Ngân hàng Việt nam trong xu thế hội nhập- Chuyện dài kỳ

  • Thread starter Vualua
  • Ngày gửi
Khóa học Quản trị dòng tiền
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Xếp viên gạch ngồi hóng hớt nghe bác Vualua phát. Ơ, mà sao bác post cái này vào chỗ kiểm toán? Có gì liên quan à bác?
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Vualua xin mở màn trước vậy

Trong một ngày đẹp trời cuối năm con dê,VL đang nhâm nhi ly cafe và đọc trang báo tin tức. Có một thông tin công bố trên mặt báo về khoản lãi của ngân hàng ACB và chi trả cổ tức của ngân hàng. Do ABC vừa thoát kiếp nạn trở thành một vụ Baring bank Việt nam nên đã thu hút sự quan tâm của VL về cái thông tin công khai này.

Mời các bạn xem tạm báo cáo của ACB và techcombank:baocao
baocao-techcombank

Có một khám phá tuyệt vời ngày sau đó vài ngày khi VL đọc báo cáo tài chính của ACB và hai ngân hàng việt nam khác,nhưng lúc đó chưa có đủ cơ sở nhận định của riêng mình về vấn đề nợ xấu và nợ khó đòi của ngân hàng. Câu hỏi luôn xuất hiện trong đầu : Khoản lãi công bố của ngân hàng đã được kiêm toán có thực chất đã trừ đi rủi ro nợ khó đòi mang lại? Các khoản lãi này thu nhập chính từ đâu? Có hiện tượng lãi giả lỗ thật không? và rất nhiều câu hỏi khác nữa....

Vấn đề này trôi qua cho đến một ngày VL gặp anh bạn trước là sếp VL, các vấn đề kinh doanh ngân hàng được tái hiện lại khi thấy bạn Vualua cùng quan điểm. Vậy là đã rõ ít ra đsã lớn hơn 1 người nghĩ đến vẫn đề này : Nợ xấu và nợ khó đòi trong KD ngân hàng.Chúng ta sẽ quay trở lại chủ đề này sau.
 
Sửa lần cuối:
T

thienduongbg

Guest
29/9/04
19
0
1
47
Ha Nam
Đọc cái bài của pác Vua Lua hay quá di mất!.
Bác tiếp tục khai óc cho bà con thật nhiều nũa nhé
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
1. CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KIẾM THU NHẬP TỪ ĐÂU?

Cái nhìn tổng quan:Có thể chia lịch sử phát triển các ngân hàng thương mại Việt nam thành ba giai đoạn.

Trong giai đoạn đầu cho dến những năm đầu của quá trình chuyển đổi: Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh được hình thành do yêu cầu thực thi các chính sách và mục tiêu kinh tế của nhà nước đặt ra. Ngoại trừ ngân hàng chính sách ra đời năm 2002 và ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long ra đơi do yêu cầu phát triển nhà ở và kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông cửu long, toàn bộ 4 ngân hàng thương mại VCB, ICB, BIDV, AgriBank VN đều được thành lập từ rất lâu ngay trong thời kỳ kháng chiến với mỗi chức năng chuyên môn cụ thể (Cái này các bạn tự tìm hiểu thêm).có thể nói hệ thống ngân hàng lúc này không mang màu sắc kinh kế thị trường và hệ thống ngân hàng của chúng ta được thiết lập là ngân hàng 1 cấp.

Giai đoạn chuyển đổi cơ chế diễn ra bắt đầu đầu thập kỷ 90, các ngân hàng được tách ra thành hệ thống ngân hàng 2 cấp mà phia trên là ngân hàng nhà nước nắm giữ nhiệm vụ quản lý nhà nuớc, phía dưới là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Thời kỳ này gắn liền với thời gian vualua đang mài đũng quần ở giảng đường ĐHTH Hà Nội.

Vẫn còn đâu đó bài giảng của thầy Đức đến từ khoa ngân hàng trường kinh tế quốc dân về hệ thống ngân hàng hai cấp (Một con người khá thú vị và ấn tượng, lấy vợ chỉ tốn có một cái bánh mỳ!).Tính cho đến nay đã có gần 15 năm phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt nam theo mô hình chuyển đổi tất yếu từ yêu cầu của cải cách kinh tế Việt Nam.

Giai đoạn phát triển quá độ mang tính tự phát:
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Bước khởi đầu quá độ được đánh dấu bằng sự đổ vỡ hàng loạt các quỹ tín dụng tại Việt nam cuối những năm 80 đầu những năm 90. Cứ vài ngày lại có một vụ quỹ tín dụng xù nợ tiền gửi của khách, theo trí nhớ của vualua thì rất nhiều gia đình mất tiền vì bị xù nợ- khoản tiết kiệm nhỏ nhoi của cả đời làm việc.

Về nguyên nhân thì có nhiều trong đó có phần không nhỏ là lãi suất huy động cao khủng khiếp (Khoảng 7-10%/Tháng) do ảnh hưởng của lạm phát. Với việc huy động tại mức lái suất tiền gửi này cộng với khả năng ấu trĩ trong kinh doanh của các quỹ tín dụng lẫn người gửi tiền dẫn đến việc phá sản rất nhanh của hệ thống quỹ tín dụng. Rất khó hiểu trong tâm lý người dân lúc đó, họ chỉ nhìn vào lãi suất và tưởng rằng chỉ đút tiền vào các tổ chức tài chính là tiền sẽ sinh sôi gấp 5 gấp 10.Kết quả là một số người bị bắt đi tù còn lại là hoà cả làng!

Bài học lớn lúc đó "cá chuối đắm đuối vì con" mẹ vualua đã phải chi khoản tiên tương đương nuôi 200 miệng ăn hàng ngày với khoản vay rất nhỏ nhưng lãi suất rất cao. Sự kiện mẹ vualua trang trải được khoản tiền là một điều kỳ diệu mà chỉ có tình yêu con mới có thể tiếp thêm nghị lực cho mẹ làm việc và trang trải nợ nần.

Khoảng vào những năm 1992-1994, thời gian này được đánh dấu bằng những sự kiện hàng loạt các ngân hàng cổ phần thương mại tư nhân ra đời có vài chục ngân hàng thương mại hiện nay hoạt động được khai sinh trong thời gian này. Số vốn ban đầu của họ rất nhỏ và dĩ nhiên hoạt động cũng theo quy mô bắt những con cá nhỏ. Ngày VL vào làm việc tại B7 giảng võ, cái ngân hàng cổ phần nhà HABUBANK của Mr. Nghiên bé tí bé tẹo ở tầng 1 và chỉ có duy nhất 1 trụ sở, cho đến nay nó đã vươn mình lên dữ dội , ai mà biết trong tương lai nó biến thành chàng khổng lồ như thế nào. Nếu có điều đó thì những người sáng lập viên của ngân hàng HABUBANK khi viết về tiểu sử của mình chắc rất hãnh diện.

Cũng trong thời gian này, một số ngân hàng nước ngoài đã thiết lập sự hiện diện của mình trong những vị trí sang trọng tại Hà Nội và TPHCM. Những ngân hàng đầu tiên đầu tư 100% vốn đến Việt nam: ANZ Banking Group, Bangkok Bank, BNP (Banque Nationale de Paris-Pháp, rất nổi tiếng và dịch vụ tốt vào lúc đó). Một số ngân hàng khác chọn giải pháp liên doanh liên kết, trong đó phải kể đến các liên doanh đầu tiên như INDOVINA Bank,VID PUBLIC Bank.. LD FIRSTVINA Bank ra đời muộn hơn một chút (Khoảng năm 1994 gì đó, k nhớ rõ). Khỏi phải nói các ngân hàng nước ngoài này oai như thế nào, cứ nhìn cái cảnh vualua cầm bộ hồ sơ đến trước cửa ngân hàng VID PUBLIC bank xin tuyển dụng mà họ không thèm ngó đến vì họ chỉ lấy nữ, cô nào cô đấy trông như hoa hậu hết cả, mắt trong veo veo. Đành lủi thủi ra về trong thất bại. Hồi đó là vậy.
 
Sửa lần cuối:
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
nhân tiện xin hỏi bác vualua đối với ngành ngân hàng thì quan trọng là quản lý và sử dụng đồng vốn huy động có hiệu quả vì bây giờ các ngân jàng của vn vẫn chưa quan tâm nhiều đến tỉ lệ vốn tự có trên ts nên không an toàn. ngoài ra ngành ngân hàng ở vn vẫn còn mang tâm lý lệ thuộc vào nhà nước nhiều wá.
Bác có thể nói cho em biết đối với NH thì hệ thống kế toán khác nhiều không và khi kiểm tra nên chú ý vào phần nào.
cám ơn bác nhiều
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Tạm dừng trả lời Putin chút : mấy cái chỉ tiêu đó chẳng giúp ích gì cho việc phân tích cả, cơ chế quản lý rủi ro và an toàn của hệ thống ngân hàng và tài chính cần những công cụ quản lý phức tạp và giỏi cả về quản lý lẫn phân tích rủi ro.Với lại bạn nói họ k quan tâm là k đúng đâu, có những điều k muốn làm nhưng là bắt buộc phải làm khi KD ngân hàng, phần cuối của chuyên mục này bạn sẽ biết sức ép của sự phát triển với ngân hàng mạnh đến cỡ nào. Về nguyên tắc tăng tiền huy động quá trần có nghĩa là tăng vốn. Các ngân hàng lấy ở đâu ra là một bài toán khó cho sự phát triển.

Chuyện lệ thuộc vào nhà nước thì câu này có vẻ chung quá, ý bạn nói NHTMNN hay ANZ, một ngân hàng nước ngoài?

Vấn đề hệ thống kế toán của ngân hàng, đặc biệt là hệ thống tài khoản có khác rất nhiều, bạn có thể tham khảo QĐ479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của thống đốc ngân hàng nhà nước dựa trên CV chấp thuận của vụ chế độ kế toán, ngoài ra còn rất nhiều các văn bản bổ sung và có liên quan khác. Mệt nhất khi làm việc về mảng ngân hàng là đọc các văn bản pháp luật , cao như quả núi.

Kiểm toán ngân hàng không phải là chuyện dễ vì nếu dễ thì ai cũng làm được, Xin khâm phục các kiểm toãn viên của một hệ thống như Vietcombank hay ngân hàng NN và PTNT
 
Sửa lần cuối:
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Hoan hô Vualua đề tài này hay quá. Cố gắng bố trí thời gian viết tiếp nhé.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Bác Vualua đã đề cập tới một vấn đề tồn tại lớn trong hệ thống ngân hàng và tài chính ở Việt Nam, đó là nợ xấu và nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại và hệ thống quỹ tín dụng. các quy định của VN về vấn đề này hiện nay chưa theo kịp được các chuẩn mực tài chính quốc tế.

Hiện nay, có một trở ngại rất lớn khiến chúng ta chưa có được một chính sách chung, phù hợp với chuẩn mực đó là vì vấn đề lợi nhuận và thuế. Tại sao BTC, những người trong cuộc, biết rất rõ vấn đề này nhưng vẫn còn nhiều khúc mắc trong việc sửa đổi các chính sách? Đơn giản chỉ vì nếu các ngân hàng đều phân loại nợ xấu và lập dự phòng đúng theo chuẩn mực thì lấy đâu ra lợi nhuận, khi đó thì ngân sách cũng thất thu một khoản không nhỏ. Mặt khác, ảnh hưởng của việc sụp đổ hệ thống quỹ tín dụng vẫn còn rơi rớt đến tận bây giờ. Rất nhiều các khoản nợ liên quan đến các quỹ tín dụng đã phá sản vẫn chưa được xử lý. Và họ, các ngân hàng và quỹ tín dụng đã tái cơ cấu không bao giờ muốn động vào mớ bòng bong này. Nếu xử lý triệt để theo đúng chuẩn mực thì không biết đến bao giờ mới làm ăn có lãi, và lấy đâu ra lương và thưởng cho nhân viên
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
nedved nói:
Bác Vualua đã đề cập tới một vấn đề tồn tại lớn trong hệ thống ngân hàng và tài chính ở Việt Nam, đó là nợ xấu và nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại và hệ thống quỹ tín dụng. các quy định của VN về vấn đề này hiện nay chưa theo kịp được các chuẩn mực tài chính quốc tế.

......... Và họ, các ngân hàng và quỹ tín dụng đã tái cơ cấu không bao giờ muốn động vào mớ bòng bong này. Nếu xử lý triệt để theo đúng chuẩn mực thì không biết đến bao giờ mới làm ăn có lãi, và lấy đâu ra lương và thưởng cho nhân viên
Cũng chẳng hẳn là như vậy.
Nợ xấu do đâu hình thành? do con nợ gây ra.
Hệ thống luật, và hệ thống lệ ở VN còn khác xa so với nền kinh tế thị trường của các nước phát triển. Và nữa, tình trạng công nợ, nợ tới hạn chưa thanh toán được của cả hệ thống kinh tế kéo theo tình trạng này của Ngân hàng, chứ bản thân Ngân hàng đâu có tội tình gì.
Khái niệm mất khả năng thanh toán của nền kinh tế phát triển khác xa với khái niệm mất khả năng thanh toán của nền KT VN. Điều này ai cũng hiểu. Ngay doanh nghiệp của các bạn cũng vậy, những khoản nợ tới hạn chưa được thanh toán cũng là phổ biến, và những khoản phải thu chưa đòi được cũng phổ biến không kém gì nhau.
Trong điều kiện như vậy, thì rủi ro công nợ không thể định nghĩa là nợ tới hạn chưa trả được, mà phải được định nghĩa rủi ro là nợ quá hạn rất rất khó đòi.
Muốn chuẩn mực, ai cũng muốn, nhưng ai cũng muốn chiếm dụng vốn kinh doanh, tồn tại này, mâu thuẫn này còn cần nhiều thời gian để giải quyết.
Việc phân loại nợ thành 5 nhóm theo chuẩn quốc tế, ko phải là khó làm, mà nếu làm như vậy, gần như toàn bộ các DN Việt nam đều bị xếp hạng 3 ->5. Khi đó tình trạng sẽ thế nào? Chắc ai cũng biết.
Với tư cách nhà quản lý vĩ mô, các bạn thử đưa ra giải pháp cho nền kinh tế xem.
Việc đọc những nguyên lý kinh tế đâu có khó khăn, và đâu phải ko biết chỗ để đọc
Điều khó khăn hơn là làm sao để từng bước đưa chúng vào cuộc sống một cách có hiệu quả, có thể thúc đẩy nền sản xuât phát triển.
Cũng như trong một gia đình vậy, ông bố bà mẹ nào chẳng hiểu, cho con sang mỹ học thì sẽ tốt hơn học trường làng, nhưng sang đó học để về đi cày thì có nên không, và nữa lấy xiền đâu để cho chúng đi học?
Cuộc sống giản dị như vốn có.
 
C

chang` ngoc'

Guest
6/3/05
43
0
0
42
HN
nedved nói:
Bác Vualua đã đề cập tới một vấn đề tồn tại lớn trong hệ thống ngân hàng và tài chính ở Việt Nam, đó là nợ xấu và nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại và hệ thống quỹ tín dụng. các quy định của VN về vấn đề này hiện nay chưa theo kịp được các chuẩn mực tài chính quốc tế.

Hiện nay, có một trở ngại rất lớn khiến chúng ta chưa có được một chính sách chung, phù hợp với chuẩn mực đó là vì vấn đề lợi nhuận và thuế. Tại sao BTC, những người trong cuộc, biết rất rõ vấn đề này nhưng vẫn còn nhiều khúc mắc trong việc sửa đổi các chính sách? Đơn giản chỉ vì nếu các ngân hàng đều phân loại nợ xấu và lập dự phòng đúng theo chuẩn mực thì lấy đâu ra lợi nhuận, khi đó thì ngân sách cũng thất thu một khoản không nhỏ. Mặt khác, ảnh hưởng của việc sụp đổ hệ thống quỹ tín dụng vẫn còn rơi rớt đến tận bây giờ. Rất nhiều các khoản nợ liên quan đến các quỹ tín dụng đã phá sản vẫn chưa được xử lý. Và họ, các ngân hàng và quỹ tín dụng đã tái cơ cấu không bao giờ muốn động vào mớ bòng bong này. Nếu xử lý triệt để theo đúng chuẩn mực thì không biết đến bao giờ mới làm ăn có lãi, và lấy đâu ra lương và thưởng cho nhân viên

Hệ thống ngân hàng phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại tự nó không phải là nhân tố chính gây ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu. Bản chất của nợ xấu, nợ quá hạn tồn tại do nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khó đòi của các doanh nghiệp. Không có gạo ngon làm sao nấu được cơm ngon. Đã đành rằng các NHTM VN chưa được áp dụng các chuẩn mực quốc tế về nợ quá hạn, nợ xấu. Nhưng nếu chỉ cố gắng đưa các chuẩn mực quốc tế vào cải cách hệ thống NHTM VN thì chằng khác gì chăm bón tỉa tót trên ngọn cây mà không biết gốc cây đã bị sâu ăn từ thuở nào.
Hơn nữa, chuẩn mực quốc tế là cái chung nhất do con người đặt ra để mọi người tuân theo cho thống nhất. Nhưng cần phải xét đến tính hiệu quả và tính có ích của việc áp dụng chuẩn mực trong từng trường hợp cụ thể. Khoa học kinh tế là khoa học có tính trừu tượng cao, hơn nhau là ở cách vận dụng lí thuyết và kinh nghiệm vào thực tế.
Bản thân tôi cho rằng, muốn đánh giá đúng về vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu ở NHTM VN cần hướng vào giải quyết 2 vấn đề sau:
-Nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ rất rất khó đòi đang tồn tại có khả năng sinh lợi cho NH không, nếu có, khả năng sinh lợi là bao nhiêu, bao lâu có thể thu hồi.
-Sự tồn tại của nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ rất rất khó đòi ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán và khả năng hội nhập của ngân hàng ở mức độ nào.
Kính mong được chỉ giáo thêm!
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Bác Vualua đã post bài này trong box kiểm toán nên em chỉ mạn phép được bàn dưới góc độ kiểm toán.

Nếu thực hiện kiểm toán các NHTM VN under chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của các nhà tài trợ lớn như WB, ADB thì phải xử lý thế nào khi các quy định về nợ xấu của VN vẫn ở một khoảng cách khá xa như hiện nay

Mong các bác có kinh nghiệm chia xẻ
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
chang` ngoc' nói:
Nhưng nếu chỉ cố gắng đưa các chuẩn mực quốc tế vào cải cách hệ thống NHTM VN thì chằng khác gì chăm bón tỉa tót trên ngọn cây mà không biết gốc cây đã bị sâu ăn từ thuở nào.
Lão gia chưa đọc lại từ đầu nên không biết các bạn đang đánh giá vấn đề dưới giá độ nào: Lý thuyết hay thực tiễn so sánh.
Chỉ đọc được đọan này của changngoc, Lão gia thấy rất thích nên mới "ké" một phát. Các bạn làm Ngân hàng hay kiểm tóan đừng giận nhé.
Nói thật, các chuẩn mực áp dụng cho Kế tóan, kiểm tóan hay ngân hàng cũng chỉ mới dừng ở mức độ tạo ra một khung pháp lý cho các nhà "kiểm" lấy cái mà làm thôi, chứ thực tế thì vận dụng tùm lum hết. Còn chuyện chỉ nhìn các chỉ tiêu phân tích để đánh giá "sức khỏe" thì giống "thầy bói xem voi" lắm. Thực tế việt nam cho thấy con người là yếu tố quyết định trong mọi vấn đề. Lão gia từng gò lưng tỉa tót một báo cáo cho đúng chuẩn mực, đánh giá mọi chỉ tiêu rất đúng bài bản, vậy mà sếp bảo "phải sửa thế này, sửa thế kia" kẻo sang năm nó không thèm mời nữa thì có mà móm. Thế là lại còng lưng sửa, cực hơn cả ngồi viết lại. Thế mới biết là những cái chuẩn mực của chúng ta đựơc "vận dụng tốt" như thế nào (Báo chí gọi là bán hàng ngòai phao số 0).
Còn nữa, có một hồ sơ thế chấp, Ngân hàng thẩm định chê lên chê xuống, thảy ra dịch vụ với phí 10% là ok ngay, còn được gia hạn liên tục (không biết sao mà hay thế).
Còn nữa, Ngân hàng cứ săm soi đánh giá, nào là "khả năng thanh tóan hiện thời chỉ 0.5" nào là "dùng vay ngắn hạn đầu tư TSCĐ".... thế là chỉ đảo nợ chút xíu, mông má chút đỉnh là BCTC đẹp như hoa hậu ngay, tha hồ cho con nhà "kiểm" đánh giá.

Tóm lại: phải biết gốc cây đã bị sâu ăn tới mức nào thì mới đưa ra "bài thuốc" được
 
casablanca_dumus

casablanca_dumus

Dịch vụ thành lập công ty- kế toán 09.4888.4999
nedved nói:
Bác Vualua đã đề cập tới một vấn đề tồn tại lớn trong hệ thống ngân hàng và tài chính ở Việt Nam, đó là nợ xấu và nợ khó đòi của các Ngân hàng thương mại và hệ thống quỹ tín dụng. các quy định của VN về vấn đề này hiện nay chưa theo kịp được các chuẩn mực tài chính quốc tế.
Cũng nhân tiện đoạn này mà em cũng muốn hỏi cái mập mờ trong em! Các bác đã bao giờ nghĩ đến và thực sự gặp những trường hợp (cho em gọi theo ngữ phàm tục) là "Bảo kê cho các ngân hàng" . Thi hành án là một ví dụ điển hình trong chuyện này .Ở đây em không muốn đề cập đến chính sách. Nó không chỉ là một cá nhân có thể mà sâu hơn là cả một tổ, một nhóm cũng nên. Như vậy phần nào Ngân hàng chỉ bỏ ra một khoản thù lao nho nhỏ nhưng lại thu được nợ lớn là khó đòi. thực hiện chính sách có lợi trứơc mắt mà không nghĩ đến một ngày bung ra mọi chuyện lại to tát hơn những gì họ nghĩ. Có lẽ họ đang có một tư duy là Gốc rễ đâu chẳng biết nhưng đoàn kết sẽ là sức mạnh. Chúng ta đều có lợi.
 
C

chang` ngoc'

Guest
6/3/05
43
0
0
42
HN
casablanca_dumus nói:
Cũng nhân tiện đoạn này mà em cũng muốn hỏi cái mập mờ trong em! Các bác đã bao giờ nghĩ đến và thực sự gặp những trường hợp (cho em gọi theo ngữ phàm tục) là "Bảo kê cho các ngân hàng" . Thi hành án là một ví dụ điển hình trong chuyện này .Ở đây em không muốn đề cập đến chính sách. Nó không chỉ là một cá nhân có thể mà sâu hơn là cả một tổ, một nhóm cũng nên. Như vậy phần nào Ngân hàng chỉ bỏ ra một khoản thù lao nho nhỏ nhưng lại thu được nợ lớn là khó đòi. thực hiện chính sách có lợi trứơc mắt mà không nghĩ đến một ngày bung ra mọi chuyện lại to tát hơn những gì họ nghĩ. Có lẽ họ đang có một tư duy là Gốc rễ đâu chẳng biết nhưng đoàn kết sẽ là sức mạnh. Chúng ta đều có lợi.


Cái nội dung mà bạn đề cập đến ở trên thực sự là mập mờ. Bạn nên dẫn chứng cụ thể và đưa là giải thích hợp lí, tránh sự hiểu lầm và mang tiếng là lên án chế độ.
 
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
Gửi bác Vualua: thôi thì bác đã chót làm em thích thú vấn đề này vậy bác trả lời nốt dùm em về thực tế các ngân hàng thương mại họ hoạt động ra sao trong thực tế hoạt động và mong bác nói càng cụ thể càng tốt từ khâu đầu vào tới khâu ra của vốn huy động và kết thúc là thu nhập của ngân hàng.
Đọc bài viết của bác em thấy vốn kiến thức của bác đáng nể lắm
Mong tin từ bác
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA