PP hạch tóan ở tổng công ty

  • Thread starter dragon76
  • Ngày gửi
dragon76

dragon76

Cao cấp
12/3/04
257
2
18
Công ty mình tại SG có một chí nhánh tại Hà Nội, hàng tháng công ty SG sẽ chuyển khỏan một số tiền cho chi nhánh Hà Nội chi tiêu và thanh tóan một số công nợ, khi chuyển khỏan mình định khỏan No 1411, Co1121 ( có đúng không các bạn??), chưa hết hàng tháng , vào ngày đầu của tháng sau Chi nhánh HN sẽ gửi bản kê thu chi và sổ phụ ngân hàng vào cho CN SG xử lý, ah mình muốn nói thêm là mình đã đăng ký CN Hà Nội chỉ hạch tóan phụ thuộc, như vậy trong trường hợp CN HN mua một số VPP có thuế GTGT thì hạch tóan như thế nào để làm báo cáo tài chính hợp nhất ( vì thuế GTGT đã được kê khai và nộp tại đầu Hà Nội rồi)

Mong các bạn hướng dẫn !!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Thú thật, mình chưa làm ở Công ty mẹ lẫn Công ty con bao giờ cả nhưng thì cứ hướng dẫn bạn thử xem sao. Bài gửi từ hôm qua mà chưa thấy ai trả lời cả. Thôi thì nếu mình trả lời sai thì có ối người nhảy vào đấy!

* Khi Công ty chuyển tiền tạm ứng ra ngoài Chi nhánh :

- Công ty định khoản :

Nợ TK 136 : Phải thu ở đơn vị nội bộ

Có TK 1121 : Số tiền tạm ứng chuyển qua ngân hàng

- Chi nhánh định khoản :

Nợ TK 1121 : Số tiền nhận được

Có TK 336 : Phải trả ở đơn vị nội bộ

* Khi phát sinh những chi phí ở Chi nhánh : Chi nhán sẽ trả hộ cho Công ty

- Chi nhánh định khoản :

Nợ TK 136 : Chi phí trả hộ

Nợ TK 111, 112, 331 : Số tiền trả hộ

- Công ty định khoản :

Nợ TK có liên quan (641, 642...) : Chi phí phát sinh

Nợ TK 1331 : Thuế GTGT

Có TK 336 : Số phải trả do được trả hộ
 
dragon76

dragon76

Cao cấp
12/3/04
257
2
18
Cám ơn bạn đả trả lời, nhưng mình thấy cách hạch tóan của bạn không ổn lắm về thuế GTGT, vì chi nhánh Hà Nội đã thực hiện kê khai và nộp tại địa phương, nếu tiếp tục hạch tóan thuế ở SG thì thật khó để đối chiếu khi thực hiện báo cáo thuế ( vì trong Sg chỉ báo cáo phần thuế phát sinh tại SG thôi)
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Chi nhánh vẫn kê khai và nôp thuế hộ cho Công ty thôi mà. Nh­ư vậy chỉ kê khai thuế một lần thôi.

Tại Công ty mới định khoản tiền thuế, còn Chi nhánh sẽ định khoản phải thu nội bộ.

dragon76 nói:
Cám ơn bạn đả trả lời, nhưng mình thấy cách hạch tóan của bạn không ổn lắm về thuế GTGT, vì chi nhánh Hà Nội đã thực hiện kê khai và nộp tại địa phương, nếu tiếp tục hạch tóan thuế ở SG thì thật khó để đối chiếu khi thực hiện báo cáo thuế ( vì trong Sg chỉ báo cáo phần thuế phát sinh tại SG thôi)
 
dragon76

dragon76

Cao cấp
12/3/04
257
2
18
Bạn vui lòng nói rõ hơn được không ? Thật sự mình chưa đọc ở đâu hường dẫn về cách hạch tóan thuế giữa công ty và chi nhánh cả.Cám ơn nhé!
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Như thế này nhé!
* Khi phát sinh chi phí :
- Tại Công ty sẽ ĐK :
Nợ TK 641, 642
Nợ TK 1331
Có TK 336 : Số tiền phải trả chi Chi nhánh do thanh toán hộ
- Tại Chi nhánh sẽ ĐK :
Nợ TK 136
Có TK 111, 112 : Tổng tiền thanh toán (bao gồm cả thuế)
* Khi thanh toán khoản chi hộ của Chi nhánh :
- Tại Công ty sẽ ĐK :
Nợ TK 336
Có TK 111, 112
- Tại Chi nhánh sẽ ĐK :
Nợ TK 111, 112
Có TK 136

dragon76 nói:
Bạn vui lòng nói rõ hơn được không ? Thật sự mình chưa đọc ở đâu hường dẫn về cách hạch tóan thuế giữa công ty và chi nhánh cả.Cám ơn nhé!
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Theo tôi về hạch toán kế toán thì Tu Anh đã viết rồi.

Vấn đề ở đây là thuế kê khai ntn?

Về nguyên tắc hoạt động kinh doanh tại địa bàn nào phải nộp thuế tại địa bàn đó. Chi nhánh cũng có mã số thuế của chi nhánh.

Đối với VAT: chi nhánh vẫn hạch toán, kê khai thuế và nộp thuế bình thường tại địa bàn của chi nhánh. Có CV số 707/TCT-DNK ngày 14/03/2005 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc kê khai thuế GTGT của chi nhánh

Đối với Thuế TNDN: toàn bộ chi phí và doanh thu được chuyển về Công ty mẹ và được kê khai nộp thuế thu nhập tại địa bàn của công ty mẹ



Trường hợp hạch toán như trên áp dụng cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Đối với các TCT lớn, có nhiều công ty con độc lập thì phương pháp hạch toán lại khác

Thân
 
Sửa lần cuối:
T

tranhuy2030

Guest
Cho mình hỏi nguyen tu anh một chút nha, hình như bạn đang làm việc ở một tổng công ty thì phải. Vậy bạn có biết cách lập báo cáo tài chính hợp nhất ở tổng công ty làm như thế nào không? Nếu bạn nào biết làm ơn chỉ giúp mình với. Cảm ơn rất nhiều.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Cám ơn bạn đã đặt niềm tin vào mình nhưng mà mình đã nói lúc đầu, mình chưa làm ở công ty mẹ nào cả (tổng công ty) đó. Mình chỉ hướng dẫn cách hạch toán theo lý thuyết và suy nghĩ của mình thôi. Mình cũng chưa làm báo cáo tài chính hợp nhất bao giờ cả nên tiếc là không giúp được bạn.

Hiện nay trên diễn đàn mọi người đang nói đến vấn đề này thì phải. Bạn xem thử đường link này nhé! Mình không dám chắc có giúp bạn được chút nào không nữa.

http://www.webketoan.com/forum/showthread.php?t=7253

tranhuy2030 nói:
Cho mình hỏi nguyen tu anh một chút nha, hình như bạn đang làm việc ở một tổng công ty thì phải. Vậy bạn có biết cách lập báo cáo tài chính hợp nhất ở tổng công ty làm như thế nào không? Nếu bạn nào biết làm ơn chỉ giúp mình với. Cảm ơn rất nhiều.
 
H

huyencao

Guest
15/12/04
6
0
0
44
hochiminh
Không biết Tú Anh có nhầm lẫn gì ko? nhưng Cty mình thì ở tổng Cty mới use TK 136, còn chi nhánh thì use TK 336 trong hạch toán nội bộ mà thôi.
Khi chuyển tiền cho CN:
Cty ghi : Nợ 136/ Có 111...
CN ghi : Nợ 111../ Có 336
Khi phát sinh khoản chi hộ Cty tại CN:
Cty ghi : Nợ 641,642, Nợ 133/ Có 136
CN ghi : Nợ 336 / Có 111...

Cuối kỳ thì cân đối số dư TK 136 tại Cty và TK 336 tại chi nhánh.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
TK 136 va TK 336 dùng cho các khoản thanh toán nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con. Đâu có thể nào chúng ta chắc chắn rằng : Công ty mẹ sẽ chỉ sử dụng TK 136 và công ty con sẽ chỉ sử dụng TK 336 ? Phải tùy trường hợp chứ bạn.

Nếu như Công ty mẹ vay tiền của công ty con thì sao? Lúc đó chúng ta phải định khoản cho Công ty mẹ là : Nợ TK 111/ Có TK 336. Còn công ty con sẽ định khoản là : Nợ TK 136/ Có TK 111.

huyencao nói:
Không biết Tú Anh có nhầm lẫn gì ko? nhưng Cty mình thì ở tổng Cty mới use TK 136, còn chi nhánh thì use TK 336 trong hạch toán nội bộ mà thôi.

Khi chuyển tiền cho CN:
Cty ghi : Nợ 136/ Có 111...
CN ghi : Nợ 111../ Có 336
Khi phát sinh khoản chi hộ Cty tại CN:
Cty ghi : Nợ 641,642, Nợ 133/ Có 136
CN ghi : Nợ 336 / Có 111...

Cuối kỳ thì cân đối số dư TK 136 tại Cty và TK 336 tại chi nhánh.
 
H

huyencao

Guest
15/12/04
6
0
0
44
hochiminh
Thứ nhất, mình đồng ý với Tú Anh là cả TCty và CN đều có thể use TK 136 và 336 (TK 1361 thì chỉ có TCty). Bạn nên nhớ đây là TCTy và CN hạch toán phụ thuộc chứ ko phải là TCty và Cty con!!!
Thứ hai, cách hạch toán mình nêu trên là Cty mình đang áp dụng và cũng rất thuận lợi trong theo dõi các khoản phát sinh liên quan giữa Cty và CN.
Khi Cty vay tiền của CN thì CN ghi : Nợ 336/ Có 111....., Cty ghi : Nợ 111/ Có 1368. Cuối kỳ Cty mình cân bằng số dư của 2 TK 1368 (Cty) và 336(CN).
 
C

coralmoonlight

Guest
21/3/04
36
0
0
Theo em được biết(trong quá trình đi thực tập)thì tại công ty con sẽ theo dõi qua 136-- chi tiết quy định của công ty về khoản thuế GTGT. VD 13631 la thuế GTGT.
Sau đó cuối tháng đối chiếu với tỏng công ty và kết chuyển sang 133
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Ở công ty mình thì vẫn sử dụng cả hai tài khoản 136 và 336 bởi do tính chất phải thu và phải trả của 2 tài khoản này.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu TK 136,336 theo từng nội dung và hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Virgin nói:
Ở công ty mình thì vẫn sử dụng cả hai tài khoản 136 và 336 bởi do tính chất phải thu và phải trả của 2 tài khoản này.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu TK 136,336 theo từng nội dung và hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này.
Nếu áp dụng cho các đối tượng khác nhau thì ko vấn đề gì điều này cả.
nhưng áp dụng cho 1 đối tượng mà phải dùng đến 2 TK thì kế tóan sẽ vất vả hơn. trong mỗi báo cáo đều cần rút dữ liệu từ 2 TK và bù trừ để có 1 con số báo cáo ( cuối kỳ hay đột xuất). chỉ vậy thôi.
 
dragon76

dragon76

Cao cấp
12/3/04
257
2
18
Mỗi người một cách, cách nào cũng có vẽ có lý cả, nhưng thật sự mình vẫn thấy cách của bạn huyencao có vẽ đơn giản, và dể dàng đối chiếu vào cuối kỳ, và nêu mình nhớ không lầm lúc mình học ở trường thì tk 136 chỉ dùng ở tổng công ty mà thôi, nhưng mình không chắc là tổng công ty có có sử dụng tk 336 cho các giao dịch với chi nhánh không ?
 
H

hangphuong

Guest
9/3/05
42
0
0
42
Ha Noi
[Cty mình thì ở tổng Cty mới use TK 136, còn chi nhánh thì use TK 336 trong hạch toán nội bộ mà thôi.
Khi chuyển tiền cho CN:
Cty ghi : Nợ 136/ Có 111...
CN ghi : Nợ 111../ Có 336
Khi phát sinh khoản chi hộ Cty tại CN:
Cty ghi : Nợ 641,642, Nợ 133/ Có 136
CN ghi : Nợ 336 / Có 111...

Cuối kỳ thì cân đối số dư TK 136 tại Cty và TK 336 tại chi nhánh.[/QUOTE]
Mình đông ý với ý kiến này.
TK 136 là Cty trên sử dụng đối với công ty dưới. Còn TK 336 la để cty dưới sd đối với Cty trên.
Việc thanh toán nội bộ sẽ được xử lý căn cứ vào đối chiếu 2 số dư này số dư trên 2 tài khoản này. Đây là tài khoản thanh toán nội bọ nên sẽ không có gì ảnh hưởng đến bản chất tài khoản hết.
 
C

coralmoonlight

Guest
21/3/04
36
0
0
Bathanh nói:
Nếu áp dụng cho các đối tượng khác nhau thì ko vấn đề gì điều này cả.
nhưng áp dụng cho 1 đối tượng mà phải dùng đến 2 TK thì kế tóan sẽ vất vả hơn. trong mỗi báo cáo đều cần rút dữ liệu từ 2 TK và bù trừ để có 1 con số báo cáo ( cuối kỳ hay đột xuất). chỉ vậy thôi.
Dạ ý anh Bá Thanh là nếu công ty có một công ty con thì hạch toán trên 1 TK cũng được còn nếu nhiều thì hạch toán trên 2 TK ạ??

Em nghĩ thế này khoong biét có đúng không?

Nếu hạch toán trên 1 tk sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý các khoản công nợ khi lập các bản báo cáo pân tích công nợ của công ty. Nếu cuối kỳ 136 mang số âm thì nó sẽ làm giảm các khoản phải thu của công ty mà đáng ra khi đó bên Các khoản phải trả phải được ghi tăng lên nhưng nếu theo dõi trên 136 thì các khảon phải trả không được ghi tăng còn các khảon phải thu lại giảm như vậy thì vô hình chung làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty.
Còn nếu hạch toán trên 2 TK có thể khắc phục được tình trạng trên nhung lại đẩy công việc của kế táon lên gấp đôi, việc theo dõi kết chuyển cũng phức tạp đôi khi lại không cân.
 
C

coralmoonlight

Guest
21/3/04
36
0
0
dragon76 nói:
Mỗi người một cách, cách nào cũng có vẽ có lý cả, nhưng thật sự mình vẫn thấy cách của bạn huyencao có vẽ đơn giản, và dể dàng đối chiếu vào cuối kỳ, và nêu mình nhớ không lầm lúc mình học ở trường thì tk 136 chỉ dùng ở tổng công ty mà thôi, nhưng mình không chắc là tổng công ty có có sử dụng tk 336 cho các giao dịch với chi nhánh không ?
Trên lý thuyết thì 1361 thì được theo dõi tại các đơn vị cáp trên còn 1368 thì được theo dõi tại cả đơn vị cấp trên và cấp dưới. 336 thì được theo dõi cho cả đơn vị cấp trên và cấp dưới ạ!!
 
T

tungchi

Guest
19/1/05
55
0
0
48
HN
Tôi lại nghĩ thế này : chỉ có cty đa cấp mới s­ử dụng cùng 2 tk 136 và 336 trên hệ thống TK của đơn vị. Ví dụ: công ty mẹ đẻ ra cty con, cty con đẻ ra cty cháu thì chỉ có ty con là dùng cả 2 TK trên.Còn đối với những cty chỉ có 2 cấp thì ở cty mẹ dùng tk 136, cty con dùng 336 khi hợp nhất só liệu của tổng cty thì 2 tk này sẽ được triệt tiêu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA