Ngân hàng Việt nam trong xu thế hội nhập- Chuyện dài kỳ

  • Thread starter Vualua
  • Ngày gửi
L
nedved nói:
Letrans đâu mà không thấy vào đây nhỉ?

QĐ 297 bao giờ thì có hiệu lực đấy

Khiếp quá, các bác nói về cái ngành của em nghe thấy nhiều day dứt quá.
Trước hết, xin thông báo với bà con rằng Ngân hàng Nhà nước vừa có hai văn bản quan trọng, cụ thể:

1. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN v/v Ban hành Quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. Hiệu lực thi hành là 15 ngày sau kể từ ngày đăng công báo. (văn bản này thay thế Quyết định 296, 297...)
2. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN v/v ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Hiệu lực 15 ngày sau ngày đăng công báo (Quyết định này thay thế QĐ 488).

Đó là những văn bản vô cùng quan trọng trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của các TCTD.

Hiện nay, Letrans vẫn chưa nhận được 2 files này nên chưa thể cung cấp cho các đồng chí.

Letrans sẽ quay lại với những nét chính của 2 văn bản trên.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
L
Một số nội dung quan trọng từ QĐ 493:
Các TCTD sẽ tiến hành trích lập dự phòng theo 2 hình thức dự phòng là: DỰ phòng chung và dự phòng cụ thể
Với Dự phòng cụ thể: các TCTD trích lập Dp dựa trên 5 nhóm nợ:
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn
Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ.
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn
- Tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng như sau: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%.
- Nếu một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ mà một khoản bị chuyển sang nhóm rủi ro cao hơn thì những khoản còn lại cũng phải được chuyển tương ứng.
- Nếu đủ hồ sơ chứng minh khả năng thanh toán của khách hàng bị suy giảm, TCTD có quyền chuyển khoản nợ đó sang mức rủi ro cao hơn.
- Nếu TCTD có khả năng phân loại nợ và trích lập dự phòng theo định tính thuần túy thì có thể lập phương án đề nghị NHNN chuẩn y, cho phép.
- Mức dự phòng chung đảm bảo ở mức 0.75% Tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
- Hạch toán mức dự phòng chung và dự phòng cụ thể vào Chi phí hoạt động TCTD. và hạch toán vào tài khoản "Dự phòng rủi ro".
- NH CSXH không phải áp dụng quy định này.
 
L
Nhân đây cũng khẳng định với bà con là Sau những quyết định này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm một điều chỉnh nữa trên Hệ thống tài khoản kế toán 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 để phù hợp với Quy định về phân loại nợ theo 5 nhóm.
 
P

Phuong Giang

Guest
12/4/05
7
0
0
41
Hanoi
Xin được mạn phép tham gia vài ý kiến cho chủ đề mặc dù kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực NH còn hạn chế.
Vấn đề NPL ở các NHVN được coi là một trong những thách thức mà các NH đang gặp phải. Tuy nhiên, theo các đánh giá thì NPL không do các NH tự gây ra, mà chủ yếu là hậu quả do các DNVN còn quá yếu kém, không có khả năng trả nợ. Nó cũng được xem là tác động trực tiếp của việc các NH (chủ yếu là các SOCBs) cung cấp một số vốn lớn cho các SOEs, vốn ở trong tình trạng tài chính cực kỳ yếu kém.
Cũng theo đó, một lập luận được đưa ra là, lẽ ra việc cải cách SOEs phải được tiến hành trước một bước rồi mới đến cải cách ngân hàng, vì nó sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực hơn cho cải cách ngân hàng. Nói cách khác, kết quả của cải cách ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào kết quả của việc cải cách hệ thống các DNNN.
 
M

Manh_sbv

Guest
30/12/04
42
0
0
Hà Nội
Tôi xin giới thiệu một bài báo để các bạn tham khảo
http://vietnamnet.vn/chinhtri/doingoai/2005/07/464951/
Theo tôi, những cái các bạn nêu ko tránh khỏi được đâu. Đâu là giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi của cả nền kinh tế. Chúng ta mới phát triển kinh tế thị trường có 20 năm còn quá ngắn, còn nhiều việc phải làm. Tôi nghĩ đấy là một tất yếu mà đất nước nào cũng sẽ phải trải qua.
Theo tôi được biết các Ngân hàng Thương mại đang đổi mới mạnh mẽ, nhất là khối ngoài quốc doanh. Vụ ACB chỉ là tai nạn thôi. Các bạn có thấy người ta đổ tiền tấn vào ACB ko và cả SACOMBANK nữa - họ khôn lắm. Theo lộ trình BTA, AFTA, và sắp tới là WTO thì hệ thống ngân hàng phải cải cách rất mạnh. Nếu các bạn theo dõi thì khi đàm phán song phương để gia nhập WTO thì cả EU và Mỹ đều yêu cầu mở của khu vực tài chính. Đây sẽ là thách thức rất lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam. Họ đã quen với cảnh NHNN ôm lưng các ngân hàng nước ngoài không cho hoạt động tự do nên mới sinh ra nhiều thứ như các bạn đã nói.
Tuy nhiên từ sông ngòi mà ra biển cả cũng phải có quá trình để thích nghi. EU và Mỹ còn bảo họ DN của họ rất nhiều nữa là. Chẳng qua họ là nước lớn nên to mồm thôi.
Để giải quyết nợ xấu thì đúng là một mình ngành ngân hàng ko thể giải quyết được thật. Cần phải nhiều ngành khác và cả Chính phủ cùng vào cuộc và họ cũng đang vào cuộc đấy thôi. Theo tôi biết sắp thới sẽ ban hành một số văn bản pháp quy để tháo gỡ vấn đề công nợ như hối phiếu và các giấy tờ nhận nợ.
 
N

Nobita816

Guest
21/4/05
15
0
0
Somewhere I belong
Vualua_18_04_2005 nói:
Bước khởi đầu quá độ được đánh dấu bằng sự đổ vỡ hàng loạt các quỹ tín dụng tại Việt nam cuối những năm 80 đầu những năm 90. Cứ vài ngày lại có một vụ quỹ tín dụng xù nợ tiền gửi của khách, theo trí nhớ của vualua thì rất nhiều gia đình mất tiền vì bị xù nợ- khoản tiết kiệm nhỏ nhoi của cả đời làm việc.

Về nguyên nhân thì có nhiều trong đó có phần không nhỏ là lãi suất huy động cao khủng khiếp (Khoảng 7-10%/Tháng) do ảnh hưởng của lạm phát. Với việc huy động tại mức lái suất tiền gửi này cộng với khả năng ấu trĩ trong kinh doanh của các quỹ tín dụng lẫn người gửi tiền dẫn đến việc phá sản rất nhanh của hệ thống quỹ tín dụng. Rất khó hiểu trong tâm lý người dân lúc đó, họ chỉ nhìn vào lãi suất và tưởng rằng chỉ đút tiền vào các tổ chức tài chính là tiền sẽ sinh sôi gấp 5 gấp 10.Kết quả là một số người bị bắt đi tù còn lại là hoà cả làng!

Bài học lớn lúc đó "cá chuối đắm đuối vì con" mẹ vualua đã phải chi khoản tiên tương đương nuôi 200 miệng ăn hàng ngày với khoản vay rất nhỏ nhưng lãi suất rất cao. Sự kiện mẹ vualua trang trải được khoản tiền là một điều kỳ diệu mà chỉ có tình yêu con mới có thể tiếp thêm nghị lực cho mẹ làm việc và trang trải nợ nần.

Khoảng vào những năm 1992-1994, thời gian này được đánh dấu bằng những sự kiện hàng loạt các ngân hàng cổ phần thương mại tư nhân ra đời có vài chục ngân hàng thương mại hiện nay hoạt động được khai sinh trong thời gian này. Số vốn ban đầu của họ rất nhỏ và dĩ nhiên hoạt động cũng theo quy mô bắt những con cá nhỏ. Ngày VL vào làm việc tại B7 giảng võ, cái ngân hàng cổ phần nhà HABUBANK của Mr. Nghiên bé tí bé tẹo ở tầng 1 và chỉ có duy nhất 1 trụ sở, cho đến nay nó đã vươn mình lên dữ dội , ai mà biết trong tương lai nó biến thành chàng khổng lồ như thế nào. Nếu có điều đó thì những người sáng lập viên của ngân hàng HABUBANK khi viết về tiểu sử của mình chắc rất hãnh diện.

Cũng trong thời gian này, một số ngân hàng nước ngoài đã thiết lập sự hiện diện của mình trong những vị trí sang trọng tại Hà Nội và TPHCM. Những ngân hàng đầu tiên đầu tư 100% vốn đến Việt nam: ANZ Banking Group, Bangkok Bank, BNP (Banque Nationale de Paris-Pháp, rất nổi tiếng và dịch vụ tốt vào lúc đó). Một số ngân hàng khác chọn giải pháp liên doanh liên kết, trong đó phải kể đến các liên doanh đầu tiên như INDOVINA Bank,VID PUBLIC Bank.. LD FIRSTVINA Bank ra đời muộn hơn một chút (Khoảng năm 1994 gì đó, k nhớ rõ). Khỏi phải nói các ngân hàng nước ngoài này oai như thế nào, cứ nhìn cái cảnh vualua cầm bộ hồ sơ đến trước cửa ngân hàng VID PUBLIC bank xin tuyển dụng mà họ không thèm ngó đến vì họ chỉ lấy nữ, cô nào cô đấy trông như hoa hậu hết cả, mắt trong veo veo. Đành lủi thủi ra về trong thất bại. Hồi đó là vậy.

Bác VuaLua nè, bài viết rất hay sao bác đã dừng rồi? Mong bác sắp xếp dành chút thời gian cho lớp trẻ này nhé. Cảm ơn bác nhiều nhiều!!!
 
K

khapv

Guest
6/4/05
3
0
0
42
Ha noi
Vấn đề cốt lõi là vốn của các ngân hàng, tỉ lệ dự phòng trên cũng có thể điều chỉnh. Bởi theo tính toán các ngân hàng sẽ luôn có một tỉ lệ dự phòng. Nếu các ngân hàng đủ vốn lưu động hoạt động ngoài các khoản tiền dự phòng thỉ chẳng có việc gì cả đâu. Chính vì vậy các ngân hàng nước ngoài luôn chiếm ưu thế.
Họ chỉ gặp vấn đề là do nhà nước ta bảo hộ các doanh nghiệp trong nước mà thôi
 
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
42
HN
thực ra mà nói cho công bằng thì các ngân hàng bị nợ xấu cao chiếm tỉ lệ lớn là do dựa vào cách làm việc theo mối quan hệ thân quen và tin tưởng, ngoìa ra còn có cả chủ quan cá nhân của lãnh đạo ngân hàng với ý nghĩ chủ quan, tư duy chưa nhanh nhạy với thời cuộc, chưa cập nhật thông tin và chuyên môn cao trong khi trình độ phát triển và quản lý trong thời đại ngày nay đã khác, mặt khác với bộ phận tín dụng trong ngân hàng đòi hỏi phải mạnh về chuyên môn và có khả năng cao thì việc giảm tỷ lệ nợ khó đòi xuống là có thể kiểm soát được. Tôi thấy việc nợ khó đòi chiếm tỷ lệ cao và rủi ro trong cho vay cao là do một số ngân hàng dựa quá nhiều vào suy nghĩ trong hoạt động cho vay đối với các cơ quan nhà nước có hiệu quả làm ăn kém mà số lượng vay lớn, làm ăn không hiệu quả nên chỉ cần một vài số nhỏ trong tổng số các công ty này không có khả năng trả nợ là đã dẫn đến tỷ lệ nợ khó đòi cao. Khả năng rủi ro lớn hay không phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ bộ phận tín dụng và quản lý rất nhiều
 
L
Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong việc đẩy số nợ xấu lên những con số đáng ngại đó là vấn đề nền tài chính phát triển chưa tương thích hay một khía cạnh của của nó là thông tin chưa tương xứng. Doanh nghiệp đương nhiên có thể có những thông tin về ngân hàng nhưng ngân hàng thì chỉ sử dụng những thông tin rất thiếu chính xác từ doanh nghiệp (đơn cử một vấn đề nhỏ thôi, chúng ta có thể tin tưởng vào báo cáo tài chính của những doanh nghiệp vừa và nhỏ không? Cty TNHH? ...???).
Tôi gặp một anh bạn, anh ấy nói rằng cán bộ ngân hàng các cậu thừa biết mình có 2 bản báo cáo tài chính khác nhau hoàn toàn, một cho cơ quan thuế, một cho ngân hàng nhưng vẫn được chấp nhận...? ĐIều này có nghĩa là như thế nào? tôi ôm câu hỏi này đi hỏi thăm thì nhận ra rằng lâu nay chúng ta vẫn làm vậy. Nói các bác bỏ quá cho chứ, một đồng môn của tôi thời đại học đi phỏng vấn bị sếp chốt cho một câu nghe rất triết nhưng có thể trong giai đoạn này nó là một chân lý: "Làm kế toán đúng thì dễ, làm KHÔNG SAI mới khó"....Tôi xin dùng câu này để kết thúc bài viết này với một lần nữa khẳng định về một vấn đề: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG.
Vài lời biết rồi khổ lắm ... vẫn cứ nói mong các bác thông cảm....
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA