Tổ chức hệ thống kế toán

  • Thread starter Anhchuot
  • Ngày gửi
A

Anhchuot

Lên thớt...
23/7/03
362
6
18
Hanoi
www.
Công ty mình là một công ty chuyên về linh kiện cơ khí. Mình hiện đang mới nhận trách nhiệm quản lý kế toán , mình cũng mới chuyển từ KT thương mại sang nên quá bỡ ngỡ trong kế toán sản xuất. Mong các bạn ủng hộ mình hoàn thành nhiệm vụ mới :

Công ty mình có 15 phân xưởng, tạp ra thành khoản 700 chi tiết cơ khí và tập hợp thành 60 cụm chi tiết hoàn chỉnh thông qua lắp ráp.

Tình trạng hiện nay như sau :
1 chi tiết có thể là TP của 1 xưởng sản xuất, cũng có thể là của cả 9 xưởng sản xuất hoặc cũng có thể đang sản xuất trong nhà máy phải ra ngoài gia công rồi sau đó lại tiếp tục đưa vào nhà máy để thực hiện tiếp tục công đoạn đang dang dở hoặc cũng có thể chuyển hàon toàn qua xưởng SX khác.

Có những vấn đề như sau :
1.Vật tư đi vào kho tổng, sau đó chuyển cho các xưởng theo nhu cầu. Vấn đề này thuần túy về mặt nghiệp vụ thôi. Đơn giản. Khi vất liệu đia đến xưởng thì :
N 152 KT
C 152 PX A
PX A xuất ra SX, ví dụ PX A có 5 công đoan sản xuất A1,2,3,4,5
A1 tạo ra 100SP có 5 SP hỏng : 95 TP A1
chuyển sang A2. A2 tiếp tục sản xuất và làm hỏng thêm 5 SP nữa = 90 TP A2. ( 5 TP A1 bị hỏng trong công đoạn A2 được chuyển về A1 để thu hồi ) Sang A3 lai có 5 SP hỏng nữa = 85 TP A3.
Ở đây lại phát sinh 2 trường hợp
50 TPA3 được chuyển sang A4 để tiếp tục SX
35 TPA3 được chuyển ra khỏi công ty để tiến hành gia công : trường hợp này lại có 2 trường hợp nhỏ hơn : 20 TP A3 sau khi gia công ngoài được chuyển tiếp tục sang A4 còn lại 15A4 thì chuyển sang PX B.

Phát sinh trường hợp nếu thành phẩm trong quá trình sản xuất nằm trong từng công đoạn của 1 phân xưởng mà bị hỏng thì d64 hạch tóan, hoặc nếu chuyển ra ngoài cho người khác gia công mà bị hỏng thì cũng dễ hạch tóan.
Còn lại trường hợp : TP của xưởngna2y sau khi chuyển sang xưởng khác gia công , trong giai đoạn gia công của xưởng khác thì bị làm hỏng ( lỗi hoàn toàn ở xuởng gia công sau) hoặc qua 4-5 xuởng thì lại bị hỏng. SP hỏng bắt buộc phải quay về xưởng đầu tiên để tái chế. Trường hợp này gia quyết ra sao cho ổn thỏa.
Trong trường hợp SP được xuất đi gia công thì tài khoản hạch toán gia công này nên để ở giai đoạn Thành phẩm hay bán thành phẩm.

Ví dụ ta phải tách 154 ra thành nhiều giai đoạn nhỏ để dễ quản lý hay để nằm trong 155 để cuối tháng phân bổ chi phí gia công. ( A còn trường hợp nữa là SP đi gia công còn tách ra 2 trường hợp là : SP trước khi đi gia công đã nhập kho thành phẩm và SP chưa nhập kho thành phẩm nữa )
Thống kê và kế toán từng xưởng thì phải theo dõi từng đường đi Sp trong xưởng và giữa các xưởng rồi .

Kế toán tổng hợp thì theo dõi SP ra khỏi công ty và các nghiệp vụ khác
Nhưng lại phát sinh trường hợp để đối chiếu và thực hiện tốt công tác kế toán thì phải đợi đến cuối tháng mới có thể hạch toán đuợc.

Các bạn cho mình phương pháp để tập hợp giá thành tốt hơn đã phát sinh trong thực tế làm việc của các bạn. Cách tính các SP dở dang như thế nào cho hợp lý. Cách tính lương nhận viên như thế nào nếu nhân viên ăn lương theo từng công đoạn SX trong trường hợp cứ công đoạn này lại làm hỏng TP của công đọan kia, Xưởng này cứ làm hỏng TP của xưởng kia
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

boihoangvt

Cao cấp
24/5/03
326
1
0
Giá thành PX A-----> PX B + chi phí phát sinh = giá thành PC B ----> PX C + chi phí phát sinh..... Cứ thế xác định ra được giá thành của sản phẩm khi xuất xưởng.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bạn có thể cho biết thêm về cơ cấu nhân sự tại các phân xưởng không? Mỗi phân xưởng có một xưởng trưởng? hay gộp nhiều phân xưởng có một xưởng trưởng, từ đó suy ra cách tập hợp chứng từ theo người quản lý và phân bổ chia tách tài khoản cũng theo đó luôn, nếu một nhóm xưởng khi sản xuất chỉ có chi phí máy và nhân công thì bạn có thể gộp chung làm một nhằm bớt theo dõi những khâu trung gian (việc tính toán sản phẩm hỏng sẽ trên toàn khâu và chia tách thế nào thì các xưởng trưởng tự giải quyết với nhau), chỉ nên tách ra khi đưa thêm nguyên vật liệu chính, phụ bổ sung vào sản phẩm đó.

Trường hợp xác định sản phẩm hỏng từ khâu sau quay về khâu trước tái chế thì phải theo dõi riêng lượng để tính các định mức vật tư nhiên liệu bổ sung trong quá trình sản xuất (trong các bảng kê báo cáo sản xuất hàng ngày), phần này không nên hạch toán.

Trường hợp các phân xưởng là dây chuyền đồng bộ thì kế toán tổng hợp cần quan tâm khâu cuối (đầu ra) và chi phí định mức là có thể lập báo cáo nhanh mà không cần đợi đến cuối tháng. Và nếu đơn vị quản lý tốt các khâu ghi chép tại từng phân xưởng thì mới tiến hành đối chiếu một cách kịp thời, ví dụ: tại mỗi phân xưởng đều có báo cáo nhập xuất nguyên vật liệu, thành phẩm hàng ngày, có chương trình cập nhật theo dõi trên máy vi tính có nối mạng thì bạn có thể xem xét tức thời các chỉ số về tình hình sản xuất.

Xây dựng mức lương cho các phân xưởng và các chức danh cần phải bàn trong một bài viết riêng vì đó là một đề tài lớn đó.
 
M

maihang

Guest
30/11/03
22
0
1
Cám ơn các bạn rất nhiều, trong thời gian qua mình bận quá nên mới xem được bài của các bạn HyperVN có vẻ rành về kế toán SX nhỉ?

Trong quá trình cải tổ lại bộ máy kế tóan, mình đã làm một số việc rồi, gần giống như bạn mô tả vậy :

Cơ cấu của 1 xưởng như sau :

Bao gồm 01 xưởng trưởng và một thống kê :
CN trong xưởng được chia thành nhiều tổ, mỗi tổ đại diện cho 1 công đoạn SX
Trong ghi chép của thống kê, hiện nay mình bắt buộc phải ghi chép chi tiết từng công đoạn bao gồm : vật tư chính, phụ, lương CN, sản phẩm của từng công đọan. Còn kế toán hiện nay mình đang gộp từng công đoạn có tính gia công vào trong giai đoạn SX chính nhằm giảm bớt chi tiết hạch toạn Cụ thể như sau:
PXA có 9 công đoạn SX nhưng mình tổ chức kế toán thành 4 nhóm chính7 mình gọi nó là kho :
A1: kho vật liệu xưởng nhằm hạch toán NXT vật tư phụ và chính
A2 : kho bán thành phẩm 1
A3: kho bán thành phẩm 2
A4: kho thành phẩm
Như vậy Thống kê thì theo dõi về lượng và có trách nhiệm chấm công
Kế toán co trách nhiệm hạch toán về giá tri
Giá thành bán thành phẩm cũng như SPDD sẽ được tập hợp và phân bổ theo từng lượng nhập kho.
VLC,VLP và lương,KH TSCD sẽ được theo dõi chi tiết cho công đoạn SX và tập hợp cho từng BTP và TP5
Đối với SX hỏng như đã nói thì mình chỉ lấy định mức VLC thu hồi được còn các chi phí khác thì tính hết vào BTP và TP nhập kho . Không biết như vậy có ổn thỏa không ?

Mình đang thắc mấc rằng trong trường hợp mình đă ghi nhận thành phẩm nhập kho của từng xưởng rồi (kho A4). TP xuất sang PX B ( B đã nhập kho và tiến hành xuất kho để SX tiếp và SP bị hỏng . B đem đến A đổi lại TP mới . Để kịp tiến độ SX mình vẫn xho phép đổi . Nhưng như thế thì sẽ làm tụt kho TP của A trong 1 thời điểm nào đó . Không biết như thế có hợp lý không ?

Hiện nay đối với SP hỏng cũng xảy ra trường hợp lạ TP nhập kho PX, sau 1 thời gian xuất kho đi lắp ráp lại trở thành SP hỏng do : trầy xước hay bị uốn cong v v không sử dụng được . Tuy rằng tính về mức độ thiệt hại vẫn nằm trong mức cho phép nhưng vì đã nhập kho thành phẩm nên mình chưa biết nên coi đó là SP hỏng thông thường hay là 1 khoản thiệt hại ngoài SX ( Nếu như vậy không biết cơ quan thuế có cháp nhận như là 1 SP hỏng thông thường không ? )

À, về chi phí gia công thuê ngoài . VD : TP đã nhập kho hoàn chỉnh, sau đó để tiến hành lắp ráp, mình đem đi sơn thuê ngoai . Đối với CP này mình nên kết toán vào 154 ( phải tính giá thành BTP trước khi sơn ( vì sẽ còn tồn 1 số BTP như vậy nhưng chưa sơn) và GT BTP sau khi sơn hay xem nó là giai đoạn của TP ( 155 của PX : trước khi sơn và 155 sau khi sơn )

Vui mừng được học hỏi cùng các bạn, mình cũng luôn sẵn lòng trao đổi cùng các bạn về những kinh nghiệm riêng của mình nữa
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Chào bạn Mai Hang, lâu quá mới thấy bạn xuất đầu lộ diện, thực sự thì HyperVN chưa bao giờ làm kế toán sản xuất và cũng không đúng chuyên ngành luôn vì học kế toán thương mại, nghĩ thế nào thì nói thế đó chứ không có kinh nghiệm thực tế.

Trường hợp của bạn xin được có ý kiến thế này:

Với sản phẩm hỏng ở khâu B quay lại khâu A tái chế thì tôi đã có ý kiến phía trên, kế toán chỉ ghi nhận phần chi phí vượt trội trong quá trình tái chế - dĩ nhiên là phải xây dựng định mức cho lượng sản phẩm hỏng này, phần vượt định mức bạn hạch toán thẳng vào chi phí hoặc quy trách nhiệm cho người lao động mà không phản ánh vào giá thành sản phẩm.

Sản phẩm nhập kho đem lắp đặt và bị hỏng thì phải ghi nhận là chi phí chứ không tính vào giá thành sản phẩm, đó là trách nhiệm của khâu bán hàng. Giá trị thu hồi nếu đem tái chế được ghi tăng nguyên vật liệu và tăng doanh thu thu bất thường (việc xác định giá trị thu hồi theo tôi là căn cứ vào định mức hao phí vật tư tại khâu nhập lại tái chế) có như vậy sau khi tái chế mới tính đúng giá trị nhập kho thành phẩm của lô hàng tiếp theo.

Nếu thành phẩm nhập kho chưa trở thành sản phẩm thương mại thì bạn mở thêm tài khoản kế tiếp để theo dõi riêng phần đã hoàn thành (thuê sơn) và phần chưa hoàn thành, trong đó ghi nhận giá trị công sơn vào giá thành của sản phẩm hoàn chỉnh.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA