Tính tồn quỹ cuối kỳ

  • Thread starter BinhLeClick007
  • Ngày gửi
B

BinhLeClick007

Guest
Mình có một thắc mắc thế này mong các bạn giải đáp nhé :

Cuối kỳ tính số dư quỹ bao gồm cả số dư quỹ tiền mặt và tiền gởi Ngân hàng. Vậy nếu TK113 có số dư có cuối kỳ thì có được tính vào tiền tồn quỹ ko ?

Mong nhận được ý kiến từ các bạn.

Thân chào !
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nếu nói đến tiền tồn qũy thì chúng ta chỉ quan tâm đến TK 111 - Tiền mặt thôi.
Các Công ty đều giữ lại một số tiền mặt để chi tiêu cho những nhu cầu thường xuyên. Hàng ngày, thủ qũy phải kiểm kê số tiền tồn qũy thực tế và tiến hành đối chiếu với kế toán tiền mặt.
Còn cuối kỳ, để tính số dư tiền của Công ty (chứ không phải dư qũy) thì bạn tính cả các TK 111, 112, 113.

BinhLeClick007 nói:
Mình có một thắc mắc thế này mong các bạn giải đáp nhé :

Cuối kỳ tính số dư quỹ bao gồm cả số dư quỹ tiền mặt và tiền gởi Ngân hàng. Vậy nếu TK113 có số dư có cuối kỳ thì có được tính vào tiền tồn quỹ ko ?

Mong nhận được ý kiến từ các bạn.

Thân chào !
 
Sửa lần cuối:
N

naiduong

Guest
2/5/05
5
0
0
Ha Noi
Tôi nghĩ là trên hệ thống TK có TK 113 nhưng trong thực tế không cần dùng đến TK 113.
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
BinhLeClick007 nói:
Vậy nếu TK113 có số dư có cuối kỳ thì có được tính vào tiền tồn quỹ ko ?

Mong nhận được ý kiến từ các bạn.

Thân chào !
Tại sao TK 113 có số dư Có cuối kỳ ạ? Bạn nói rõ hơn được không?:wall:
 
S

suongdemtv

Trung cấp
15/4/04
120
0
0
Truy cập trang
TK113 dư cuối kỳ khi mà khách hàng thanh toán cho đơn vị qua ngân hàng hoặc gửi tiền mặt vào TK nhưng đơn vị chưa nhận được giấy báo có để xác định TK của mình trong ngân hàng đã tăng lên.
Em nghĩ cần thiết phải dùng TK113 mới phản ánh được thực chất số tiền tại quỹ và tại tiền gửi NH.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
TK 113-Tiền đang chuyển là TK Tài sản nên cuối kỳ sẽ có số dư Nợ, chứ không có số dư có.

Có TK 113 khi : Số tiền chuyển qua ngân hàng đã được chuyển vào TK tiền gửi NH 112, hoặc thanh toán hoặc đặt trước cho nhà cung cấp 331...

Khi đó sẽ là : Nợ TK 112 hoặc Nợ TK 331/ Có TK 113

Còn trường hợp bạn nêu ra chúng ta sẽ phải định khoản là : Nợ TK 113/ Có TK 131 hoặc Có TK 111.

Trong thực tế người ta không sử dụng mấy đến TK 113.

suongdemtv nói:
TK113 dư cuối kỳ khi mà khách hàng thanh toán cho đơn vị qua ngân hàng hoặc gửi tiền mặt vào TK nhưng đơn vị chưa nhận được giấy báo có để xác định TK của mình trong ngân hàng đã tăng lên.
Em nghĩ cần thiết phải dùng TK113 mới phản ánh được thực chất số tiền tại quỹ và tại tiền gửi NH.
 
S

suongdemtv

Trung cấp
15/4/04
120
0
0
Truy cập trang
Dạ, thế ý của bác với ý của em khác nhau ở điểm nào ạ ? Em thấy vẫn bình thường đấy chứ :bigok:
đúng là trên thực tế ít dùng đến TK 113 vì khi có nghiệp vụ nào liên quan đến tiền gửi ngân hàng là chúng ta đều hạch toán thẳng vào tk112. Về lâu về dài là không sai vì hai bút toán nợ TK 113/có TK liên quan và bút toán nợ Tk 112/có Tk 113 nó sẽ "triệt tiêu" số tiền trên TK 113, không ảnh hưởng gì đến con số thực trên những tk đó cả. Tuy nhiên trong những trường hợp chuyển tiền vào NH không thuận lợi lắm thì cũng phải nhờ đến TK 113.Bản thân em cứ sử dụng cho chắc ăn vì nó giúp em có con số chính xác để báo cáo với cấp trên, "quỹ không phải lúc nào cũng đầy, ngân hàng không phải lúc nào cũng tiện" mà.( nói thế chứ cũng hơi lằng nhằng một tý :biggrin:).
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Ý bác khác với ý em nhiều lắm đấy!
Thứ nhất, TK 113 không có số bên Có.
Thứ hai, trong trường hợp bác đưa ra thì định khoản của bác là sai.
Em nói là người ta không mấy sử dụng thôi, chú không có nghĩa là không sử dụng.
suongdemtv nói:
Dạ, thế ý của bác với ý của em khác nhau ở điểm nào ạ ? Em thấy vẫn bình thường đấy chứ :bigok:
đúng là trên thực tế ít dùng đến TK 113 vì khi có nghiệp vụ nào liên quan đến tiền gửi ngân hàng là chúng ta đều hạch toán thẳng vào tk112. Về lâu về dài là không sai vì hai bút toán nợ TK 113/có TK liên quan và bút toán nợ Tk 112/có Tk 113 nó sẽ "triệt tiêu" số tiền trên TK 113, không ảnh hưởng gì đến con số thực trên những tk đó cả. Tuy nhiên trong những trường hợp chuyển tiền vào NH không thuận lợi lắm thì cũng phải nhờ đến TK 113.Bản thân em cứ sử dụng cho chắc ăn vì nó giúp em có con số chính xác để báo cáo với cấp trên, "quỹ không phải lúc nào cũng đầy, ngân hàng không phải lúc nào cũng tiện" mà.( nói thế chứ cũng hơi lằng nhằng một tý :biggrin:).
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
Bạn BinhLeClick007 đâu rồi, mau đưa ra đáp án để xem đúng sai thế nào chứ nhỉ.

Trong khi chờ đợi, có lẽ nên xem lại TK 113 được sử dụng như thế nào:

*Ghi Nợ:
-Khi đã nộp tiền, nộp séc t/toán của k/hàng vào NH nhưng chưa nhận được giấy báo Có của NH; hoặc (1)
-Khi đã làm thủ tục chuyển khoản để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của NH (2)

*Ghi Có:
-Khi nhận được giấy báo Có của NH (đ/v (1) )
-Khi nhận được giấy báo Nợ của NH (đ/v (2) )

suongdemtv nói:
TK113 dư cuối kỳ khi mà khách hàng thanh toán cho đơn vị qua ngân hàng hoặc gửi tiền mặt vào TK nhưng đơn vị chưa nhận được giấy báo có để xác định TK của mình trong ngân hàng đã tăng lên.
Em nghĩ cần thiết phải dùng TK113 mới phản ánh được thực chất số tiền tại quỹ và tại tiền gửi NH.
Như vậy, việc định khoản như bạn Suongdemtv sẽ đưa đến 3 kết quả lý thú:

1-TK 113 không được vui vì được giao thêm nhiệm vụ mới

2-Nguyên tắc thận trọng trong kế toán sẽ lên tiếng phản đối vì chưa nhận được giấy báo Có của NH mà dám ghi nhận vào TK NH để báo với sếp là đã có tiền rồi ?!

3-Khi lập bảng CĐKT thì chỉ tiêu tiền đang chuyển ghi ntn ạ?

Vài ý tham khảo cùng các bạn.
 
S

suongdemtv

Trung cấp
15/4/04
120
0
0
Truy cập trang
To bác Nguyen Tu Anh: dạ thưa bác em đâu có nói TK113 dư có đâu, nó là một tài khỏan tiền thuộc loại tài sản mà, bác xem lại hộ em cái, thanks bác nhiều !. Còn nữa em thấy định khỏan của em giống y của bác thì sai chỗ nào được ạ ?
to bác Vu Minh: Em cám ơn bác. Đúng là em chỉ theo nguyên tắc thận trọng trong kế toán mà thi hành dù đôi lúc nó khiến cho công việc trở nên phức tạp hơn chút.
Khi vào bảng CĐKT nếu TK 113 vẫn còn số dư thì ghi bình thường thôi bác, sau chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi là đến chỉ tiêu tiền đang chuyển. "No for go" !
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Vâng em thành thật xin lỗi bác vì đã không đọc kỹ bài của bác. Quan điểm của chúng ta không có gì là trái ngược nhau cả.
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
Nguyen Tu Anh nói:
Vâng em thành thật xin lỗi bác vì đã không đọc kỹ bài của bác. Quan điểm của chúng ta không có gì là trái ngược nhau cả.
Vậy là không còn gì để "nói với nhau" nữa à! Buồn thật nhỉ.:biggrin:
 
C

conan77

Trung cấp
4/5/05
91
1
8
47
VN
www.d32tckt.com
Tuy theo trường hợp tiền chuyển đi hay vào mà tài khoản 113 được sử dụng để phản ánh tương ứng Nợ hay có.
Còn trường hợp cuối kỳ kế toán mà tài khoản 113 có số dư thì theo em thì chúng ta xử lý như sau:
- Không đưa vào biên bản kiểm quỹ theo kiểu số dư thực tế + số dư tài khoản 113.
- Trường hợp tiền chuyển đi thì do ngân hàng hoặc người nhận tiền chưa thực sự nhận được nên tùy theo thực tế mà có thể thuyết minh chênh lệch ở mục nguyên nhân nhân chênh lệch của biên bản kiểm quỹ hay xác nhận số dư của ngân hàng
- Trường hợp tiền chuyển đến (cái này gần như không phát sinh vì chẳng có lý do gì mà phải ghi nhận 1 khoản tiền chưa biết có đến mình hay không nữa - chưa có đủ chứng từ gốc theo quy định) thì tài khoản 113 được phản ánh nguyên trên bảng cân đối, chẳng việc gì phải lăn tăn cả.
Các bác thấy em nói như thế có đúng không?
Xin được chỉ giáo thêm
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Cho tớ tham gia với nhé, xin được bắt đầu bằng con tằm nhả tơ:
TK 113 - Tiền đang chuyển được sử dụng để phản ánh các khoản tiền đã thanh toán nhưng chưa đến tay người nhận qua hệ thống ngân hàng, lý do của việc sử dụng TK khoản này (một số nước trên thế giới họ không dùng hay sao đó) là độ trễ về mặt thời gian trong việc chuyển tiền giữa các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng với nhau.

Ngày 31/12/2004 DN A cắt tiền trả nhà cung cấp B 100 triệu bằng séc chuyển khoản (hắn không làm ủy nhiệm chi) rồi mang cái séc này đến nộp thẳng cho B để kịp hạn thanh toán và đối chiếu quyết toán cuối năm, B kiểm tra sec, kiểm tra số dư TK của A (A vui lòng mang cả sổ phụ đến để chứng minh luôn) rồi vui vẻ chấp nhận là A đã thanh toán, khi đó B sẽ hạch toán Nợ 113/Có 131 và ký vào biên bản đối chiếu coi như đã thanh toán dứt nợ. A mang tờ đối chiếu cộng nợ đã ký cá đàng hoàng trên về Phòng kế toán hạch toán thế nào??????? Rõ ràng biên bản đối chiếu giữa hai bên đã ghi hết nợ (nghĩa là số dư TK 331 đối tượng B = 0) nhưng tiền vẫn còn nằm trong tài khoản ngân hàng của A vì B đâu đã kịp mang cái tờ sec đi cắt tiền. Vậy để hợp lý cả về quy trình công nợ và quản lý được cái tờ sec đã phát hành A đành phải ghi: Nợ 331/Có 113.
Trên đây là trường hợp để theo dõi séc chuyển khoản, trường hợp sử dụng ủy nhiện chi thanh toán giữa hai ngân hàng không cùng hệ thống cũng sẽ sinh ra độ trễ về mặt thời gian, khi đó muốn phản ánh đúng cho cả hai bên về luồng tiền và thời điểm ghi nhận đã thanh toán cũng vẫn nảy sinh kiểu hạch toán trên.
Như vậy có thể thấy nếu sử dụng TK 113 để theo dõi tiền đang chuyển (cả tiền đi và về) thì số dư TK 113 này sẽ không chỉ còn nằm ở bên Nợ nữa mà có thể có dư Có (như ví dụ trên đối với A). Các bạn cho ý kiến nhé.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Em có ý kiến!

Chúng ta ghi Nợ TK 331/ Có TK 113 là không ổn. Vì Có 113 khi mà số tiền đang chuyển đó giảm. Đằng này đâu có phải như vậy? Bắt đầu phát sinh tăng của TK 113 đấy chứ!
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Có hai luồng tiền, tiền từ bên ngoài vào đơn vị và tiền từ đơn vị chuyển đi ra bên ngoài, hai luồng tiền này đều có thể coi là tiền đang chuyển, vậy đều có thể theo dõi bằng TK 113 được, chuyện này chưa thấy ai bàn đến cả, xin bàn luận bằng thực tế chứ kô phải trên quy tắc bắt buộc, trường hợp tôi muốn theo dõi cả luồng tiền chuyển đi thì sao? Các hạch toán thế nào cho nó thể hiện được trên sổ sách?
 
H

hangphuong

Guest
9/3/05
42
0
0
42
Ha Noi
To: Tu Anh
Bạn không nên phải quá quan trọng là TK 113 thuộc bên Tài sản. TK 113 chỉ để phản ánh luồng tiền sẽ chuẩn bị chính thức đi vào hoặc đi ra khỏi DN thôi.Đó chỉ là phát sinh thực tế mà.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nếu không quá coi trọng các quy tắc bắt buộc của kế toán thì việc định khoản còn lại đâu có gì phức tạp nữa?

Khi nhận được báo Nợ của NH thì chúng ta định khoản : Nợ TK 113/ Có TK 112 là xong.

Hay là các bác còn có ý gì khác, xin chỉ giáo cho bậc đàn em ạ!
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Hình như Anh Tú chẳng đọc bài viết của người khác gì cả, Khi nhận báo nợ NH hạch toán Nợ 113/Có 112 thì nghiễm nhiên trước đó phải có bút toán ghi Có 113 trước rồi. Vậy có đúng là theo TÚ Anh nói TK 113 chỉ được phép Dư nợ không?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Tại vì bác bảo là "không phải tuân theo quy tắc bắt buộc" nên em mới định khoản như thế. Còn nếu tuân theo quy tắc thì em sẽ vẫn giữ quan điểm của em : TK 113 không có số dư bên Có và ĐK của bác Nợ 331/ Có 113 là em không nhất trí.

HyperVN nói:
Hình như Anh Tú chẳng đọc bài viết của người khác gì cả, Khi nhận báo nợ NH hạch toán Nợ 113/Có 112 thì nghiễm nhiên trước đó phải có bút toán ghi Có 113 trước rồi. Vậy có đúng là theo TÚ Anh nói TK 113 chỉ được phép Dư nợ không?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA