Vốn chủ sở hữu âm !!!

  • Thread starter tqphuc
  • Ngày gửi
T

tqphuc

Sơ cấp
6/1/05
16
1
3
43
hanoi
www.vakt2.eu.tc
Mình có xem qua một bản balance sheet của một công ty nhà nước (là một công ty trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thuỷ sản) thì thấy một số điểm khó hiểu như sau, mong các bác giải thích giúp cho.
.......
........
B.Nguồn vốn chủ sở hữu: -17,044
I.Nguồn vốn quỹ : -17,064
1.Nguồn vốn kinh doanh : 6,785
2.Clệch đánh giá lại TS : -23,938
3.Chênh lệch tỷ giá : -84
.......
.......
- Những lý do nào là nguyên nhân dẫnn đến tình trạng âm trong chênh lệch đánh giá tài sản và vốn chủ?
Xin chân thành cảm ơn.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
D

donjuan_acc

Guest
30/11/04
37
1
6
TP HCM
tqphuc nói:
Mình có xem qua một bản balance sheet của một công ty nhà nước thì thấy một số điểm khó hiểu như sau, mong các bác giải thích giúp cho.
.......
........
B.Nguồn vốn chủ sở hữu: -17,044
I.Nguồn vốn quỹ : -17,064
1.Nguồn vốn kinh doanh : 6,785
2.Clệch đánh giá lại TS : -23,938
3.Chênh lệch tỷ giá : -84
.......
.......
- Những lý do nào là nguyên nhân dẫnn đến tình trạng âm trong chênh lệch đánh giá tài sản và vốn chủ?
Xin chân thành cảm ơn.
Mình cũng từng gặp tình hình này ở 1 công ty nhà nước, nguyên nhân chính là do đánh giá lại giá trị nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Có 1 số NVL chính có biên dao động giá trên thị trường rất cao, nhưng để dẫn đến NVCSH bị âm thì ... ớn quá, tồn kho quá kinh khủng!
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Xin được hỏi nhanh: Số âm nguồn vốn này thể hiện điều gì??????
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
HyperVN nói:
Xin được hỏi nhanh: Số âm nguồn vốn này thể hiện điều gì??????

Có bột mới gột lên hồ
Vốn âm mà nổi cơ đồ mới ngoa!

Vốn âm là do kinh doanh kém hiệu quả các kỳ trước, do rủi ro kinh doanh trong kỳ ( bao gồm mất giá tài sản và kết quả kinh doanh bị thua lỗ quá nhiều ( xin lỗi viết sai)).
Vốn âm còn có thể do việc phân bổ chi phí ( có thể là chưa đúng) quá nhiều ( VD: Chi phí quảng cáo, phát sinh trong kỳ nhưng tạo kết quả kinh doanh nhiều kỳ) v.v

Trong các chỉ tiêu của bạn tqphuc thể hiện, thì báo cáo có vấn đề là vốn âm do đánh giá lại tài sản.
Điều này là có thể và tương đối phổ biến, ( trong quá trình đầu tư những năm trước đây, và bây giờ lại trong xu hướng cổ phần hóa). Chênh lệch giá đã bị xơi trước, công nghệ lạc hậu được tiếp nhận. Bây giờ phải đánh giá lại cho quá trình thay đổi sở hữu.
Đó còn chưa nói đến khả năng cổ phần hóa là quá trình tư hữu hóa công sản. Tổng tài sản thấp - nợ phải trả cao, tất dẫn tới điều này.
Trường hợp này, nếu đòn bẩy tài chính dương, thì tình hình sẽ được cải thiện, nhưng nếu đòn bẩy tài chính ko dương, Thì doanh nghiệp đang ở bờ vực phá sản.
DN mà bạn thể hiện, là DNNN, thì đây là điều khá dễ hiểu.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
To Bathanh, trong trường hợp như vậy thì công ty này có được phá sản nếu đáp ứng được các điều kiện phá sản hay không vậy?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
MINA nói:
To Bathanh, trong trường hợp như vậy thì công ty này có được phá sản nếu đáp ứng được các điều kiện phá sản hay không vậy?

Dạ nhà em không biết.
Nhà em cũng chưa từng nghe tới khái niệm phá sản của DNNN.
Với DNNN, nhà E mới chỉ nghe tới khái niệm giải thể ( là khái niệm tệ hại nhất), hoặc khá hơn là chuyển đổi hình thức sở hữu.
Với các doanh nghiệp thuộc loại hình khác, nhà em cũng chưa từng được xử lý một vụ phá sản nào, nên nhà E ko biết.
Có bác nào giỏi về vấn đề này, xin cho biết với nhé
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Vốn âm đồng nghĩa với việc DN nợ tiền chủ sở hữu vốn? Trong DN nhà nước thì sẽ có thể nảy sinh vấn đề này khi định giá lại TS hàng hóa, các loại hình doanh nghiệp khác có không?

Phần trả lời của Bác Bathanh:
Vốn âm là do kinh doanh kém hiệu quả các kỳ trước, do rủi ro kinh doanh trong kỳ ( bao gồm mất giá tài sản và kết quả kinh doanh cao).
Vốn âm còn có thể do việc phân bổ chi phí ( có thể là chưa đúng) quá nhiều ( VD: Chi phí quảng cáo, phát sinh trong kỳ nhưng tạo kết quả kinh doanh nhiều kỳ) v.v

Em thấy cần phải nói rõ hơn:
Theo đúng logic và nguyên lý ghi chép của kế toán thì DN chỉ có khả năng "Ngọ ngoạy" trong tổng số tài sản bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, việc có phát sinh âm ở nguồn vốn chủ sở hữu khi DN đánh giá lại giá trị tài sản, hàng hóa: Do vật tư tồn đọng kém mất phẩm chất, do công nghệ lạc hậu, hàng hóa mất giá, do thiên tai địch họa vv.. tất nhiên những vấn đề đó là hậu quả của một quá trình kinh doanh thu lỗ lâu dài, của việc không kịp thời nắm bắt công nghệ và thị hiếu hay đơn giản chỉ là một rủi ro tự nhiên nào đó. Lúc này DN có bán toàn bộ tài sản vật tư hàng hóa hiện có cũng không đủ bù đắp số nợ phải trả.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Vốn âm đồng nghĩa với việc DN nợ tiền chủ sở hữu vốn?
Vốn âm, không dừng lại ở việc này.
Về bản chất, Tổng tài sản hoạt động của DN được tài trợ bởi Nguồn chiếm dụng ( của Ngân hàng, của khách hàng) và nguồn vốn chủ sở hữu ( bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận để lại chưa chia). Khi vốn âm, điều này đồng nghĩa với việc tổng tài sản khi bán đi không đủ để trả cho các khoản chiếm dụng từ bên ngoài.
Lý do âm vốn không dừng lại ở hiệu quả hoạt động bao gồm các yếu tố:
khi DN đánh giá lại giá trị tài sản, hàng hóa: Do vật tư tồn đọng kém mất phẩm chất, do công nghệ lạc hậu, hàng hóa mất giá, do thiên tai địch họa vv.. tất nhiên những vấn đề đó là hậu quả của một quá trình kinh doanh thu lỗ lâu dài, của việc không kịp thời nắm bắt công nghệ và thị hiếu hay đơn giản chỉ là một rủi ro tự nhiên nào đó
Lý do vốn âm còn do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như chủ sở hữu rút vốn một cách tự nhiên, và rút nhiều hơn cái mà chủ sở hữu bỏ ra ban đầu. ( Điều này xảy ra thường ở mô hình DN TNHH hoặc tư nhân), có nhiều biểu hiện qua trình tự kế toán mà chúng ta đã có không ít lần đề cập.
Vốn âm còn có thể do, chi phí phát sinh phân bổ không thỏa đáng. ( chẳng hạn như 1 chiến dịch quảng cáo quá lớn, cho 1 kỳ KD quá dài nhưng lại phân bổ cho 1 kỳ KD ngắn hạn hơn). ( Hoặc chẳng hạn chi phí cố định khấu hao quá nhanh, trong khi TS trích khấu hao chưa được đánh giá lại thỏa đáng).
và còn quá nhiều nguyên nhân khác nữa.
Trong tình huống mà bạn tqphuc đưa ra, vốn âm do chỉ tiêu đánh giá lại TS và chênh lệch tỷ giá. Trong đó do đánh giá lại TS chiếm chủ đạo.
Điều này, thông lệ khá dễ hiểu, đặc biệt đối với các DN có vốn của nhà nước. Người ta gọi đó là nghiệp vụ rút ruột nhà nước. cách thức tác nghiệp của nó là kênh giá đầu vào.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Cảm ơn Bác Bất Hạnh đã phân tích cụ thể hơn về bản chất của vấn đề này, theo em đề tài đã không còn đơn thuần là hỏi đáp, nên chuyển nó sang mục thảo luận, và câu hỏi kế tiếp của em là:

Trách nhiệm của chủ sở hữu vốn đến đâu trong tình trạng âm vốn như trên

Với các công ty TNHH thì việc rút vốn quá số vốn góp có được chấp nhận không? (Xem xét trên nguyên tắc mọi nghiệp vụ kế toán đề tuân thủ đúng pháp luật).

Về khấu hao TSCĐ, việc khấu hao quá nhanh cũng sẽ tạo nên lỗ, nhưng đó là lỗ ảo do chủ quan của doanh nghiệp, đến thời điểm xảy ra sự cố chắc chắn người ta sẽ xem xét tới việc định giá lại tài sản nhằm phản ánh đúng giá trị còn lại.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Thực ra, việc truy cứu trách nhiệm tới người điều hành và chủ sở hữu vốn tính đến thời điểm hiện tại có quá nhiều quy định ở các nơi nhưng lại hết sức phức tạp và không đồng nhất.
Với DNNN:
- CSH vốn chưa từng bị tính tới trách nhiệm, bởi trong trường hợp quá khó khăn, CSH vốn ra quyết định giải thể doanh nghiệp ( kết thúc chức năng nhiệm vụ hoạt động) và xử lý một phần công nợ phải trả.
- Người điều hành thường ít bị truy cứu ( vì thông thường có sự điều động trước đó, và người kế nhiệm thường giũ bỏ trách nhiệm khi xử lý tồn đọng này). Mọi thất thoát chủ ý bị phát hiện mới bị bồi thường.
Với DN thuộc các thành phần sở hữu dân doanh:
- CSH vốn chịu trách nhiệm theo luật định ( phù hợp với mô hình doanh nghiệp), nhưng việc bồi thường thiệt hại cho các chủ nợ thường không được triệt để.
- Người điều hành ( đại diện pháp luật) thường cũng là chủ sở hữu vốn, và chịu trách nhiệm tương đương.
- Trường hợp người điều hành ko phải chủ sở hữu vốn ( mượn danh), thì nảy sinh nhiều chuyện khôi hài.
Với DN cổ phần:
- theo điều lệ DN mà truy cứu nhưng thực chất cũng có nhiều chuyện để bàn.

Còn việc rút vốn quá số vốn góp, xét về bản chất là bất hợp pháp. Bởi mọi sự điều chỉnh vốn điều lệ ( cũng như các chỉ tiêu khác trong đăng ký kinh doanh phải được thông qua SKH&ĐT), DN chỉ được phân phối lãi sau thuế TNDN. Nhưng dẫu bất hợp pháp thì điều này vẫn cứ diễn ra, và chúng ta đã thảo luận ở quá nhiều topic trong box này.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
ntco_76 nói:
em tưởng như thế phải phá sản chứ
Việc phá sản ko phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng vốn âm. Các cụ chẳng đã có câu:
Có bột mới gột nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

là gì.
Về luật, và cũng theo thông lệ: Việc phá sản phụ thuộc vào nợ đến hạn không có khả năng thanh toán.
và cũng thực tế: Khi phá sản, thì tài sản thường là còn, chứ ko mất trắng.:biggrin:
 
N

ntco_76

Guest
28/10/05
3
0
0
48
Ha noi
vốn chủ sở hữu âm thì tài sản là mất trắng ạ?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
ntco_76 nói:
vốn chủ sở hữu âm thì tài sản là mất trắng ạ?
Vốn CSH âm, về bản chất là TS dịch chuyển đi chỗ khác. DN đã chiếm dụng vốn của hệ thống khách hàng ( cả tín dụng nhà cung cấp lẫn tín dụng người mua) để ko chỉ tài trợ cho hoạt động KD của đơn vị, mà còn tài trợ cho các hoạt động khác nữa.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA