả, vênh mặt nhận mọi sự quan tâm của họ như thể ban ơn.

Trong số đó có một anh chàng khá nhiều tuổi, chào đời trước tôi 10 năm. Anh cũng như những người khác không phải là thánh nhân trước mắt tôi và được tôi quan tâm nửa vời. Đi chơi, tôi cứ ngáp dài khi nghe anh kể chuyện công việc. Dù vậy tôi vẫn đi, vẫn gật gù, vẫn mỉm cười luôn luôn ra vẻ hào hứng. Điều ấy không thiệt hại mà sau đó lại được vô vàn ưu ái.

Chàng trai nào mà chả: công việc của anh là nhất, nào gian khổ, nào vinh quang, anh là người hùng, trong tương lai sẽ giàu có, thành đạt… Nhưng trong “mẫu số chung” ấy, cái “tử số” của anh là những đứa cháu. Bỏ qua đoạn anh kể ân tình bao bọc, cưu mang chúng ra sao. Đến hôm nay thằng thì lái xe, thằng làm văn phòng, thằng kế toán, thằng quản đốc thi công, còn anh là ông chủ. Điều tôi nhớ gần thuộc lòng là những lời tán tụng một người cháu giỏi giang như cánh tay phải của anh, “hòn vàng” của anh. Nó thương yêu anh nhất, gánh vác rất nhiều việc cho anh… Để rồi tôi lưu tâm:

- Nó bao nhiêu tuổi?
- Vừa tốt nghiệp cấp ba.
- Kém em những bốn tuổi. Trẻ con như thế không học hành mà anh bảo cái gì cũng biết, nhiều thứ còn giỏi hơn anh. Chắc là thánh nhân! – Tôi cố mỉa mai nhưng anh như không để ý, vẫn cao hứng:
- Phải rồi như thần đồng ấy. Nhiều đứa học đại học toàn làm đệ tử cho nó.

Rồi nó buôn chỗ nọ, bán chỗ kia, thu lời hàng trăm triệu, cái gì qua tay là nó biết liền. Bao nhiêu cô gái yêu nó. Còn nó chưa để tâm vv… Tôi không cả tin tới mức để lọt tất cả những lời quảng cáo của anh vào trí não. Những thanh niên tôi biết phần lớn hơn tuổi tôi, bằng cấp này nọ mà nhiều khi còn như gà tồ, hàng tháng phải nhăn nhó xin tiền chu cấp của bố mẹ, đến mua cho bạn gái bó hoa đẹp cũng đắn đo. Đằng này nó mới mở mắt nhìn đời. Nhưng anh không phải là người ba hoa. Với lại anh vẽ mình cho to đẹp chứ đâu rỗi hơi tâng bốc một đứa cháu chắt.

Tôi tò mò nên quyết định tới thăm nhà anh. Phần nữa vì háo hức xem trong đám cháu ấy có cậu nào thú vị hơn người chú già cỗi này không.

Ngôi nhà khang trang vừa để ở, vừa là trụ sở nhỏ của công ty. Tôi hồi hộp bước vào với bộ đồ thời trang nhất, gương mặt trang điểm kỹ càng và bộ tóc hoe vàng sành điệu. Tôi luôn làm thế để gây ấn tượng và át vía tất cả những cuộc tiếp xúc đầu tiên, nhất là với nam giới.

Giờ nghỉ, nên công ty của anh vắng người. Chỉ còn một cậu thanh niên đang mê mải bên chiếc máy vi tính. Cậu ta nhìn lướt qua tôi, không để tôi kịp chào, cậu nói với anh:

- Bên thuế vừa đến. Cháu đã giải quyết xong.

Rồi cậu quay lên màn hình ngay. Cậu xấu trai, đôi mắt như thể lấy dao rạch một đường trên gương mặt – ti hí. Nhưng cái thần của nó thật sáng. Đó là đôi mắt chứa đựng nhiều sắc thái. Tôi biết đó là đứa cháu mà anh vẫn tự hào. Anh rót nước mời tôi. Ngáo ngơ một lúc rồi đi. Tôi định chào như thói thường. Nhưng cậu ta không có thiện ý ấy. Tôi bực mình lặng lẽ bước ra.
Anh vẫn không ngớt lời khen ngợi cậu cháu vàng vào mỗi lần gặp gỡ. Tôi không thèm nghe nhưng không hiểu sao những chuyện anh kể về cậu lại luôn bám rễ trong trí não tôi.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
Một vài lần sau đó tôi vẫn đến nhà anh chơi theo lời mời. Mấy đứa cháu còn lại hầu hết nhiều tuổi đều niềm nở đối đãi. Họ kể cho tôi nghe những chuyện riêng tư, mua quà cho tôi mỗi dịp đi xa về. Riêng Phước (cháu vàng của anh) luôn dành cho tôi ánh mắt khác hẳn. Nửa như coi thường, nửa như giễu cợt. Nó chả bao giờ ngồi ăn cơm cùng khi tôi có mặt chứ nói gì tới chuyện tâm sự này nọ. Càng thế tôi càng năng tới thăm anh hơn, càng tạo điều kiện để thân với anh hơn. Tôi hậm hực. Tại sao lại có kẻ ngông cuồng và bất nhã với mình đến thế? Phải tìm hiểu và cho nó biết tôi là ai.

Chuyện Phước nói thường về các cô gái thời thượng có “trái tim nhiều ngăn” với giọng điệu châm biếm. Rồi nó nhìn như thể thấu suốt tim đen khi tôi nói chuyện điện thoại thân mật với chàng khác. Tôi muốn chọc thủng ánh mắt ấy nhưng không biết làm sao ngoài việc tắt di động mỗi lúc đến đó.

Một lần tôi đi xem phim với bạn trai. Gặp Phước. Nó liếc qua tôi rồi phớt lờ, khinh mạn. Nụ cười nửa vời thường trực mà tôi vẫn dành cho các chàng chợt tắt ngấm. Tôi khó chịu muốn nhảy xổ ra mắng cho Phước một trận về thói bất lịch sự nhưng lại chỉ làm được cái việc kì quặc là cáu kỉnh với anh bạn đi cùng:

- Anh về đi, em không muốn đi với anh nữa.

Rồi ánh mắt của Phước như dò xét mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống của tôi. Tôi xa lánh tất cả các mối quan hệ nửa yêu đương, nửa bạn bè. Riêng với chú Phước tôi không đủ can đảm. Vì hình dung ra ánh mắt của cậu bình phẩm: "Cặp kè thế mà thay ngay được!'. Để rồi những khi buồn tôi chỉ còn mình anh bên cạnh. Nhưng tôi không thể thân mật hay tự ý đến nhà anh. Phước như một rào chắn vô hình cản bước chân tôi. ánh mắt của nó nói những lời giễu cợt:

- Cuối cùng chị phải theo chú tôi thôi.
- Chị cứ liệu liệu cái thần hồn. Đỏng đảnh, tinh tướng mà làm chú ấy khổ thì không xong với thằng này đâu.

Anh quan tâm đến tôi, tôi cũng cứ cảm giác Phước đang ngầm nói: “Chị là kẻ đào mỏ”. Tôi lại chạm nọc tự ái và không muốn nhận những thứ mà trước đây tôi rất thích và hay khéo léo đòi hỏi.

Sinh nhật anh, tôi đi khắp các cửa hàng mà không biết chọn gì. Giá như anh sống một mình có phải tốt không. Anh yêu tôi thì có khi tôi càng làm điều dở hơi anh càng yêu. Nhưng anh sống với thằng cháu sành điệu, cái gì cũng biết. Đồ nào tôi chọn cũng thấy bất ổn. Mua đồ đắt tiền thì biết đâu nó bảo mình “dại giai”. Mua đồ lãng mạn nó bảo mình hâm, trẻ con. Mua đồ bình dị nó bảo mình quê kệch… Đau đầu suy tính mãi cuối cùng tôi cũng dũng cảm chọn được một món đồ như ý. Nhưng lại nhọc óc chỉn chu từng câu chữ chúc mừng, từng tấm thiệp đến cái giấy gói và dây ruy băng. Tôi chắc rằng những thứ dành tặng anh sẽ không là bí mật của riêng chúng tôi nữa và cứ thấy áy náy.

Tôi chấp nhận yêu anh từ lúc nào không hay. Tôi quên hết bạn bè, chỉ còn lại anh và lũ cháu của anh. Nhưng tình cảm giữa tôi và Phước vẫn không được cải thiện. Bên anh tôi mặc sức hành. Tôi nhõng nhẽo, hờn dỗi, cáu kỉnh, sai phái. Nhưng có mặt Phước tôi lại cứng người lại và trở thành cô gái chuẩn mực, đoan trang.
Hôm anh chuẩn bị đi công tác xa, bận rất nhiều việc. Phước vẫn luôn là người chuẩn bị đồ cho anh như vợ đảm. Nó xách va li, bàn là và lôi vài bộ quần áo của anh trong tủ ra giường. Tôi đang ngồi xem vô tuyến, đành lẳng lặng là quần áo như một phận sự. Tôi không thoải mái lắm vì anh chưa phải là chồng mình. Lẽ ra công việc này anh là người làm cho tôi mới đúng. Chưa cưới thì sao phải có nghĩa vụ ? Từ bé đến giờ tôi đã phải hầu ai như thế đâu. Nhưng ánh mắt Phước như ra lệnh. Không làm nó lại lắm mồm phán xét thì thật khó chịu. Loay hoay khó nhọc với đống quần áo rồi cuối cùng cũng được nhét vào va li cho phải đạo. Lúc sau Phước lên. Tôi bất ngờ khi thấy nó lôi quần áo ra, là và gấp lại. Tôi định bảo : Chị là rồi. Nhưng nhìn nếp gấp, những chỗ nhăn nhúm tôi đành im. Tảng lờ là hay nhất. Coi như chưa làm gì cả. Nói ra sẽ lộ mặt chuột, đến cái áo quần là cũng không nên. Con gái vụng quá.

Phước treo quần áo vừa là phẳng phiu, chờ cho nguội rồi gấp ngay ngắn như để bày bán ngoài quầy. Tôi tự ái ngại bỏ về.
 
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
Tới nhà tôi lôi tất cả tủ quần áo của mình ra hì hục là cho phẳng và tập gấp như Phước. Mãi nửa đêm mới xong và đắc thắng : “Hừm, lần sau đừng hòng tao để mi mỉa mai theo cách đó nữa”.

Không thấy anh điện thoại, tôi gọi, anh thường tắt máy vì bận công việc. Cần gặp anh tôi chỉ biết điện hỏi Phước. Có hôm nó còn cười cợt :

- Chị nhớ quá rồi hả?
- Có hôm nó tắt ngay khi thấy số máy của tôi. Tôi nóng mặt và suy diễn là nhân cách ngắn. Từ bé đến giờ chưa ai dám đối xử với tôi như thế. Ai cũng nâng niu, trân trọng. Nó là đàn ông, lại là bậc dưới. Nếu tôi lấy anh thì sẽ là thím nó thế mà nó coi tôi như loại mất giá bỏ đi… Tôi đâu làm gì xấu để mâu thuẫn ? Chỉ đến và đem tình yêu như nhất mà lẽ ra chú nó phải nhọc công chinh phục hơn nữa chưa chắc đã đạt được.

Cho nên khi anh ôm tôi thầm thì:

- Anh yêu em nhất trên đời. Em là người gần gũi và quan trọng nhất của anh.

Tôi thường hất anh ra, gắt:

- Giả dối.

Nhưng tôi chỉ nói được đến đấy. Chả lẽ đi ghen với cháu anh.

Tôi không hề muốn đến nhà anh. Giá như nơi đó có bố mẹ anh. Dẫu họ khó tính thế nào. Tôi phải giữ kẽ, hầu hạ, chiều lòng bố mẹ chồng tương lai ra sao thì còn có lý. Đằng này đi cung phụng và làm đẹp lòng một đứa nhãi ranh, kém tuổi mình, kém học vấn, kém cấp bậc. Nhưng vẫn đến vì ở đó có anh.

Chọn lúc anh đắm say nhất, tôi tỉ tê hỏi :

- Hình như Phước có ấn tượng xấu với em. Sao lại thế nhỉ?
- Đâu có.
- Nhìn thái độ và đọc trong ánh mắt nó em biết.

Anh thật thà :

- Chấp làm gì, bây giờ nó khác rồi. Quý em nhất mà.
- Nhưng sao trước đây lại không quý? Em làm gì sai ?
- Nó nông cạn, nhìn vẻ ngoài và cho rằng em ăn chơi, không hợp với anh. Lại tưởng em chỉ lêu lổng. Nó coi thường những đứa mác đại học này nọ mà thực chất chả biết gì.

Tôi nghe đến đó lại sôi máu:

- Đồ ấu trĩ.

Tôi âm thầm làm việc thâu đêm quyết cho nó biết mặt. Nó đã là cái gì mà tinh tướng. Tôi bực bội muốn bỏ anh nhưng dứt khoát nó sẽ đánh giá tôi là kẻ hư hỏng, coi tình yêu như trò chơi. Không được. Tôi đã yêu chú nó thì phải yêu đến cùng. Để xem nó còn dám có thái độ gì với tôi nữa. Cho tới lúc tôi tốt nghiệp bằng đỏ và ai cũng nói về tôi như một hiện tượng.

Thời gian sau, anh muốn cưới. Các cháu anh nóng lòng muốn chú lấy vợ. Phước luôn hào hứng hỏi:

- Bao giờ chị và chú định tổ chức?

Rồi nó chuyển sang gọi tôi bằng thím. Nó không còn dành cho tôi tia nhìn có gai ngày nọ. Nhưng tôi vẫn gườm. Tôi và anh cưới nhau như một sự tất yếu. Tôi không trốn tránh được. Một người chung thủy thì yêu phải lấy. Chả lý do gì là chính đáng để bỏ được.
Phước đã làm đủ tiền để tự nuôi mình đi du học. Sự ma lanh mà nó có được số tiền lớn chả có gì đáng nể. Nhưng những tâm sự sẽ học thành tài từ nước ngoài, học bù cho những tháng ngày lăn lộn làm ăn, học để trở về làm một người trưởng thành hẳn hoi của nó khiến tôi cảm kích.

Nó bay đi với ước mơ đẹp. Tôi ở nhà thấy thiếu hụt một điều vô hình. Vẫn ngỡ ngàng thấy mình đã là “kẻ đeo gông”. Tôi muốn bỏ anh ấy và quay trở lại sự tự do đầy uy lực ngày nào. Tôi vốn là kẻ không thừa nhận tình yêu có thật trên đời. Nhưng chỉ đã luồn kim. Sao có thể đi ngược thời gian nữa. Sau tiếc nuối vu vơ tôi nhận ra chồng mình cũng là một người tốt. Một thằng cứng cổ như Phước phải nể trọng thì hà cớ gì tôi lại không dành trọn tình yêu cho anh.
 
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
NHÂN TÌNH
(Sưu tầm)

Nàng chỉ đủ tiền thuê một căn nhà 12 mét vuông trong một khu xóm nghèo. Đến tối là nàng biết ngay mình đã lọt vào sống giữa ổ các cô gái bán hoa. Như để bù lại cuộc nổi loạn ra đi của nàng, anh đã ở lại với nàng đến 11 giờ đêm. Con bé nàng gửi sang nhà bà ngoại. Nàng cuộn tròn người rúc vào nách anh khóc tấm tức.

Anh ôm chặt nàng dịu dàng:
- Khóc đi em. Cứ khóc to lên. Bây giờ anh sẽ luôn ở bên cạnh em.
Sau đó anh hôn nàng. Chính vì những cái hôn này mà nàng nổi loạn.
Nàng cảm thấy thật yên lòng. Thời gian như ngưng đọng trong vòng tay ôm. Nhưng thực ra nó trôi rất nhanh. Anh nói, đã đến lúc anh phải về vì chẳng có cuộc họp nào kéo dài đến 12 giờ đêm. Nàng trở dậy tiễn anh. Quá mệt mỏi nàng ngủ thiếp đi.
Trưa hôm sau anh gọi điện đón nàng đi ăn. Anh bảo về nhà nàng nghỉ một chút. Bây giờ sẵn có nhà nàng, anh và nàng không còn phải đi lang thang nữa. Anh lại ôm nàng vào lòng vỗ về an ủi và hôn nàng.
Nàng yên lòng với cuộc ra đi cùng với một triết lý để trấn an mình: Cái gì cũng có giá của nó. Tôi không muốn sống trong cuộc sống gia đình tù túng thì tôi sống một mình với con. Nhưng tôi sợ sự cô đơn thì tôi phải có bạn tình. Tôi yêu một người đàn ông đã có vợ. Tôi chấp nhận sự sẻ chia đó.
Quả là cuộc sống mới thật dễ chịu. Bây giờ nàng có thể thoải mái đi sớm về muộn mà không sợ ai cằn nhằn. Có hai mẹ con, lúc hứng thì nàng nấu ăn, lúc buồn bực thì ăn cơm bụi, lúc nào buồn nữa thì gửi con về bà ngoại đi lang thang. Nàng với anh đã có một giao ước: Dẫu có rất cần nàng cũng không gọi điện thoại về nhà anh. Vả lại, nàng đã có anh từ thứ hai đến thứ sáu, còn hai ngày cuối tuần phải trả lại anh cho gia đình anh chứ. Bây giờ nàng có nhà riêng nên anh thường đến với nàng buổi trưa. Giờ nghỉ trưa từ 12 giờ đến 1 giờ 30 phút chiều. Anh và nàng ăn cắp thêm 30 phút. Thế là từ 11 giờ 30 đến 1 giờ 30, thời gian vừa đủ cho một cuộc âu yếm nhau, không quá khứ, không tương lai, không cả hiện tại.
Thời tiết chuyển mùa, cái nắng gắt gao chuyển sang trong veo. Cái thứ thời tiết gợi nhớ, làm cho lòng người dễ sầu, dễ cảm. Từ chiều thứ sáu nàng gửi con về bà ngoại. Nàng đi chơi lang thang cả tối thứ sáu, ngày thứ bảy nàng điện thoại cho mấy cô bạn gái, đứa nào cũng kêu bận. Nàng xem ti vi chán lại đọc sách. Một ngày sao mà dài thế. Buổi tối nàng phải dùng đến thuốc an thần. Thuốc làm nàng trôi vào giấc ngủ mê mệt. Nàng tỉnh giấc trong sự thổn thức của trái tim. Phải mất một phút nàng mới trấn tĩnh được. Thì ra là tiếng khóc ai oán sầu thảm từ phía sau nhà vọng lại. Nàng nhìn đồng hồ đã 2 giờ sáng. Phải rồi, giờ này là giờ các cô lục tục trở về nhà. Mọi bận các cô về cũng có ồn ào nhưng không khóc lóc như hôm nay. Chắc có cô ả nào bị đánh hoặc bị cướp mất tiền đây. Nàng nằm im để xem phán đoán của mình có đúng không?
Tiếng một cô hét lên giận dữ: Con Hồng vả vào miệng nó kia. Con Thơm lấy cái giẻ nút miệng nó lại.
Tiếng khóc ai oán nức lên kèm theo những tiếng hờ: Thành ơi, em phụ anh rồi. Em đã nói dối anh là ra đây có việc làm tử tế. Ai ngờ em chỉ là một con điếm rẻ tiền. Em chỉ là một con điếm rẻ tiền anh ơi. Bố mẹ ơi tha tội cho con. Ai ngờ con bố mẹ lại thành điếm thế này.
Lại một tiếng thét: Tao đã bảo chúng mày bịt miệng nó lại kia mà. Con Thoa mày vả vào miệng nó.
Ôi thì ra cô nàng say rượu.
Nàng xoay ý nghĩ về anh, nhớ lại những lời nói cử chỉ âu yếm của anh với nàng để ru mình vào giấc ngủ.
Ngày chủ nhật nàng thức giấc từ 7 giờ sáng định bụng sẽ đi đón con bé cho đi chơi công viên nhưng trong lòng không ổn và đầu nhức như búa bổ. Đến trưa thì nàng ốm thật sự. Cặp nhiệt độ thân nhiệt nàng lên đến 39 độ 5. Nàng rất ít ốm nên nàng thực sự hoảng hốt. Nàng muốn có một người bên cạnh nàng lúc này. Người đầu tiên nàng nghĩ đến là anh. Hiện tại nàng đang rất cần anh nên nàng không còn nhớ đến sự giao ước bất thành văn bản kia.
Nàng nhấc máy bấm số nhà anh. Thật may đầu dây bên kia lại đúng là anh. Nàng nói vắn tắt tình trạng của nàng. Giọng anh lạnh tanh:
- Chuyện công việc thì mai cô gọi đến cơ quan nhé, ta bàn sau.
Rồi anh bỏ máy.
 
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
Tim nàng như ngừng đập. Chân tay nàng bủn rủn. Nàng nằm vật ra giường thở hổn hển. Nước mắt tứa ra chan chứa. Nàng khóc nức lên. Một chập. Cảm thấy đã vơi nhẹ nàng mới chợt nghĩ ra: Có lẽ, lúc ấy vợ anh đang đứng gần đấy.
Nàng lẩy bẩy đứng dậy tìm thuốc hạ sốt.
Trưa thứ hai anh mang đến cho nàng một bó hoa rất đẹp kèm thêm một túi hoa quả khổng lồ. Anh ghì chặt lấy nàng nhấm nháp hết những giọt nước mắt vương trên má nàng. Tiếng anh rót vào tai nàng:
- Đừng khóc em, có anh bên cạnh em đây rồi mà.
Vũ trụ của nàng lại yên ổn trong vòng tay anh. Đúng 1 giờ 30 phút khi thân nhiệt nàng vẫn còn 39 độ C anh cũng rời bỏ nàng để đi làm. Thứ hai quả là nhiều việc.
Ba ngày sau thì nàng khỏi ốm. Cũng vì những ngày ốm đó mà đêm đêm nàng đã chứng kiến cảnh khóc cười của những cô gái bán hoa. Nàng lại có biệt tài phân biệt rất rõ giọng khóc cười của từng cô, ở đằng sau nhà nàng là nhà trọ của năm cô. Cái cô có giọng giận dữ thét cô Hồng, cô Thoa, cô Thơm vả vào miệng cô Xoan khóc hờ anh Thành hôm nào có tên là Lan, có lẽ là đàn chị nhất trong bọn. Một tối cô trở về hét to từ ngõ: Chúng mày có tắt hết đèn đóm đi không. Giọng cô Hồng vọng ra: Sao thế hả chị?
- Tao đang trần như nhộng đây.
Rồi tiếng cô kể lể:
- Tiên sư nó chứ. Nó bảo nó thuê nhà rồi. Nào ngờ nó dẫn mình ra bãi sông. Nó sợ bệnh nó đi những 3 cái o ke. Nó đã chơi quỵt nó lại còn vơ hết cả áo quần của mình nữa chứ.
- Chị ơi máu kìa.
- Tức chết đi đây, tiếc gì chút máu.
- Chị ơi... Tiếng cô Hồng khóc thút thít.
- Khóc cái gì. Bụng làm thì dạ chịu.
- Chị khóc đi một tí cho nó hả. Khóc đi chị, không thì điên mất đấy.
Giờ thì nàng biết họ khóc, họ cười để cho nó hả.
Nàng có mang, đấy là hệ quả tất yếu của một sự sơ sểnh. Khi nàng báo tin cho anh, mặt anh đầy vẻ đau đớn:
- Khổ thân em tôi.
Nàng tin anh đã rất thành thật.
Cô y tá dìu nàng ra chiếc giường trống: Chị nằm nghỉ một lát cho nó ổn định rồi hãy về. Nàng nằm và nhìn quanh quất. Không có chỗ nào cho nàng nhìn quanh quất cả. Đập vào mắt nàng là những hình ảnh họ chăm sóc nhau. Những đôi trai gái trẻ đã đành, đến những người có tuổi họ cũng chăm sóc nhau thật âu yếm. Phải thôi, đó là cuộc sống bình thường mà.
Ngày còn ở với chồng, nàng cũng từng bị nhỡ nhàng kiểu này. Chồng nàng đã rất lo sợ. Chồng nàng tìm nhờ một người quen một bác sĩ tay nghề cao để nhờ vả. Chồng nàng đưa nàng đi. Khi nàng vào trong phòng thủ thuật nàng còn kịp nhìn thấy đôi mắt thất thần của chồng. Có thể có nhiều thứ nàng vin vào để chê chồng nhưng việc anh chăm sóc nàng lúc ốm, lúc đau, lúc sinh nở, lúc trái gió trở trời, lúc đêm hôm khuya khoắt thì nàng không thể chê chồng.
Cơn buồn ngủ ập đến làm nàng hơi lâng lâng. Nàng suy tính. Có nằm lại 1 giờ, 2 giờ cũng thế. Âu là đi về nhà ngủ cho yên. Nàng ngồi dậy thay váy rồi rời nhà hộ sinh. Bước xuống cầu thang nàng cảm thấy đầu gối hơi bủn rủn. Nàng nhắc mình phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận. Đến bậc cầu thang cuối từ bụng nàng tụt ẫng ra một khối chất lỏng. Nàng sợ hãi khép chặt hai đùi rồi từ từ ngồi xuống bậc cầu thang. Một lúc nàng tự nhủ mình phải đi tiếp. Nàng vịn tay cầu thang đứng lên. Từ chỗ nàng ngồi loang vết máu. Nàng đi ra cổng, mỗi bước chân của nàng đi, từ trong bụng nàng lại tụt ẫng ra chất lỏng. Nàng tựa lưng vào thành cổng chờ, một chiếc xe ôm đi tới, nàng gọi.
Cuối cùng nàng cũng về được đến nhà, vào toa lét thay chiếc quần ướt sũng máu.
Khi nằm yên vị trên giường nàng mới thấm thía cái sự vội vã của mình. Cũng may nàng có sức khỏe. Sự mệt mỏi nhấn chìm nàng vào giấc ngủ. Tỉnh giấc chiều đã chạng vạng. Không gian vắng lặng như tờ. Nàng quay ý nghĩ về với anh. Nàng thèm muốn có anh bên cạnh nàng lúc này. Nàng sẽ rúc đầu vào ngực anh để khóc rấm rứt. Khóc cho vơi đi sự tủi thân. Khóc cho vơi đi sự dỗi hờn. Anh sẽ ôm chặt nàng xoa vào lưng nàng. Hoặc như lúc thảnh thơi không âu yếm nhau anh nằm phía sau lưng nàng hít hà cái mùi của nàng.
Sự khao khát làm nàng rơi vào ảo giác. Kìa, anh đang đẩy cửa bước vào. Bóng anh làm ánh sáng chiều chạng vạng tối hẳn. Anh chầm chậm đến bên nàng. Anh ngồi xuống bên nàng, cúi xuống ôm lấy nàng. Nàng giơ tay về phía anh... Tay nàng rơi thõng xuống giường.ảo giác làm vai nàng đau buốt và ngang thắt lưng thì như bị nẹp chặt. Nàng cố trở mình. Xung quanh nàng bóng tối đậm đặc hơn. Không có ai cả, chỉ mình nàng với bóng tối.
 
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
Nàng cảm thấy đói và khát nhưng nàng cũng cảm thấy sự bấy bớt của cơ thể. Nàng sợ hãi với công tắc bật đèn lên. Nàng cuống quýt giở sổ điện thoại gọi cho cô bạn thân. Thật rủi cô bạn đi vắng. Nàng gọi cho cô bạn đồng nghiệp, cô cũng không có nhà. Nàng hơi ngập ngừng một chút trước số của anh. Đến nước này thì phải gọi anh rồi. Nàng cố tạo một giọng khác hẳn để hỏi thăm anh có nhà không. Đầu dây nói bên kia trả lời, anh đưa thằng cún đi bơi chưa về. Nàng rã rời. Nàng đã nói với anh rằng hôm nay nàng sẽ đến bệnh viện kia mà.
Cái bóng đèn đỏ nhìn chòng chọc vào mắt nàng diễu cợt: Khóc đi, cười đi, rồi gào to lên cho sinh lực nó về. Qua ngày chủ nhật, đến thứ hai anh lại đến. Anh sẽ lại âu yếm, yêu thương. Khóc đi, cười đi... Nàng muốn đập tan chiếc bóng đèn nhưng nàng không đủ sức. Nàng chỉ đủ sức với tay tắt nó đi.
Trong bóng tối ý nghĩ của nàng trở nên rõ rệt hơn. Một lần nàng tình cờ gặp một người đàn bà, người ấy nhìn nàng và nói: Trông cô em có vẻ nội tâm nhiều ẩn ức. Chị sẽ bày cho cô em một giải thoát tinh thần rất hữu hiệu. Nếu cô em đang khốn khổ về chuyện chồng con, mỗi buổi sáng ngủ dậy cô em leo lên sân thượng ngửa mặt lên trời hô to 3 lần: tổ sư bố chúng mày, tổ sư bố chúng mày, tổ sư bố chúng mày, thời buổi cơm bình dân, cơm đầu ghế lắm thế để cứt đái nó tràn cả vào nhà tao. Nếu cô em đang khốn khổ vì sếp thì mỗi sáng ra thức dậy cô em cũng leo lên sân thượng hô to tên sếp 3 lần kèm với hai từ nữa là: chết đi, chết đi, chết đi... Như vậy cô em đã giải tỏa được sự uất ức trong lòng. Cái sự uất ức này để lâu trong người sinh bệnh ung thư đấy.
Thì ra cái sự đêm đêm các cô gái bán hoa khóc cười chính là một sự giải tỏa những nỗi nhục nhã ê chề để hôm sau lại lao thân vào.
Vậy còn nàng? Khóc đi, cười đi và hô to lên 3 tiếng: nhân tình, nhân tình, nhân tình để tiếp thêm nghị lực. Đêm nay là đêm thứ bảy, ngày mai là chủ nhật. Đau đớn đi, khao khát đi, cười đi, khóc đi, hô to lên đi, rồi là sẽ đến ngày thứ hai. Anh sẽ đến, sẽ lại âu yếm, xót xa, siết chặt... ngọt ngào đến thế cơ mà.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Liên APS ơi có truyện nào vui hơn không. Thư giãn mà đọc NHÂN TÌNH thì buồn nẫu ruột.
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
Một người phụ nữ sau khi sinh xong sợ đau quá bèn thề trước mặt chồng :

“Em thề không bao giờ sinh đẻ gì nữa, nếu mà dẻ đứa nữa là bị súng đạn ăn liền”

Người chồng nghe vợ nói vậy sợ quá bèn dọn ra ngủ riêng. Một tháng sau, người chồng ban đêm ngủ hay giật mình vì tiếng động giống nnư có người đột nhập vào nhà. Một đêm anh ta rình thì thấy bóng người đang lom khom ngó qua cửa kính vào phòng ngủ của mình. Anh ta quát lên
“Ai ?”
“Người kia giật mình bật kêu lên
“Dạ em”
-Em là ai?
- Dạ là người...không sợ súng đạn
 
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
To Vo Vinh Nam: Đúng là cậu cả nghĩ rồi, nhân vật có trong truyện, chẳng hiếm ở ngoài đời đâu. Nhiều khi sướng khổ là do mình cả đúng không.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
lien_aps nói:
To Vo Vinh Nam: Đúng là cậu cả nghĩ rồi, nhân vật có trong truyện, chẳng hiếm ở ngoài đời đâu. Nhiều khi sướng khổ là do mình cả đúng không.
Mình đồng ý với Liên_APS nhân vật này có thật và rất nhiều nữa là khác. Ơ mà mình muốn nói là có truyện nào vui hơn thì bạn post thôi mà, chả nhẽ truyện buồn mới hay hay sao?
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
Một ông già bị quên lãng, một cô bé tật nguyền xấu xí đến kỳ lạ, một con búp bê gãy gọng. Họ là tất cả những cái thừa thãi mà mọi người trong gia đình cố tình quên đi. Tất cả đều bị nhồi nhét vào một căn phòng bé xíu, cũng tồi tàn như chính vẻ bế ngòai của họ. Nhưng chính tại nơi đây, phép lạ đã xảy ra. Không phải bởi bàn tay màu nhiệm của cô tiên xanh trong truyện cổ tích, phép màu xãy ra từ tình yêu nhân hậu giữa ông và cháu. Câu chuyện chia làm hai phần, phần đầu là một gam màu tối, tối đến ngột ngạt, bức bối. Một nghịch cảnh đau đến thắt long.
Nhưng tất cả không ngăn nổi ánh hào quang phát ra từ trái tim nhân hậu của cô bé tật nguyền xấu xí. Rồi lan tỏa sang người ông, tiếp thêm sức mạnh cho ông để làm nên sự kỳ diệu cuối đời.

Bà mụ của búp bê
Quế Hương
Tiếng khóa cổng lách cách, tiếng xe nổ. Tiếng càu nhàu của con dâu ông. Ðó là những âm thanh cuối cùng mà ông lão đợi - ông biết chúng đã đi làm, hai con bé đã đi học mà bây giờ ông và con Lỡ sẽ tự do trong ngôi nhà vắng lặng.
Ông chui ra khỏi cái hộp của ông, một cái buồng nham nhở, hai mặt tựa vào hông tường và bếp, một mặt che tấm ván ép, một mặt trống hoác làm cửa ra vào. Ông đã quen đổi chỗ từ hai mươi năm nay, khi con ông trở thành chủ nhân trong ngôi nhà của cha mình. Từ lầu đến trệt, từ phòng trước đến phòng sau, từ phòng rộng đến phòng hẹp và bây giờ kề bên bếp. Lần này thì chính ông đề nghị: "Bây để tau xuống nhà sau ngủ. Tau hay đi tiểu đêm mà cửa thì bây khóa...".
"Không khóa để ông đi ra, kẻ trộm đi vào à?". ' Con ông càu nhàu. Còn vợ nó thủng thỉnh: "Mùa hè, nằm đó khác chi hứng gió biển". Nằm đó là nằm ở khúc nhà ngang nối liền nhà trên với bếp. ở đó có mái nhưng tường không che chắn kín đáo như nhà trên. Thồng lộng. Con ông che tạm cho ông cái buồng này và bảo: "Rồi thư thư... con xây thành phòng". Tối đến khi cánh cửa thông đã khép, cắt ông với thế giới "trên nhà", ông thấy dễ chịu khi được một mình với yên tĩnh và bóng tối. Ông có thể ngắm cả mảng trời sao nhấp nhánh. Cả vầng trăng viên mãn tròn đầy. Cả lúc trăng mỏi. Cả những bóng cây vật vã vào nhau trong đêm mưa gió. Cũng còn dễ chịu hơn rón rén đái vào bô, từng tí, từng tí để tiếng nước tiểu không làm con dâu thức giấc, còn hơn níu tiếng đằng hắng cứ chực vọt ra khỏi họng. ở đây, ông có thể tự do đi lại, uống nước khi không ngủ được. Người già uống nhiều hơn ăn, ông có thể uống trà trừ bữa. Nhắc trà ông lại nhớ chén - cái chén sứ men lam bắt tuấn mã ông thường dùng nay đã cất trong tủ buýp-phê trên nhà. Ông có thói quen vừa uống trà vừa ngắm cái vẻ dữ dằn tuấn vĩ của tám con ngựa ở tám tư thế khác nhau. Nét vẽ sống động bằng màu xanh đậm mà vẫn trong như ngọc bích. Men trắng xanh lơ quý phái. Trà sóng sánh vàng bốc khói, tám con ngựa oai phong lẫm liệt. Uống trà trong chén ấy mới tuyệt làm sao! Nhưng chúng nói phải. Chén quá quý mà tay mình thì run - vỡ uổng lắm. Ðể còn mà ngắm - ông lão lại chép chép miệng móm mém rồi đi tìm con Lỡ. Nó đang kéo lê đôi chân cong vòng, nhỏ như cây sậy đi tìm ông. Nó ngủ trên kia nhưng khi cả nhà đi hết, nó lại được thả xuống cho ông. Con và dâu ông mắc một chứng bệnh kỳ dị - bệnh sạch. Ði làm về là chúng dọn dẹp lau chùi cho đến khi bóng như lau như li. Ðồ không dám dùng. Ngồi không dám dựa. Con cái không được chơi làm bẩn đồ đạc bóng lộn. Chúng làm lụng cực nhọc nhưng chúng không thuê người giúp việc vì sợ thêm người thêm bẩn. Vả lại đời nay biết đâu mà tin.
Con Lỡ toét miệng cười với ông. Ông đến bế nó. Ngó nó lết mà thương. Nhưng ông không bế nổi con bé. Hai ông cháu lảo đảo. Ông ngồi chỗm hỗm cho nó bá cổ. Con Lỡ nằm bẹp trên lưng ông và hai ông cháu đi đến chỗ để thức ăn. Con Lỡ vừa ăn vừa "khóc" như mọi khi. Cũng như mọi khi, nó vừa ăn vừa đút cho con búp bê trụi tóc, gãy tay của nó. Cha mẹ nó chẳng chờ đợi nó ở ngôi nhà này. Họ đợi một đứa con trai. Mẹ nó đã quay lưng khóc khi cô đỡ chìa ra một cô bé gái nhăn nheo, đau khổ như một bà cụ. Ðứa con gái thứ ba! Lại xấu xí! Lại gầy gò vì thiếu cân, thiếu tháng! Lại bị què sau trận sốt tê liệt khi lên hai!. Ðôi lúc người mẹ cùng ăn năn. Giá chăm chút nó như hai đứa trước, uống, tiêm phòng đầy đủ. Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên. Ngưòi ta gọi nó luôn là con Lỡ. Nó lại bị cái gì đó ở tuyến lệ nữa. Nước mắt cứ ri rỉ ngay cả khi nó cười: Trong ngôi nhà sạch bóng, tươm tất này, nó và ông thật lạc điệu - xấu xí, vô dụng - ông đọc điều đó trong cái nhìn. ăn xong, hai ông cháu ngồi chơi trên chiếc ghế mây dưới bóng cây. Một già một trẻ có thể ngồi đó suốt buổi cho đến khi có tiếng khóa lách cách trở lại. Con Lỡ lắng nghe ông nói, không hiểu, không khen chê nhưng vẫn nghe. Nó thường bắt lấy chữ cuối của ông làm chữ đầu của nó. Tuổi tác có ý nghĩa gì khi mọi sự đều trở về. Tóc trở màu, con người lại bắt đầu như một đứa trẻ, yếu đuối, bất lực, sợ hãi, ngây thơ. Thường ông kể chuyện cho nó nghe, chuyện đời, chuyện xưa nay, bày cho nó đếm, nó đọc. Còn nó bày cho ông bán hàng bằng lá, chơi búp bê. Sáng nay mặt con Lỡ đầy vẻ nghiêm trọng. Nó cứ nhìn chăm chăm con búp bê cũ kỹ hai đời chị quẳng lại cho nó và bảo ông:
- Sáng nay con búp bê sẽ đẻ con.
- Sao cháu biết?
- Nó nói.
- Nó nói sao?
- Nó nói nó đau bụng. Con nó ở chật bụng nó.
Ông lắc đầu. Bao giờ con bé cũng ao ước con búp bê đẻ. Mẹ nó biết đẻ. Con mèo biết đẻ thì tại sao con búp bê không đẻ? Nó sẽ đẻ một con búp bê tóc vàng, má hồng và lành lặn. Ðôi khi cả một bầy búp bê cũng có!
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
BÀ MỤ CỦA BÚP BÊ(Tiếp theo 1)

Giá mình có thể "đẻ" cho nó một con thế nhỉ! Ông lão lẩn thẩn nghĩ. Tia mắt già nua đậu trên con bé Lỡ. Ðậu trên những chiếc lá vàng nâu nằm uể oải trên mặt đất.
- Ông thấy không? Con Lỡ lắc tay ông - Bụng con búp bê sáng nay bự chác. Nó đựng đầy con. Nhưng con nó làm sao ra được?
- Thì... thì... cũng như bà cho ra ba cháu. Mẹ cháu cho ra cháu. Có một bà tiên người ta gọi là bà mụ. - Thế bà mụ của búp bê đâu?
- Cháu đấy!
- Cháu không biết làm bà mụ. Bà mụ phải làm gì?
- Gối lên chân ông ngủ và đợi.
- Không, cháu không ngủ. Con bé lắc đầu quầy quậy.
Ông nhớ lại lúc con mèo mun đẻ. Con bé đã ngồi bên nó suốt buổi để đợi xem em-bé-mèo.
- Cháu không ngủ. Có bé lập lại, nhìn ông bướng bỉnh. Chính lúc ấy ông mới thấy mắt con bé đẹp vô cùng - trong như nước hồ thu, ươn ướt. "Giống hệt mắt bà ấy" - Ông lão thì thầm.
- Bà ấy nào?
- Bà cháu.
Rồi ông lão nhìn đăm đăm vào khoảng trống trước mặt, dường như bà hiện ra ở đó, mãi mãi ở tuổi thanh xuân với những dải nước màu đen sóng sánh, đôi mắt trong ngần, đôi má vàng óng nắng, phơn phớn lông tơ.
- Này ông! Sao con búp bê lâu đẻ thế?
Bóng bà tan biến. Con Lỡ nhìn ông chăm chú:
- Ơ! Mắt ông cũng có nước. Mặt ông lại nhăn thêm nữa. Một, hai, ba, mười, mười lăm... Nhiều quá. Chẳng ai nhiều như ông, đếm bắt mệt!
- Tại năm tháng đó cháu. Năm tháng đi qua để lại dấu vết. Ông đã sống nhiều năm tháng quá rồi!
Và bà lại hiện ra, một bà lão khô héo, cái lưng nằm mãi vì bệnh đến lở lói. Khuôn miệng cay đắng thốt những lời cay nghiệt. Ðôi mắt mờ đục chất ngất mệt mỏi.
- Thế ông cất năm tháng của ông đó à? Khi hết chỗ ông sẽ cất ở đâu?
- Khi đó ông chết.
- Ðừng... cháu sẽ chơi với ai? Miệng con bé méo xệch - ông đừng chết. Cháu sẽ cất giùm ông nếu ông hết chỗ. Ông đừng chết!
- Chưa chết đâu! Con búp bê gọi cháu kìa!
Con bé lại quên ông. Nó quay qua con búp bê mất tay:
- Này đau bụng hả? Mày đẻ con thôi. Mày đẻ một con búp bê tóc vàng đẹp như công chúa, không trụi tóc, không gãy tay. Con mày sẽ đẹp dùm mày.
Con-mày-sẽ-đẹp-dùm-mày. Chao ôi! Con Lỡ nói một câu hay quá. Ông nhìn cháu ngạc nhiên. Ông nhìn hai cẳng chân cong vòng, nhìn thân hình èo uột, mái tóc lơ thơ và chợt nhận ra nó không ngô nghê như hai chị nó, rằng ông quá hoài phí năm tháng để hiểu điều này. Trong bản chất mỗi con người, mỗi sự vật, có cái người ta không thể học được. Ôi con Lỡ của ông! Từ khi bà mất, lòng ông nguội lạnh. Chính con bé què quặt ốm yếu này đã hâm nóng nó lại. "Ai mạc ư tâm tử". Mọi sự đau xót không gì bằng nguội lạnh con tim. Thật đúng!
- Ðúng là con búp bê sắp đẻ phải không ông?
- ừ.
- Nhưng lâu quá! Con bé rên lên nhìn ông nôn nóng.
Con - nó-làm-đẹp-cho-nó. Con người được cứu vãn nhờ sự tái sinh. Ông không thể dập tắt niềm tin ấy của con Lỡ. Ông lão trầm ngâm suy nghĩ rồi đứng phắt dậy:
- Nó sẽ đẻ! Ông lão dõng dạc tuyên bố. Có điều cháu phải kiên nhẫn chờ. Ông đi mời bà mụ đây. Cháu sẽ giúp ông bằng cách ngồi yên trên ghế, không được rời con búp bê.
- Mau lên ông! Cháu sẽ ngồi yên mà! Con bé rối rít giục. Ông lão tất tả ra cổng rồi đột nhiên ông khựng lại, quay lui. Cả hai ông cháu tuyệt vọng nhìn cái ổ khoá cổng to tướng. Con Lỡ bắt đầu thút thít.
- Ðừng khóc! Ông có cách rồi.
Ông đi tìm cái ghế cao con ông vẫn dùng để tỉa hoa giấy. Nó được dựng gần tường. Ông kéo nó sát hàng rào, vụng về, khó nhọc. Ông dặn con Lỡ lần cuối trước khi leo lên:
- Nhớ ngồi yên. Ðừng tụt xuống té nghe!
- Dạ! Ði nhanh ông nghe!
Ông già bắt đầu trèo lên chiếc ghế cao. Chân ông run run, lóng nga lóng ngóng nhưng lòng ông rạo rực. Thằng bé nghịch ngợm trong ông hồi sinh - cái thằng cu Ðen thề không đặt chân xuống đất khi ở nhà một mình. Nó chỉ nhảy từ bàn qua ghế, từ ghế qua giường... Ông ngồi trên bờ tường nhìn xuống đường. Bây giờ ông phải xuống đó không có ghế. Ông bấu tay vào gờ tường và tụt xuống. Cứ nghĩ mình đi - ngược-lại. Ông vừa tụt xuống vừa lẩm bẩm và niềm vui lẫn sợ của thằng cu Ðen trèo tường đi chơi cứ làm tim ông đập thình thịch. Thời gian không thực có. Nhảy đi, cu Ðen! Nửa thước chứ mấy. Ông lão nhảy. Thằng cu Ðen táo tợn vỗ tay. Còn ông lão đau quá, khuỵu xuống. Ông nhăn mặt nhưng sực nhớ con Lỡ, ông đứng dậy, ông vịn tường bước khập khiễng. Ðể đỡ đau, ông tụt dép cầm tay. Có năm năm rồi ông không ra đường. Phố xá bây giờ lạ quá. ông lại là đứa con nít sợ lạc trước dòng người và xe cộ nườm nượp.
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
Bà Mụ Của Búp Bê (Tiếp theo 2)

"Này nằm yên đó. Ông sẽ về bây giờ với bà mụ và mày sẽ hết đau bụng, sẽ đẻ cho tau một con búp bê tóc vàng, lành lặn - con Lỡ thầm thì. Nó cảm thấy buồn đái, nhưng nó nhớ lời ông dặn không được rời con búp bê, không được tụt xuống té. Mày cũng khó chịu thế chứ gì. Như tau buồn đái thế thôi". Con bé ôm bụng nhăn nhó. Con búp bê mở to đôi mắt biếc có hàng mi cong vút nhìn trời. "Chịu khó đi rồi con mày sẽ làm đẹp cho mày. Con mày sẽ không rụng tóc và gãy tay như mày. Con tau... không biết rồi con tau có làm đẹp cho tau không? Chân tau không như mọi người. Tau không làm đẹp cho mẹ và mẹ không thương tau!" Con bé thở dài. Hoa nắng bắt đầu nhảy nhót trên áo nó. Con búp bê nhắm mắt ngủ. Con bé cũng thiu thiu.
Khi con Lỡ mở mắt, điều kỳ diệu đã xảy ra. Ông nó ngồi cạnh nó. Con búp bê tóc vàng, má hồng nằm cạnh con búp bê trụi tóc, cụt tay. Còn nó, nó nằm trên vũng nước tiểu.
- Ôi! Nó đẻ rồi! Thế bà mụ đâu! Cháu muốn cảm ơn bà.
- Bà mụ đi rồi. Bà còn phải vội đi đỡ đẻ cho con búp bê khác.
- Sao ông không thức cháu?
- Rồi nó nhìn cái quần ướt sũng, bẽn lẽn: - Cháu không định tè trong quần, nhưng...
Ông vừa nhăn nhó vừa cười. Nom ông là lạ. Nửa như nó, nửa như ông.
Ông lão ngồi thở, ông còn mệt và còn đau chân lắm; khó lòng tưởng tượng những gì ông đã làm sáng nay. Nó cũng kỳ diệu và khó nhọc như con-búp-bê-đẻ-con vậy.
Con Lỡ nhìn sững con búp bê tóc vàng. Nó đẹp dễ sợ. Nó không như con mèo mới đẻ, lông bết dính và mắt nhắm tít. "Mày thích lắm nhỉ - Bây giờ mình có ba người - Ban ngày thêm ông là bốn. Tau sẽ giấu mày trong chăn - Chị tau mà thấy họ không để yên cho mày đâu".
Ðêm đó ông lão không ngủ được, ông gác hai cẳng chân đau nhức, mỏi nhừ lên thành giường. Ông đã đi bộ đến mấy con đường với cái chân đau. Chính thằng cu Ðen táo tợn, bướng bỉnh ấy kéo ông đi tới cửa hàng búp bê. Ông thò tay vào ngực - Bà vẫn nằm yên trong đó, gối đầu lên ngực ông. Chỉ có khác là bức chân dung hồi trẻ của bà lồng trong trái tim bằng ngọc bây giờ không được treo sợi dây chuyền vàng nữa - nó được thay bằng một sợi dây rút từ bao xi măng. Trong bóng tối đôi mắt đẹp như mắt con Lỡ nhìn ông cười có đuôi. Con Lỡ chắc ngủ ngon sau khi trò chuyện với lũ búp bê. Ông mơ màng thấy thằng cu Ðen kéo một toa tàu, một ông lão cà nhắc, một con bé cà thọt và một bà lão muôn thuở tuổi đôi mươi.
Trên nhà, con Lỡ ôm hai con búp bê ngủ. Nó mơ nó đẻ con. Ðẻ ra một con Lỡ con lành lặn, đôi chân tròn trĩnh xinh đẹp lộ trong chiếc áo đầm voan trắng. Con Lỡ con đẹp giùm mình. Mặc áo đầm giùm mình. Con bé ngủ thiếp với ý tưởng đó. Còn con búp bê trơ trụi tóc, gãy tay thì không ngủ. Nó thao thức nghĩ đến bà mụ của mình.
4-1994
 
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
CHẾT KHOẺ

Bố Mù không mù hẳn, mắt phải Bố Mù vẫn sáng, sáng quắc.

Mắt trái Bố Mù hỏng từ năm lên chín tuổi, sau một trận sốt cao, bỗng nhiên Bố Mù nói với cha mẹ: Mắt trái con không nhìn thấy gì! Hai người choáng váng, vội tới huơ huơ tay trước mắt trái con, thấy con ngươi mắt trái đúng như quả lắc chuông đồng hồ chết.

Cha mẹ bắt đầu khóc: Nhà có mỗi đứa con, mù rồi thì làm sao đây? Không ngờ đúng lúc cha mẹ đang khóc lóc thương tâm thì Bố Mù nói chậm rãi: "Cha, mẹ, khóc làm gì? Nên cười mới phải! Trận ốm này mới làm con hỏng một mắt, còn tốt hơn hỏng cả hai mắt biết bao. Con còn tốt hơn ối người mù hẳn trên đời này". Câu đó làm hai ông bà ngạc nhiên sững người, sau nghĩ lại cũng thấy có lý, nước mắt ngớt dần.

Bố Mù lớn dần lên.

Nhà Bố Mù chẳng dư dật gì, cha mẹ không đủ lực cho đi học nhưng vẫn muốn biết chữ, bèn xin nhà hàng xóm giàu cho con đến nghe ké thầy đồ giảng bài. Song chỉ nghe được một năm, nhà giàu kia không muốn Bố Mù đến nữa, lý do vì Bố Mù nhớ bài nhanh quá, so với con nhà giàu thì thấy rõ con mình là thằng ngốc. Lúc đó cha mẹ lại than thở nhà nghèo, mẹ ôm lấy đầu con rơi nước mắt: “Con trai, chỉ tại cha mẹ vô dụng, không tiền cho con đi học...”. Bố Mù lắc đầu, nói: "Mẹ, buồn làm gì, cha mẹ đã nghĩ cách cho con đi học một năm, nay con đã biết ít chữ, chẳng hơn hẳn đứa chưa bao giờ đi học, một chữ bẻ đôi không biết sao?" Mẹ nghe ra, không còn tự than trách nữa, tâm tình trở lại bình thường.

Bố Mù đến tuổi lấy vợ, vì còn mỗi mắt nên rất ít bà mối đến nhà, cha mẹ bắt đầu sốt ruột. Một hôm, cô Bảy láng giềng tới, nói có một nhà lánh nạn đói ở núi Lỗ tới làng Bắc muốn gả con gái, điều kiện cực thấp, chỉ cần nhà giai có cái ăn là được, có điều cô gái có tật ở miệng, sinh ra đã sứt môi, không biết cha mẹ Bố Mù có đồng ý không? Cha mẹ do dự hồi lâu, đồng ý thì hơi tiếc cho con trai; không đồng ý thì sợ không còn có cơ hội có con dâu nữa. Hai ông bà suy đi tính lại, cuối cùng hạ quyết tâm: Lấy! Đưa con dâu về nhà rồi, thoạt nhìn đã thấy cái môi sứt thật khó coi, toàn bộ hàm trên hở ra ngoài, hai ông bà mới hơi hối hận, lại lo con trai không chịu nổi, luôn miệng lắc đầu, thở dài. Bố Mù thấy vợ lại an ủi cha mẹ: "Lấy vợ thế được rồi, so với bao người độc thân trên đời này, nhà ta chẳng sướng bằng tiên sao? Dù thế nào thì nhà ta còn có người nối dõi, những người độc thân chết còn không có ai vác cờ phướn!". Hai ông bà thấy con cũng có lý, đang áy náy hối hận mà thành vui vẻ.

Cô vợ hóa ra rất nhanh nhẹn, chăm chỉ, việc nhà gì cũng làm, cô lại khỏe nên gánh nước, ủ phân cũng làm như Bố Mù. Chỉ có điều cô hơi xấu tính, không hiền thục, không nghe lời, động tí là bày tỏ ý kiến, dám đốp chát với bố mẹ chồng, nhất là mẹ chồng. Mẹ chồng bảo trưa nay làm mì, cô vào bếp nấu một nồi cháo khoai lang, lại còn giải thích lằng nhằng một hồi cho mẹ chồng vì sao cần nấu cháo khoai lang. Mẹ chồng bảo cô đi mua một mảnh vải đen may quần cho chồng, cô cầm tiền ra chợ, mang về hóa ra lại là mảnh vải xanh lá cây. Cứ hết việc này đến việc khác kiểu như thế làm mẹ chồng rất khổ tâm. Khi bà khóc lóc với con trai: “Sớm muộn gì mẹ cũng phải một phen sống chết với con này!...”. Con trai đợi mẹ khóc xong mới từ tốn nói: "Mẹ, vợ con có điều không phải với mẹ, nhưng mẹ xem, so với con dâu người ta, cô ấy còn hơn khối người! Con dâu nhà lão Vạn ở thôn Đông vừa lười vừa ăn tham vừa thích chửi bới, việc nấu nướng, khâu vá đùn hết sang mẹ chồng, để mẹ chồng húp cháo trong khi mình thì ăn bánh chẻo, suốt ngày moi móc nói xấu mẹ chồng, rơi vào hoàn cảnh ấy thì mẹ làm sao? Con dâu mẹ chẳng chăm chỉ, không chửi bới người khác sao?...". Một hồi khuyên giải làm mẹ bớt tức, mắt mũi lại dãn ra, nở nụ cười méo mó.

Bố Mù với Mẹ Sứt cực yêu nhau, lấy nhau sáu năm thì Mẹ Sứt đẻ năm đứa, đáng tiếc toàn là con gái. Đến đứa thứ năm, đến vợ cũng thấy day dứt, cảm thấy có lỗi với tình yêu của chồng. Mẹ Sứt khóc nói với Bố Mù: “Tất cả chỉ vì tôi, toàn sinh con một bề, tôi xấu hổ lắm...”. Bố Mù nghe thì cười: “Có gì mà xấu hổ? Tôi thì thấy mình rất được, trên đời có biết bao bà vợ có cố rặn cũng không sinh con, huống gì là năm đứa, họ thì một đứa con gái cũng không được. Nhà ta có năm con gái, chúng lớn lên là ta có thêm năm chàng rể, sau này ta già, tết đến là cả năm đứa cùng chồng mang rượu mang thịt tới, rôm rả ra trò!". Vợ nghe chồng nói, đang khóc thì bật cười, níu lấy cổ chồng mà dụi nước mắt vào hai bên má.
 
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
Con đông, lại không có tiền mua ruộng, gia cảnh Bố Mù dần quẫn bách. Đầu tiên là không sửa được nhà, phòng ốc bắt đầu dột nát, tiếp đến không tiền may áo mới cho con, mấy đứa đều mặc đồ vá chằng vá đụp; cuối cùng là ăn uống ngày một kham khổ, cả tháng may mới được bữa bánh bao chay. Ông bà nội qua đời, vai "nội tướng" mình Mẹ Sứt gánh. Mẹ Sứt mấy lần xoay xở mà không ăn thua gì nên sinh quẫn, bà buồn rầu nói với Bố Mù: "Chẳng qua được đận túng thiếu này, thà cả nhà ta làm nồi đậu độc là xong!". Bố Mù nghe, trầm ngâm mãi rồi mới nói: "Bà chỉ so với nhà vạn quan tiền, có rượu có thịt, càng so càng thấy không sống nổi. Nhưng chỉ cần thấy có nhà dắt con đi tứ xứ xin ăn, một ngày thì đói một trận, rét một trận, đêm thì ngủ dưới hiên nhà người ta, chẳng may lại bị chó đớp một miếng mới thấy nhà ta không đến nỗi nào. Dù không có bánh ăn nhưng vẫn còn cháo; không sắm được quần áo mới thì mặc đồ cũ; nhà cửa dột nát nhưng ở góc vẫn trú được, so với ăn xin, nhà ta đúng là thiên đường...”. Me Sứt nghe gật đầu lia lịa, chẳng đúng thế sao, trông lên không bằng ai, trông xuống hơn khối người! Me Sứt bình tâm, lại chèo chống việc nhà, không đả động gì đến chuyện đậu độc nữa.

Mấy đứa con gái Bố Mù chẳng được ăn ngon nhưng vẫn cứ lớn lên, mà đứa nào trông cũng xinh đẹp. Mẹ Sứt nhìn đàn con xinh xắn khỏe mạnh cứ ngạc nhiên: Con mình ăn gì mà được như vậy? Chẳng lẽ chỉ là nhờ khoai lang, rau dại cùng thứ cháo trong veo soi gương được?

Có con gái, trăm nhà dạm, bà mai bắt đầu tìm đến, Bố Mù miệng ngậm tẩu, rất tự hào ngồi nghe bà mai giới thiệu gia thế nhà trai. Cuối cùng ông đồng ý gả con gái lớn Nga Nga cho một chàng thợ mộc. Bố Mù bảo con gái: "Bất kể đời nào thì thợ mộc cũng có việc làm, có nhà nào không xây cất nhà cửa? Nhà nào không đóng ghế đóng bàn đóng giường đóng tủ? Có việc làm là có cái ăn, con lấy nó, đảm bảo không bao giờ còn lo đói!”.

Bố Mù tính toán quả không sai, chàng thợ mộc có tay nghề, lại chăm chỉ nên được hàng xóm láng giềng mời làm suốt. Xong công việc, các nhà lại đưa nửa bao, một bao gạo thay tiền công. Quanh năm như thế, nhà trữ được không ít lương thực, từ đấy Nga Nga không còn trải cảnh rau cháo qua ngày nữa. Thế nhưng, có một điều Bố Mù không ngờ tới, đó là tính khí chàng thợ mộc cực kỳ thô lỗ, động tí là đánh vợ, chuyện nhỏ cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay làm Nga Nga nhiều phen ôm mặt mũi tím bầm chạy về nhà. Có lần vì Nga Nga làm cơm muộn một chút, chàng thợ mộc chẳng nói chẳng rằng đạp vào bụng vợ một cái. Nga Nga đáng thương lại đang mang thai, máu trào xuống, cô cố sống cố chết mò về nhà, một phen tưởng chết. Sau khi cơ thể hồi phục, Nga Nga mới khóc nói với Bố Mù rằng chết con cũng không quay lại nhà chồng. Bố Mù vừa bập thuốc vừa nghe con, sau khi con khóc xong mới nói: "Theo cha, thằng thợ mộc so với thằng có chữ biết xót vợ thì không thể bằng được. Thế nhưng so với chồng của người ta thì con còn hơn. Nói ngay như chồng của con Hoa Hẹ ở làng Đông, suốt ngày uống rượu chơi gái, nhà có tí tiền là lại cầm đi đổi lấy rượu, không thì lại đến nhà thổ; Hoa Hẹ vừa mở miệng ngăn thì đã bị chồng lấy dao chém. Không đủ ăn, Hoa Hẹ xanh xao vàng vọt. Con so với Hoa Hẹ còn hơn hẳn, phải không? Con có phải lo ăn từng bữa? Có phải ngày nào cũng đến quán rượu cõng chồng về? Có phải tới xóm lầu xanh tìm chồng về? Lại nói chồng của Thủy Chi ở làng Nam, ngày nào nó cũng đánh bạc, có lúc thua mất cả áo, phải cởi trần về nhà. Thủy Chi nói một câu, nó đánh cho gần chết. Có lúc đánh bạc vằn mắt, đến vợ nó cũng gán, kết quả là người thắng không muốn kéo Thủy Chi đi cũng không được. Thủy Chi nghèo đến năm gang vải thô cũng không mua được, xuân hạ thu đông chỉ mặc mỗi một bộ. Con so với Thủy Chi, có áo hơn áo kép lại không lo chồng đi đánh bạc, tốt hơn bao nhiêu! Đời này không có gì tốt cả...”. Bố Mù khuyên giải một hồi làm Nga Nga cúi gằm ngẫm nghĩ bao nhiêu oán giận tan mất. Đúng rồi, ta còn chưa rơi vào cảnh có chồng thích uống rượu, đánh bạc, chơi gái, chồng ta tuy chẳng dễ chịu nhưng còn hơn chồng Hoa Hẹ, Thủy Chi! Hôm sau, Nga Nga nhặt nhạnh quần áo trở về nhà chồng. Từ đó về sau, tuy vẫn bị chàng thợ mộc đánh dập bầm dập như trước nhưng cô không còn chạy về nhà cha mẹ đẻ khóc lóc, cô bình thản sống với chồng, lại còn sinh một đống con.

Ngày qua ngày lặng lẽ, Bố Mù già đi rõ. Người già hay nghĩ tới cái chết, cũng như bao người già khác, Bố Mù nghĩ đang lúc còn sống, thì phải làm “hậu sự” xong thì mới yên tâm nhắm mắt. Mẹ Sứt kém Bố Mù vài tuổi cũng muốn lo liệu giúp chồng. Thế nhưng sân không có cây to, nhà lại không tiền mua gỗ tốt, Mẹ Sứt chỉ mua được một súc gỗ hòe, loại gỗ này làm quan tài không hợp lắm. Mua gỗ rồi thì nhờ con rể làm, con rể thấy thì nói: “Ít quá, chỉ có thể làm “hai ba ba”. “Hai ba ba” là độ dày của đáy, thành và nắp quan tài, thuộc loại mỏn
 
Sửa lần cuối:
L

lien_aps

Guest
2/4/04
28
0
0
Ngày qua ngày lặng lẽ, Bố Mù già đi rõ. Người già hay nghĩ tới cái chết, cũng như bao người già khác, Bố Mù nghĩ đang lúc còn sống, thì phải làm “hậu sự” xong thì mới yên tâm nhắm mắt. Mẹ Sứt kém Bố Mù vài tuổi cũng muốn lo liệu giúp chồng. Thế nhưng sân không có cây to, nhà lại không tiền mua gỗ tốt, Mẹ Sứt chỉ mua được một súc gỗ hòe, loại gỗ này làm quan tài không hợp lắm. Mua gỗ rồi thì nhờ con rể làm, con rể thấy thì nói: “Ít quá, chỉ có thể làm “hai ba ba”. “Hai ba ba” là độ dày của đáy, thành và nắp quan tài, thuộc loại mỏng nhất. Mẹ Sứt than thở một hồi, nói: "Thật là có lỗi với ông ấy, nhưng cả nhà cả cửa chỉ có chừng ấy tiền".

Con rể cưa cưa, đục đục, binh binh chát chát mấy ngày, cuối cùng quan tài cũng làm xong. Song quan tài lại xấu hết chỗ nói, xóm giềng ai thấy cũng lắc đầu làm Mẹ Sứt ngượng mãi. Nào ngờ Bố Mù trông thấy lại vừa ý, ông ôm vai Mẹ Sứt, nói: "Quan tài này không bằng thứ của người giàu, nhưng so với người không có tiền mua nổi quan tài, xác cuốn chiếu chôn lại tốt hơn biết bao. Sau này tôi không lo thây bị dãi nắng mưa, tốt quá! tốt quá!”.

Mẹ Sứt nghe Bố Mù nói thì nhẹ người. Bố Mù sống đến năm bảy hai tuổi. Ông chết bình thường, trước khi chết không thấy có bệnh gì. Trước lúc chết, nghe bà lão khóc ai oán bên giường, ông lại còn lấy giọng cực nhỏ khuyên bảo: “Khóc cái gì? Tôi đã bảy hai tuổi, so với người sống đến tám mươi, chín mươi thì là thọ không cao, nhưng so với người bốn mươi, năm mươi, tôi chẳng hơn hẳn sao?...”

Vẻ mặt lúc chết của Bố Mù bình thản, khóe mắt còn có nét cười...
 
C

ctdung

Guest
8/11/04
8
0
1
40
Thành phố Hồ Chí Minh
HỒNG HÀ
Có một số người thuở nhỏ rất thông minh nhưng càng lớn lên càng ngu, tôi là một trong số những người hiếm hoi đó. Ðáng buồn thay !

Thuở nhỏ tôi không phải là thần đồng (nếu là thần đồng chắc các bạn đã biết tiếng tăm của tôi hết rồi, khỏi cần giới thiệu lôi thôi), nhưng chắc chắn tôi con nít ngày xưa đã thông minh hơn tôi người lớn bây giờ rất nhiều. Tại sao có trường hợp hợp lạ kỳ như vậy hả ? Ðêm đêm nằm vắt tay lên trán tôi vẫn thường bị mất ngủ vì không giải đáp nổi thắc mắc đó.

Bạn thấy chưa, khi nằm ngủ mà đầu óc còn phải thắc mắc này nọ, chỉ điều nhỏ nhặt đó thôi cũng đủ chứng tỏ tôi ngu hơn xưa rất nhiều. Ngày xưa, đâu có vậy, tôi đã ngủ khì ngay khi chưa đến giờ đi ngủ. Tôi thường gục đầu kéo một giấc đã đời ngay trên bàn học và buổi sáng hôm sau, khi má tôi đánh thức dậy, tôi mới hay mình đang nằm trên giường.

Vì tánh dễ ngủ đó nên tôi bị học "đúp" năm lớp Nhất, đến năm 12 tuổi tôi mới thi vào lớp Ðệ Thất (6) trường công lập. Ðấy là cuộc thi khá gay go, "một chọi bảy" vì nhà trường chỉ lấy 300 học sinh trúng tuyển trong số 2100 học sinh dự thi.

Mặc dù chính tôi cầm giấy bút đi thi chứ không phải bố mẹ tôi, vậy mà bố mẹ tôi có vẻ run hơn tôi nhiều. Buổi sáng, trước khi đến trường thi, biết tánh tôi hay ngủ gục, mẹ tôi căn dặn : "Con đừng ngủ trong phòng thi nghe, ngủ ở đó nóng lắm. Con ráng thức làm xong bài rồi về mẹ quạt cho con ngủ". Bố tôi thực tế hơn (người ít tin vào lời nói, vì cho rằng lời nói thường bay đi) nên ông dẫn tôi đi uống cà phê ở một quán cóc đầu ngõ. Ðấy là lần đầu tiên trong đời, tôi được thưởng thức hương vị cà phê đen và cũng từ ấy tôi bắt đầu nghiện uống cà phê luôn.

Kết quả kỳ thi đã làm bố mẹ tôi đứng tim, nhưng tôi thì hãnh diện lắm lắm. Tôi đỗ thứ ba (bạn thấy tôi giỏi không), trong số ba người đỗ dự khuyết. Tôi nghĩ người giỏi là đỗ thủ khoa, nhưng người thông minh phải là người đỗ chót, vì người đó biết cách làm bài chỉ đủ điểm đỗ là ngừng, biết cách làm bài khiến giám khảo không thể nào đánh rớt được, thế mới tài. Ðỗ cao làm gì cho mệt. Thầy giáo tôi đã dạy rằng : "Càng cao danh vọng càng dày gian nan".

Bạn thấy chưa, ngay thuở nhỏ tôi đã hiểu được ý nghĩa thâm thúy của câu nói đó nên đã biết chối từ danh vọng. Ấy thế mà lớn lên, tôi lại thích gian nan mới ngu chớ. Làm việc gì tôi cũng hì hục cố đạt cho được hạng "nhất thống sơn hà" mới vừa lòng. Do đó tôi đã bị nhiều người ghen ghét nhất, bị nhiều người hãm hại nhất, vì vậy mà tôi trở thành kẻ ngu nhất.

Nhưng mấy chuyện ngu đần lẻ tẻ đó đâu có nhằm nhò gì nếu so sánh với chuyện ngu đần vĩ đại của tôi sau đây :

Cũng năm 12 tuổi đó tôi được biết Hồng Hà. Hồng Hà nếu chỉ là tên con sông phát nguyên ở miền núi Vân Nam dài 1200 km, có hai phụ lưu chính là sông Ðà ở hữu ngạn và sông Lô ở tả ngạn, có phù sa đỏ ngầu, chảy ngang Hà Nội và đổ ra Vịnh Bắc phần... Như vậy thì Hồng Hà muốn chảy đi đâu thây kệ Hồng Hà, chẳng ăn nhập gì đến tôi. Nhưng Hồng Hà còn là tên của một cô bé nữa, đó mới là điều khốn khổ cho tôi.

Thi đỗ vào trường công lập, tôi được xếp và học lớp Ðệ thất A3 và ngồi sau lưng một con bé Bắc kỳ tên Hồng Hà. Hồng Hà rất giỏi toán nhưng vẽ thì dở ẹc. Con bé vẽ hai đường song song bao giờ cũng gặp nhau nếu chịu khó kéo dài ra một chút nữa. Còn vẽ vòng tròn dù đã dùng compa, con bé vẽ vẫn giống như quả đất ở giữa thì tròn hai đầu hơi bẹp. Trái lại tôi vẽ rất giỏi, nhưng toán thì dốt đặc cán mai. Tôi có thể nhắm mắt xoay chuyển vở một vòng là đã vẽ xong một vòng tròn như trăng rằm và không cần dùng thước kẻ lôi thôi, tôi vẫn vẽ được hai đường thẳng song song chẳng bao giờ gặp nhau, cho dù bạn có mỏi tay kéo dài hai đường đó đến vô cực. Chính vì có những tài năng trái ngược đó mà chúng tôi bắt buộc phải thân với nhau, để cùng nhau cộng tác làm những bài toán giải đúng và đẹp.

Gia đình Hồng Hà ở cùng trại định cư của người Bắc với gia đình tôi. Mặc dù nhà chúng tôi cách xa nhau (người ở đầu trại kẻ ở cuối trại), nhưng hai gia đình vẫn quan biết nhau như thường, vì bố tôi cùng quê với bố Hồng Hà và hai người thường gặp nhau để kể "chuyện đời xưa".

Tuy vậy, Hồng Hà và tôi chỉ biết nhau khi học chung một lớp và chỉ thân nhau khi Hồng Hà thường đến nhà nhờ tôi vẽ giúp các hình toán học, vạn vật, địa lý và các mẫu thêu, vì tôi nổi danh là "Ðịnh họa" mà lị.
 
C

ctdung

Guest
8/11/04
8
0
1
40
Thành phố Hồ Chí Minh
HỒNG HÀ (PHẦN 2)
Một buổi tối tôi đang cặm cụi vẽ hình những con tương cận với những con ếch cho Hồng Hà, con bé từ ngoài vườn chạy vào vỗ vai tôi :

- Ðịnh ra vườn Hà chỉ cho xem cái này đẹp lắm.

- Ðể Ðịnh vẽ cho xong cái miệng con cóc đang kêu đã, từ nãy giờ vẽ cứ hỏng mãi.

- Ðể đó chốc nữa vẽ tiếp. Ðịnh ra xem mau lên.

Không cho tôi phát biểu ý kiến, con bé giựt bút chì ra khỏi tay tồi kéo tôi đi. Phía sau nhà tôi có một khu vườn rộng trồng đủ các loại rau mà người Bắc ưa thích như : rau đay, mồng tơi, húng chó, tía tô, thì là, cải cúc... Ðêm đó trăng rất sáng và tôi nhìn thấy rõ những cánh hoa rau thì là nở trắng lấm tấm như những hạt cát. Nhìn quanh vườn chẳng thấy có gì lạ, tôi lại hỏi :

- Hà nói cái gì đẹp ?

- Ðịnh không nhìn thấy à ?

- Ðịnh chẳng thấy cái gì ăn được ngoài cây ớt chưa chín.

- Bộ cái gì ăn được mới đẹp sao ?

- Phải. Ðịnh thấy con gà luộc đẹp hơn con Liên "hoa hậu" lớp mình nhiều.

- Thôi "ông", nhìn kia kìa. Ðẹp không ?

Tôi nhìn theo tay con bé chỉ ra góc vườn. Nơi có cây hồng bạch đang trổ bông trắng xóa. Dưới ánh trăng, cây hồng trông giống như một chiếc khăn trắng bay vướng vào hàng rào kẽm gai. Cây hồng đó do một bà dì ở Lâm Ðồng đem xuống cho tôi trồng, không phải để làm cảnh mà để làm thuốc chữa bệnh ho gà kinh niên của tôi. Mỗi khi lên cơn "hụ hụ", tôi phải chạy ra vườn hái vài bông hồng bạch đưa cho má tôi chưng với cam thảo và đường phèn, chỉ cần uống một bát thuốc như vậy là cơn "hụ hụ" trong tôi chấm dứt ngay.

Chắc bạn cũng đã rành bệnh ho gà là gì rồi phải không ? Vậy tôi khỏi phải kê khai bệnh trạng ra đây. Tôi chỉ nói cho bạn biết là mắc bệnh đó bạn không đau đớn gì, nhưng bạn sẽ làm cho người khác bực mình ghê lắm. Ðêm đêm nằm ngủ, bạn cứ lên cơn "hụ hụ" như tiếng gà gáy đánh thức người ta thì đố ai mà ngủ nổi. Chính mẹ tôi là người thương yêu tôi nhất nhà vậy mà bà cũng phải cho tôi nằm ngủ riêng một mình ở dưới bếp. Bạn biết không, tôi ho "hụ hụ" to đến nỗi mấy con gà ở trong buồng gần bếp đều bị mất ngủ và chết dần mòn khiến má tôi sợ hãi phải dời chuồng gà đi nơi khác gấp.

Bạn đã hiểu sơ qua về bệnh ho gà rồi, chắc bạn sẽ thông cảm với tôi, không phiền trách khi biết tôi coi cây hồng bạch như vị "cứu tinh ho gà" và sẵn sàng bảo vệ nó đến "cơn ho gà cuối cùng". Cho nên khi Hồng Hà nói :

- Cây hồng bạch đẹp quá, cho Hà cây hồng đó nghe.

Tôi hét lên :

- Cho cái chổi cùn.

Cô bé cười cười nhìn tôi trông rất ngây thơ vô (số) tội.

- Ðịnh không thương Hà à ?

- Thương Hà làm quái gì. Hà có giúp Ðịnh hết ho gà không ?

- Nhưng Hà giúp Ðịnh làm toán khỏi bị dê rô.

- Ðịnh không sợ dê rô. Ðịnh chỉ sợ ho "hụ hụ".

Con bé chớp chớp mắt.

- Hà sẽ nghỉ chơi với Ðịnh.

- Nghỉ thì nghỉ chứ ai cần. Ðịnh sẽ chơi với con Thu, con bác Sơn bán cà phê ở đầu ngõ.

Con bé bặm môi, mắt rươm rướm nước mắt rồi bật hét lên như còi xe chữa lửa :

- Con Thu bị ghẻ ruồi. Nó sẽ lây bệnh sang Ðịnh, cho chết luôn.

Hồng Hà bỏ chạy vào nhà lấy vở đi về, tôi cứ đứng yên ở vườn, tâm thần mê mẩn vì đã khám phá ra một chuyện bí mật. Không phải chuyện "con Thu bị ghẻ ruồi" đâu, tôi đã nghĩ ra cách muốn vẽ miệng con cóc đang kêu cho thật linh động, tôi chỉ cần vẽ theo cái miệng Hồng Hà lúc con bé hét lên là đúng ngay boong.

Bạn thấy chưa, ngay khi còn bé tôi đã dư thông minh để biết coi thường ánh mắt, nụ cười, nước mắt con gái. Những thứ đó tuy vớ vẩn nhưng cũng đã khiến cho ông Adam bị "sút" văng khỏi Thiên Ðàng và khiến cho biết bao nhiêu ông vua ở hạ giới bị "sút" văng khỏi ngai vàng. Bây giờ chẳng cần phải ánh mắt nụ cười, chỉ cần người đẹp ban cho một cái móng chân để làm kỷ niệm tôi cũng sẵn sàng bắt chước Tỉ Can móc tim mình dâng cho nàng ngay chứ đừng nói gì dâng cây hồng bạch vớ vẩn đó. Ðấy bạn xem, tôi-người-lớn có ngu không chứ !

Trại định cư của chúng tôi ở bên bờ một con sông nhỏ. Mỗi chiều, tôi thường ra sông tắm và đợi đến khi bữa ăn tối ở nhà đã dọn xong, tôi mới lò dò trở về để khỏi bị mẹ sai vặt. Một buổi chiều đang thả nổi mình trôi theo dòng nước, tôi nghe có tiếng khóc ré lên, nhìn lên bờ thấy Hồng Hà đang đánh cô em gái, tôi vội bơi vào bờ.

Cả tuần nay hai đứa tôi giận nhau. Không có con bé cộng tác làm toán chung tôi đã bị một con dê rô trong vở bài tập nên "hầm hơi" lắm lắm và chỉ đợi dịp gây lộn với con bé. Sẵn có dịp này, tôi vội nhào đến can thiệp.

- Hà không được đánh em Hà. Thầy giáo đã dạy "Chúng ta không được hà hiếp kẻ yếu đuối".

Con bé giở giọng người lớn nói :

- Tôi đánh em tôi, chứ tôi đánh em ông đâu mà ông nói.

- Em của ai cũng vậy. Thầy giáo đã dạy "Anh hùng thấy chuyện bất bình chẳng tha". Hà mà đánh em Hà nữa, tôi đánh Hà liền.

Con bé tát ngay vào mặt cô em cái bốp rồi đứng chống nạnh nhìn tôi thách đố.

- Ðố ông đánh tôi đấy.

- Ðánh ngay chứ sợ à, nhưng Hà không được mách bố Ðịnh mới là "anh hùng".

Không đợi con bé trả lời có chịu làm "anh hùng" hay không, tôi đấm ngay vào bụng con bé cái hự rồi bỏ chạy. Trong khi tôi lo đi trốn, Hồng hà đã chạy đường tắt về mách bố mẹ tôi. Vì vậy, tối đến, vừa thấy tôi bước chân vào cửa, (mặc dù tôi đã giả vờ lên cơn ho gà ho "hụ hụ") bố tôi vẫn túm lấy áo tôi kéo lên phản nằm, rồi quất roi mây túi bụi.

Bạn thấy chưa, ngay khi còn bé tôi đã sáng suốt biết bênh vực những kẻ "thấp cổ bé miệng" và sẵn sàng đánh con gái bằng "quả đấm" đàng hoàng. Còn bây giờ gặp chuyện như trên chắc tôi sẵn sàng giúp cô chị bạt tai cô em mấy cái cho nàng đỡ mỏi tay. Tôi cũng chẳng còn can đảm đánh con gái bằng "đóa hồng". Tôi chỉ có can đảm đưa tấm thân "tuổi ngựa" của tôi cho nàng hành hạ mà thôi. Thế mới ngu chứ !

Bị ăn bữa "cháo lươn" mập mình, buổi sáng hôm sau gặp Hồng Hà ở trường tôi liền xỉ vả con bé :

- Hà là một con hèn.

- Ai bảo Ðịnh đánh Hà đau làm chi.

- "Anh hùng" phải ráng chịu đau, không khóc than, không đi mách bố người ta.

- Ðịnh nói sai rồi, con gái không là "anh hùng", con gái chỉ là "liệt nữ".

Chắc tối qua con bé thức suốt đêm ngồi tra tự điển Hán Việt nên mới rành nghĩa hai chữ để "sửa lưng" tôi, tôi nổi sùng cãi bướng.

- "Liệt nữ" cũng vậy. Ngày xưa Hai Bà Trưng bị quân Tàu đánh, cũng đâu có khóc than và đi mách bố quân Tàu.

Con bé đuối lý, bĩu môi :

- Ðịnh chỉ tài bắt nạt con gái, có giỏi Ðịnh đánh thằng Hùng đi, Hà thách đó.

Thằng Hùng trưởng lớp tôi, nhà nó cũng ở trại định cư và ở gần nhà Hà. Nó to con và cao lớn hơn tôi nhiều vì đã 15 tuổi nhưng được bố mẹ khai sụt tuổi để thi vào trường công. Mặt nó đầy mụn trứng cá đỏ sần nên có biệt danh là "Hùng sùi". Nghe Hồng Hà thách đố, tôi nổi máu anh hùng, chẳng còn biết Hùng sùi là ai nữa. Tôi nói :

- Ðịnh đánh thằng Hùng ngay. Hà cá cái gì ?

- Ðịnh đánh thắng thằng Hùng. Hà chịu mất năm đồng. Còn Ðịnh thua thì sao ?

- Chịu mất hai hòn bi sứ.

- Hà đâu thèm chơi bi.

- Một ná cao su bắn chim gọng đồng.

- Không đáng một đồng.

- Vậy Ðịnh sẽ để Hà đấm ba cái vào lưng.

- Ðấm Ðịnh thêm mỏi tay.

- Chớ Hà muốn gì ?

- Cây hồng bạch của Ðịnh.

- Trấu xay. Nghèo mà ham. Cây hồng bạch đáng giá một trăm đồng.

- Vậy Ðịnh cắt một cành hồng cho Hà đem về trồng.

- Còn lâu, một cành hồng đáng giá mười đồng.

- Ðịnh không chịu thì thôi.
 
C

ctdung

Guest
8/11/04
8
0
1
40
Thành phố Hồ Chí Minh
HỒNG HÀ (PHẦN 3)
Con bé lững thững bỏ đi, tôi đứng lại phân vân suy nghĩ. Chắc bạn cũng biết năm đồng cách đây 27 năm cũng lớn lắm. Chỉ cần năm cắc bạn có thể uống được một ly cối cà phê đen tha hồ bỏ đường. Năm đồng đối với một thằng bé ở trại định cư nghèo khổ như tôi lúc đó quả là một món tiền vĩ đại. Tôi chỉ có được số tiền ấy mỗi năm một lần vào dịp Tết, khi cộng tiền ấy mỗi năm một lần vào dịp Tết, khi cộng tiền lì xì của tôi với tiền lì xì tôi ăn cắp của mấy đứa em. Có năm đồng, tôi sẽ tha hồ mua đồ ăn (tôi không thích đồ chơi, tôi chỉ thích đồ ăn) như bánh rán, kẹo kéo, bánh bao, thịt bò khô, táo tàu, xoài dầm cam thảo, bánh đa phết mật... Ối giời ! Có năm đồng tôi sẽ mua tất cả các hàng quà rong quanh trường. Nghĩ vậy, tôi chạy theo Hồng Hà nói chấp nhận cuộc đánh cá và hẹn con bé năm giờ chiều ra bờ sông xem tôi đánh Hùng sùi, vì Hùng sùi cũng thường ra sông tắm giờ đó.

Nhưng Hùng sùi không phải là thằng vô hình. Chỉ cần đợi đến khi xếp hàng vào lớp là tôi biết ngay nó thật sự hiện diện ở cõi đời này còn chắc chắn hơn bánh rán, kẹo kéo bánh bao nhiều. Nó đứng chỉ huy xếp hàng, bên nam, bên nữ, nhỏ trước lớn sau. Ðứa nào đứng lộn xộn nó cú lủng đầu ngay, bất kể gái trai. Tôi còn đang mê mẩn tính, nếu có năm đồng mình sẽ mua những đồ ăn gì thì Hùng sùi cú vào đầu tôi cái cốc, khiến mọi đồ ăn đều văng ra ngoài hết. Nó hét lên :

- Mày to đầu phải đứng ở dưới kia biết chưa ?

Bấy giờ tôi mới biết Hùng sùi mạnh và hét to hơn tôi nhiều. Ðiệu này chắc tôi sẽ chẳng được năm đồng mà còn bị đòn no và mất thêm một cành hồng. Nhưng may thay, đầu óc thông minh của tôi đã hoạt động và hiến cho tôi một mưu kế thần sầu.

Ngay khi ra chơi tôi gặp riêng Hùng sùi để thương thuyết. Tôi kể cho nó nghe mọi chuyện và nói nếu nó chịu giả vờ đánh thua, tôi sẽ chia cho nó hai đồng. Hùng sùi lắc đầu :

- Mày khôn bỏ mẹ. Mày đánh tao sướng tay lại được con Hồng Hà phục, vậy mà còn được ba đồng, đâu dễ dàng vậy. Tao phải được ba đồng, nếu không tao đánh mày gục luôn.

- Mày đánh tao gục, mày cũng đâu được đồng nào. Con Hồng Hà nó đâu có đưa tiền cho mày.

- Nhưng tao sẽ làm mày mất một cành hồng và tao sẽ đấm mày đến khi nào mỏi tay mới thôi.

Nghe nó dọa "đấm mỏi tay mới thôi" khiến tôi phát hoảng. Nó mà đấm tôi kỹ như vậy chắc tôi phải nghỉ học một tuần lễ là ít. Tôi đành chấp nhận đòi hỏi của nó. Tuy vậy Hùng sùi còn dặn :

- Mày đấm tao nhẹ nhẹ thôi, nghe. Mày đấm mạnh là tao cáu sườn, không "bảo đảm sinh mạng" mày đâu.

Dĩ nhiên, trong trận "Long Hổ sát đấu" buổi chiều đó, tôi đã toàn thắng Hùng sùi. Tôi chỉ mới đấm một cú nhẹ vào bụng, vậy mà nó đã ôm ngực la "Ối giời! Bị giập phổi rồi. Tao phải đi nhà thương gấp" rồi nó chạy biến. Hồng Hà móc túi đưa tôi năm đồng, mặt con bé như cái bánh đa nhúng nước, nhưng đôi mắt con bé nhìn tôi có vẻ khâm phục sức mạnh của tôi lắm lắm.

Bạn thấy chưa, ngay từ thuở nhỏ tôi đã biết liên kết bạn bè "moi tiền" con gái tiêu chơi. Còn bây giờ, không những tôi sẵn sàng moi tiền của thằng bạn thân nhất mà còn sẵn sàng moi tiền của bố mẹ và của chính tôi để dâng cho bất cứ người đẹp nào, thế mới ngu chứ !

Suốt ba ngày sau không thấy Hồng Hà đến lớp học, tôi nghĩ chắc con bé tiếc năm đồng nên không muốn nhìn mặt tôi. Mãi đến khi bố tôi cho biết Hồng Hà bị bệnh thương hàn và bảo tôi đến thăm, tôi mới chịu khó cuốc bộ đến nhà con bé ở cuối trại định cư.

Mẹ Hồng Hà dẫn tôi vào một căn phòng được che kín bằng những màn vải có hoa lớn màu vàng. Con bé nằm im trên giường, mắt nhắm lại, mặt xanh lè, mồ hôi vã ra ướt đẫm cả tóc, vậy mà con bé vẫn phải trùm khăn đến cằm. Khi mẹ Hồng hà bận ra ngoài để coi siêu thuốc bắc, tôi ghé bên con bé gọi nhỏ :

- Hà, Hà, cho Ðịnh mượn vở tập toán nghe.

Con bé mở đôi mắt lờ đờ nhìn tôi hỏi :

- Ai đấy ?

- Ðịnh họa đây.

- Vậy mà tưởng Hùng sùi.

- Bộ mặt Ðịnh nổi nhiều mụn trứng cá lắm hả ?

Con bé cười không trả lời, trông dễ ghét lạ. Nếu không sợ kỳ tới thầy giáo gọi tôi lên bảng trả bài tập toán, chắc tôi sẽ cầu trời cho con bé ốm chết luôn cho bõ ghét. Tôi hỏi :

- Vì tiếc 5 đồng nên Hà ốm phải không ?

Con bé lắc đầu, rồi đột nhiên ôm ngực ho "hụ hụ". Mặt con bé đỏ gay như người say rượu và lăn lộn trên giường giống hệt tôi mỗi khi lên cơn ho gà. Tự nhiên tôi thấy thương con bé lạ. Một lúc cơn ho vừa dứt, con bé nhìn tôi nói :

- Ðịnh cho Hà một cành hồng bạch nhé ?

Tôi định hét "trấu xay", nhưng nghĩ đến cơn ho vừa qua của con bé, tôi đổi ý nói:

- Ðược rồi, tối nay Ðịnh sẽ đem đến cho Hà một cành hồng. Bây giờ, Hà cho Ðịnh mượn vở toán tập của Hà đi.

Con bé mừng rỡ cố nhổm dậy giơ tay chỉ :

- Vở toán tập Hà để ở bàn kia kìa, Ðịnh lấy đi. Tối Ðịnh nhớ đem cho Hà một cành hồng bạch thật nhiều bông nghe. Hà sẽ nhờ mẹ trồng ở góc vườn và khi khỏi bệnh Hà sẽ chăm sóc nó kỹ hơn. Ðịnh nhớ đem đến sớm nghe, Hà đợi đó.

Buối tối, ăn cơm xong, tôi cầm con dao ra vườn chặt cho Hồng Hà một cành hồng nở đầy bông trắng. Sợ mẹ mắng về tội "chặt vị cứu tinh", nên tôi không dám cầm cành hoa đi ra cửa trước mà phải chui vào hàng rào phía sau vườn, rồi chạy đến nhà Hồng Hà. Gần đến nhà con bé, tôi gặp Hùng sùi đứng chống nạnh ở giữa đường. Nó hỏi :

- Mày đi đâu đó Ðịnh họa ?

- À trời nóng quá, tao đi vòng vòng cho mát.

- Xạo ke, mày đến nhà con Hà phải không?

- Ừ... Nghe nói nó ốm, tao định đến thăm.

- Mày cầm cành hồng cho nó hả ?

- Sức mấy mà cho. Nghe nó bị ho gà nên tao đem đến bán.

- Xạo ke, người ta bán hoa thôi chứ ai bán cả cành. Mày định cho con Hà để nó trồng trong vườn phải không ?

- Bố tao nói đem tặng bố nó một cành hồng để trồng làm cây cảnh.

- Xạo ke, mày "mết" con Hà nên đem cành hồng tặng nó còn bày đặt nói nọ kia. Sáng mai đến trường, tao sẽ nói cho tụi nó biết mày là thằng "gà mái ướt" mới đi "mết" con gái.

Bị gọi là "gà mái ướt", tôi cảm thấy nhục nhã ghê gớm... Tôi hét lên đính chính :

- Tao "mết" con Hà hồi nào, tao ghét nó như ghét ông thầy dạy toán. Tao tính đem cành hồng đến lêu lêu cho nó thèm chứ còn khuya tao mới cho nó. Mày xem dây.

Tôi quăng cành hồng xuống đất, rồi giẫm nát những đóa hồng trắng dưới đôi guốc mộc. Hùng sùi vỗ tay reo :

- Mày đúng là thằng "gà cồ". Tao xin lỗi mày nghe, giờ tao đãi mày đi ăn thạch chè.

Hùng sùi quàng tay quanh vai tôi kéo đi. Ðược gọi là "gà cồ" tôi nở mũi sung sướng mặc kệ cho Hồng Hà đợi chết luôn.

Hai mươi bảy năm đã trôi qua. Bây giờ tôi đố bạn, Hồng Hà hiện đang ở đâu đấy ? Chắc bạn nói nàng đang ở trong nghĩa địa, và "mồ xanh cỏ" rồi chứ gì !

Xời ! Nếu được như bạn nói thì thật "phúc đức bảy mươi đời" cho tôi. Chẳng cần phải nghĩa địa. Hồng Hà ở bất cứ chỗ nào trừ nhà tôi, tôi cũng sung sướng lắm lắm. Nhưng khổ nỗi, hiện giờ nàng đang ở trong nhà tôi đấy bạn ạ. Ðiều đó chưa có gì kinh khủng lắm đâu nếu bạn còn biết thêm rằng Hồng Hà hiện đang là "nhà tôi", thế mới thảm chứ ! Tôi thật xứng đáng được bạn phân ưu phải không ?

Có một số người thuở nhỏ rất thông minh nhưng càng lớn lên càng ngu, tôi là một trong số những người hiếm hoi đó. Biết làm sao bây giờ ?
(Sưu tầm)
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
Nằm vạ

Bùi Hiển

Chị Ðỏ chợt rùng mình nhẹ, vì thấy buồn buồn ở bụng chân. Và, trong cử động nửa ý thức của giấc ngủ bị quấy phá, chị rụt chân lại. Cái buồn buồn chị cảm thấy rõ rệt nó chạy trên ống chân rồi tới gót thì biến đi.

Chị cựa mình. Thân thể đau dần khắp cả. Cùi tay mỏi mệt rơi đánh phịch. Mắt vẫn nhắm, chị cố nghĩ, cố nhớ xem mình đang ở đâu. Và chị chợt hiểu ra mình vẫn đang nằm trên giường đất, trong gian buồng hẹp mà mùi ẩm mốc tanh nhạt đọng thành lớp nhạt xông lên mũi.

Từ ngoài đưa vào, tiếng xôn xao đã hơi rời rạc đượm buồn của làng mạc về chiều. Sự hoạt động của cuộc sống ngoài kia khiến chị tức bực, và chị muốn chửi lên một câu để nguyền rủa bất kỳ ai. Ðã hai ngày đêm, chị nằm dài trên đất ẩm của căn buồng hẹp tối. Chị đã tự đày đọa như vậy, vì một câu chuyện không đâu.

Sáng hôm kia anh Ðỏ mắng chị về tội đi ngủ không đóng cửa chuồng gà. Chị lẩm bẩm cãi lại:

- Quên một bữa cũng chẳng sao! Chao ôi! Chăm sóc đến gà gớm. Ðể hắn đẻ trứng nào là nuốt lống đi trứng ấy mà!

Anh Ðỏ giận tím mặt dưới làn da đen, lẳng lặng đi ra. Nhưng chị Ðỏ với cái nư dai dẳng của đàn bà, vừa quét sân vừa kiếm câu châm chọc. Chị bảo con em chồng:

- Xin ơi! Rầy tao giao cho mi việc đóng cửa chuồng gà đó! Ðược trứng nào thì đem anh mi ăn rồi anh mi cho cái vỏ.

Anh Ðỏ chẳng nói chẳng rằng, vứt mảng lưới anh đang vá, xông tới túm lấy vợ trong hai bàn tay sắt, lôi xềnh xệch vào buồng, đoạn anh ném vợ xuống đất, như một đống giẻ. Chị Ðỏ đổ nhoài ra, nằm thẳng cẳng như người chết rồi. Anh đạp vào mông vợ mấy cái, đoạn bỏ ra.

Con Xin phải nấu cơm sáng thay chị. Dọn mâm rồi, nó vào buồng gọi, nhưng chị Ðỏ nằm lỳ. Anh Ðỏ vào lôi chị ra, chị bíu chặt lấy chân giường, miệng ngoặp vào chân chồng. Anh đau quá kêu lên: "ái! Ðồ chó cắn! Ðược, nếu muốn nằm vạ tao cho nằm".

Bà mẹ chồng đang ở chợ bán mẻ cá mà con trai đánh được hồi đêm, nghe con Xin mách, vội chạy về. Với tất cả hùng hổ của những mẹ chồng, mụ xăm xăm vào buồng, chống nạnh, bàn tay ngoặt ra sau, và hếch mặt nạt:

- Này con kia, muốn tốt thì ngồi dậy mà lo ăn làm. Chẳng ai hơi đâu nuôi đứa nằm ăn vạ.

Chị Ðỏ nằm im. Mụ cúi định lôi dậy, lại bị ngoặp vào tay, mụ vừa chạy ra, vừa kêu như sắp bị chết chém: "Ui làng nước ôi! á làng nước ôi! Hắn cắn đứt tay tôi rồi".

Thế là câu chuyện thành to và không thể vãn hồi. Chiều đó vài bà con trong họ đến hỏi thăm, có đôi đứa bé tò mò ghé mắt nhìn vào buồng. Anh Ðỏ gắt đuổi ra, đem buộc ở cửa một mảnh buồm rách làm rèm che.

Trong bóng tối, chị Ðỏ thấy dễ chịu hơn, và thầm cảm ơn chồng, chị đã có ý thôi nằm vạ.

Nhưng đến đêm, anh Ðỏ vào buồng nằm, anh chỉ nói một câu cụt lủn:

- Muốn tốt lành thì dậy!

Tự mình ngồi dậy thì sượng mặt, chị Ðỏ nằm chờ.

Nhưng anh gắt:

- Muốn đạp thêm cho mấy cái nữa lắm.

Rồi trèo lên giường ngủ. Chị Ðỏ nằm một đêm dưới đất lạnh buốt xương không sao nhắm mắt được. Sáng hôm sau, chồng ra rồi, chị lồm cồm tới giường, lấy hai mảnh chiếu, một rải ra đất, một đắp lên mình, đánh một giấc dài khoan khoái. Ðó là lần đầu chị được ngủ ngày một cách say sưa, không bị quấy rối, lần đầu chị nếm cái thú nhàn hạ của các bà tỉnh thành.

Nhưng đến đêm, anh Ðỏ tàn nhẫn đẩy chị lăn ra, giật lấy chiếu và chị lại nằm một đêm trên đất cứng lạnh.

*
* *

Tiếng xôn xao ngoài kia nhỏ dần, nhỏ dần... Thực ra, ngày chưa tắt, nhưng thính quan chị đã yếu đi trong sự mệt nhọc toàn thân, một sự mệt nhọc rời rã khiến cho xương mềm, thịt nhão và các ngón tay co quắp, sự mệt nhọc gây bởi cơn đói. Chị đã nhịn ăn hai ngày! Ðó không phải cái đói giày vò, quằn quại, náo động của những miệng ăn hùm hổ. Vốn tính ăn ít, làm nhiều, chị chỉ thấy một cái đói nhẫn nại nó thỉnh thoảng cào xót trong dạ dày. Hình như mồ hôi toát trên trán lạnh, nhưng chị không còn đủ sức đưa tay lên sờ. Chị cựa mình quay nghiêng vì nãy giờ nằm ngửa, da bụng căng ép lên dạ dày trống rỗng, như một hòn đá nặng.

Chị nằm co như con chuột chết, bụng thóp lại. Mắt mở trân trân dán vào một ô vuông sáng mà có lẽ chị cũng không nhận ra là lỗ thông để đùn rác rưởi quét ở buồng ra.

Chợt mảnh buồm che cửa lay động nhưng thấy một vệt ánh sáng lấp loáng và mảnh vải nâng để lộ da trời. Rồi một cái đầu ló trong mảnh sáng tam giác ấy, cái đầu tóc bơ phờ khăn quấn cẩu thả của mẹ chồng chị. Chị Ðỏ liếc nhìn lên, nhưng không thấy rõ mặt mụ, sấp bóng tối. Tuy vậy, chị tưởng tượng mụ ta đương dạo đôi mắt lấc láo lo ngại trong vòng sâu hoắm và chị nghĩ thầm: "Mình mà chết thì cũng rầy với mình! Quan khám, lệ hạch, rồi họ cũng đến lo mà chết luôn thôi! ừ, mình cứ nằm đây, không vào bồng dậy mà chờ". Cái đầu biến đi và khung cảnh sụp tối.

Cái cảm giác buồn buồn lại ám tới chị, lần này ở đầu ngón chân cái, chị cũng không buồn rụt chân. Nó chạy lần lên, dừng ở mắt cá, tiến tới đầu gối, chui một chút xíu dưới váy chị, rồi chạy trở ra. Ðến bụng chân, nó biến đi. Bỗng một bóng đen nhỏ chạy qua chỗ hổng, chị nhận ra một con chuột nhắt.

Một lát sau, con chuột lại hiện ra trong khung trắng. Nó quay đầu bên này, bên kia, chạy từng chập ngắn trên chân nhỏ thoăn thoắt, dừng lại, chạy ít bước vội vàng, dừng lượt nữa, rồi chạy trở lại như để dử ai. Nó đứng yên, quay nhìn vào buồng, mắt tròn ngời ánh đỏ hoe như hạt ngọc. Con vật xinh nhỏ có một dáng điệu nửa nghi ngờ, nửa tinh nghịch. Sau cùng, nó chạy vào buồng, xáp tới bàn tay chị Ðỏ lê trên đất. Nó vểnh tai nhìn rất lâu những ngón tay rung rung, đoạn khôn ngoan chạy về phía vách, lẩn trong bóng tối.

Tiếng bát đĩa lách cách dưới bếp làm nao lên trong lòng chị một niềm giận dữ. Hừ! Họ vẫn ăn đủ bữa và no bụng. Ðã không muốn lo, để rồi chị cho một mẻ lo. Khi quan về khám án mạng thì những kẻ kia hãy liệu bán thuyền bán lưới đi thôi!

Con chuột nhắt núp trong bóng tối lâu lắm, rồi lại chạy ra. Lòng vẫn sôi tức bực, chị Ðỏ choài tay định bắt. Nó kêu một tiếng nhọn hoắt, vút ra chỗ sáng rồi thoắt biến, để lại trên mặt đất một vật trắng nhỏ bằng hạt đỗ. Chị Ðỏ cầm lấy, nhận ra một mẩu khoai xát khô, bèn bỏ tọt vào miệng. Nước miếng nhoèn nhoẹt đẩy trên lưỡi, tẩm vị ngọt của khoai.

Một ý nghĩ lờ ra trong trí yếu chị Ðỏ. Thu góp sức tàn, chị lê xoay mình về phía vách, giơ tay quờ trong bóng tối. Một cái choé (*) bị vật ra đất, với một tiếng nặng nề khô khan. Tay chị đưa dần lên miệng chóe, nắm lấy cái nút lớn làm bằng một nùi rơm bọc lá chuối, cố sức rút. Nút bật tung, và những lát khoai rào rạt tuôn ra trắng đất. Chị Ðỏ vội vàng bốc lấy một nắm trong tay run run, vụng về đưa vào miệng. Khoai rơi lả tả xuống. Chị Ðỏ nằm ngửa ra nhai. Chị nhai ngồm ngoàm, hộc tốc, trợn mắt nuốt. Chị cảm thấy rõ sự cọ xát trên da thực quản của những mẩu khoai chưa nghiền kỹ. Khi bụng đã thôi bị sức căng ép, chị quay nằm ngửa, nhai chậm hơn. Mắt nhìn một lỗ hổng trắng trên mái tranh, tay đưa dần từng miếng khoai lên miệng, chị nhai một cách từ tốn quý phái, để nước miếng tiết ra nhiều ngào miếng ăn thành làn bột mềm, ngọt và thơm mát.

Nhưng một lát sau, một sự khó chịu bỗng chiếm lấy chị. Chị Ðỏ thấy tức ách trong bụng quá đầy, tưởng có một hòn đá nặng trong đó, khiến chị không trăn trở mình được. Trên đầu máu tụ, và chị Ðỏ nằm thiếp đi trong cơn bội thực, bàn tay mở vẫn đặt trên những lát khoai còn lại ở mặt đất.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA