Vốn âm đồng nghĩa với việc DN nợ tiền chủ sở hữu vốn?
Vốn âm, không dừng lại ở việc này.
Về bản chất, Tổng tài sản hoạt động của DN được tài trợ bởi Nguồn chiếm dụng ( của Ngân hàng, của khách hàng) và nguồn vốn chủ sở hữu ( bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận để lại chưa chia). Khi vốn âm, điều này đồng nghĩa với việc tổng tài sản khi bán đi không đủ để trả cho các khoản chiếm dụng từ bên ngoài.
Lý do âm vốn không dừng lại ở hiệu quả hoạt động bao gồm các yếu tố:
khi DN đánh giá lại giá trị tài sản, hàng hóa: Do vật tư tồn đọng kém mất phẩm chất, do công nghệ lạc hậu, hàng hóa mất giá, do thiên tai địch họa vv.. tất nhiên những vấn đề đó là hậu quả của một quá trình kinh doanh thu lỗ lâu dài, của việc không kịp thời nắm bắt công nghệ và thị hiếu hay đơn giản chỉ là một rủi ro tự nhiên nào đó
Lý do vốn âm còn do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như chủ sở hữu rút vốn một cách tự nhiên, và rút nhiều hơn cái mà chủ sở hữu bỏ ra ban đầu. ( Điều này xảy ra thường ở mô hình DN TNHH hoặc tư nhân), có nhiều biểu hiện qua trình tự kế toán mà chúng ta đã có không ít lần đề cập.
Vốn âm còn có thể do, chi phí phát sinh phân bổ không thỏa đáng. ( chẳng hạn như 1 chiến dịch quảng cáo quá lớn, cho 1 kỳ KD quá dài nhưng lại phân bổ cho 1 kỳ KD ngắn hạn hơn). ( Hoặc chẳng hạn chi phí cố định khấu hao quá nhanh, trong khi TS trích khấu hao chưa được đánh giá lại thỏa đáng).
và còn quá nhiều nguyên nhân khác nữa.
Trong tình huống mà bạn tqphuc đưa ra, vốn âm do chỉ tiêu đánh giá lại TS và chênh lệch tỷ giá. Trong đó do đánh giá lại TS chiếm chủ đạo.
Điều này, thông lệ khá dễ hiểu, đặc biệt đối với các DN có vốn của nhà nước. Người ta gọi đó là nghiệp vụ rút ruột nhà nước. cách thức tác nghiệp của nó là
kênh giá đầu vào.