xin giai dap giup voi?

  • Thread starter pshao2511
  • Ngày gửi
P

pshao2511

Guest
26/4/05
4
0
0
40
da nang
các anh chị cho em hỏi:khi các anh chị làm kt thì nhận thấy chi phí phải trả có những ưu nhược điểm gì vậy?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
P

putin

Guest
14/1/05
69
0
6
43
HN
có chứ.
chắc bạn là dân mới hả?
Khi cần phải tính trích trước chi phí để tránh tình trạng lợi nhuận ảo thì phải dùng đến nó thôi. Đó là cái lợi đầu tiên
Còn cái không lợi thì có thể sẽ không ước đoán đúng dẫn đến chi phí vượt so với kế hoạch.
Trên đây chỉ là ý kiến nhỏ thôi
Có bác nào tham gia không?
Cùng trao đổi tí chút cho vui
 
P

pshao2511

Guest
26/4/05
4
0
0
40
da nang
các bác xin giải đáp củ thể hơn nữa có được không?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Việc sử dụng TK "Chi phí phải trả" là để thoả mãn nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tất nhiên việc trích trước chi phí phải trả là một ước tính kế toán. Việc thực hiện các ước tính kế toán đòi hỏi kế toán phải dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mình về vấn đề mà mình ước tính.
Theo tôi thì không có khái niệm "ưu điểm" và "nhược điểm" của việc sử dụng TK Chi phí phải trả. Mà vấn đề là ta có cần sử dụng nó hay không. Điều này kế toán nên vận dụng nguyên tắc vật chất
 
P

pshao2511

Guest
26/4/05
4
0
0
40
da nang
cho minh hoi them chi phí trả trước có nhưng ưu nhược điểm gì vói nhé, minh` mói bươc vao lam` kt nên cũng chảng rỏ lám?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,076
413
83
46
Ninh Thuận
Ưu điểm : chiếm dụng được vốn để quay vòng vốn cho doanh nghiệp. những đồng tiền này thay vì phải trả liền thì có thể để lại làm vốn buôn bán tiếp, chí ít nữa nếu bỏ vào ngân hàng vẫn lãi. Mina nhớ là công ty Mina vẫn luôn làm vậy thì phải, thời hạn thanh toán tiền 15 ngày, thế là Mina thu được tiền của khách hàng xong, chia như thế nào mà Mina gửi được lãi NH theo lãi suất 0.6%/tháng với số tiền 17tỷ.
Còn nhược điểm, để nhiều quá khi làm thủ tục vay tín dụng với NH thì người ta thấy nợ phải trả nhiều quá người ta ngại không dám cho mình vay nếu như kế hoạch kinh doanh không tốt. Hoặc trong các công trình đấu thầu mà thấy công ty còn quá nhiều khoản nợ phải trả trên bảng CĐKT, nhà đầu tư cũng ngại nốt.
Theo lý thuyết thì càng chiếm dụng vốn càng nhiều càng lâu thì vẫn là tốt...
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Các bạn có thể đưa ra vài ví dụ cụ thể để minh chứng cho lý luận của mình.
1. CF Phải trả: TK hạch toán: 335
VD: tiền thuê nhà, hàng tháng bạn căn cứ trên hợp đồng thuê, cuối tháng hạch tóan: nợ 642 - Có 335: số tiền phải trả về việc thuê nhà. -> nó cho phép hạch tóan đầy đủ chi phí thực sự phát sinh trong kỳ, không quan tâm đến việc chi phí này đã được thanh toán hay chưa. ( và có nhiều khoản chi phí kiểu như vậy).
2. CF chờ phân bổ: TK hạch tóan 142
VD: hạch toán tiền quảng cáo: Căn cứ trên hợp đồng quảng cáo và số lượng quảng cáo thực sự phát sinh trong tháng ( số spots, số phát hành) các bạn có thể hạch toán: Nợ 142 - có 335: Số tiền quảng cáo phải trả thực sự đã phát sinh.
Và khi phân bổ chi phí phát sinh đó: bạn lại căn cứ trên tiêu thức: CF có tác dụng cho DSố phát sinh thế nào; trong tháng, trong quý, trong năm. Và thậm chí để bảo đảm quy định tỷ lệ phí 10%/tổng phí có thể bạn phải phân bổ khoản CF này cho nhiều kỳ.
Và có thể bạn đã phải đặt cọc cho HĐ quảng cáo nói trên ( có thể hạch toán qua 144 hoặc Nợ 335).
Như vậy các bạn có thể hình dung lợi hại của 2 tài khoản này ở mấy điểm:
- Cho phép hạch tóan đầy đủ hay ko các CF phát sinh trong kỳ
- Cho phép điều tiết lợi nhuận KD trong kỳ -> vận dụng chính sách thuế.
- Cho phép hình thành khái niệm lãi giả lỗ thật hoặc ngược lại, phục vụ các mục tiêu phi kinh tế.
Và có thể còn nhiều tiện ích khác, các bạn thử phân tích xem sao?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA