Được giảm giá hàng tồn kho

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Hôm nay, Mina post bài này lên, các bạn chúng ta cùng bàn luận nhé,

Công ty nhận được một thông báo của một supplier là sẽ giảm giá cho tồn kho của một lọai hàng đến một thời điểm cố định nào đó. Công ty có làm văn bản thông báo lượng hàng còn tồn nhưng không hạch tóan gì hết

Đến quý sau, supplier xuất hóa đơn bán hàng cung cấp hàng trong tháng và đồng thời giảm luôn số tiền hàng tồn theo công văn thông báo. Vậy lúc đó công ty sẽ hạch tóan như thế nào vì lượng hàng tồn tại thời điểm nhận được hóa đơn đã được bán hết.

Mina bảo là cứ đưa khỏan được nhận giảm giá đó vào làm giảm giá vốn hàng bán ngay tháng nhận đựơc hóa đơn, Theo các bạn như vậy có ổn không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

ketoancon

Giang hồ quy ẩn
30/7/04
94
8
0
HCM
Ở đây thấy có đôi điều chưa rõ, Mina à : Hàng nhập quý sau là cùng một loại với hàng được giảm giá? Công ty tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nào?
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
Đây là 1 "case study" đấy. Lúc trước mình có đề nghị mở mục "case study", và định đưa vấn đề này ra đầu tiên trong mục đó.

Nào, bà con ơi, mại dzô ! Hãy đưa ý kiến về chuyện này nhé. Chuyện này ở nước ngoài là chuyện bình thường, nhưng ở VN thì hơi rối rắm đấy.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
To anh ketoancon, ở đây anh nên đưa lên hai trường hợp :
Thứ nhất: nếu như đây là hàng đã hết nguồn cung cấp hàng và hàng bị tồn kho lâu.
Thứ hai : hàng này do công ty giảm giá, có nghĩa là những đợt hàng tiếp theo dùng giá mới và đồng thời giảm luôn giá cho hàng tồn kho.
To anh Chiên da Xốp, BQT WKT xin ghi nhận ý kiến của anh, thực ra phần này mọi người còn nhiều thắc mắc nhưng nhiều lúc do thuế không để ý nên mọi người hay cho qua.
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
MINA nói:
To anh ketoancon, ở đây anh nên đưa lên hai trường hợp :
Thứ nhất: nếu như đây là hàng đã hết nguồn cung cấp hàng và hàng bị tồn kho lâu.
Thứ hai : hàng này do công ty giảm giá, có nghĩa là những đợt hàng tiếp theo dùng giá mới và đồng thời giảm luôn giá cho hàng tồn kho.
To anh Chiên da Xốp, BQT WKT xin ghi nhận ý kiến của anh, thực ra phần này mọi người còn nhiều thắc mắc nhưng nhiều lúc do thuế không để ý nên mọi người hay cho qua.

Còn thêm vấn đề nữa nè MINA ơi :
-Hàng là hàng nhập khẩu trực tiếp (có thuế nhập khẩu và VAT).
-Hàng là hàng nhập khẩu có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
-Có hoặc không có giá tối thiểu tính thuế.
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Theo một chuyên gia tư vấn thuế mà SUNF chưa tiện nói tên, thì trường hợp này MINA cứ ghi đơn giản là giảm luôn giá nhập hàng vào ngày nhận hóa đơn. Đằng nào thì lãi lỗ cuối cùng cũng chẳng thay đổi được. Tính giá vốn thì chỉ ảnh hưởng đến nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước trong trường hợp cuối năm MINA còn tồn rất nhiều hàng thôi. Mà trong trường hợp này MINA bán xong quách rồi còn đâu? Thành ra cứ tính giảm trừ thẳng vào giá nhập là có lẽ dế nói với Thuế nhất.

Bà con nghĩ sao?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Bác Sunf ơi, vấn đề là hàng này đã bán với giá đã được giảm, bác hay thấy thỉnh thoảng trên Tivi hay Báo có ghi thông báo giảm giá hàng bán tại một thời điểm nào đó. Đã bán giá thấp lại còn thêm một khoản lời chuyển qua thì nộp thuế ..... hihhihi..
To anh Bathanh : em đang trả lời câu hỏi tiếp theo của anh Chiên da xốp, do vội nên có gì mong anh bỏ qua cho.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
......lượng hàng tồn tại thời điểm nhận được hóa đơn đã được bán hết.
Mina bảo là cứ đưa khỏan được nhận giảm giá đó vào làm giảm giá vốn hàng bán ngay tháng nhận đựơc hóa đơn, Theo các bạn như vậy có ổn không?
Về hạch toán hàng tồn kho, chúng ta có bao nhiêu phương pháp vậy MINA?
MINA hiện đang sử dụng phương pháp hạch toán nào?
Còn tùy thuộc phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà MINA có thể đưa ra bút toán liên quan đến nội dung kinh tế này một cách phù hợp.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho nên (và cần phải) nhất quán trong năm tài chính.
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Bác Bà Thanh nói có lý đó. Còn phụ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Nhưng nói chung, phương pháp nào thì cũng chỉ ảnh hưởng đến lãi lỗ năm nay ở thời điểm cuối năm, nếu còn tồn nhiều hàng thôi. Thuế đâu có đánh theo lãi lỗ từng lô hàng đâu? Mà giờ là thời điểm đầu năm, thành ra vấn đề phương pháp hạch toán chắc cũng chưa phải là vấn đề lớn.

Tóm lại, MINA hạch toán như MINA định làm cũng đâu có sao. Nhưng sẽ phải giải trình lằng nhằng. Còn theo cách SUNF đề nghị, đỡ phải giải trình nhiều.

Thuế thì nên đóng ĐẦY ĐỦ, phải không MINA (Hê hê).
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
SUNF nói:
Bác Bà Thanh nói có lý đó. Còn phụ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Nhưng nói chung, phương pháp nào thì cũng chỉ ảnh hưởng đến lãi lỗ năm nay ở thời điểm cuối năm, nếu còn tồn nhiều hàng thôi. Thuế đâu có đánh theo lãi lỗ từng lô hàng đâu? Mà giờ là thời điểm đầu năm, thành ra vấn đề phương pháp hạch toán chắc cũng chưa phải là vấn đề lớn.

Tóm lại, MINA hạch toán như MINA định làm cũng đâu có sao. Nhưng sẽ phải giải trình lằng nhằng. Còn theo cách SUNF đề nghị, đỡ phải giải trình nhiều.

Thuế thì nên đóng ĐẦY ĐỦ, phải không MINA (Hê hê).

Vấn đề ở chỗ, tùy thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho, sẽ xác định được bút toán định khoản cho nội dung này một cách thấu đáo, chính xác và khoa học. Nếu không căn cứ vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho thì cho dẫu kết quả cuối cùng không sai ( trong năm hoặc giữa các năm) nhưng vẫn là sai về định khoản. Ở đây, ko dừng lại ở việc thuế có chấp nhận hay không mà ở việc lý thuyết dc vận dụng như thế nào.
Mặt khác, việc đóng thuế đầy đủ thì còn phải xét, Chúng ta cần phải đóng thuế ĐỦ , còn việc nó có ĐẦY hay không còn do quan điểm của bên đóng và bên thu cũng như kết quả kinh doanh của đơn vị.
Vấn đề thời gian, không phải là yếu tố nghiêm trọng, trừ phi nó là phần giảm giá của hàng tiêu thụ năm trước, nhưng ở đây rõ ràng là không phải rồi, nó là giảm giá cho hàng tồn kho đầu kỳ ( cuối kỳ trước).
Các bạn có thể đưa ra từng phương pháp hạch toán kho hàng, và tương ứng với từng phương pháp này, bút toán chính xác sẽ là thế nào?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Tình huống này, hạch tóan theo giá nhập trước xuất trước, nhưng vấn đề là hàng nhỏ thì không có mã cụ thể còn hàng có giá trị lớn thì có part. No. cho từng mặt hàng cụ thể. Vậy thì phải làm sao nhỉ?
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
MINA nói:
Tình huống này, hạch tóan theo giá nhập trước xuất trước, nhưng vấn đề là hàng nhỏ thì không có mã cụ thể còn hàng có giá trị lớn thì có part. No. cho từng mặt hàng cụ thể. Vậy thì phải làm sao nhỉ?
Trường hợp hạch toán kho theo phương pháp nhập trước xuất trước thì trình tự có mấy bước:
1. Xác định lại giá trị hàng tồn kho còn lại tại kho tính đến thời điểm giảm giá:
NỢ 331-CÓ156 ( phần được giảm tính trên số lượng còn tồn).
2. Giảm giá vốn phần hàng đã tiêu thụ: NỢ 331 -CÓ 632 ( có thể CÓ TK711) Số còn lại ( chênh lệch giữa tổng số được giảm - số đã hạch toán cho hàng còn tồn kho).
Như vậy bút toán kép là:
NỢ 331 - Tổng giá trị được giảm giá
CÓ 156: phần giảm giá đối với hàng giá cũ còn tồn kho
CÓ 632: phân giảm giá đối với hàng giá cũ đã tiêu thụ ( kể từ thời điểm kê khai đến thời điểm được giảm).
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Bathanh nói:
Nếu không căn cứ vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho thì cho dẫu kết quả cuối cùng không sai ( trong năm hoặc giữa các năm) nhưng vẫn là sai về định khoản. Ở đây, ko dừng lại ở việc thuế có chấp nhận hay không mà ở việc lý thuyết dc vận dụng như thế nào.
Bác nói hay lắm. Nhưng em chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng thôi. Mà thuế chắc cũng vậy. Vận dụng kiểu gì cũng chỉ là để kết quả cuối cùng thôi, không phải thế à?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
SUNF nói:
Bác nói hay lắm. Nhưng em chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng thôi. Mà thuế chắc cũng vậy. Vận dụng kiểu gì cũng chỉ là để kết quả cuối cùng thôi, không phải thế à?
thế lỡ tình huống sẽ tiếp theo như thế này:
- Hàng cũ bán hết rồi.
- Hàng mới số lượng ko đủ lớn -> giá nhập kho <0
- Hàng mới chưa bán được trong phần còn lại trong năm.
Kết quả cuối năm sẽ ra sao?

là người quản lý, bên cạnh việc quan tâm đến kết quả, người ta còn quan tâm đến nguyên nhân tạo ra kết quả nữa.
Bác là người chủ sở hữu, là SLV thì nghĩ như vậy là thoả đáng. nhưng nếu bác là nhà quản lý, nhà điều hành, mà nghĩ như vậy thì ...................
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Thảo luận với các anh chị xong, me mới có một ý kiến như thế này thì rất được lợi cho công ty, tại vì các đợt bán hàng giảm giá thì supplier luôn đề nghị công ty báo lượng hàng tồn kho và thông báo giá bán giảm nên ta xuất hóa đơn bán cũng giảm giá. lúc đó chỉ điều chỉnh giám giá hàng tồn kho nhưng không tăng lợi nhuận thì phần thuế đóng cho nhà nước không có, hihihi. Đây cũng là kinh nghiệm của kế tóan, khi có công văn thì cứ dựa vào đó làm thủ tục giảm giá trị hàng tồn kho ngay thì công ty đỡ lắm. Đúng không Bác Sunf ạ.
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
MINA làm như vậy là phải rồi đó.
Khi có văn bản của supplier, phải làm giảm giá tồn kho ngay và lúc đó nhớ ghi là supplier nợ bạn khoản giảm giá này. Đợt hàng mua kế tiếp, phải ghi giá hàng mới, còn khoản giảm giá này thì làm động tác cấn trừ khi thanh toán đợt hàng mới.
Để cơ quan thuế không bắt bẻ bạn được, tốt nhất là phải ghi việc này vào điều khoản hợp đồng hoặc làm phụ kiện hợp đồng vào thời điểm supplier cho giảm giá.

Thực sự case của MINA không phức tạp lắm vì hàng mua trong nước. Nếu hàng là hàng nhập khẩu, thì có thêm 1 số phức tạp nữa ( thí dụ : thuế nhập khẩu đã tính đã nộp theo giá mua ban đầu, không thể lấy lại được ....)
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
MINA nói:
Thảo luận với các anh chị xong, me mới có một ý kiến như thế này thì rất được lợi cho công ty, tại vì các đợt bán hàng giảm giá thì supplier luôn đề nghị công ty báo lượng hàng tồn kho và thông báo giá bán giảm nên ta xuất hóa đơn bán cũng giảm giá. lúc đó chỉ điều chỉnh giám giá hàng tồn kho nhưng không tăng lợi nhuận thì phần thuế đóng cho nhà nước không có, hihihi. Đây cũng là kinh nghiệm của kế tóan, khi có công văn thì cứ dựa vào đó làm thủ tục giảm giá trị hàng tồn kho ngay thì công ty đỡ lắm. Đúng không Bác Sunf ạ.
Phần thuế đóng cho nhà nước không có -> phần lợi nhuận của DN cũng không có luôn. Chẳng lẽ bán 1 giá, viết HĐ GTGT lại giá khác sao? ( nếu vậy thì đâu cần chờ giảm giá, đúng ko MINA?).
Và nữa, nếu bên nhà cung cấp chưa có công văn xác nhận số lượng, giá trị được giảm trừ, MINA đã vội vàng giảm giá bán thì lỡ nhà cung cấp không có ý định điều chỉnh giảm giá, mà ngược lại thông báo tăng giá thì MINA lấy gì để bù đắp đây?
Cẩn trọng trong kinh doanh và trong nghiệp vụ kế toán chút chứ MINA!
 
C

Chiên da xốp

Cao cấp
Gia Linh nói:
Phần thuế đóng cho nhà nước không có -> phần lợi nhuận của DN cũng không có luôn. Chẳng lẽ bán 1 giá, viết HĐ GTGT lại giá khác sao? ( nếu vậy thì đâu cần chờ giảm giá, đúng ko MINA?).
Tại MINA diễn tả ý không rõ. Ý MINA là khi đó MINA đã bán hàng theo giá đã giảm, nếu không làm giảm giá tồn kho thì sẽ thể hiện lỗ vào kỳ đó.
Gia Linh nói:
Và nữa, nếu bên nhà cung cấp chưa có công văn xác nhận số lượng, giá trị được giảm trừ, MINA đã vội vàng giảm giá bán thì lỡ nhà cung cấp không có ý định điều chỉnh giảm giá, mà ngược lại thông báo tăng giá thì MINA lấy gì để bù đắp đây?
Cẩn trọng trong kinh doanh và trong nghiệp vụ kế toán chút chứ MINA!

Thường những trường hợp này đều có văn bản của supplier, người ta mới dám giảm giá bán chứ. Nếu sau đó supplier không thực hiện thì đi kiện. Tốt nhất, tất cả mọi điều nên đưa cả vào hợp đồng. Còn nếu phát sinh gì mới, lập tức làm phụ kiện hợp đồng. Sau này có gì thì dễ cho việc kiện tụng. À, mà hình như ở VN, các doanh nghiệp ngại việc kiện tụng lắm, nhưng phải tập kiện tụng cho quen.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA