Chia sẻ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc

  • Thread starter hoalan_chi
  • Ngày gửi
hoalan_chi

hoalan_chi

Cao cấp
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”.
3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ”.
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.
6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn…
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).
8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.
11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.

(Sưu tầm)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,030
125
63
51
Hà nội
vnuni.net
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Thật kỳ lạ là ở thời đại Internet mà điều đơn giản nói trên lại có vẻ vô cùng khó khăn với các ứng viên. Trong ~40 CVs thì có tới 20CVs xin sai việc (ko như nội dung tuyển dụng), 15 CVs ko biết tẹo nào (rất mơ màng) tới ngành nghề mà NCC đang hoạt động. 99% ko biết là Nhà tuyển dụng đang KD SP, dịch vụ gì. Và gần như 100% ko vào website của Nhà tuyển dụng. (Thậm chí có ứng viên ko nhớ tên cty mà mình từng gửi CV). Thật thất vọng!

Tham khảo thêm:

1. 6 hành động khiến bạn “mất điểm” trước nhà tuyên dụng?
2. Hãy cho trước khi nhận - lời khuyên khi đi xin việc
3. Sếp nghĩ gì về ứng viên
4. Tỏa sáng khi đi phỏng vấn - Phần 4: NTD đánh giá cao ứng viên trên tiêu chí nào?
5. Hãy cho trước khi nhận (Lời khuyên khi đi xin việc)
6. Kỹ năng tìm việc trong năm 2012
 
Sửa lần cuối:
hoalan_chi

hoalan_chi

Cao cấp
Thật kỳ lạ là ở thời đại Internet mà điều đơn giản nói trên lại có vẻ vô cùng khó khăn với các ứng viên. Trong ~40 CVs thì có tới 20CVs xin sai việc (ko như nội dung tuyển dụng), 15 CVs ko biết tẹo nào (rất mơ màng) tới ngành nghề mà NCC đang hoạt động. 99% ko biết là Nhà tuyển dụng đang KD SP, dịch vụ gì. Và gần như 100% ko vào website của Nhà tuyển dụng. (Thậm chí có ứng viên ko nhớ tên cty mà mình từng gửi CV). Thật thất vọng!
Những gì bạn nói rất đúng!:wall:
 
P

pho

Sơ cấp
3/3/09
2
0
0
38
Quang Ngai
chào các anh chị!
Thứ 2 tuần tới là em đi phỏng vấn.Đây là lần đầu tiên đi phỏng vấn mà lại phỏng vấn bằng tiếng anh!Em không biết chuẩn bị những gì đây?
Hơi run run.
Các anh chị nào có bí quyết gì giúp em tự tin và trải qua phỏng vấn 1 cách tốt đẹp không?
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị!!
 
thuyanh311

thuyanh311

Trung cấp
chào các anh chị!
Thứ 2 tuần tới là em đi phỏng vấn.Đây là lần đầu tiên đi phỏng vấn mà lại phỏng vấn bằng tiếng anh!Em không biết chuẩn bị những gì đây?
Hơi run run.
Các anh chị nào có bí quyết gì giúp em tự tin và trải qua phỏng vấn 1 cách tốt đẹp không?
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị!!

Tốt nhất là bạn nên trả lời phỏng vấn một cách chân thật, đừng quá thổi phồng để tránh né những sai sót trong quá khứ, đánh bóng thái quá cho bản thân (những điều không có thật) vì khi biết ra sự thật thì những lời đó sẽ là cú đánh khá mạnh đối với bạn đấy. Điều quan trọng là bạn phải biết phân biệt đúng - sai, phải biết nhìn nhận những thiếu sót hay yếu kém của mình ở điểm nào để có thể khắc phục nó, và... tâm huyết cũng như sự nhiệt tình của bạn trong công việc như thế nào, đó là câu trả lời mà nhà tuyển dụng luôn mong đợi.

Ngoài kiến thức và khả năng làm việc thì yếu tố CON NGƯỜI mới là quan trọng bạn nhé! Có nhiều nhà quản lý khi phỏng vấn rất quan tâm đến phần "NGƯỜI" của ứng viên đến mức nào, đối với họ nghiệp vụ thì có thể sẽ được trau dồi và nâng cao trong quá trình làm việc.

Có rất nhiều ứng viên khi đăng tuyển hồ sơ, hoặc viết đơn xin việc quá thổi phồng về khả năng hiện có của mình, điều đó thật khó chấp nhận cho nhà tuyển dụng có yêu cầu về cái "TÂM" như trên đây, hãy cẩn thận nhé!
 
hoalan_chi

hoalan_chi

Cao cấp
7 điều tối kỵ khi đi phỏng vấn

Bạn nghĩ rằng mình đã thể hiện thật tốt trong buổi phỏng vấn gần đây, nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm nào từ nhà tuyển dụng. Bạn hoang mang không hiểu mình đã làm sai chuyện gì? Hãy kiểm tra xem bạn có phạm những lỗi dưới đây không để tránh cho những buổi phỏng vấn sau này. 1. Không định hướng được mục tiêu nghề nghiệp. Nhiều ứng viên xem phỏng vấn chỉ đơn thuần là dịp để tìm được một việc làm. Họ không xác định được sẽ cống hiến được gì cho công ty. Sẽ còn tệ hơn nếu ứng viên thành thật nói rằng họ mong được thuyên chuyển sang bộ phận khác sau một thời gian làm việc ở vị trí đang ứng tuyển. Dĩ nhiên chẳng có người phỏng vấn nào hài lòng với một ứng viên xem cơ hội làm việc với phòng ban ông ta như một “bước đệm” để chuyển sang một bộ phận khác.
2. Tự cao tự đại. Bạn nên nêu bật những thành tích của mình khi phỏng vấn; nhưng điều đó không có nghĩa là khoe khoang, phô trương về thực lực của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ không có cảm tình với những anh chàng/cô nàng “biết tuốt” đâu.
3. Nói lắp bắp hay không trình bày ý kiến rõ ràng. Nói lắp bắp có nghĩa là bạn đang thiếu tự tin. Vì thế, hãy nói thật rõ ràng và tự tin. Nhưng hãy nhớ là đừng nói quá lớn; nói lớn cũng là một biểu hiện bạn đang mất bình tĩnh. Nếu bạn không chắc về một câu hỏi nào đó, hãy yêu cầu người phỏng vấn lặp lại.
4. Tỏ ra quá thân mật. Một người phỏng vấn có kinh nghiệm luôn biết cách xóa tan sự ngượng ngập từ những phút đầu của buổi phỏng vấn. Nhưng điều đó không có nghĩa họ là bạn thân của bạn. Vì thế, hãy luôn nhớ rằng đối diện bạn là người phỏng vấn, họ đang đánh giá bạn và bạn cần thể hiện mình thật chuyên nghiệp.
5. Để cảm xúc lấn át. Đôi khi, người phỏng vấn vô tình hay cố ý khơi gợi để bạn thể hiện cảm xúc thật của mình, như đưa ra một tình huống hay một nhận xét nào đó nhằm làm bạn tức giận. Đừng rơi vào bẫy của họ! Hãy bình tĩnh trong mọi trường hợp. Khi bạn để cảm xúc lấn át, nguy cơ thất bại sẽ rất cao.
6. Chỉ đơn thuần trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Phỏng vấn là đối thoại hai chiều, bạn không nên chỉ trả lời các câu hỏi. Người phỏng vấn sẽ cảm thấy thật chán nếu bạn chỉ biết lần lượt trả lời những câu hỏi. Hãy thể hiện sự quan tâm và hiểu biết của mình bằng cách đặt ngược lại những câu hỏi thông minh cho nhà tuyển dụng.
7. Nói xấu công ty cũ. Sếp cũ của bạn là tên đại ngốc. Bạn thật sự ghét công ty cũ và không thể không nào chịu đựng được nữa… Trái đất luôn tròn, đôi khi bạn không thể nào ngờ được công ty cũ chính là khách hàng hay đối tác lớn của công ty bạn đang phỏng vấn... Bạn không nên để người phỏng vấn nghĩ rằng bạn cũng sẽ nói những điều tương tự về họ khi bạn nghỉ công ty này.
nguồn:hanu.vn
 
L

le tho

Guest
11/4/09
8
0
0
Ba Ria Vung Tau
Sắp tới ngày phỏng vấn

Chào các bạn !

Mình cũng chuẩn bị đi phỏng vấn, đọc qua chia sẻ kinh nghiệm của bạn trước khi đi phỏng vấn mà thấy run quá .

Mình nghe nói bây giờ ít có công ty nào phỏng vấn lắm, vì trong khoản thời gian ngắn ngủi đó nó không phản ánh được gì cho nhà tuyển dụng cả, nhiều trường hợp phỏng vấn thì rất là ok nhưng khi đi làm thì được vài bữa thì họ lại nghỉ.

Còn những câu hởi thường gặp khi phỏng vấn nó mang tính lý thuyết, nhiều khi người phỏng vấn cũng không đủ nghiệp vụ để phỏng vấn ( Vì họ có biết tình hình sản xuất của Cty như thế nào, Định mức , Năng suất, nghiệp vụ v.vvv) lẽ ra khi cần vị trí chuyên môn nào đó thì nên nhờ các bộ phận chuyên nghiệp họ phỏng vấn giúp.

Mình nghe nói bây giờ các nhà tuyển dụng họ quan tâm nhiều về vấn đề văn hoá doanh nghiệp , vì muốn nhận được người làm cho cty thì phần này rất quan trọng ( Lương cao chưa chắc đã làm ).

Sap tới ngày phỏng vấn rồi , biết làm sao đây, các bạn tư vấn giúp voi ... Tks
 
N

nguyen lam ngoc

Trung cấp
49 câu hỏi khi đi phỏng vấn

Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:
1. Hãy tự giới thiệu về Anh/ChịHãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.
2. Anh/Chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?
Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.
Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!
3. Điểm mạnh của Anh/Chị?Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.
4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.
5. Giới hạn của Anh/Chị?
Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này.” hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.
6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này”.
7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai? Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành các công việc tốt đẹp và sự tự tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của bạn! Tuy nhiên, cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.
8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?
Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!
9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?
Bạn có thể trình bày như sau: “Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty”. Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.
10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?
Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.
11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?
Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: “Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể”.
12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?
Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định “sự phù hợp” của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.
13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?
Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!).
14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?
Câu hỏi này có nghĩa là: “Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn”. Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ “Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần.”
15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.
16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết
Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.
17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?
“Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không”. Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.
18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?
Nếu có, bạn có thể trả lời như sau “Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải”.
Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.
19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).
20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.
21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?
Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.
22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã “suy nghĩ lại” khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.
23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?
Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.
24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.
25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.
26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.
27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.
28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?
Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. “Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình”. Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!
29. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.
30. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây? Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.
31. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.
32. Anh/Chị cho rằng cấp dưới/đồng nghiệp nghĩ sao về mình?
Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!
33. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?
Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.
34. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua. Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
35. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, “Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng”.
36. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ/người sếp trước đây?
Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.
38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.
39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.
40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?
Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?” hay “Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này”. Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.
41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?
Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?“Hoàn toàn không có vấn đề nào cả.” (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất “đáng gờm”).
43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?
Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.
44. Anh/Chị thường đọc gì?Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?
Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.
46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị?
Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.
48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?
Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.
mình sưu tầm trên mạng, các bạn tham khỏa nhé! chúc thành công:dance2:
 
Sửa lần cuối:
N

nguyen-giang

Guest
18/1/07
9
0
0
39
viet nam
em cũng xin việc vài nơi rồi. Rút ra kinh nghiệm thấy là mình đi xin việc được tuyển hay không cũng là do cái duyên trời định. Hic em đi xin việc đến mấy cái công ty nhỏ năn nỉ người ta gãy lưỡi nghĩ có lẽ là đậu thế mà trật bay. Không may được một công ty nó cũng lớn lơn tí dòm thấy tên trên quảng cáo đi phỏng vấn tưởng trượt rồi. Khóc gần hết nước mắt thế mà lại trúng. Chả hiểu được
 
D

doanxedongphuong

Guest
14/9/09
7
0
0
15
Hà Nội
Việc bước vào vòng phỏng vấn thường làm cho người tìm việc rất hồi hộp và lo lắng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và những gợi ý trả lời phù hợp có thể giúp ích cho bạn:
1. Hãy tự giới thiệu về Anh/ChịHãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.
....
49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?
Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.
mình sưu tầm trên mạng, các bạn tham khỏa nhé! chúc thành công:dance2:

Mình không chắc lắm, nhưng hình như phỏng vấn bây giờ không chỉ các câu hỏi về cá nhân như vậy nữa đâu mà còn các câu hỏi tình huống cụ thể nữa.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
La An

La An

thianan73@yahoo.com.vn
18/10/07
818
1
18
Cần thơ
có 1 lần mình đi phòng vân Mr Yannick hỏi mình có 1 câu mà mình trung tuyển
sau này bạn sẽ làm gì
mình trả lời : tôi ko biết trước được :015:
 
N

nuhong

Sơ cấp
3/11/08
14
1
0
37
Hải Phòng
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc

Em học chuyên ngành kế toán, vừa ra trường nhưng xem ra xin việc khó quá vì không quen biết nhiều :wall:. Chỗ nào cũng yêu cầu có kinh nghiệm thực tế. Vừa ra trường, mới chỉ đi thực tập thôi thì làm gì đã có nhiều kinh nghiệm. Các anh chị đã từng đi phỏng vấn xin việc rồi giúp em với. Thông thường phỏng vấn thường hỏi những gì, cần trả lời ra sao để có thể được tuyển dụng. Cám ơn anh chị rất nhiều!
 
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,406
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Em học chuyên ngành kế toán, vừa ra trường nhưng xem ra xin việc khó quá vì không quen biết nhiều :wall:. Chỗ nào cũng yêu cầu có kinh nghiệm thực tế. Vừa ra trường, mới chỉ đi thực tập thôi thì làm gì đã có nhiều kinh nghiệm. Các anh chị đã từng đi phỏng vấn xin việc rồi giúp em với. Thông thường phỏng vấn thường hỏi những gì, cần trả lời ra sao để có thể được tuyển dụng. Cám ơn anh chị rất nhiều!

Mới ra trường nên qua 1 lớp đào tạo sổ sách và BCTC sơ cấp học mất 20 buổi thôi...em sẽ có cái nhìn khái quát về công việc kế toán và sẽ TỰ TIN khi phỏng vấn .

Tiếp đó em phải tìm hiểu và tự đi nộp hồ sơ để có cơ hội phỏng vấn.....Nếu có thể hãy tìm hiểu xem hình thức hoạt động của công ty đó về lĩnh vực gì để chuẩn bị trước ...Ví dụ. Công ty lĩnh vực về THương mại dịch vụ thì Hệ thống hạch toán kế toán thế nào ( nên nhờ người có kinh nghiệm giúp như , thầy cô giáo , vWebketoan ...)

Ấn tượng đầu tiên chính là hình thức bên ngoài, vấn đề này con gái thì khỏi bàn ...he he

Vào phỏng vấn thì phải TIN mình có thể làm được.....

Vậy là em có 90% cơ hội được tuyển.....
 
G

girl

Ôi cái cuộc đời này!
28/4/09
769
1
18
HD
cái này một phần cũng do may mắnn nưa anh Thumper ạ
 
N

nuhong

Sơ cấp
3/11/08
14
1
0
37
Hải Phòng
cảm ơn anh Thumper đã chỉ bảo tận tình. Em chuẩn bị phỏng vấn ở 1 công ty thương mại. Đó là Công ty Cổ phần thương mại điện cơ Sơn Đông - Hải Phòng. Có ai biết thông tin về công ty đấy thì cho em với. Em không có người quen trong công ty nên chỉ mới tìm hiểu qua mạng được lĩnh vực kinh doanh của công ty là bán máy móc, thiết bị tàu biển (Hàng của Trung Quốc).
 
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,406
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
cảm ơn anh Thumper đã chỉ bảo tận tình. Em chuẩn bị phỏng vấn ở 1 công ty thương mại. Đó là Công ty Cổ phần thương mại điện cơ Sơn Đông - Hải Phòng. Có ai biết thông tin về công ty đấy thì cho em với. Em không có người quen trong công ty nên chỉ mới tìm hiểu qua mạng được lĩnh vực kinh doanh của công ty là bán máy móc, thiết bị tàu biển (Hàng của Trung Quốc).

Trước hết phải xem vị trí ứng tuyển là gì để tìm hiểu

Chung chung thì như sau:

Bán máy móc thiết bị thì coi như 1 dạng hàng hoá

Cty đó nhập hàng bên TQ: liên quan đến xuất nhập khẩu .....

Nghiên cứu lại TK 156, và chú ý đến cách hạch toán hàng nhập khẩu

Kế đó là các hình thức thanh toán công nợ.....

Công ty đứng ra nhập trực tiếp thì hạch toán ra sao? còn qua Uỷ thác thì ra sao? Căn cứ vào đó sẽ có các chi phí đi kèm và các hạch toán .....

Sơ sơ là như vậy
 
chieu8283

chieu8283

Cao cấp
21/3/08
366
5
18
Hà Nội
Học Quản trị kinh doanh, làm xuất nhập khẩu 3 năm, giờ em muốn chuyển sang làm kế toán.
- em đã tham gia lớp đào tạo kế toán 6 tháng, làm trên chứng từ thực tế
có nên bắt đầu xin việc từ vị trí kế toán viên?

chuyển thế này coi như là làm lại từ đầu, như 1 sv mới ra trường, ai cũng kêu, khổ tâm quá.

Các anh chị cho em một vài lời khuyên, em cảm ơn nhiều nhiều.
 
L
giúp em kỹ năng phỏng vấn xin việc kế toán

Chào mấy Anh ,chi và các bạn!
em la thành viên mới và em mới ra trường chưa kinh nghiệm. giờ em đi xin việc kế toán, mong các anh, chi và các bạn có kỹ năng, kinh nghiệm gì xin việc chỉ em với. em cảm ơn mọi người nhiều lắm!.em xin đã lâu rồi mà vẫn chưa được
:wall:
 
H

henngaygaplai04

Sơ cấp
mình da lam 3 năm roi, nen cung xin dua ra may loi khuyen cho ban, moi ra trường phải xac định, đi làm là để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức, giao tiếp..., ko nên nặng nề lương quá, thấp cũng phải chịu, làm hết mình và ko được kêu ca. ko phải nơi nào cũng yêu cầu kinh nghiệm lâu năm, mà có nhiều cty cung chỉ cần tuyển người mới ra trường, tùy vào yêu cầu của cty đó, vậy nên bạn hãy đặt mục tiêu vào những cty này, đừng có đặt mục tiêu quá lớn, những nơi đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng thì mình dám chắc bạn chưa đáp ứng được đau. Chúc bạn may man va thanh cong
 

Similar threads

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA