nedved nói:
Bác Vualua đã đề cập tới một vấn đề tồn tại lớn trong hệ thống ngân hàng và tài chính ở Việt Nam, đó là nợ xấu và nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại và hệ thống quỹ tín dụng. các quy định của VN về vấn đề này hiện nay chưa theo kịp được các chuẩn mực tài chính quốc tế.
......... Và họ, các ngân hàng và quỹ tín dụng đã tái cơ cấu không bao giờ muốn động vào mớ bòng bong này. Nếu xử lý triệt để theo đúng chuẩn mực thì không biết đến bao giờ mới làm ăn có lãi, và lấy đâu ra lương và thưởng cho nhân viên
Cũng chẳng hẳn là như vậy.
Nợ xấu do đâu hình thành? do con nợ gây ra.
Hệ thống luật, và hệ thống lệ ở VN còn khác xa so với nền kinh tế thị trường của các nước phát triển. Và nữa, tình trạng công nợ, nợ tới hạn chưa thanh toán được của cả hệ thống kinh tế kéo theo tình trạng này của Ngân hàng, chứ bản thân Ngân hàng đâu có tội tình gì.
Khái niệm mất khả năng thanh toán của nền kinh tế phát triển khác xa với khái niệm mất khả năng thanh toán của nền KT VN. Điều này ai cũng hiểu. Ngay doanh nghiệp của các bạn cũng vậy, những khoản nợ tới hạn chưa được thanh toán cũng là phổ biến, và những khoản phải thu chưa đòi được cũng phổ biến không kém gì nhau.
Trong điều kiện như vậy, thì rủi ro công nợ không thể định nghĩa là nợ tới hạn chưa trả được, mà phải được định nghĩa rủi ro là nợ quá hạn rất rất khó đòi.
Muốn chuẩn mực, ai cũng muốn, nhưng ai cũng muốn chiếm dụng vốn kinh doanh, tồn tại này, mâu thuẫn này còn cần nhiều thời gian để giải quyết.
Việc phân loại nợ thành 5 nhóm theo chuẩn quốc tế, ko phải là khó làm, mà nếu làm như vậy, gần như toàn bộ các DN Việt nam đều bị xếp hạng 3 ->5. Khi đó tình trạng sẽ thế nào? Chắc ai cũng biết.
Với tư cách nhà quản lý vĩ mô, các bạn thử đưa ra giải pháp cho nền kinh tế xem.
Việc đọc những nguyên lý kinh tế đâu có khó khăn, và đâu phải ko biết chỗ để đọc
Điều khó khăn hơn là làm sao để từng bước đưa chúng vào cuộc sống một cách có hiệu quả, có thể thúc đẩy nền sản xuât phát triển.
Cũng như trong một gia đình vậy, ông bố bà mẹ nào chẳng hiểu, cho con sang mỹ học thì sẽ tốt hơn học trường làng, nhưng sang đó học để về đi cày thì có nên không, và nữa lấy xiền đâu để cho chúng đi học?
Cuộc sống giản dị như vốn có.