Báo cáo Kế toán quản trị

  • Thread starter green
  • Ngày gửi
G

green

Guest
15/10/04
20
0
0
43
Hà Nội
KTQT là phục vụ nhu cầu quản lý và tự bản thân nó làm QL!
Thực ra là có 2 chiều:
1. Người QL thấy mình cần thông tin gì (yêu cầu KTQT cung cấp!)
2. KTQT biết mình cần cung cấp cho nhà QL của mình thông tin gì và tự QL những nội dung gì

Sếp tớ đang yêu cầu tớ làm cái chiều thứ 2 kia mà tớ thì ít kinh nghiệm quá!
Đang tự thiết kế mấy cái biểu mẫu với mấy cái chỉ tiêu về XNT hàng hóa, định mức tồn hàng hóa, DT, công nợ..... nhưng thấy cứ sao sao ý!
Bạn nào có kinh nghiệm hơn chỉ dùm tớ với!
Ai có biểu mẫu báo cáo cụ thể tì pos lên cho tớ tham khảo với, please!!!
(Cty tớ là cty thương mại!)

Thanks in advance!!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Xếp muốn thử Green đấy thôi, mới đầu thì ai cũng "greenhorn" cả nhưng những cái báo cáo quản trị này không có cái form nào chung được cả.

Đầu tiên Green nên tự đánh giá xem xếp cậu đang thực sự cần cái gì, công việc quản lý đang có chỗ nào cần tập trung nhiều việc kiểm soát, hoạt động kinh doanh cần xem xét những vấn đề gì. Tất cả cái này theo chủ quan đánh giá của bạn thôi, cú tự tin lên.

Rồi từ những suy nghĩ và đinh hướng bạn nghĩ được - vận dụng "công lực" về những gì bạn biết, những thông tin bạn có thể có được để lập nên các báo cáo quản trị.

Công ty thương mại thì có thể cần phân tích các tăng trưởng bán hàng từng vùng, từng nhóm khách hàng chẳng hạn. Khả năng sinh lời của từng ngành hàng hay theo đối tượng khách hàng.
Nếu phân tích giá thành và lợi nhuận thì có thể phân tích biến động giá mua, phân tích về nhà cung cấp,
Nếu doanh nghiệp yếu về quản lý tiền và vòng quay vốn thì phân tích vòng tiền luân chuyển, khả năng thu hồi công nợ, ... nhiều thứ để báo cáo lắm đúng không bạn....

Cheer and go ahead!
 
  • Like
Reactions: Ân Âu
G

green

Guest
15/10/04
20
0
0
43
Hà Nội
Uh`! Tớ cũng vừa nộp cho sếp mấy biểu ... tự sáng tạo rùi!
Thanks ketoan@ nha !!!
Thực ra không phải thử đâu. Sếp không biết nhìu về KT nên muốn tớ giúp sếp có cái nhìn "khoa học" hơn đối với các thông tin KT !
Còn những phân tích bạn gợi ý thì với quy mô còn nhỏ như cty tớ bây giờ thì sếp vẫn tự nắm bắt theo giao dịch từng hợp đồng! Mọi thứ phát sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường cty.

Bên tớ bây giờ muốn QL tốt hơn về:
- Hàng hóa: đánh giá nguồn nhập, giá nhập tốt, kịp thời; đảm bảo tồn kho theo nhu cầu thực tế; QL kho mở (không có kho riêng, hàng để trong phòng kỹ thuật, nhiều đối tượng có thể lấy hàng ra, bán hàng rồi báo cáo lại với tớ ! *_* !---> cái này làm tớ điên đầu nhất! Kiểm kho so với trên sổ sách chênh lệch ko biết quy trách nhiệm cho ai!)
- Công nợ: Như mọi cty khác, muốn theo dõi và lên kế hoạch thanh toán
......
Túm lại là mới chỉ đang xây dựng hệ thống quản lý, chưa đi sâu phân tích kinh doanh nhiều!
UI ! Tự nhiên lại ngồi kể lể! Hi`!
 
W

WhoamI

Cao cấp
green nói:
Uh`! Tớ cũng vừa nộp cho sếp mấy biểu ... tự sáng tạo rùi!
Thanks ketoan@ nha !!!
Thực ra không phải thử đâu. Sếp không biết nhìu về KT nên muốn tớ giúp sếp có cái nhìn "khoa học" hơn đối với các thông tin KT !
Hơ, cái này thì hơn đứt tớ rồi, hồi xưa tớ cũng trăn trở với mấy cái báo cáo nội bộ lắm, nhưng chỉ tự thân tớ vận động thôi, chẳng thấy sếp hỏi han hay động viên gì cả thành ra mình cũng nản---> bỏ dở chừng. Mà hầu hết các sếp DN V&N thường ít chú trọng đến việc ra quyết định quản lý thông qua hệ thống thông tin nội bộ mà thường ra quyết định mang tính trực quan hơn.
Theo mình việc đầu tiên là phải làm rõ cái mà green gọi là "cái nhìn Khoa học" hơn đối với các thông tin KT !
Phải nắm bắt nhu cầu thông tin của sếp thật rõ ràng, đầy đủ, qua đó phân tích, hệ thống chỉ tiêu cần ghi chép, phản ánh, nhập liệu ...đề xuất thêm một số thông tin mà cá nhân mình cho là cần thiết ...xây dựng các bảng biểu, báo cáo...công đoạn này càng tốt thì sau này càng đỡ mệt. Vì nhiều khi bảng biểu được xây dựng xong chuyển sếp, sếp hởi : Cái gì đây? khó trả nhời lắm!
Bên tớ bây giờ muốn QL tốt hơn về:
- Hàng hóa: đánh giá nguồn nhập, giá nhập tốt, kịp thời; đảm bảo tồn kho theo nhu cầu thực tế; QL kho mở (không có kho riêng, hàng để trong phòng kỹ thuật, nhiều đối tượng có thể lấy hàng ra, bán hàng rồi báo cáo lại với tớ ! *_* !---> cái này làm tớ điên đầu nhất! Kiểm kho so với trên sổ sách chênh lệch ko biết quy trách nhiệm cho ai!)!
Cái này không có cách nào khác ngoài cách phải phân công trách nhiệm thật cụ thể ( bố trí người làm thủ kho, quản lý kho hàng riêng biệt) xây dựng hệ thống mã hàng đồng thời triển khai chứng từ nhập, xuất ký tá đầy đủ. Gắn liền trách nhiệm của các thành phần liên quan vào đó chứ không sau này kế toán mệt lắm đó, quyền rơm vạ đá như bác nào đó nói đấy!

- Công nợ: Như mọi cty khác, muốn theo dõi và lên kế hoạch thanh toán ......
Tập hợp đầy đủ kịp thời và thường xuyên các chứng từ, nhận nợ, liên hệ thường xuyên với các bên khách hàng. Đối chiếu công nợ theo kế hoạch.
UI ! Tự nhiên lại ngồi kể lể! Hi`!
Nhân đây mình mới được kể lể! híc!
 
Sửa lần cuối:
W

WhoamI

Cao cấp
Đúng là mới chỉ đang xây dựng hệ thống quản lý ...còn để các nội dung, các con số, các thông tin chứa đựng trong bảng biểu này mang tính hiệu quả cao, thiết thực thì người quản lý cũng như kế toán phải đánh giá, hiểu, vận dụng được các nội dung chứa đựng trong đó.
Cái này mới khó, chịu khó vào box kế toán qủan trị xem các anh chị, cao thủ bàn luận để thu nhận thêm kiến thức vậy. Chắc từ từ rồi mình và bạn sẽ cùng tiến bộ.
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Thực ra cái quan trọng nhất phải nắm được mục tiêu quản lý của "Sếp", sau đó mới "chế biến" các thông tin nhằm hỗ trợ việc ra quyết định của sếp một cách "sáng suốt". Suy cho cùng, các báo cáo quản trị gồm có các con số thống kê, phân tích, so sánh + thêm phần "bình, giải" của bạn.

Để hỗ trợ việc này tốt nhất bạn nên có một công cụ hỗ trợ đắc lực là các phần mềm kế toán quản trị, nhằm giảm công tác "tính toán" số liệu mà tăng các "xử lý" số liệu để đưa ra các báo cáo "quản trị".

Thực ra theo tôi, bạn không nên quá quan tâm đến form mẫu mà hãy quan tâm đến các con số và những phân tích, giải trình nhằm đem "kiến thức" của mình để tư vấn cho "Sếp". Tất nhiên những thông tin nào là thường xuyên, định kỳ thì nên có cái form đèm đẹp chút, còn nếu không thì chỉ cần đưa ra con số là tốt rồi. Vấn đề là "nhanh - chính xác - theo yêu cầu".

Chúc bạn thành công.
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
25
VN
Vậy thế báo cáo kế toán quản trị gồm những báo cáo gì vậy bạn?
 
L

luukhanhnghia

Guest
18/10/04
19
0
0
56
VietNam
Gia Linh nói:
Vậy thế báo cáo kế toán quản trị gồm những báo cáo gì vậy bạn?

Báo cáo kế toán quản trị rất đa dạng, phong phú. Nó tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình của Doanh nghiệp và yêu cầu thông tin của người lảnh "đạn".(Ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng của bộ phận kế toán quản trị: con người, và công cụ (software))

Và dỉ nhiên để lập báo cáo kế toán quản trị thì phải biết công việc kế toán quản trị và đó là cơ sở để lập báo cáo.

Trong kế toán quản trị thì vấn đề chi phí ( mối quan hệ giữa chi phí- Khối lượng - Lợi nhuận, lập dự toán, xác định Trung Tâm - Trách nhiệm là quan trọng.

Công việc này đòi hỏi phải làm tỷ mỹ, chi tiết và làm không được kiểu suy luận chung chung mà phải có cơ sở, căn cứ cụ thể.... nên có thể đụng chạm đế 1 số phòng ban mà xưa nay thích làm chung chung để không ai biết mình làm sai, làm bậy.

Một vài ví dụ về báo kế toán quản trị :

Báo cáo doanh thu bán hàng của khu vực (miền Bắc, Nam...) (số lượng, giá trị) từng loại mặt hàng, có so sánh với dự toán và phân tích đánh giá.

Báo cáo chi phí quản lý của Phòng kinh doanh theo từng khoản mục phí (vận chuện, công tác phí, tiền lương, văn phòng phẩm...) có so với dự toán _> Phân tích, đánh giá.

Báo cáo điểm hoà vốn của từng sản phẩm, báo cáo bảng tính giá thành theo số dư đảm phí....

Nếu ai có ý kiến gì thì cứ phát biểu

:dzo:
 
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
Gia Linh nói:
Vậy thế báo cáo kế toán quản trị gồm những báo cáo gì vậy bạn?

báo cáo kế toán quản trị bao gồm những báo cáo mà các "Sếp" cần để từ đó Ra quyết định kinh doanh + quản lý + tài chính... 1 cách hiệu quả (internal control). Như vậy thì làm sao mà kể ra hết được những báo cáo này nhỉ? :biggrin:

Ui, đọc lại thấy mình sơ ý quá. Tớ lại nhầm sang cái báo cáo quản trị mà quên mất ko để ý đến từ kế toán trong câu của bác GiaLinh. :biggrin:
 
L

luukhanhnghia

Guest
18/10/04
19
0
0
56
VietNam
Một số ý kiến riêng vầ kế toán quản trị của "Tui" muốn chuyển đến các member, nếu member nào có ý kiến hay có kinh nghiệm thì góp ý nha (rất mong đước sự góp ý của "Bà con cô bác" :

Đặc điểm kế toán quản trị là công cụ quan trọng không thể thiếu được đối với công tác quản lý nội bộ. Thông tin cần phải được trình bày, diễn giải một cách cụ thể, tỷ mỷ, chi tiết doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh từng bộ phận, từng sản phẩm, nhóm sản phẩm (không thể làm “gọn” như kế toán tài chính). Vì vậy, công tác kế toán sẽ tốn thêm thời gian , mất nhiều công sức hơn, tiền đầu tư nhiều hơn và công tác quản lý điều hành cần nhiều định chế nội bộ nhiều hơn.

Với lý do trên, công tác tổ chức về nhân sự (tập huấn, đào tạo, tuyển dụng, phân công trách nhiệm công việc cụ thể : đúng người-đúng việc…) và các công cụ, phương tiện làm việc (ứng dụng công nghệ thông tin…) là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, sự phối hợp, trao đổi và xử lý thông tin tốt giữa các người quản lý cũng như các bộ phận là rất cần thiết.

Kế toán quản trị là một trong những thành phần của cơ cấu kiểm soát nội bộ. Vì vậy, đây cũng là công việc chuẩn bị cho việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Vận dụng kế toán quản trị vào công tác quản trị doanh nghiệp tại doanh nghiệp sẽ có thể gặp nhiều khó khăn. Trong đó khó khăn đầu tiên là thiết lập mô hình kế toán quản trị, tiếp theo là những khó khăn về tổ chức: nhân lực: phân công, trách nhiệm, các công cụ, phương tiện và môi trường làm việc.

Các bước có thể tóm tắt:
Thông tin được : Thu thập ->xữ lý -> cung cấp -> Kiểm tra, đánh giá.

Thực tế, một số doanh nghiệp đã và đang vận dụng dụng kế toán quản trị ở một số khâu công việc (phân loại chi phí, phân tích tổng hợp bán hàng…) và ở một số đơn vị (dự toán thu – chi tiền mặt, dự toán chi phí sản xuất…), nhưng :("chưa")
- Chưa sâu, chưa chi tiết, cụ thể vì chưa có mô hình, chưa có đề cương, định hướng để triển khai, chưa có sự phân công – trách nhiệm cụ thể, chi tiết,
- Chưa đầy đủ, khi nào rảnh thì làm, không có thời gian, phần lớn thời gian phục vụ cho kế toán tài chính và kế toán thuế.
- Chưa đồng bộ, đồng dạng : về địa điểm lẫn nội dung -> không thể so sánh, đánh giá (nơi nào biết thì làm, hiểu đến đâu làm đến đó, chưa được cập nhật kiến thức hoặc hiểu chưa rõ kế toán quản trị : một công cụ “mới” phục vụ quản lý).
- Chưa được trang bị các công cụ, phương tiện phục vụ cho kế toán quản trị : các phương tiện đo lường, ứng dụng công nghệ thông tin….

(để có hời gian sẽ gửi tiếp "một số khó khăn trong việc "triển khai kế toán quản trị" và một số vấn đề cơ bản để bắt đầu triển khai kế toán quản trị (đây là kế hoạch và đang triển khai từng bước đến cong ty)

Thực tế kế toán quản trị có nhiều vấn đề, như vậy một doanh nghiệp khi bắt đầu triển khai thì sẻ bắt đầu từ đâu và các bước chi tiết như thế nào? Có member nào biết hay co kinh nghiệm về "cái này" thì post lên để anh em họ "kế toán" tham khảo./.
 
L

luukhanhnghia

Guest
18/10/04
19
0
0
56
VietNam
Một số khó khăn và các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện

  • - Nhân lực : hiện tại, hệ thống kế toán toàn Công ty đã dành hết thời gian cho công tác kế toán tài chính và kế toán thuế, nếu đưa kế toán quản trị vào thì có thực hiện được không?, có xáo trộn công việc trước đây không?

    - Công tác đầu tư công nghệ thông tin chưa được xây dựng.

    - Thay đổi một số nhận thức và phong cách làm việc: chưa quen với cách làm việc cụ thể, chi tiết, các dự đoán, dự báo phải có căn cứ, cơ sở khoa học… , chưa quen với công việc dự đoán, dự báo .

    - Chưa có sự phân công trách nhiệm quyền hạn giữa các phòng ban rõ ràng, chi tiết nên khó có thể phân chia trách nhiệm, tập hợp chi phí trung tâm và sự phối hợp trong việc lập dự toán.

    ….
 
T

Thanh Thai

Guest
24/5/05
14
0
0
49
Ha Noi
Thuc tinh, nhieu luc minh khong biet phai lam gi de co duoc bao cao quan tri nop cho Sep. Vi Sep minh khong hieu ve ke toan nen neu dua ra tu ngu cua ke toan thi Sep khong hieu. Ben minh hoat dong trong linh vuc van chuyen khach du lich, minh muon khau hao TSCD nhu QD206 nhung Sep lai tinh theo thoi gian vay cua Ngan hang. Minh tap hop chi phi lai vay thi Sep yeu cau lai vay phai theo tung xe. Minh phai suy nghi neu xe do ko vay ngan hang thi chi phi se thap hon cac xe khac....Noi chung rat kho cho minh de lam. Vay cac chuyen gia co cach gi giup minh voi
 
G

green

Guest
15/10/04
20
0
0
43
Hà Nội
Ui! lâu lắm rùi mới quay lại cái box này. Thấy mọi người sôi nổi bàn luận vui quá. Nhất là thấy Whoami đồng cảnh, cảm động ghê! Hi ! Khiến tớ lại muốn huyên thuyên thêm một tẹo nữa đây!

Whoami à! Theo tớ cậu đừng đưa cho sếp tất cả các báo cáo mà cậu có. Nếu cậu có khả năng quản lý, phân tích gì thì cứ giữ lấy. Cũng đừng nản chí mà không theo dõi, thu thập thông tin nữa vì ... lâu lâu không thấy sếp cần thông tin đó. Hãy dùng nó để làm căn cứ trả lời những câu hỏi tư vấn của sếp thôi. Tớ thấy trong thực tế rất đơn giản như thế này thôi:
Bạn sẽ phải có:
1. Bảng tổng hợp, phân tích (hay ít ra là cũng phải tự ước lượng trong đầu một cách chính xác) về các mặt hàng theo định kỳ (doanh thu, tỷ trọng sinh lợi nhuận...)
Nhưng không phải để bạn đưa cho sếp theo định kỳ mà chỉ để bạn có thể trả lời sếp ngay tức khắc một lúc nào đó sếp chợt hỏi: “Em xem thời gian tới nên đầu tư vào cái nhỉ?”
Hay “Thời gian tới anh hơi bận, em lên kế hoạch nhập hàng cho anh nhé!”
Nếu công việc này đã là thường xuyên của bạn thì sếp có thể hỏi: “Ngày xưa anh hay nhập hàng này của X cơ mà. Sao bây giờ anh thấy em toàn nhập của Y vậy? Móc nguặc với tên nào bên đó hử ???”

2. Bảng TH hàng hoá bán ra cho từng khu vực hay đối tượng khách hàng
-----> “Em xem có tên khách hàng nào tích cực của chúng ta trong thời gian qua để dành cho hắn một ưu đãi nho nhỏ nhỉ !?”

3. Bảng TH doanh thu, chi phí đối với từng nhân viên kinh doanh, từng bộ phận....
----> “Làm cho anh một cái kiến nghị (“mật” giữa bạn và sếp) về chế độ và lương bổng cho các bộ phận và nhân viên !”

===> Chỉ 1 câu trả lời, thêm vài câu giải thích nữa cũng đã thành một BCQT rồi đấy! Hi

Tuy nhiên nhìu việc lắm nên tớ cũng không dám tham, lan man tội nghiệp mình! Quản lý tốt những gì thực tế phát sinh cần là yêu cầu hàng đầu: TIỀN - HÀNG phải kế hoạch mà vẫn linh hoạt; Chi phí (giá vốn) - Lợi nhuận phải lựa chọn, đánh giá. Sếp có thể đánh giá về cơ bản, nhưng con số chứng minh cụ thể thì phải từ KT.
Cty tớ nhỏ xíu và nhân sự rất là “tối giản” nên tớ chỉ có cái nhìn be bé vậy thôi!

Đến bây giờ tớ lại thấy vấn đề tổ chức quy trình để có được hệ thống chứng từ đầy đủ và độ tin cậy các con số cao thực sự rất khó và là gốc rễ ! Cái này lại phụ thuộc đặc điểm và trình độ phát triển từng nơi nữa! Có bạn nào gặp phải một yêu cầu số liệu của sếp mà phải ngồi giải thích tại sao mình không thể có số liệu ấy chưa? Hay số liệu đó có nhưng độ chính xác không cao chưa? Híc! Xong rồi sếp lại “Vậy em xây dựng lại quy trình cho anh xem!” Huhu

Ý kiến của VNacc quả thực là rất đúng!
Nhưng “vấn đề” theo tớ là:
Sếp cần gì ---> Nhanh chóng, chính xác
Sếp không cần quan tâm đến mà vẫn yên tâm về vấn đề gì ---> Đảm nhiệm tốt
Sếp nên có gì; Cty nên có gì, thay đổi gì ---> Chứng minh

Thanks to all và tiếp tục nha !!!

(Mất cả giấc ngủ trưa rùi! )
 
P

pthlien

Guest
25/11/05
11
0
0
Ho Chi Minh
Xin chào Green,

Tôi thấy các bạn có những ý kiến khá hấp dẫn cho công việc kế toán quản trị.
Như các bạn thấy, việc phân tích các thông tin tài chính rất quan trọng đối với nhà quản lý giúp họ có những chiến lược phát triển hay điều chỉnh một cách hợp lý.

Riêng đối với công ty tôi đang làm, họ cũng rất cần những thông tin này.
Thí dụ: Vì là công ty thương mại nên hàng tuần, hàng tháng chúng tôi đều có những báo cáo phân tích hạot động KD, thử đưa ra các bác tham khảo hén.
- Phân tích về doanh số bán hàng của từng Sales man, Sales Rep đối với từng loại sản phẩm.
- Phân tích công nợ khách hàng, khả năng thu hồi nợ quá hạn của từng Sales man, Sales Rep.
- Phân tích chi phí theo từng loại: CF văn phòng, CF Sales, CF trả nhà cung cấp, những chi phí phát sinh mới ngoài dự kiến,...
- Lập biểu đồ thể hiện sự tăng giảm doanh thu chi phí, công nợ qua từng tháng, quý....

Các bạn có thể tham khảo nếu có những ý kiến mới lạ, xin góp ý cùng.

pthlien
 
H

hanoicell

Guest
22/3/06
7
0
0
Hà Nội
Các bạn có vẻ bàn nhiều và các BC doanh thu, Chi phí trong BC KTQT.

Theo tôi chúng ta nên tập trung làm rõ các vấn đề theo thứ tự sẽ giúp mọi người dễ theo dõi và hiểu sâu hơn:

1. BC KTQT cần có những Báo cáo j, quan trọng tập trung vào những BC nào?
2. Đối với một DNTM thì ng Báo cáo cần nắm vững và tập trung vào những phần BC nào trong BC KTQT để giải trình trước HĐQT hay BGĐ? Còn đối với các DNSX thì sao?

Ý các pác thế nào?
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
pthlien nói:
Xin chào Green,

Tôi thấy các bạn có những ý kiến khá hấp dẫn cho công việc kế toán quản trị.
Như các bạn thấy, việc phân tích các thông tin tài chính rất quan trọng đối với nhà quản lý giúp họ có những chiến lược phát triển hay điều chỉnh một cách hợp lý.

Riêng đối với công ty tôi đang làm, họ cũng rất cần những thông tin này.
Thí dụ: Vì là công ty thương mại nên hàng tuần, hàng tháng chúng tôi đều có những báo cáo phân tích hạot động KD, thử đưa ra các bác tham khảo hén.
- Phân tích về doanh số bán hàng của từng Sales man, Sales Rep đối với từng loại sản phẩm.
- Phân tích công nợ khách hàng, khả năng thu hồi nợ quá hạn của từng Sales man, Sales Rep.
- Phân tích chi phí theo từng loại: CF văn phòng, CF Sales, CF trả nhà cung cấp, những chi phí phát sinh mới ngoài dự kiến,...
- Lập biểu đồ thể hiện sự tăng giảm doanh thu chi phí, công nợ qua từng tháng, quý....

Các bạn có thể tham khảo nếu có những ý kiến mới lạ, xin góp ý cùng.

pthlien

Thêm một số ý nè:
- So sánh kỳ phân tích với kỳ trước, so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước
-Đi với doanh thu-chi phi-lợi nhuận thể phân tích về tỉ lệ thực hiện YTOD (year to date) , hoăc MTOD (month to date)
- Song song với phân tích là đánh giá về cơ hội hoặc sự đe doạ; phát hiện nguyên nhân và đề xuất giải pháp.

Vấn đề khó trong việc lập báo cáo quản trị là việc xây dựng hệ thống thu thập thông tin, và xây dựng mẫu báo cáo quản trị thế nào để có thể lấy được các thông tin đó vào. Mình cũng đang làm điều này, cũng học hỏi mỗi người 1 ít để xây dựng mẫu cho mình.

Mình muốn liên hệ bạn pthlien để học cách làm của bạn có được không?
 
F

FCM

Sơ cấp
3/1/06
16
0
1
Hanoi
Xin chào Green,

Tôi thấy các bạn có những ý kiến khá hấp dẫn cho công việc kế toán quản trị.
Như các bạn thấy, việc phân tích các thông tin tài chính rất quan trọng đối với nhà quản lý giúp họ có những chiến lược phát triển hay điều chỉnh một cách hợp lý.

Riêng đối với công ty tôi đang làm, họ cũng rất cần những thông tin này.
Thí dụ: Vì là công ty thương mại nên hàng tuần, hàng tháng chúng tôi đều có những báo cáo phân tích hạot động KD, thử đưa ra các bác tham khảo hén.
- Phân tích về doanh số bán hàng của từng Sales man, Sales Rep đối với từng loại sản phẩm.
- Phân tích công nợ khách hàng, khả năng thu hồi nợ quá hạn của từng Sales man, Sales Rep.
- Phân tích chi phí theo từng loại: CF văn phòng, CF Sales, CF trả nhà cung cấp, những chi phí phát sinh mới ngoài dự kiến,...
- Lập biểu đồ thể hiện sự tăng giảm doanh thu chi phí, công nợ qua từng tháng, quý....

Các bạn có thể tham khảo nếu có những ý kiến mới lạ, xin góp ý cùng.

pthlien

Bác pthlien đâu rồi, hôm nay em mới vào topic này đọc và thấy thật hữu ích. Em mong các bác kinh nghiệm đầy mình vào chia sẽ để những người đi sau như chúng em được học tập. Tình hình là em cũng được giao xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Mong các bác chỉ bảo.
 
phinguyen79

phinguyen79

Phụ nữ là gì..???
Tôi thấy các bác trao đổi nhiều, tôi cũng chia sẽ chút định kiến thức có được.
Thứ nhất, chúng ta cần xác định b/c gì là sống còn của doanh nghiệp kể cả trong k.toán t/chính (FA) và trong k.toán q/trị (MA). Theo tôi, đó là b/c lãi lỗ, cái mà các d/nghiệp FDI gọi là PL statement. Và trong phạm vị bài viết này tôi cũng lấy PL làm trọng tâm sau đó chi tiết ra đến các phần hành liên quan.

Tạm thời xây dựng mẫu PL như sau:
A. Net sales Food
B. Net sales Non Food
I_ NET SALES TOTAL (A + B):
C. Cost of goods sold Food
D. Cost of goods sold Non Food
II_ Cost of goods sold (C+D)
E. Gross profit Food (A-C)
F. Goss profit Non Food (B-D)
III_ Gross profit (E+F)
G. Sales deduction Food
H. Sales deductin Non Food
IV_ Sales deduction (G+H)
I. Income Food (E-G)
J. Income Non Food (F-H)
V_ TOTAL INCOME (I+J)
K. Other cost of sales
VI_ GROSS PROFIT ON SALES (V-K)
1. Personnel exp
2. Depreciation/Amortization exp
3. Advertising/Promotion exp
4. Leasing exp
5. Maintenance exp
6. Other selling exp
VII_ Selling expenses (1->6)
7. Personnel exp
8. Depreciation/Amortization exp
9. Advertising/Promotion exp
10. Leasing exp
11. Maintenance exp
12. Other selling exp
VIII_ General administration expense (7->12)
13. Other operating income
14. Other operating exp
IX_ OPERATING RESULT (VIII + 13 - 14)
15. Result of financial investments
16. Net interest result
X_ FINANCIAL RESULT (15-16)
XI_ RESULT FROM ORDINARY ACTIVITIES ( IX + X)
17. Extraordinary result
18. Income taxes
XII_ NET INCOME/LOSS (XI + 17 + 18)

EBITA = OPERATING RESULT (IX)
i. Franchise fee
ii. IT/IM cost
iii. Service fee allocation
iv. Direct management service fee
v. Indirect management service fee
EBTA _ MV (i+ii+iii+iv+v)

==> Từ PL Statement này bạn có thể đi chi tiết ra cho Sales, cost, gross profit, income, financial,...customer, delivery,...

Về SALES (gồm số lượng và giá trị):
- Loại b/c: daily/weekly/mothly/yearly: trên daily bạn có thể thể hiện số MTD (month to date) & YTD (year to date).
- Dữ liệu trên b/c: buget, forecast, actual (previous year & current year)
_ Tiêu chí trên b/c: deviation, share, margin, gross profit, high value sale, stock,...
................................

Sẽ chi tiết hơn về cost, income, customer,...trong bài tiếp theo./.
 
H

HOAPEX

Guest
4/1/05
12
0
0
VIETNAM
Tôi thấy các bác trao đổi nhiều, tôi cũng chia sẽ chút định kiến thức có được.
Thứ nhất, chúng ta cần xác định b/c gì là sống còn của doanh nghiệp kể cả trong k.toán t/chính (FA) và trong k.toán q/trị (MA). Theo tôi, đó là b/c lãi lỗ, cái mà các d/nghiệp FDI gọi là PL statement. Và trong phạm vị bài viết này tôi cũng lấy PL làm trọng tâm sau đó chi tiết ra đến các phần hành liên quan.

Tạm thời xây dựng mẫu PL như sau:
A. Net sales Food
B. Net sales Non Food
I_ NET SALES TOTAL (A + B):
C. Cost of goods sold Food
D. Cost of goods sold Non Food
II_ Cost of goods sold (C+D)
E. Gross profit Food (A-C)
F. Goss profit Non Food (B-D)
III_ Gross profit (E+F)
G. Sales deduction Food
H. Sales deductin Non Food
IV_ Sales deduction (G+H)
I. Income Food (E-G)
J. Income Non Food (F-H)
V_ TOTAL INCOME (I+J)
K. Other cost of sales
VI_ GROSS PROFIT ON SALES (V-K)
1. Personnel exp
2. Depreciation/Amortization exp
3. Advertising/Promotion exp
4. Leasing exp
5. Maintenance exp
6. Other selling exp
VII_ Selling expenses (1->6)
7. Personnel exp
8. Depreciation/Amortization exp
9. Advertising/Promotion exp
10. Leasing exp
11. Maintenance exp
12. Other selling exp
VIII_ General administration expense (7->12)
13. Other operating income
14. Other operating exp
IX_ OPERATING RESULT (VIII + 13 - 14)
15. Result of financial investments
16. Net interest result
X_ FINANCIAL RESULT (15-16)
XI_ RESULT FROM ORDINARY ACTIVITIES ( IX + X)
17. Extraordinary result
18. Income taxes
XII_ NET INCOME/LOSS (XI + 17 + 18)

EBITA = OPERATING RESULT (IX)
i. Franchise fee
ii. IT/IM cost
iii. Service fee allocation
iv. Direct management service fee
v. Indirect management service fee
EBTA _ MV (i+ii+iii+iv+v)

==> Từ PL Statement này bạn có thể đi chi tiết ra cho Sales, cost, gross profit, income, financial,...customer, delivery,...

Về SALES (gồm số lượng và giá trị):
- Loại b/c: daily/weekly/mothly/yearly: trên daily bạn có thể thể hiện số MTD (month to date) & YTD (year to date).
- Dữ liệu trên b/c: buget, forecast, actual (previous year & current year)
_ Tiêu chí trên b/c: deviation, share, margin, gross profit, high value sale, stock,...
................................

Sẽ chi tiết hơn về cost, income, customer,...trong bài tiếp theo./.

Về cái món ăn chơi này thì bạn nào đã sử dụng bất kỳ một phần mềm kế toán nào của nước ngoài thì vào phần Report nó sẽ cho ra loại PL này ngay, nói chung các chỉ tiêu trên đó là hoàn toàn chuẩn, phần mặc định chắc chắn nó như vậy, còn muốn chi tiết cụ thể theo từng nghành hàng sales thì KTV nó sẽ chi tiết cho bạn, không có gì khó mấy

Thực ra cái quan trọng nhất phải nắm được mục tiêu quản lý của "Sếp", sau đó mới "chế biến" các thông tin nhằm hỗ trợ việc ra quyết định của sếp một cách "sáng suốt". Suy cho cùng, các báo cáo quản trị gồm có các con số thống kê, phân tích, so sánh + thêm phần "bình, giải" của bạn.

Để hỗ trợ việc này tốt nhất bạn nên có một công cụ hỗ trợ đắc lực là các phần mềm kế toán quản trị, nhằm giảm công tác "tính toán" số liệu mà tăng các "xử lý" số liệu để đưa ra các báo cáo "quản trị".

Thực ra theo tôi, bạn không nên quá quan tâm đến form mẫu mà hãy quan tâm đến các con số và những phân tích, giải trình nhằm đem "kiến thức" của mình để tư vấn cho "Sếp". Tất nhiên những thông tin nào là thường xuyên, định kỳ thì nên có cái form đèm đẹp chút, còn nếu không thì chỉ cần đưa ra con số là tốt rồi. Vấn đề là "nhanh - chính xác - theo yêu cầu".

Chúc bạn thành công.
VOTE cho bạn này 1 phiếu, cái này mới chuẩn không cần sửa

Phân tích công nợ khách hàng, khả năng thu hồi nợ quá hạn của từng Sales man, Sales Rep.
Cái này bạn cho cái tuổi nợ cho từng món nợ để mà đưa vào báo cáo, chẳng hạn theo chính sách bán nợ của cty là được nợ 7 ngày chẳng hạn, thì tuổi nợ sẽ là 7, ông nào có công nợ hơn 7 thì note ra, theo mình là thế ai co ý kiến khác không
 
Sửa lần cuối:
phinguyen79

phinguyen79

Phụ nữ là gì..???
Như ở trên tôi đã nói, tôi lấy PL làm trung tâm cơ sở dữ liệu (ko phải làm b/c như cách hiểu của bạn HOAPEX), và từ đó ta sẽ đi chi tiết. Trước khi đi vào sales internal report, tôi xin làm rỏ thêm một vài chi tiết liên quan đến PL form này.

- Ta xây dựng PL trên excel theo cấu trúc:
+ Dòng bao gồm chi tiết tất cả positions (accounts), và được sub-total theo cấu trúc như trên.
+ Cột thì gồm 02 phần: phần selective theo tháng từ Jan - Dec; và tương tự phần cummulative từ Jan - Dec, có thể group theo quartly.
+ Tab bao gồm: Total country, Regional,....
==> Dựa theo cấu trúc này, ta sẽ update dữ liệu cho Midterm forecast, budget, forecast, Pre-previous year, previous year, current year,...& nếu bạn xây dựng PL này càng chi tiết, càng chặt chẽ thì nó sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc setup những b/c analysis report sau này.

- Bây giờ tôi sẽ đề cập đến vài chi tiết tổng quát liên quan đến sales report:
+ Theo tôi, ta nên xây dựng cấu trúc daily sales bao gồm số liệu: daily, monthly (MTD) & yearly (YTD).
+ Dữ liệu thể hiện: current year & budget, current year & previous year, ....
+ Loại report: phân theo ngành hàng & đối tượng khách hàng.
+ Chỉ tiêu thể hiện: sales (unit + amount), gross profit, margin, stock purchase price/stock days,..., sales share, deviation (absolute, %, %p), # of invoice, # of buying customer, # of FTE, sales per invoice, invoice/FTE, buying customer/FTE,...

Lần tới, tôi sẽ đề cập về cost và income, customer.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA