sổ cái có tk 131,tk331 đầu kỳ có cả bên Nợ và Có thì số dư ck tính như thế nào?

  • Thread starter thanh111
  • Ngày gửi
T

thanh111

Guest
10/7/09
3
0
0
38
thái nguyên
mong các bạn giúp mình với?
-số đầu kỳ của tk131 và tk331 có cả bên Nợ và Có thì cuối kỳ tính như thế nào vậy ?
-sổ chi tiết tk131 có số dư bên Có âm thì viết như thế nào
Mình không hiểu 2 tk này mong các bạn chỉ giáo .
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tranglethu

Guest
21/11/07
72
0
0
Bắc Giang quê ta đó!
mong các bạn giúp mình với?
-số đầu kỳ của tk131 và tk331 có cả bên Nợ và Có thì cuối kỳ tính như thế nào vậy ?
-sổ chi tiết tk131 có số dư bên Có âm thì viết như thế nào
Mình không hiểu 2 tk này mong các bạn chỉ giáo .

Đối với tK131 và TK 331 là TK thanh toán do vậy phải theo dõi chi tiết từng khách hàng mà không bù trừ công nợ giữa các khách hàng với nhau vì vậy đầu kỳ hoạc cuối kỳ luôn co số dư bên nợ và bên có tuỳ thuộc thanh táon của từng khách hàng.
Sổ chi tiết nếu bên có TK 131 âm bạn phải xem lại việc hạch toán tài khoản này vì đây là trường hợp sai sót khi hạch toán
 
T

ToDucThanh

Trung cấp
6/9/05
177
0
16
Binh Duong
Số dư đầu kỳ, cuối kỳ của TK 131, TK 331 đều có số dư Nơ và Có:
1, Tài khoản 131: Số dư bên Nợ : là khoản phải thu của khách hàng,
Số dư bên Có: là khoản người mua trả tiền trước,
2, Tài khoản 331: Số dư bên Nợ : là khoản trả trước cho người bán,
Số dư bên Có: là khoản phải trả người bán.
Hai tài khoản này mở sổ theo dõi chi tiết từng khách hàng.
 
M

mummycat

Guest
14/7/09
1
0
0
MY
Đồng ý với "thanh111" nhưng nói rõ hơn 1 chút "tK131 và TK 331 là TK thanh toán do vậy phải theo dõi chi tiết từng khách hàng mà không bù trừ công nợ giữa các khách hàng với nhau" . Không thể nào mà số dư lại có cả 2 bên của sổ cái , chỉ 1 trong 2 thôi, or là NỢ, or là CÓ. Trên Bảng Tổng hợp phải thu (131) or phải trả (331) nếu Tổng Dư CK của các khách hàng bên Nợ nhiều hơn thì dư Nợ (trên sổ cái phản ánh số DƯ CK bằng chính Tổng Dư CK của bên Nợ - Tổng dư CK bên có của KH) và ngược lại
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
mong các bạn giúp mình với?
-số đầu kỳ của tk131 và tk331 có cả bên Nợ và Có thì cuối kỳ tính như thế nào vậy ?
-sổ chi tiết tk131 có số dư bên Có âm thì viết như thế nào
Mình không hiểu 2 tk này mong các bạn chỉ giáo .

Tk 131, 331 được gọi là TK lưỡng tính (có thể có số dư Nợ hoặc số dư Có)
SỐ chi tiết TK131, 331 nên theo dõi theo từng đối tượng công nợ, thì sẽ biết rõ đối tượng nào có số dư Nợ, hoặc Có
vì vậy khi hạch toán bạn không cần lo lắng khi 2 TK trên có số dư bất thường
 
Vu Ngan Ha

Vu Ngan Ha

Guest
15/11/05
82
0
0
Yen Hoa-Cau Giay- Ha Noi
Công nợ 131 và 331 có thể có số dư có và nợ, nhưng khi lên bảng cân đối phát sinh các tài khoản, bạn phải bù trừ 2 số dư với nhau, ví dụ TK 131, số dư nợ > số dư có bạn lấy bên nợ trừ bên có và ra dư nợ. TK 331 bạn cũng làm thế.Chúc may mắn
 
NTAC

NTAC

Cao cấp
23/7/07
1,212
12
38
35
In the blue Air
Công nợ 131 và 331 có thể có số dư có và nợ, nhưng khi lên bảng cân đối phát sinh các tài khoản, bạn phải bù trừ 2 số dư với nhau, ví dụ TK 131, số dư nợ > số dư có bạn lấy bên nợ trừ bên có và ra dư nợ. TK 331 bạn cũng làm thế.Chúc may mắn

Sao bạn lại bù trừu như vậy ? không được đâu nhá. Hãy xem lại đi bị nhầm rồi.
 
C

conkop

Guest
29/4/06
33
1
8
Hai Phong
Công nợ 131 và 331 có thể có số dư có và nợ, nhưng khi lên bảng cân đối phát sinh các tài khoản, bạn phải bù trừ 2 số dư với nhau, ví dụ TK 131, số dư nợ > số dư có bạn lấy bên nợ trừ bên có và ra dư nợ. TK 331 bạn cũng làm thế.Chúc may mắn

Nói thật là bó tay với cách làm của bạn!:wall:
 
levanton

levanton

Cao cấp
Công nợ 131 và 331 có thể có số dư có và nợ, nhưng khi lên bảng cân đối phát sinh các tài khoản, bạn phải bù trừ 2 số dư với nhau, ví dụ TK 131, số dư nợ > số dư có bạn lấy bên nợ trừ bên có và ra dư nợ. TK 331 bạn cũng làm thế.Chúc may mắn

Mình thấy bạn Vu Ngan Ha nói đúng. Trên Sổ cái và trên Bảng cân đối số phát sinh của tài khoản 131 bù trừ nhau, số dư còn lại chỉ ghi hoặc dư Nợ, hoặc ghi Có. Tk 331 cũng vậy.
Có lẽ các bạn hiển là bù trừ giữa 2 tài khoản công nợ với nhau? Mình thấy bạn Vu Ngan Ha có đưa ra ví dụ cụ thể rồi, là bù trừ chi tiết Nợ Có của cùng tài khoản.

Bạn nào chưa rõ, đọc cách lập Bảng cân đối kế toán theo quyết định 15, chỉ tiêu có mã số 131 và mã 313 sẽ hiểu thêm.
 
1

1987

Guest
21/5/09
158
0
0
36
Hai Phong
Mình thấy tất cả các bạn đọc không kỹ bài của bạn Vu Ngan Ha rồi chắc mọi người chỉ đọc dòng trên mà không đọc dòng duới ghi rõ "Ví dụ TK 131, số dư nợ >số dư có bạn lấy bên nợ trừ bên có...".Các bạn lên đọc thật kỹ nha rồi hãng phán xét người khác.Hii

TK 131, 331 là 2 TK nằm trong nhóm TK lưỡng tính lên có thể dư nợ hoặc dư có
 
D

DTMQ

Guest
4/6/09
4
0
0
46
TPHCM
Theo QĐ15 về kết cấu thì TK 131,331 phải có số dư bên nợ hoặc bên có, tuy nhiên khi làm chi tiết thì ta phải theo dõi chi tiết từng khách hàng .Số dư TK131,331 phải thể hiện cả bên nợ và bên có để khi lên bảng cân đối kế toán số dư bên nợ TK131,331 phản ánh ở chỉ tiêu phải thu khách hàng và trả trước cho người bán, số dư bên có TK331,131 phản ánh ở chỉ tiêu phải trả người bán và người mua trả tiền trước
 
lehangnb

lehangnb

Trung cấp
25/3/08
71
8
8
38
Ha noi
Mình cũng thấy bạn VuNganHa nói đúng vì chính mình và các chị kế toán cũ trong công ty mình cũng làm thế. Tài khoản 131 thể hiện trên cân đối là tài khoản Tổng hợp thì rõ ràng chỉ có thể là Dư nợ hoặc Dư có thôi, còn chi tiết thì ở trên tài khoản 131 chi tiết cho từng khách hàng. Với 331 cũng thế.
 
T

thanh111

Guest
10/7/09
3
0
0
38
thái nguyên
mình đưa con số cụ thể như này.của Sổ Cái tk331
-Số dư đầu kỳ:bên Nợ 40.000,bên Có 309.000
-Số ps trong kỳ:bên Nợ 313.000,bên Có 411.300
-Số dư cuối kỳ thì tính như thế nào trên sổ cái tk331
Với tk131 thì tính thế nào?
mong các bạn chỉ giáo cho mình
 
SAA

SAA

Siêu nhảm
31/5/09
1,418
102
63
HCM city
Mình thấy bạn Vu Ngan Ha nói đúng. Trên Sổ cái và trên Bảng cân đối số phát sinh của tài khoản 131 bù trừ nhau, số dư còn lại chỉ ghi hoặc dư Nợ, hoặc ghi Có. Tk 331 cũng vậy.
Có lẽ các bạn hiển là bù trừ giữa 2 tài khoản công nợ với nhau? Mình thấy bạn Vu Ngan Ha có đưa ra ví dụ cụ thể rồi, là bù trừ chi tiết Nợ Có của cùng tài khoản.

Bạn nào chưa rõ, đọc cách lập Bảng cân đối kế toán theo quyết định 15, chỉ tiêu có mã số 131 và mã 313 sẽ hiểu thêm.

lêu lêu:004: TK 131, 331 là TK lưỡng tính có thể có số dư Nợ hoặc Có trên báo cáo, mắc gì bù trừ nè. lấy sổ chi tiết 2 TK này ra thì sẽ biết đối tượng công nợ nào có số dư Nợ (hoặc Có) thôi. mắc gì bù trừ nè. Tôi thấy hình như quý vị sợ những TK có số dư bất thường lắm thì phải. Những TK khác có số dư bất thường thì nên coi lại, còn 2 TK này là dạng lưỡng tính thì việc có số dư Nợ hoặc Có thì có gì mà quýnh quáng lên nè, cứ lập đầy đủ sổ chi tiết công nơ theo từng đối tượng thì có cơ sở giải trình thôi
lêu lêu mắc cỡ :015:
 
Sửa lần cuối:
D

dong ho cat

Guest
21/7/09
3
0
0
Ha Noi
Thế này thì tớ chẳng biết tin ai nữa cả? Bó tay với bà con rồi ! Mỗi người một kiểu.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Thế này thì tớ chẳng biết tin ai nữa cả? Bó tay với bà con rồi ! Mỗi người một kiểu.

Rất thông cảm cho bạn, vì bạn mới viết được 2 bài. Nhưng không phải thế mà vào buông lời lẻ như thế. Cần tôn trọng những đóng góp của các thành viên dù cho những bài đó chưa thỏa với bạn. Muốn thật sự hiểu được TK lương tính, ngoài cách hướng dẫn trao đổi của anh em trong topic này - bạn có thể tìm một quyển sách kế toán - nguyên lý kế toán để đọc thêm.

Sau đây mình xin trình bày thế nào TK lưỡng tính và cách lấy số dư của nó khi lên tổng hợp - báo cáo tài chính - bảng cân đối kế toán.

Trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam những tài khoản
Loại 1 như tài khoản : 131, 138, 141 (TK 141 - hiếm khi thấy)
Loại 3 như tài khoản : 331, 333, 334, 338
Các loại tài khoản này có tính chất lưỡng tính, do vậy việc tính số dư cuối kỳ đòi hỏi phải lấy dữ liệu từ các sổ chi tiết (dư nợ hay dư có).
Việc rút số dư cho từng chi tiết của các tài khoản nêu trên vẫn thực hiện bình thường.
Số dư cuối kỳ = Dư đầu kỳ + phát sinh tăng - phát sinh giảm

Dễ hiểu hơn, khi thiết lập bảng cân đối số phát sinh cho các loại tài khoản lưỡng tính nêu trên. Có thể thiết lập hai cột : Dư nợ đầu kỳ cùng dư có đầu kỳ cho các TK lưỡng tính (TK cấp 1) còn các tài khoản chi tiết của loại TK lưỡng tính này, số dư đầu kỳ (nợ hoặc có) của chi tiết nào thì phản ảnh vào cột dư đầu kỳ của tài khoản chi tiết đó. Và cứ như thế, ta cộng dồn số phát sinh nợ/ có của TK lưỡng tính ở cấp "chi tiết" để mà tính cho Tài khoản cấp 1

Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, lấy số dư chi tiết của các tài khoản này (hoặc TK cấp 1-đã cộng dồn từ TK chi tiết) để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng Cân đối kế toán.

Tóm lại :
Cách tính số dư và sự tồn tại số dư cuối kỳ hoàn toàn theo nguyên tắc
Số dư cuối kỳ = Dư đầu kỳ + phát sinh tăng - phát sinh giảm

Lưu ý : Đối với các tài khoản lưỡng tính (Số dư 2 bên) thì không hẳn số dư kết theo nguyên tắc đó mà lấy số dư TK tổng hợp được cộng dồn theo số dư các đối tượng chi tiết.

Ví dụ:
KH A cuối tháng ứng trước tiền hàng tháng sau lấy hàng : 100.000
KH B chưa thanh toán hết tiền hàng là : 500.000
Ngoài ra, không tồn tại công nợ và PS nào khác.
Vậy số dư cuối tháng TK 131 sẽ là
Dư Nợ: 500.000
Dư Có: 100.000

Chứ không phải là: Dư Nợ 400.000

Xin được minh họa bằng hình ảnh về tài khoản lưỡng tính và cách lấy số dư :

TKluongtinh.png



TKluongtinh1-1.png
 
N

nguyen-giang

Guest
18/1/07
9
0
0
38
viet nam
Trích nguyên văn:
Nguyên văn bởi Vu Ngan Ha
Công nợ 131 và 331 có thể có số dư có và nợ, nhưng khi lên bảng cân đối phát sinh các tài khoản, bạn phải bù trừ 2 số dư với nhau, ví dụ TK 131, số dư nợ > số dư có bạn lấy bên nợ trừ bên có và ra dư nợ. TK 331 bạn cũng làm thế.Chúc may mắn

Mình thấy bạn Vu Ngan Ha nói đúng. Trên Sổ cái và trên Bảng cân đối số phát sinh của tài khoản 131 bù trừ nhau, số dư còn lại chỉ ghi hoặc dư Nợ, hoặc ghi Có. Tk 331 cũng vậy.
Có lẽ các bạn hiển là bù trừ giữa 2 tài khoản công nợ với nhau? Mình thấy bạn Vu Ngan Ha có đưa ra ví dụ cụ thể rồi, là bù trừ chi tiết Nợ Có của cùng tài khoản.

Bạn nào chưa rõ, đọc cách lập Bảng cân đối kế toán theo quyết định 15, chỉ tiêu có mã số 131 và mã 313 sẽ hiểu thêm.
Bù trừ công nợ cũng được nhưng phải cùng đối tượng chi tiết.
Ví dụ: cùng 131 và 331 của ông A, thì khi lập bảng cân đối mình có quyền bù trừ giữa 131 và 331 của ông a. Điều này là hoàn tòan hợp lý. Công ty mình vẫn thường làm như thế.
Tài khoản 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính, tại một số công ty người ta thường hoạch toán thế này:
- TK131: Nợ: Khách hàng nợ
Có: khách hàng trả tiền, khách hàng đặt trước tiền hàng ( Có một số công ty hoạch toán bên có 131 là công ty đặt trước tiền hàng cho người bán)
-TK 331: Nợ: Trả tiền cho người bán, trả trước tiền cho người bán ( Có một số công ty hoạch toán bên nợ 331 là khách hàng đặt trước tiền hàng)
 
N

nguyen-giang

Guest
18/1/07
9
0
0
38
viet nam
Có 331 là nợ tiền khách hàng
Nhưng mình không hiểu dư âm của bạn là dư thế nào. Bạn phải nói rõ là dư trường hợp thế nào mình mới giải thích được cho bạn
 
G

GirlHD

Guest
31/5/09
29
0
0
42
Hải Dương
Rất thông cảm cho bạn, vì bạn mới viết được 2 bài. Nhưng không phải thế mà vào buông lời lẻ như thế. Cần tôn trọng những đóng góp của các thành viên dù cho những bài đó chưa thỏa với bạn. Muốn thật sự hiểu được TK lương tính, ngoài cách hướng dẫn trao đổi của anh em trong topic này - bạn có thể tìm một quyển sách kế toán - nguyên lý kế toán để đọc thêm.

Sau đây mình xin trình bày thế nào TK lưỡng tính và cách lấy số dư của nó khi lên tổng hợp - báo cáo tài chính - bảng cân đối kế toán.

Trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam những tài khoản
Loại 1 như tài khoản : 131, 138, 141 (TK 141 - hiếm khi thấy)
Loại 3 như tài khoản : 331, 333, 334, 338
Các loại tài khoản này có tính chất lưỡng tính, do vậy việc tính số dư cuối kỳ đòi hỏi phải lấy dữ liệu từ các sổ chi tiết (dư nợ hay dư có).
Việc rút số dư cho từng chi tiết của các tài khoản nêu trên vẫn thực hiện bình thường.
Số dư cuối kỳ = Dư đầu kỳ + phát sinh tăng - phát sinh giảm

Dễ hiểu hơn, khi thiết lập bảng cân đối số phát sinh cho các loại tài khoản lưỡng tính nêu trên. Có thể thiết lập hai cột : Dư nợ đầu kỳ cùng dư có đầu kỳ cho các TK lưỡng tính (TK cấp 1) còn các tài khoản chi tiết của loại TK lưỡng tính này, số dư đầu kỳ (nợ hoặc có) của chi tiết nào thì phản ảnh vào cột dư đầu kỳ của tài khoản chi tiết đó. Và cứ như thế, ta cộng dồn số phát sinh nợ/ có của TK lưỡng tính ở cấp "chi tiết" để mà tính cho Tài khoản cấp 1

Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, lấy số dư chi tiết của các tài khoản này (hoặc TK cấp 1-đã cộng dồn từ TK chi tiết) để lên hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn” của Bảng Cân đối kế toán.

Tóm lại :
Cách tính số dư và sự tồn tại số dư cuối kỳ hoàn toàn theo nguyên tắc
Số dư cuối kỳ = Dư đầu kỳ + phát sinh tăng - phát sinh giảm

Lưu ý : Đối với các tài khoản lưỡng tính (Số dư 2 bên) thì không hẳn số dư kết theo nguyên tắc đó mà lấy số dư TK tổng hợp được cộng dồn theo số dư các đối tượng chi tiết.

Ví dụ:
KH A cuối tháng ứng trước tiền hàng tháng sau lấy hàng : 100.000
KH B chưa thanh toán hết tiền hàng là : 500.000
Ngoài ra, không tồn tại công nợ và PS nào khác.
Vậy số dư cuối tháng TK 131 sẽ là
Dư Nợ: 500.000
Dư Có: 100.000

Chứ không phải là: Dư Nợ 400.000

Xin được minh họa bằng hình ảnh về tài khoản lưỡng tính và cách lấy số dư :

TKluongtinh.png



TKluongtinh1-1.png
Ketoangiagan ơi! Cảm ơn anh nhé. Bác không những giải thích mà còn cho ví dụ minh hoạ rất cụ thể. Các bạn cứ theo ý kiến của anh ý mà làm. Quá đúng rùi đó.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA