sổ cái có tk 131,tk331 đầu kỳ có cả bên Nợ và Có thì số dư ck tính như thế nào?

  • Thread starter thanh111
  • Ngày gửi
levanton

levanton

Cao cấp
SAA nói:
lêu lêu TK 131, 331 là TK lưỡng tính có thể có số dư Nợ hoặc Có trên báo cáo, mắc gì bù trừ nè. lấy sổ chi tiết 2 TK này ra thì sẽ biết đối tượng công nợ nào có số dư Nợ (hoặc Có) thôi. mắc gì bù trừ nè. Tôi thấy hình như quý vị sợ những TK có số dư bất thường lắm thì phải. Những TK khác có số dư bất thường thì nên coi lại, còn 2 TK này là dạng lưỡng tính thì việc có số dư Nợ hoặc Có thì có gì mà quýnh quáng lên nè, cứ lập đầy đủ sổ chi tiết công nơ theo từng đối tượng thì có cơ sở giải trình thôi
lêu lêu mắc cỡ

Cám ơn bạn đã góp ý một cách thân mật!

Để bảo vệ quan điểm, mình trích phần sau
Trích từ Hệ thống Tài khỏan kế toán nói:
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 131 - PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ;
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ;
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".

Trích từ Hệ thống Tài khỏan kế toán nói:
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 331 - PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN

Bên Nợ:
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao;
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng;
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức.
Số dư bên Có:
Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.

Như vậy tài khoản 131, 331 trên sổ cái chỉ: Hoặc số dư Có, hoặc số dư Nợ chứ không thể cùng lúc có cả 2 số dư hai bên.

Để rõ thêm: Bạn nhìn vào chữ "nhiều hơn" trong Nội dung và kết cấu của các tài khoản này sẽ thấy. Chữ nhiều hơn trong trường hợp này dùng để xác định số dư của 1 tài khoản, là hiệu của số dư chi tiết Nợ > Có, hoặc Có> Nợ. để có kêt quả là số dư hoặc Nợ, hoặc Có.

Vì vậy mà khi lập Bảng Cân đối kế toán, số liệu của 2 tài khoản này phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.
Nếu như trong qui định cho phép 2 tài khoản này có số dư trên sổ cái cả Nợ và Có thì số liệu để ghi vào Bảng Cân đối Kế toán ở mã 132, 313 sẽ ghi là : số dư Nợ ( hoặc Có) của tài khoản..., chứ không phải như trong hệ thống tài khoản đã ban hành, áp dụng.

Với ví dụ
thanh111 nói:
mình đưa con số cụ thể như này.của Sổ Cái tk331
-Số dư đầu kỳ:bên Nợ 40.000,bên Có 309.000
-Số ps trong kỳ:bên Nợ 313.000,bên Có 411.300
-Số dư cuối kỳ thì tính như thế nào trên sổ cái tk331
Với tk131 thì tính thế nào?
mong các bạn chỉ giáo cho mình

Số dự đầu kỳ TK 131 không phải có 2 số dư như bạn ghi, nếu đã có thì đó là một sai sót.
Số dư đầu kỳ trên sổ cái tk 131 : Có 269.000
Số dư cuối kỳ :trên Sổ cái TK 131 Có 407.300
( 269.000 + 411.300 - 313.000)
--------------------------------------------------------------
Các anh chị, các bạn chúng ta trao đổi tiếp để nhìn ra cái đúng nhất nhé.

SAA nói:
lêu lêu :015:TK 131, 331 là TK lưỡng tính có thể có số dư Nợ hoặc Có trên báo cáo, mắc gì bù trừ nè. lấy sổ chi tiết 2 TK này ra thì sẽ biết đối tượng công nợ nào có số dư Nợ (hoặc Có) thôi. mắc gì bù trừ nè. Tôi thấy hình như quý vị sợ những TK có số dư bất thường lắm thì phải. Những TK khác có số dư bất thường thì nên coi lại, còn 2 TK này là dạng lưỡng tính thì việc có số dư Nợ hoặc Có thì có gì mà quýnh quáng lên nè, cứ lập đầy đủ sổ chi tiết công nơ theo từng đối tượng thì có cơ sở giải trình thôi
lêu lêu mắc cỡ

Phần : lêu lêu :004:này xin gửi lại bạn SAA, bạn có nhận lại không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

binhkt123

Cao cấp
16/5/09
282
0
16
Huế
Cám ơn bạn đã góp ý một cách thân mật!

Để bảo vệ quan điểm, mình trích phần sau




Như vậy tài khoản 131, 331 trên sổ cái chỉ: Hoặc số dư Có, hoặc số dư Nợ chứ không thể cùng lúc có cả 2 số dư hai bên.

Để rõ thêm: Bạn nhìn vào chữ "nhiều hơn" trong Nội dung và kết cấu của các tài khoản này sẽ thấy. Chữ nhiều hơn trong trường hợp này dùng để xác định số dư của 1 tài khoản, là hiệu của số dư chi tiết Nợ > Có, hoặc Có> Nợ. để có kêt quả là số dư hoặc Nợ, hoặc Có.

Vì vậy mà khi lập Bảng Cân đối kế toán, số liệu của 2 tài khoản này phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.
Nếu như trong qui định cho phép 2 tài khoản này có số dư trên sổ cái cả Nợ và Có thì số liệu để ghi vào Bảng Cân đối Kế toán ở mã 132, 313 sẽ ghi là : số dư Nợ ( hoặc Có) của tài khoản..., chứ không phải như trong hệ thống tài khoản đã ban hành, áp dụng.

Với ví dụ


Số dự đầu kỳ TK 131 không phải có 2 số dư như bạn ghi, nếu đã có thì đó là một sai sót.
Số dư đầu kỳ trên sổ cái tk 131 : Có 269.000
Số dư cuối kỳ :trên Sổ cái TK 131 Có 407.300
( 269.000 + 411.300 - 313.000)
--------------------------------------------------------------
Các anh chị, các bạn chúng ta trao đổi tiếp để nhìn ra cái đúng nhất nhé.



Phần : lêu lêu :004:này xin gửi lại bạn SAA, bạn có nhận lại không?

Phần: Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn bạn đã post lên ở trên đâu có nói là 131, hay 331 chỉ dư có hay dư nợ đâu bạn. ví dụ dư nợ 331 khi đưa lên bảng cân đối kế toán sẽ nằm tại phần tài sản, còn dư có của 331 thì sẽ nằm tại phần nguồn vốn. Vậy thì các tài khoản này vẫn dư nợ và dư có đồng thời được mà.
 
levanton

levanton

Cao cấp
Phần: Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể... bạn đã post lên ở trên đâu có nói là 131, hay 331 chỉ dư có hay dư nợ đâu bạn. ví dụ dư nợ 331 khi đưa lên bảng cân đối kế toán sẽ nằm tại phần tài sản, còn dư có của 331 thì sẽ nằm tại phần nguồn vốn. Vậy thì các tài khoản này vẫn dư nợ và dư có đồng thời được mà.

Bạn đọc kỹ, đưa ra ví dụ sẽ thấy.

Phần: Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn bạn đã post lên ở trên đâu có nói là 131, hay 331 chỉ dư có hay dư nợ đâu bạn. ví dụ dư nợ 331 khi đưa lên bảng cân đối kế toán sẽ nằm tại phần tài sản, còn dư có của 331 thì sẽ nằm tại phần nguồn vốn. Vậy thì các tài khoản này vẫn dư nợ và dư có đồng thời được mà.
Nhắc lại nữa
Chính vì vậy mà khi lấy số liệu để ghi vào chỉ tiên trên Bảng cân đối kế toán mới lấu ở chi tiết, nếu không như vậu, nếu Sổ cái TK 131, 331 có đồng thời 2 số dư thì số liệu để ghi vào bảng cân đối kế toán đã ghi: lấy số dư TK ... trên sổ cái.
 
B

binhkt123

Cao cấp
16/5/09
282
0
16
Huế
Bạn đọc kỹ, đưa ra ví dụ sẽ thấy.


Nhắc lại nữa
Chính vì vậy mà khi lấy số liệu để ghi vào chỉ tiên trên Bảng cân đối kế toán mới lấu ở chi tiết, nếu không như vậu, nếu Sổ cái TK 131, 331 có đồng thời 2 số dư thì số liệu để ghi vào bảng cân đối kế toán đã ghi: lấy số dư TK ... trên sổ cái.

Thì lấy đồng thời cả hai số dư (nếu có) chứ làm sao nữa, mình làm qua mấy Công ty rồi đều thấy làm như vậy mà, trên sổ cái và trên bảng cân đối số phát sinh vẫn tồn tại đồng thời dư nợ và dư có
 
M

maihuuhieu

Trung cấp
24/11/09
59
0
0
TPHCM
tôi thấy bạn hà sai đấy
131, 331 là lưỡng tính. vẫn để số dư bên nợ và có bình thường được
bcd số phát sinh vẫn để nợ có bt
khi lên bcd kế toán thì :
dư nợ 331 lên phần tài sản
dư có 131 lên phần nguồn vốn
vậy thui
 
V

vit147

Sơ cấp
9/7/08
11
2
0
hà nội
mong các bạn giúp mình với?
-số đầu kỳ của tk131 và tk331 có cả bên Nợ và Có thì cuối kỳ tính như thế nào vậy ?
-sổ chi tiết tk131 có số dư bên Có âm thì viết như thế nào
Mình không hiểu 2 tk này mong các bạn chỉ giáo .

Cuối kỳ 131 và 331 có thể cả dư nợ và dư có vì là tk lưỡng tính, số dư chi tiết theo đối tượng công nợ
Nguyên tắc kế toán số dư 1tk không có âm, chỉ dư nợ hoặc dư có hoặc không có số dư
Bạn lưu ý đối với 131:
khi khách hàng trả trước ghi có 131 chi tiết theo Kh
khi bán hàng ghi nợ 131 chi tiết theo kh
khi kh thanh toán ghi có 131 chi tiết theo kh
đó là các phát sinh của 131, không được bù trừ công nợ giữa các kh, chỉ bù trừ công nợ cùng 1kh
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

hongliennguyenkt

Guest
30/9/10
3
0
0
Huế
Đồng ý với ý kiến của bạn levanton.
Trên sổ cái chỉ có thể là số dư Có hoặc Nợ chứ không thể có đồng thời cả hai. Nhưng khi lên BCĐKT thì phải dựa vào sổ kế toán chi tiết để đưa vào phần tài sản hay nguồn vốn.
Nếu chi tiết cho từng khách hàng có số dư Nợ 331 thì đưa vào TS
Nếu chi tiết cho từng khách hàng có số dư Có 131 thì đưa vào NV.
 
D

dinhthino

Guest
17/3/11
3
0
0
40
haiphong
theo minh thi TK 131,331la tk luong tính lên số dư bên nợ hoặc bên có là đúng thôi ko có gì là sai cả .
Với TK 131 nếu là sô dư Nợ thì là khách hàng trả tiền trước đáy thôi con dư có thì ngược lại
Còn với Tk 331 nếu số dư bên Nợ thì là công ty trả trước người bán như là đặt cọc tiền hàng trước chẳng hạn còn ssoos dư bên có thì ngược lại . ,

cách Vào sổ cái TK 131 ,331 như thế nào cho đúng . Một bạn kế toán ở công ty mình trong tk 131 ở sổ cái bạn áy ghi như thế này thì bà con xem có đúng không nhé . hãy bàn luận thử xem giúp mình với :
Nợ TK 511
Nợ TK333.1
Có TK 112
Vì bạn ấy giải thích rằng đang là TK 131 mà TK 131 đối ứng với TK 112 cho lên ghi số cái như trên đấy .
Hãy xem giúp mình với vì mình mới làm kế toán lên các lkieens thức còn non và các loại sổ vẫn chưa biết vào thành thạo.
 
Sửa lần cuối:
D

dellc400

Guest
3/11/10
1
0
1
KTX
cảm ơn tất cả mọi người, mọi người đưa ra ý kiến đều có lý riêng của mình. Em hiện đang là sinh viên năm cuối, đang làm bài tập về vấn đề này, sau khi đọc các ý kiến trên và với hiểu biết của mình em thấy là: trong trường hợp theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết hoặc trên bảng tổng hợp công nợ thì các tài khoản này phải chi tiết theo từng khách hàng nên nó có số sư 2 bên, nhưng trên sổ cái và bảng cân đối kế toán thì chỉ theo dõi tổng hợp nên có thể bù trừ trong một tài khoản, tuy nhiên số dư có thể nằm 1 trong 2 bên.
 
H

heartsaobang

Cao cấp
11/5/11
218
0
16
Tp.HCM
Vậy khi nhập số dư đầu kỳ mình sẽ dựa vào sổ chi tiết nhập theo từng đối tượng của từng tài khoản đúng ko ah?
 
levanton

levanton

Cao cấp
Vậy khi nhập số dư đầu kỳ mình sẽ dựa vào sổ chi tiết nhập theo từng đối tượng của từng tài khoản đúng ko ah?

Số dư đầu kỳ là số dư cuối kỳ trước chuyển sang. Trong đề tài này có nhiều ý kiến khác nhau về số dư cuối kỳ, vì vậy cũng sẽ có nhiều ý kiến khác nhau về số dư đầu kỳ.

Ý kiền của mình cũng đã nêu: như vậy: đối với số cái Tk, số dư là số đã bù trừ. Ngoài ra, các số chi tiết công nợ thi vẫn ghi số dư theo đúng số dư cuối của từng đối tượng cần theo dõi, nghĩa là cũng có khách hàng có số dư Nợ, cũng có khách hàng có số dư Có
 
S

svnvn2007

Sơ cấp
1/2/10
9
2
3
36
Hà Nội
Em sắp thi mà cũng đang băn khoăn về vấn đề này anh chị giải thích hộ em với . Em ví dụ Số phải thu của khách hàng A: Dư Nợ TK 131 : 10tr còn khoản khách hàng B ứng trước 5tr ( Có tk 131 : 5tr ) thì khi lên Sổ Cái Tk 131 số Dư Nợ Tk 131 là 5tr đúng ko anh chị . Còn khi lên bảng CĐKT thì phải xem sổ chi tiết từng đối tượng khách hàng . Nhưng khi lập các sổ liên quan thì vẫn lấy số Dư Nợ là 5tr ( em ví dụ Nhật Ký Sổ Cái ) em sắp thi rùi anh chị pro giải đáp giùm em với .
 
X

xhnt197205

Sơ cấp
6/9/10
46
0
0
Hà Nội
Em sắp thi mà cũng đang băn khoăn về vấn đề này anh chị giải thích hộ em với . Em ví dụ Số phải thu của khách hàng A: Dư Nợ TK 131 : 10tr còn khoản khách hàng B ứng trước 5tr ( Có tk 131 : 5tr ) thì khi lên Sổ Cái Tk 131 số Dư Nợ Tk 131 là 5tr đúng ko anh chị . Còn khi lên bảng CĐKT thì phải xem sổ chi tiết từng đối tượng khách hàng . Nhưng khi lập các sổ liên quan thì vẫn lấy số Dư Nợ là 5tr ( em ví dụ Nhật Ký Sổ Cái ) em sắp thi rùi anh chị pro giải đáp giùm em với .
Trên sổ cái TK 131: Dư nợ 5 tr
Lên bảng CĐKT: chỉ tiêu "phải thu khách hàng" 10tr; chỉ tiêu " người mua trả tiền trước" 5tr
Còn nhật ký - sổ cái là sổ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo hình thức nhật ký sổ cái thôi
 
S

svnvn2007

Sơ cấp
1/2/10
9
2
3
36
Hà Nội
Em học môn Nguyên lý kế toán thầy giáo bảo môn này có thể mở thêm tài khoản để phản ánh từng đối tượng kế toán . Em mở thêm tài khoản người mua trả tiền trước ( nợ phải trả nên phản ánh vào Nguồn Vốn : người mua trả tiền trước ) . Nếu phản ánh vào bên Có 131 thì số dư cuối kỳ giảm > làm tổng số phát sinh trong Sổ NK _ SC cũng giảm . Em ví dụ thi môn NL KT có NV người mua trả tiền trước em đ .k : Nợ tk TM , TGNH , Có TK NMTTT . thì sẽ không làm tổng số phát sinh giảm . Anh chị nào giải thích giùm em được h0k .
 
X

xhnt197205

Sơ cấp
6/9/10
46
0
0
Hà Nội
Em học môn Nguyên lý kế toán thầy giáo bảo môn này có thể mở thêm tài khoản để phản ánh từng đối tượng kế toán . Em mở thêm tài khoản người mua trả tiền trước ( nợ phải trả nên phản ánh vào Nguồn Vốn : người mua trả tiền trước ) . Nếu phản ánh vào bên Có 131 thì số dư cuối kỳ giảm > làm tổng số phát sinh trong Sổ NK _ SC cũng giảm . Em ví dụ thi môn NL KT có NV người mua trả tiền trước em đ .k : Nợ tk TM , TGNH , Có TK NMTTT . thì sẽ không làm tổng số phát sinh giảm . Anh chị nào giải thích giùm em được h0k .

Mình không hiểu bạn đang nói cái gì nữa. Với nghiệp vụ của bạn thì sẽ làm tổng phát sinh có TK 131 tăng, chứ làm gì giảm
 
F

freedom1309

Sơ cấp
7/7/09
4
0
0
ha noi
Phức tạp quá nhỉ. Mỗi người giải thích 1 kiểu hiểu được chết liền. Theo mình tk 131,331 đã là tài khoản lưỡng tính thì có số dư 2 bên là đúng rồi. Còn chỉ bù trừ cho nhau trong cùng 1 đối tượng. Nếu phát sinh ở 2 đối tượng khác nhau thì sao có thể bù trừ được. Khi lên báo cáo làm sao có thể biết được mình đã thu trước của khách hàng này bao nhiêu và phải thu của khách hàng kia bao nhiêu. Còn nếu không muốn có số dư 2 bên thì không theo doi chi tiết theo khách hàng nữa là bù trừ ngay đó mà. Hic.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA