Tình bạn - Tình yêu

  • Thread starter ketoan@
  • Ngày gửi
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Dành cho những người bạn... cuộc sống đẹp biết bao khi có bạn.

TÌNH BẠN.
Hai người bạn đi trên một con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được, giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời, anh viết lên trên cát:"Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi"
Họ tiếp tục đi, đến một con sông, hoc dừng lại và tăm ở đấy. Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá:"Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi".
Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi:"Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?"
Mỉm cười, người bạn trả lời:"Khi bạn làm tôi đau, tôi viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ..... Và khi bạn làm cho tôi những điều quý giá, lớn lao, tôi khắc nó lên đá, như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhoà được...."

Hãy học cách viết lên đá và lên cát...
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Chúng ta quyết định số phận của chính mình

Leonardo da Vinci vẽ bức tranh "bữa tiệc ly" mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ chúa Jesus và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đồ Judas phản bội.
Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai và hình ảnh Chúa Jesus đã hiện ra trên bức vẽ.
Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong mười một vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm một người đán ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi người bạn thân nhất, người thày kính yêu nhất của chính mình....
Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Judas. Một hôm Vinci được báo có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và nhiều tội ác tày trời khác....
Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mài tóc dài bẩn thỉu xoã xuống gương mặt hiểm ác, biểu hiện rõ tính cách của một kẻ tha hoá. Đúng đây là Judas!
Được sự cho phép đăc biệt của đức vua, người tù được mang tới Milan nơi bức tranh đang vẽ dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức vẽ diện mạo của kẻ phản phúc.
Khi nét vẽ cuối cùng được hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay ra bảo người lính:"Các ngươi đem hắn đi đi...." Lính canh túm lấy tên tử tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quỳ xuỗng chân Da Vinci khóc nức lên:"Ôi, Ngài Da Vinci, ngài hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?"
Da Vinci quan sát kẻ mà sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp:"Không, ta chưa từng thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến từ hầm ngục Roma.."
Tên tử tù kêu lên:"Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Chúa Jesus..."

Câu chuyện này có thật, như bức vẽ "Bũa tiệc ly" là có thật. Chàng trai vừa được chọn làm hinh mẫu của Chúa Jesus, chỉ sau hơn 2000 ngày đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.

Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình....
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Cô gái với bông hồng

John Blanchard rời khỏi băng ghế, chăm chú nhìn dòng người đang ra khỏi nhà ga xe lửa trung tâm thành phố. Anh đang chờ người con gái mà trái tim đã rất quen thuộc với anh nhưng khuôn mặt thì anh chưa được thấy, một cô gái với một bông hoa hồng.

13 thàng trước đó, trong một thư viện ở Florida, khi nhắc một cuốn sách ra khỏi kệ, anh bỗng cảm thấy bị lôi cuốn không phải vì nội dung cuốn sách mà vi những dòng chữ viết bằng bút chì bên lề. Những hang chữ mêm mại với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Bên trong bìa cuốn sách nơi ghi tên người mượn, anh tìm ra tên chủ nhân của hàng chữ. Đó là Hollis Maynell. Cô gái ấy sống ở New York.

Sau đó anh viết cho cô gái ấy một bức thư tự giới thiệu mình và mong cô trả lời, nhưng ngày hôm sau anh đã phải lên tàu tham gia chiến tranh thế giới II. Trong vòng 13 tháng sau đó, hai người đàn tìm hiều nhau qua thư từ. Mỗi lá thư là một hạt giống được gieo vào trái tim nồng cháy. Một mối tình nảy nở. Anh đề nghị cô gái ấy gửi cho mình một tấm hình nhưng cô ấy đã từ chối. Cô cho rằng nếu chàng trai thực lòng thì diện mạo của cô đâu có quan trọng gì.

Cuối cùng, đến ngày anh từ châu Âu trở về, họ hẹn gặp nhau lần đầu tại nhà ga trung tâm thành phố New York vào lúc 19h. Cô gái viết:"Anh sẽ nhận ra em là người có một bông hồng trên ve áo".
Khi đó, tôi thấy một người con gái bước lại phía tôi. Cô ấy có một thân hình mảnh mai, thon thả. Những lọn tóc loăn xoăn bên vành tai nhỏ nhắn. Cặp mắt cô ấy xanh như những đoá hoa. Đôi môi và cằm cô ta có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng. Trong chiếc áo vét màu xanh nhạt, cô gái trông như mùa xuân đang tới. Tôi tiến lại gần cô gái, hoàn toàn không để ý là cô ấy không có bông hồng trên ve áo. Khi tôi bước tới, co gái nở một nụ cười hấp dẫn trên vành môi nhẹ nhàng nói nhỏ:"Đi cùng em chứ, chàng thuỷ thủ?". Khi ấy hầu như không tự chủ được, tôi bước thêm một bước nữa lại phía cô gái, và đúng lúc ấy tôi nhìn thấy Hollis Maynell với bông hồng đứng ngay sau cô ấy. Đó là một người đàn bà đã khoảng ngoài 40 tuổi. Bà ta có mái tóc màu cá bên trong một chiếc mũ đã cũ. Bà ta có một thân hìn nặng nề, đôi chân mập mạp trong đôi giày đế thấp. Khi đó, cô gái trong chiếc áo màu xanh vội vã bước đi. Tôi có cảm giác dường như con người tôi lúc đó bị chia làm hai, một nửa mong muốn được đi theo cô gái, một nửa hướng tới người đàn bà mà tâm hồn đã thực sự chinh phục tôi. Bà ta đứng đó, khuôn mặt béo phị với làn da nhợt nhạt nhưng hiền lành và nhạy cảm. Khi đó bỗng nhiên tôi không còn lưỡng lự nữa. Tay tôi nắm cuốn sách nhỏ cũ kỹ giông nhu cuốn sách trong thư viện trước đây để cô gái có thể nhận ra tôi.
Đây không phải là tình yêu nhưng là môt cái gì đó rất đáng quý, một cái gì đó có thể còn hơn là tình yêu, một tình bạn mà tôi luôn luôn và mãi biết ơn. Tôi đứng thẳng, chào người đàn bà, chìa cuốn sách ra và nói:"Tôi là trung uý John Blanchard và xin phép được hỏi đây là cô Maynell? Tôi rất vui là cô đã đến đây gặp tôi hôm nay. Tôi muốn mời cô dùng cơm tối có được không?"
Người đàn bà nở một nụ cười bao dung và trả lời:"Ta không biết việc này là như thế nào, con trai ạ, nhưng cô gái trẻ mặc chiếc áo vét xanh kia đã năn nỉ ta đeo bông hồng này trên ve áo. Cô ấy nói nếu anh có mời ta đi ăn tối thì nói rằng cô ấy đang đợi anh ở nhà hàng bên kia đường. Cô ấy nói đây là một cuộc thử nghiệm gì đó!"

Chúng ta chắc cũng hiểu được và khâm phục sự thông minh, sáng suốt của cô gái. Bản chất thật sự của trái tim được nhận ra khi phải đối mặt với những điều không như ý muốn.

...............
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”. Cây thứ hai nói: “Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn . Tôi sẽ chở đức vua và hòang hậu đi khắp thế giới”. Và cây thứ ba: “Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời”.

Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.

Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.

Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.

Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an tòan và sự bình yên cho chủ nhân. Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.

Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cà ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những kẻ có lòng.

Lấy từ: báo Tuổi Trẻ.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
Nói với ấy về tình bạn

- Một người bạn đơn giản chưa bao giờ thấy ấy khóc.
- Một người bạn thực sự đã từng bị ướt đẫm vai áo vì nước mắt của ấy.
- Một người bạn đơn giản không biết tên họ bố mẹ ấy là gì.
- Một người bạn thực sự biết cả số điện thoại cơ quan bố mẹ ấy phòng khi cần kíp.
- Một người bạn đơn giản tặng ấy một món quà cho sinh nhật.
- Một người bạn thực sự đến sớm giúp ấy nấu nướng, chuẩn bị và ở lại sau cùng giúp ấy dọn dẹp.
- Một người bạn đơn giản có thể nổi cáu nếu ấy gọi điện cho bạn ấy lúc bạn ấy đã đi ngủ.
- Một người bạn thực sự sẽ hỏi sao lâu thế mà ấy không gọi điện.
- Một người bạn đơn giản luôn hỏi ấy có vấn đề gì không.
- Một người bạn thực sự cố gắng giúp ấy giải quyết những vấn đề đó.
- Một người bạn đơn giản khi đến nhà ấy sẽ khách sáo.
- Một người bạn thực sự sẽ tự lấy nước cho mính.
- Một người bạn đơn giản nghĩ rằng tình bạn đã chấm dứt khi các ấy vừa mới cãi nhau.
- Một người bạn thực sự biết rằng tìng bạn vẫn chưa thể "chín" khi chưa bao giờ có bất đồng quan điểm.
- Một người bạn đơn giản muốn ấy luôn có mặt vì họ.
- Một người bạn thực sự muốn họ luôn có mặt vì chính bản thân ấy.

Nguồn: Hoathuytinh.com
 
K

kimtinhtn

Guest
11/1/05
61
0
6
Tp HCM
Triết lý cà rem!

Thưởng thức một cây cà rem cũng giống cách cảm nhận một niềm hạnh phúc, dù ngắn ngủi nhưng trọn vẹn và ngọt ngào.

Khi bạn thưởng thức từ từ, hương vị của cây cà rem cũng sẽ từ từ thấm đượm và cảm giác dần dần lan tỏa

Khi bạn vội vã một chút thì bạn sẽ thấm thía sự "tê tái" tạm thời, cũng là vị ngọt ngào đó thôi nhưng cảm giác sẽ khác hẳn, và mất đi sự tận hưởng lẽ ra bạn được nhận

Bạn không thể giữ mãi một cây cà rem, cũng như bạn không thể sống mãi trong một niềm hạnh phúc . Cà rem sẽ tan, hạnh phúc sẽ không còn nguyên vẹn, dù muốn hay không, bạn cũng phải chọn cách hoặc là tận hưởng sự hiện hữu của nó, hoặc là để nó tự nhiên tan biến đi . Thế thì tại sao ... không ... (?!)

Không ai muốn mất đi cảm giác cảm nhận niềm hạnh phúc của mình, lẽ dĩ nhiên, nhưng thử hỏi mấy ai đủ can đảm để đi đến tận cùng sự khám phá ấy (?!)

Trẻ con thường thích ăn cà rem, vì một điều đơn giản là cà rem rất ngọt ngào và hương vị thật hấp dẫn, trẻ con không có khái niệm hạnh phúc, và tự nhiên, chúng nhận được cảm giác ấy. Người lớn không thích ăn cà rem, người lớn chỉ thích cảm nhận niềm hạnh phúc - cái niềm hạnh phúc ấy phải được gọi tên, và vô tình (đôi lúc cố tình) họ đã đánh mất cảm nhận ngọt ngào

Rồi thì hãy tận hưởng cây cà rem hạnh phúc của mỗi chúng ta, thời gian là của chúng ta, đừng nên vội vã, bạn nhé!
 
L
Hãy học cách viết lên đá và lên cát...

Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình....

Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích.....
.....

Tư duy lại tương lai, đó phải chăng là một điều tôi cần phải làm...

Cảm ơn các bác, những câu chuyện, những tổng kết, những ...rất hữu ích.
 
Lostly

Lostly

Trung cấp
Có một ng ư ời b ạn kh ác gi ới. Trong su ốt m ột th ời gian d ài nh ững l úc ta bu ồn, đau kh ổ, nh ững l úc ta vui v ẻ h ạnh ph úc đ ều th ấy c ó ng ư ời b ạn ấy b ên c ạnh.
Ng ư ợc l ại, ta c ũng chia s ẻ nh ững kh ó kh ăn, an ủi ng ư ời ấy khi h ọ bu ồn v à c ùng h ọ vui cho đ ến t àn cu ộc ta hi ểu ng ư ời ấy c ũng nhi ều nh ư ng ư ời ấy hi ểu ta.
Đ ến m ột ng ày ng ư ời ấy c ó ng ư ời y êu, h ọ v ẫn đ ối x ử v ới ta nh ư tr ư ớc, ta c ũng vui v ới h ạnh ph úc c ủa b ạn. Đ ến m ột ng ày ta c ũng c ó m ột ng ư ời đ ể nh ớ
v à b ạn c ũng vui tr ư ớc h ạnh ph úc c ủa ta. Nh ưng c ũng ch ính l úc đ ó ta m ới th ấy t ình c ảm c ủa m ình chao đ ảo. Khi đi b ên ng ư ời kh ác ta l ại ch ỉ ngh ĩ đ ến b ạn m ình, nh ững c ái c ầm tay tr ư ớc đ ây ch ỉ l à v ô t ình th ì nay khi ến tim ta đ ập m ạnh. Ánh m ắt b ạn d ành cho ta ta bi ết n ó c ũng c ó m ột c ái g ì h ơn c ả b ạn b è . Nh ưng li ệu đ ó c ó ph ải t ình y êu??? Ta kh ông bi ết v à b ạn ta c ũng th ế.
Ch ỉ bi ết r ằng ch úng ta v ẫn c ó th ể đi b ên c ạnh nhau, nh ững rung đ ộng c ủa c ả hai, ch úng ta đ ều k ể l ại cho nhau nghe nh ưng b ạn v ẫn c ó ng ư ời y êu c ủa b ạn, ta v ẫn c ó ng ư ời y êu c ủa ta, ta kh ông th ấy nh ói đau khi b ạn đi c ùng ng ư ời kh ác v à b ạn c ũng th ấy kh ác th ư ờng khi ta gi ới thi ệu ng ư ời y êu b ởi v ì s ự tin t ư ởng v ào t ình b ạn gi ữa hai ng ư ời g ần nh ư l à tuy ệt đ ối. Ch úng ta th ật g ần nhau nh ưng ch úng ta c ũng th ật c ách xa nhau.
T ình b ạn, t ình y êu hai đi ều đ ó nh ư hai m à l à m ột nh ưng m ột l ại v ẫn l à hai!!!!
 
H

handung107

Cao cấp
28/8/04
576
15
0
VN
www.giaiphapexcel.com
Lần đầu tiên đọc bài "Chính chúng ta quyết định số phận của chính mình" trên báo "Tuổi trẻ CN", tôi không chú ý lắm đến tên tác giả : Võ Hòang Lan (st) ở phía dưới, nhưng sau vụ cháy ITC mà cô cộng tác viên còn rất trẻ này đã vĩnh viễn không còn nữa, tôi đặc biệt yêu thích bài ấy một cách lạ lùng.
Các bạn hãy cùng tôi khi đọc bài ấy, tưởng niệm 60 nạn nhân chết cháy vào tháng 11/2002, nhất là Võ Hòang Lan, các bạn nhé
 
camchuong

camchuong

Sơ cấp
17/10/04
11
0
1
HT- HN
Có một câu chuyện đã xảy ra...

"Chúng ta là bạn anh nhé!, uh, nhưng chỉ là bạn thôi"
"Anh đồng ý, mà anh cũng chỉ là bạn của em thôi, không thể hơn khác được"

Từ ngày ấy cô gái hay nói chuyện với anh, người con trai mà cô cảm thấy tin tưởng ngay từ lần gặp đầu tiên. Ngày ngày họ gặp nhau, kể cho nhau nghe những gì mà cuộc sống đang diễn ra với họ, chia xẻ những nỗi niềm... Cô gái hay làm thơ, những bài thơ buồn bởi tâm hồn cô cô đơn và trống trải, nhưng từ ngày quen anh, cô làm thơ vui hơn và có những niềm vui ánh lên trong ánh mắt. Cuộc sống dường như thay đổi. Cô và anh hợp nhau và đồng cảm với nhau trong tất cả mọi chuyện. Tự trong sâu thẳm lòng mình, cô biết sẽ có chuyện xảy ra...

Một ngày mưa,...
.. SG chưa bao giờ mưa dai dẳng đến như thế, người ta thường thấy mưa SG đến nhanh rồi đi cũng nhanh, nhưng lần này cơn mưa mãi không dứt. Cô đứng bên kia đường, nhìn về phía ấy, nơi có anh, có người đàn ông mà cô cảm thấy đó là tình yêu của mình, người mà lần đầu tiên trái tim cô thổn thức vì yêu mà đồng thời cũng là đau khổ, anh đã có một nửa của mình!

Anh nhìn mưa và tự hỏi, sao cô gái yêu kiều kia lại cứ đứng mãi bên đường nhìn sang phía anh. Trí nhớ của anh cho biết chưa bao giờ gặp cô gái ấy, nhưng không hiểu sao có một điều gì đó mà anh cứ hướng ánh nhìn vào cô gái, linh cảm như có gì đó ở nơi cô mà anh thấy như quen thuộc... Cô gái lướt qua anh, đôi mắt buồn ướt đẫm, có lẽ là vì mưa? nhưng hình như không phải... Hai người nhìn nhau, hình như thời gian trôi đi hàng thế kỷ chợt ngừng lại trong cái nhìn ấy, một luồng điện đi qua, có gì đó như níu giữ rồi cũng nhanh chóng trôi đi, cô gái với mái tóc xoã ngang lưng và ánh mắt buồn ám ảnh, từ khi đó đã ở trong trái tim anh...

" Anh!, ngày hôm qua em đến gặp anh. Chúng mình đã nhìn thấy nhau, quen mà lại lạ, ngỡ đã nhận ra nhau mà lại không. Em nhớ câu thơ

Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đi lướt qua nhau
Phút lơ đãng không ngờ đang để mất
Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu..."

Chúng mình như thế phải không anh, cái điều vô hình mà cả anh và em đều cố tránh nhưng không thể được. Nhưng em cũng không thể đến với anh được vì anh yêu chị ấy,và chị ấy yêu anh nhiều hơn là chúng ta nghĩ phải không anh? đến với nhau mà cảm giác tội lối đeo bám thì thật là khổ sở. Giờ này em đã ở xa anh, xa anh mãi anh ạ,em và anh, chúng ta như hai nửa của một chiếc vòng mà không bao giờ liền với nhau để tròn trịa, biết làm sao đây? Em đi nhé anh. Em muốn anh gửi cho em một chiếc vòng đá qua người bạn em, em thích vòng đá,màu xanh ngọc anh ạ, anh làm vì em anh nhé!"

Để em nói cho anh hay, chị ấy yêu anh nhiều lắm, yêu anh là mối tình đầu tiên và cũng là cuối cùng đó. Nhưng mà chị ấy không thể ở bên anh bởi chị ấy chỉ còn 6 tháng nữa tồn tại trên đời này thôi, anh biết không?

"Em ơi, có biết rằng anh đang ra sao không>? trả lời mail của anh đi. Chúng ta đến với nhau qua những bức mail thì xin em hãy về bên anh cũng từ những bức mail này đi em nhé. Anh nhận ra em khi em đi ngang qua anh, tâm hồn của em lúc đó đã ở bên anh, cũng như ngay từ lần đầu tiên chúng ta quen nhau trên mạng, anh đã biết em là người con gái đặc biệt và làm thay đổi cuộc sống của anh, anh biết như vậy mà em.
Anh cũng biết tại sao em lại thích bài thơ "huyền thoại một tình yêu " như thế:

Giá được một chén say mà ngủ suốt triệu năm
Khi tỉnh dậy anh đã chia tay với người con gái ấy
Giá được hẹn hò dù phải chờ lâu đến mấy
Em sẽ chờ như thể một tình yêu..."

Em sẽ không phải chờ nữa đâu, vì anh lkhông để em chờ nữa. Hãy về với anh, em nhé!

" Cô ngồi như hoá đá.Anh ấy yêu mình. Không phải chỉ là tình bạn, không phải chỉ có như thế, ngoài sự xẻ chia những nỗi đau thời ấu thơ mà mình có, anh ấy yêu mình. Nhưng.. 6 tháng nữa thôi, mình sẽ không tồn tại. Chúa ơi, con khao khát sống và khao khát yêu. Lần đầu mà cũng là lần cuối anh ơi.Không, mình sẽ về bên anh ấy, cho dù là một ngày,một giờ, chỉ cần bên anh ấy..."

"Bao giờ em về bên anh.? Một tuần nữa anh ạ. Đợi em nhé! Uh, anh mãi đợi em. Hôm nay anh đi làm có mệt không anh>?, đừng cố gắng nhiều quá anh nhé. Vì em nên phải sống tốt và cố gắng cho cả em nữa anh nhé. Cho cả em nữa nhé anh.
Vớ vẩn quá đi nào, em sẽ sống mà em...
Reng reng...Anh đi nghe điện em nhé, 30 phut nữa anh quay lại...

" Anh, khi anh quay về thì sẽ không còn trên cõi đời này nữa. Anh biết không, em hạnh phúc khi yêu anh và được yêu anh. Nếu có kiếp sau, em vẫn muốn yêu anh và được anh yêu. Em muốn sống lắm nhưng mà không được anh ạ, anh hãy sống và quên em đi nhé, sống phải cố gắng anh ạ, cho cả em nữa mà anh.

Em linh cảm cái chết đang đến gần mình lắm. Không kịp nữa rồi anh. Không thể ở trong vòng tay của anh và nếm vị ngọt của cái hôn mà anh nói cho em nghe và hứa hẹn với em rồi. Em có lỗi khi không thực hiện lời hứa là ở bên anh. tha lỗi cho em..."

"Cô ấy chết trên bàn phím và môi nở nụ cười. Àh, có cả hình chụp cô ấy mặc váy cưới, tay đeo nhẫn, mỗi bên một chiếc, cô ấy đeo cho cả anh đó... Cô ấy đẹp lắm, chưa thấy ai đẹp như vậy đâu. Nhưng cô ấy không để lại ảnh cưới và nhật ký viết về anh , cô ấy chôn tất cả theo mình. Cô ấy sợ anh không quên được cô ấy..."

Anh đi trong cơn mưa mà không biết gì nữa. Nước mắt lẫn nước mưa nhoà với nhau. Em à, sao đây? em không giữ lời hứa với anh là sao hả em. Anh làm sao mà quên em, làm sao anh muốn quên em ?, anh cứ đi mãi dưới mưa...

************
Câu chuyện có thật. Tình yêu và tình bạn trong cả hai người nhưng họ không đến được với nhau. Em cứ ngỡ chuyện tình ấy như một huyền thoại tình yêu. Cô gái ấy là bạn của em. Người con trai ấy cũng là bạn của em. Ngày hôm nay trời mưa . HN mưa , mong là SG không mưa, vì như thế thì sẽ buồn lắm.

Muốn viết nhiều nhưng tự dưng mắt cứ nhoà ướt. P ơi, V nhớ P lắm, có biết không? anh ấy cũng nhớ lắm, ngày nào cũng nói với V như thế. P. có biết sao lại có hoa cẩm chướng không? vì đó là cả một câu chuyện mà chỉ những người yêu nhau mới biết nó, và hoa ấy dành cho những người con gái yếu đuối mà mạnh mẽ, phải không P? Nhớ P nhiều lắm, làm sao bây giờ, làm sao hả P, khi một phần cuộc đời của chúng ta có điểm chung...
***********

Cô gái và hoa cẩm chướng
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
Tri âm

* Truyện ngắn của Phạm Hải Anh

Chuyện Kim - Kiều được kể lại và kể tiếp bằng giọng văn, bằng cách nhìn của một người đàn bà - nhà văn thế kỷ 21. Vẫn những con người ấy, số phận ấy, nhưng dường như lại hoàn toàn khác lạ. Cô Kiều xưa đã làm người đọc rơi nước mắt, cô Kiều nay lại làm người ta đôi khi không nén nổi cười, nhưng để rồi nước mắt lại lặng lẽ chảy ngược vào trong... Những nỗi niềm nhân bản muôn thuở của Nghệ Thuật, của Con Người, song được diễn đạt với một tinh thần văn chương mới, đòi hỏi một lối "tri âm" mới với tác phẩm. Xoá nhoà ranh giới giữa thế giới của nhân vật và thế giới của nhà văn, xoá nhoà khoảng cách hơn 200 năm, xoá nhoà những đường viền khuôn mẫu, ước lệ, Phạm Hải Anh sáng tạo một thế giới riêng của "Tri âm". Với truyện ngắn này, cô không chỉ làm mới lại một cốt truyện kinh điển.
"Đoạn trường sổ rút tên ra
Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đến hôm qua thì Kiều lại muốn giở cái khăn che đàn. Đàn lên một bản cho hả. Nhưng đã trót thề rồi. Rằng từ rày xin chừa không đàn địch gì cả kẻo lại vận vào thân. Đàn bà con gái, chừng này tuổi mà ở một mình thì chỉ nên gõ mõ tụng kinh, mượn nước cành dương tưới xèo cái tâm sự ngùn ngụt lúc đêm về.

- Em đã nói hết nhẽ rồi. Anh đừng đến nữa.

- Thì mình có làm gì đâu. Chơi một ván cờ thôi mà.

- Vợ anh không thích thế đâu.

- Kệ nó chứ. Chính nó xướng lên việc này cơ mà.

Từ ngày Kiều về đây, Kim Trọng đâm ra nghiện cờ. Bảo đấy là thú chơi tinh thần lành mạnh. Hôm nào mà không làm được ván cờ với bà chị vợ, mặt Kim Trọng thẫn thờ thấy rõ. Cô vợ không nói gì. Nhưng mỗi lần Kim Trọng rủ Kiều đánh cờ thì lại có trẻ con chạy sang, chơi loắng quắng bên cạnh.

Gặp lại nhau, Kim Trọng cầm tay Kiều ngậm ngùi: "Khổ tận đến ngày cam lai rồi!". Lúc ấy ngôn ngữ còn cổ lỗ thế. Bây giờ Trọng cập nhật hơn, không dùng Hán ngữ nữa mà trích dẫn Anh, Mỹ, Nhật. Chả gì cũng hơn hai trăm năm rồi. Hai trăm năm ở chung một mái nhà mà chỉ có rủ cố nhân đánh cờ. Hôm qua Thuý Vân sang thăm Kiều, bảo:

- Chị đi mười lăm năm. Thời gian với anh Thúc, anh Từ, chị cũng sướng, trừ ra vị chi còn lại chỉ hơn mười năm khổ. Thế mà chị hưởng thú đánh cờ với chồng tôi hơn hai trăm năm nay. Quá lãi. Chỉ có tôi dạo đó ngu dại...

Con bé kể ra cũng tốt nhịn. Bọn nhân vật thời nay ở hoàn cảnh nó là đã hăm he tạt axít, mèng nhất cũng đâm đơn ra toà rồi. Có đâu lại để chồng với bà chị cờ quạt ung dung trước mũi suốt mấy trăm năm như thế. Nhưng mà sự thể không thay đổi được nữa rồi. Kiều rơm rớm nước mắt:

- Không phải em đâu. Tại chị...

Chuyện này thì Vân không biết thật. Kim Trọng cũng không biết. Mà Kiều thì ngậm đắng nuốt cay, mình làm mình chịu.

Hôm ấy trời dở mưa dở nắng rất khó chịu. Kiều cáo ốm không tiếp khách. Tú Bà vào: "Dậy trang điểm đi con. Khách đang chờ". "Mẹ cáo lỗi giúp con. Con thấy mệt trong người lắm. Cả chàng Thúc hôm nay con cũng có tiếp được đâu". "Đám này không tiếp không được con ạ. Mà mình lại chẳng được xu nào đâu".

Mặt mụ Tú đau khổ như người bị mất cắp. Mụ đã chịu thế, hẳn ông khách này có thế lực lắm. Nhưng mà không phải.

Ông khách tới bằng cửa sau. Không lòe loẹt sang trọng, không quan dạng hống hách, lại có vẻ hơi lén lút sợ người ta bắt gặp. Kiều chắc chắn mình chưa gặp ông ta bao giờ, nhưng mới nhìn đã cảm thấy vô cùng thân thuộc. Môi ông ta run lên khi gọi tên Kiều: "Nàng. Nàng Kiều!". Tha thiết như với cố nhân bao lâu không gặp. Lại thương như cha gọi con. Mới gặp lần đầu ở chốn đào lý này mà đã nặng lòng với nhau vậy ư ? Ông khách tiến đến sát Kiều, cái nhìn ấy, hơn hai trăm năm Kiều vẫn chưa quên. Mừng vui, bỡ ngỡ, đau đớn, yêu thương, mà lại cả tôn thờ nữa. Kiều hơi co người lại. Ông khách thu tay về, bối rối: "Ta làm nàng e sợ ư? Đúng rồi. Nàng chưa biết ta. Chưa biết rằng ta gần gũi, thân thiết với nàng hơn cả chính nàng nữa. Hoặc là ngược lại. Ta đến đây chỉ để chiêm ngưỡng nàng thôi. Và chia sẻ với nàng nỗi cô đơn cùng cực. Ta biết nàng đau khổ vô cùng". "Quan nhân là ai mà...?". "Đừng gọi ta như vậy. Nàng có thể tin ta. Ta biết nàng từ buổi nàng khóc lóc bên mộ Đạm Tiên. Ta cũng biết cái đêm nàng xé rào sang nhà Kim Trọng, cái lúc nàng giấu dao trong chéo áo định quyên sinh... Ta luôn ở bên nàng, dù nàng không thấy. Nàng ngồi xuống đi. Thế. Hãy để cho ta được ngắm nàng. Trời ơi, ta đâu ngờ nàng lại đẹp đến nhường này".

Ông khách cúi nâng tà áo lụa của Kiều, ấp vào mặt, hít thật sâu. Khi buông tay ra, mắt ông ta dường như ngấn lệ. Kiều bưng cho ông ta chung trà, ướm hỏi: "Thiếp có thể làm gì mua vui cho chàng? Hay để thiếp soạn đàn, gảy khúc Thanh bình điệu". Ông khách cười, khóe miệng cay đắng: "Nàng vẫn nghĩ ta như những người khách khác ư? Đêm qua, có phải nàng đã làm mấy câu thơ thế này không: Vui là vui gượng kẻo là. Ai tri âm đó mặn mà với ai. Thờ ơ gió trúc mưa mai. Ngẩn ngơ trăm mối, dùi mài một thân... Rồi nàng tính nước gá duyên với Thúc Sinh, phải thế không? Bây giờ nàng đã đủ tin ta hiểu nàng chưa?". "Chàng là ai?" "Đừng hỏi nữa. Nàng hãy đàn cho ta nghe đi. Cung đàn Bạc Mệnh mà nàng phổ lúc còn thơ, ta đã so dây, nắn phím cho nàng đấy. Giờ ta muốn tận tai được nghe".

Chưa bao giờ Kiều đàn như vậy. Đàn từ lúc mặt trời đang nắng vụt tối đen, đàn đến khi trăng lên đỏ như máu. Gió ngừng thở. Tiếng đàn nức vạn lời ai oán. Những đóa trà mi ngoài sân nhất loạt nở bung rồi héo quắt. Ông khách nâng mười ngón tay rớm máu của Kiều, khóc: "Ta đã làm khổ nàng". "Chàng có làm gì đâu!" "Nàng không biết. Nhưng ta biết. Biết rằng nàng đã khổ, mà còn khổ nữa. Ta biết mà không làm gì được". "Chuyện gì sẽ xảy đến với thiếp nữa?" "Nàng sẽ bị lửa ghen đày đọa cho dở sống dở chết. Nàng sẽ phải làm tôi mọi cho người ta. Nàng còn bị đem bán trao tay nhiều nữa. Sẽ bị sỉ nhục, đánh đập, lừa lọc. Và chết thê thảm trên sông. Ta sẽ cho nàng số phận khổ nhục như thế đấy. Mà ta còn yêu nàng hơn chính bản thân ta nữa". Những giọt nước mắt đàn ông xuyên buốt mười ngón tay Kiều. Chàng ơi, tại sao yêu nhau lại phải đầy đoạ nhau dường ấy?
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
Tri Âm (Tiếp Theo)

Ông khách đã ở lại suốt đêm. Sau này nhớ lại, Kiều không hiểu sao hồi ấy lại lắm nước mắt thế. Đến gần sáng thì Kiều biết ông khách là ai. Kiều tỉ tê bắt đền: "Thiếu gì nghề mà chàng bắt thiếp làm cái nghề ô nhục này?". "Nàng phải đi đến tận cùng sự sỉ nhục thì mới thấm thía lẽ đời. Ta muốn nàng là biểu tượng của cái Đẹp bị dập vùi. Có thế người ta mới cảm thương, nhắc nhớ tới nàng đời đời".

"Đành là thế. Nhưng chàng để thiếp chết khổ chết sở. Chết là hết rồi, người ta có nhắc thế chứ nhắc nữa thiếp cũng có sống mà nghe được đâu. Hay là mình thay đổi đi?". "Cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đã thế rồi. Cô Kiều phải chết". "Kệ ông ấy. Chàng đã tạo ra thiếp thì cũng có thể cứu sống thiếp. Thiếp xin chàng. Chẳng gì thì mình đã biết nhau đêm nay, chàng có thể vì thiếp sửa đi tí tẹo.

Cái ông Thanh Tâm ấy chết rồi, chẳng làm gì mình được đâu". Ông khách nhìn Kiều âu yếm: " Vì một đêm nay, ta có thể cho nàng tất cả. Thế nàng muốn kết cục thế nào?". Kiều tính toán: "Thiếp sẽ không chết chứ? Nhảy xuống sông Tiền Đường giữa lúc đêm hôm, nguy hiểm lắm". "Ta sẽ bảo vãi Giác Duyên đợi sẵn ở đấy, tính giờ thật trúng, nàng nhảy xuống là vớt liền. Đảm bảo chỉ hơi bị lạnh tí thôi chứ không chết". "Cho thiếp gặp lại bố me". "Nàng thật là có hiếu. Nàng sẽ được gặp cả song thân.
Ta sẽ để hai cụ vừa khoẻ, vừa minh mẫn y như hồi nàng đi". "Thiếp nghề ngỗng chẳng có. Gặp rồi biết lấy gì nuôi các cụ? Chả nhẽ lại hành nghề lại?". "Nàng không phải đi làm. Vất vả chừng ấy năm là đủ rồi. Ta sẽ chọn người chăm sóc cho cả nàng lẫn song thân. Hay là cho Vương Quan em nàng đỗ làm quan nhé. Nàng còn muốn gì nữa không?".

Kiều bẽn lẽn: "Thiếp chỉ còn một ước nguyện. Hồi ấy đã trót thề bồi...". Ông khách chau mày: "Nàng vẫn nặng tình với Kim Trọng thế sao?". "Thì thiếp cũng muốn gặp, xem người ta có còn giữ lời với mình không. Bao nhiêu năm toàn gặp phường lừa đảo, thiếp mất lòng tin...". "Nàng quên là đã lạy lục nhờ Thuý Vân chắp mối tơ thừa hay sao? Từ bấy đến nay, vợ chồng người ta đã mấy mặt con..." Kiều khóc: "Ra là người ta cũng chóng quên nhỉ. Thiếp cực chẳng đã mới nói thế, chứ người ta nào có bị p uổng gì mà nhận lời ngay được. Rõ là lòng dạ đàn ông nhé". "Thôi đừng khóc nữa. Nước mắt nàng làm ta rối cả ruột. Thế bây giờ cho nàng gặp lại Kim Trọng nhé. Vẫn chung tình như xưa nhé. Ta sẽ bảo chính Thuý Vân tự nguyện nhường chồng để nàng khỏi mang tiếng nhé. Rồi thì con đàn cháu lũ, nàng muốn bao nhiêu với Kim Trọng cũng có. Tùy nàng hết đấy".

Kiều băn khoăn: "Thế thì thành ra chị tranh chồng của em à? Thôi thiếp chả làm cái việc thất đức ấy. Thiếp chỉ muốn gặp lại người ta thôi. Miễn là người ta còn yêu thương mình là đủ". "Nàng muốn thế cũng được. Kim Trọng sống với Thuý Vân nhưng trong lòng chỉ có nàng thôi. Gặp nhau xong rồi thì nàng muốn gì nữa?". Kiều ngẫm nghĩ: "Thiếp chán cảnh long đong lắm rồi. Gặp rồi thì ở luôn với nhau cho nó tiện. Chứ ngần này tuổi đầu, lại đi tìm quan hệ khác, chả biết nó ra làm sao".

Ông khách bóp trán: "Kể ra nàng ở với Kim Trọng thì tiện thật. Nhưng mà xoàng lắm. Đàn bà mà chồng con yên ấm là tẻ nhạt ngay, mà nhan sắc thì phai tàn. Nàng đã phi thường như thế, lẽ nào cam chịu một kết cục tầm thường. Lấy chồng, có con thì đần như Thuý Vân cũng làm được... Hay là thế này. Ta sẽ để cho nàng làm bạn tri âm với Kim Trọng. Vẫn yêu nhau, gần bên nhau suốt cuộc đời, nhưng mãi mãi không có được nhau. Những dằn vặt ngọt ngào. Thú đau thương.Thế mới gọi là lãng mạn. Nàng có chịu được thế không?". Kiều quỳ xuống: "Thiếp xin đa tạ tri âm".

Ông khách ra về. Để lại tấm danh thiếp. Họ Nguyễn. Đấy là lần duy nhất hai người gặp nhau. Kiều vĩnh viễn chôn sâu bí mật ấy, sợ ông khách mang tiếng hủ hoá với nhân vật.

Kết cục là Kiều cứ phải đánh cờ mãi với Kim Trọng. Suốt hơn hai thế kỷ, mà sẽ còn đánh nữa. Ông khách mất đã từ lâu. Bây giờ Kiều đành phải sống đời mình đã chọn. Chẳng nì nèo thay đổi gì được. Nhìn sang đời các nhân vật nữ xung quanh mà phát thèm. Chúng nó đi nhảy, đi tắm hơi, hôn hít, làm tình, bồ bịch, đánh ghen loạn xạ, khóc lóc tự tử mùi mẫn. Đã đành là chúng nó chẳng nổi tiếng thục nữ chí cao, nhưng mà giá Kiều có thể chọn lại.

Chuông cửa reo. Kiều thong thả châm điếu thuốc. Chả làm gì mà vội. Còn ai vào đấy nữa. Chắc chắn là Kim Trọng lù khù sang rủ đánh cờ
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Yêu Thương Cho Riêng Mình

Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương nhất? Bạn thường nói ra điều mình muốn và nghĩ rằng mình không thể có nó hay không nói gì cả và mong rằng mình sẽ đạt được? Điều quan trọng nhất chính là điều khó nói thành lời nhất.
Đừng e ngại khi nói với người nào đó rằng bạn yêu họ. Nếu bạn nói, họ có thể làm bạn tổn thương, nhưng nếu bạn không nói, bạn có thể làm thương tổn họ.
Có bao giờ bạn quyết định sẽ không trở thành “một cặp” với người ấy bởi vì bạn sợ sẽ mất những gì đã có với người đó?
Trái tim bạn quyết định người nó thích và người nó không thích.
Bạn không thể bắt trái tim làm theo những gì bạn muốn.
Có bao giờ bạn muốn yêu một ai đó với tất cả những gì bạn có nhưng người đó không thể đón nhận tình cảm của bạn bởi vì họ quá e ngại?
Quá nhiều người trong chúng ta tự dựng lên quanh mình những bức tường bởi vì họ lo sợ đối phương sẽ không yêu mình nhiều bằng mình yêu người ta và thậm chí là… chẳng thèm “ngó ngàng” gì đến tình cảm của họ.
Có bao giờ bạn phủ nhận cảm xúc của mình dành cho một ai đó bởi vì nỗi sợ bị từ chối khiến bạn không thể mở lời?
Chúng ta nói dối khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ… sợ cái điều mà chúng ta không hề biết, sợ những người chúng ta nghĩ đến, sợ những gì sẽ khám phá ra chính chúng ta.
Khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ, nỗi sợ trong ta sẽ ngày càng lớn.
Cuộc sống bao hàm những hiểm nguy và nó đòi hỏi ta phải vượt qua. Đừng trở thành người luôn nhìn về phía sau và tự hỏi ta phải làm gì hay ta có thể làm gì?
Bạn sẽ làm gì nếu chính giây phút bạn cảm nhận được thế nào là tình yêu thì cũng là lúc bạn phải nói lời chia tay?
Bạn sẽ làm gì nếu khi bạn cần một ai đó thì người đó lại ko hề ở bên bạn?
Bạn sẽ làm gì nếu người bạn thân của bạn sẽ lìa xa bạn vào ngày mai và bạn không bao giờ có cơ hội nói với họ những gì bạn thật sự cảm nhận về họ? (cho dù bây giờ điều đó không còn quan trọng đối với bạn nữa).
Bạn sẽ làm gì nếu bạn yêu một ai đó hơn bất cứ ai nhưng bạn lại ko thể có họ?
Bạn sẽ làm gì nếu bạn không bao giờ có cơ hội để nói “tôi luôn là một thành viên trong gia đình và họ biết tôi mãi mãi yêu thương họ?”
Chúng ta tồn tại, chúng ta chết đi.Và tôi muốn nói với bạn rằng bạn thật sự là một người bạn của tôi. Nếu ngày mai tôi chết đi, bạn sẽ luôn trong trái tim tôi!!! Và tôi sẽ mãi trong tim bạn chứ?
Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. Bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.
Yêu thương !

(Sưu tập)
 
L

lmdung

Guest
1/11/04
20
0
0
44
hanoi
Trùi ui, nếu ai mà vào topic này đọc bài lại dám lớn tiếng nói rằng dân kế toán chúng ta là khô khan thì.......hehe, liên hệ với tui để tui đập cho một trận nhá
=))
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
KÝ ỨC VÀ HIỆN TẠI

Trong cơ quan, ông Bắc thuộc vào hàng những người có thâm niên công tác cao nhất nhì, nhưng chức vụ chỉ là nhân viên « Tùy Phái ». Tùy phái đây có nghĩa là phòng nào nhiều việc thì ông được lãnh đạo cử đi bổ sung nhân lực cho phòng ấy. Ông không có chức danh cụ thể trong cơ quan. Sơ đồ tổ chức cơ quan chỉ ghi vỏn vẹn « nhân viên biên chế ». Với ông, thế là đủ, bởi với tuổi của ông, với trình độ học vấn của ông vào thời buổi này có chân trong biên chế nhà nước đã khó, được làm trong một cơ quan quyền lực như cục thuế càng khó hơn.
Thời buổi kinh tế thị trường, người ta đấu đá như điên, tìm mọi cách lấy cho được bằng này bằng nọ để leo lên ghế cao hơn. Lớp trẻ lau nhau đứa theo anh Hai trưởng phòng, đứa về với chị Ba phó phòng, riêng chỉ mình ông một cánh. Ông điềm tĩnh, chẳng theo phe nào, cũng chẳng ghét anh nào. Ông giống như chiếc bong bóng trên biển. Thiên hạ kẻ lên, người xuống cũng mặc. Ong không bận tâm dòm ngó chiếc ghế sắp tới, mà phần việc của ông cũng chẳng có ma nào thèm dòm ngó. Thế là ông tồn tại !
Dưới mắt bọn trẻ, ông là một lão già vô hại, tồn tại được là nhờ tài cầm súng bắn nhau đì đòanh, chớ quản lý kinh tế thì ông biết cóc gì. Không trình độ, không gốc gác chỉ vài năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu. Ông không phải là đối thủ tiềm năng của chúng, « Thôi thì cho lão cố vài năm nữa về hưu kẻo phải tội !»
Dưới mắt người hiểu biết hơn, ông là một thế lực khó hiểu. Hôm nay người ta thấy ông cặp kè với trưởng phòng tổ chức, hôm sau lại thấy ngồi chung mâm với phó phòng ấn chỉ, lúc lại thấy cục trưởng gọi vào bàn việc riêng. Mấy đời cục trưởng qua mà ông vẫn vững, vẫn được trọng dụng.
Chỉ có ông mới hiểu vị trí chính thức của mình trong cơ quan. Ông là cầu nối giữa các cấp lãnh đạo và « thế giới bên ngòai ». Người quen biết có đứa cháu họ xa mới ra trường muốn vào làm ở cục mà không ngại tốn kém ? Ông đứng ra giới thiệu. Trong cơ quan có người muốn gởi bà con đến làm ở các doanh nghiệp tử tế ? Ông sẵn sàng giúp đỡ. Các doanh nghiệp gặp khó khăn vì thủ tục hành chính ? Ông có cách tháo gỡ.....Ông trở thành nhân vật không thể thiếu với các cấp lãnh đạo. Giống như dầu nhớt bôi trơn các bộ phận trong chiếc xe máy mà họ dắt đi làm mỗi ngày.
Hình như ông không giàu, bao nhiêu tiền của ông kiếm được, cả ngay thẳng lẫn lắt léo đều dồn cả vào nuôi đứa con đang học đại học ở nước ngòai (Không biết đang học đàng hòang hay đanh nhảy nhót ở quán Bar nào đó ở bên ấy !) và chi phí thuốc men cho đứa còn lại. Nó bị hành hạ bởi chất khai hoang thời chiến tranh. Hồi đó ông đâu có biết gì, đi trong rừng bao nhiêu năm trời, khát thì nuớc cũng tử suối mà lên, đói thì đào ráy, hái rau trong rừng mà nhá đâu có biết chất độc đã ngấm cả vào cây cỏ !
Có lấn tiều đòan đi qua vạt rừng cây cối trụi lá long lóc, chính trị viên tiểu đòan bảo đó là chất khai hoang của Mỹ có độc tố, biết thì biết vậy thôi. Chớ lúc đó đi hàng chục cây số mới tìm được nguồn nước, khát đến cháy cổ, bảo đừng uống sao được. Thời đó sống được ngày nào hay ngày đó, còn ai hơi sức đâu nghĩ đến chuyện sau này. Về sau mới thấy tác hại ghê gớm của nó. Dĩ nhiên chính phủ Mỹ cũng có chương trình bồi thường cho những nạn nhân của họ. Nhưng số tiền ấy cứ như một miếng lủm vậy ! Quá nhỏ nhoi để bảo đảm cho cuộc sống của những người luôn cần đến thuốc men và thực phẩm để duy trì mạng sống. Mấy chục triệu đô nghe qua có vẻ lớn, nhưng khi chia đều cho hàng vạn nạn nhân sau chiến tranh cũng như muối bỏ bể.
Căn bệnh quái ác cứ đến những ngày trời trở mùa lại hành hạ ông. Cảm giác giống như có hàng ngàn hàng vạn con giòi lúc nhúc trong từng khớp xương, chúng bò lổn nhổn, chúng gặm, chúng nhấm tủy xương ơng. Đầu óc thì bần thần, người thì nóng bừng bừng như lửa đốt, thuốc giảm đau cũng thành vô dụng.
Thằng út của ông còn nặng hơn, nó lên cơn hết đập phá lại lả đi, ngồi ngây ngây dại dại cả buổi trời. Lúc lên cơn nó chẳng biết ai là cha là mẹ nó nữa, đập phá đồ đạc, gặp ai là túm lấy người ấy. Ông bà phải cách ly nó ra một phòng riêng. Nhìn con nằm co quắp dười đất sau cơn kích động thương không tả được ! Nhưng hễ thả nó ra là nhà cửa lại tang hoang
Những ngày ấy ông hầu như không thể nào làm việc được, chỉ đến cơ quan cho có mặt rồi lại lẩn tìm một góc nào đó để tránh mặt mọi người. Có những lúc trong cơn hành hạ của cơn bệnh, ông nhìn những người xung quanh ganh ghét cực độ. Có những đứa đáng con cháu ông, chúng còn chưa hề biết đến mùi thuốc súng nhưng vẫn có danh vọng và địa vị. Chúng vẫn ăn trên ngồi trước, vẫn điềm nhiên chỉ đạo ông làm việc này việc nọ. Chúng làm sao hiểu được thế nào là bom tấn, bom Napal ? Chắc chưa lần nào trong đời chúng cảm nhận được cái chết hiện ra trước mắt như sờ như ngửi được. Có những lúc nhìn xung quanh thấy đâu cũng có cái chết. Sáng thức dậy rờ lại mình mẩy thấy còn nguyên mới biết mình vẫn còn sống được thêm một ngày. Có những đứa hôm trước vừa ra trận hôm sau đã có tin báo tử. Cái chết ẩn mình sau mùi thuốc súng, mùi máu tanh tanh trên những cọng dây thép gai cong queo sau trận chiến, ẩn trong mùi hôi thối của những vết thương đang họai tử, và trong cả những chiếc võng mắc vội ven đường do những người bị cơn sốt rét rừng níu chân họ lại trứơc khi quật ngã họ.
Những lúc nghĩ đến đây, đầu óc ông như muốn nổ tung, cơn tức giận cứ nghèn nghẹn trong cổ chực trào ra...nếu có ai đó đến quấy rầy ông, hẳn ông sẽ cau có,
Tìm cớ mắng một trận cho bõ ghét....

Hôm nay trời đổ mưa bất chợt, thời tiết trong nam thật lạ, đang nắng chanh chang đó mà mưa sầm sập đó. Cái nóng chưa kịp tan theo con nước thì mưa đã vụt tắt, hơi đất theo hơi nóng xộc vào mũi làm cho người ta váng đầu, hoa mắt. Hơn hai mươi nắm sống tại nơi này mà ông vẫn chưa quen được với nó.
Những cơn mưa lúc nào cũng đem ông trở lại với những kỷ niệm ngày xưa. Nhớ những đọan đường miền Trung hành quân trong cái khát cháy họng. Những con đường đất đỏ miền Đông mù mịt bụi, chung quanh chỉ tòan chững cây khộp, khô khốc lá đỏ quạch, Cả trung đội chỉ mong có được trận mưa rào thật lớn. Mưa xuống, những dòng nước đầu tiên chảy xuống theo kẽ lá đỏ thẫm, đặc quánh
Lại nhớ cơn mưa dầm Trường Sơn dài đến cả tuần lễ, suốt mấy ngày trời hành quân người lúc nào cũng ướt lướt thướt, con đường hóa lấy đến mắt cá chân, con suối bình thướng hiền lành bỗng nhiên trở nên hung dữ lạ, đỏ ngầu, lồng lộn điên cuồng sẵn sàng nuốt chửng bất cứ vật nào ngáng đường nó.
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
KÝ ỨC & HIỆN TẠI (TIẾP THEO)

Rồi thì ôi thôi là vắt ! Chúng bám vào người lúc nào không hay, mỗi lần đưa tay vuốt lại thấy tay đỏ ngầu máu là máu.
Nhớ cảm giác khoan khóai khi ngồi yên bên đám lửa rừng sau mỗi đợt hành quân. Cái rét, cái sợ bỗng dưng tan biến đi mất nhường chỗ cho cảm giác ấm áp, yên ổn lạ ! Nhớ lán trại dừng chân bên đường có cô y tá nhanh nhẩu xinh xinh, nhớ những cuộc gặp gỡ trên đường hành quân, tình yêu, khắc khỏai và hy vọng...Khuôn mặt ấy vẫn ám ảnh ông suốt từ ngày ấy.....đôi lúc nhạt nhòa giữa hỗn độn ký ức giữa ranh giới sống-chết, chỉ còn đôi mắt thăm thẳm luôn dõi theo ông, ám ảnh ông ...lúc lo lắng, lúc bao dung, khi ấm áp và mong chờ. Đôi mắt in hình ánh lửa nhảy nhót, mùi hương trinh nữ...mái tóc...bàn tay mát rượi...tiếng thủ thỉ kèm theo tiếng nấc « Em sẽ chờ anh...chờ anh trở về »....
« Bác dùng chi ạ ? »
Ông Bắc giật mình trở về với hiện tại. Trước mặt ông là một cô gái trạc 28 tuổi, dáng nhanh nhẹn đang nhìn ông chờ đợi. À, ông quên khuấy mất, thủ tục bắt buộc thường gặp khi ngồi ghế trú mưa. Đó là gọi một ly nước hay bất kể thứ gì, miễn là trả tiền. Những cơn mưa đã khiến cho khách hàng trở thành thượng đế bất đắc dĩ. Người ta cung cấp một dịch vụ mà khách hàng buộc phải mua nếu muốn có món hàng khuyếm mãi.
« Cô cho chai Pepsi »
Ông Bắc uể ỏai trả lời dẫu biết rằng chẳng bao giờ ông chạm tay vào chiếc ly đầy ắp những cục đá có nguồn gốc đáng ngờ kia....
Quán nhỏ chỉ độ chừng mươi bàn, ghế lẹp xẹp, chiếc quầy bầy lèo tèo vài ba thứ nước giải khát có gas, trên các bức tường xỉn màu có treo vài tấm hình các cô ca sĩ thời thượng, tóc vàng môi tím đang ưỡn ẹo. Tiếng nhạc phát ra nghèn nghẹt từ hai chiếc loa cũ kỹ, bụi đóng trắng cả thùng. Một quán café mà nếu được quyền lựa chọn, ông chẳng bao giờ bước chân vào....

Một đứa trẻ bán vé số lần đến, cái nón vải rộng vành bạc phếch dúm dó che gần hết mặt. Bàn tay khẳng khiu đen đủi chìa ra trước mặt ông chờ đợi.
Theo thói quen, ông xua tay ra hiệu và nhăn mặt tỏ ý khó chịu. Bàn tay vẫn chìa ra, tay kia nắm lấy tay áo ông lắc lắc. Cơn giận dữ chợt trào lên, ông lấy tay hất mạnh.
« Choang », chiếc ly bị bàn tay vô tình hất văng xuống đất vỡ tan.
Cô chủ quán xăm xăm tiến đến đứa bé, túm lấy tai nó rít lên
« Đồ mất dạy, tao nói có sai đâu, sáng tới giờ gặp thằng cô hồn này ám bán không được. Bây giờ mày tính sao đây ? Có tiền đền cái ly cho tao, không là tao lột xác nghe con »
Đứa bé xanh xám mặt mày, môi run run nhưng không dám khóc. Đôi mắt nó nhìn ông cầu khẩn. Ông ngỏanh mặt đi
« Hừm , ai bảo mày cứ quấn lấy tao. » ông thầm nghĩ.
Một cái đầu chợt xuất hiện phía sau quầy hàng. Bà lão tóc bạc, hơi đậm người bước ra. Bà nhìn cô gái rồi lại nhìn qua đứa trẻ rồi tiến lại gần
« Thôi bỏ đi con, nó lỡ mà. Cho nó đi đi »
Rồi bà quay lại đứa bé bảo
« Bữa sau khách vô con không được níu tay người ta, nghe chưa.»
Cô chủ quán hình như chưa đã nư còn gằn giọng
« Hên cho mày có bà dưới quê lên đó nghe con, không là mày biết tay tao bữa nay đó . Còn không biết xéo đi nữa ?»
« Thôi, má vô trong nghỉ đi, để con bán »

Ông Bắc cảm thấy ngượng nghịu. Ông nhìn người bà lão trước mặt vừa xấu hổ, vừa cảm kích.
Ông chợt nhìn thấy hình ảnh của chính ông bây giờ. Khác hẳn chàng Bắc năm xưa : Nhiệt tình và nhiều hòai bão.
Ông nhận ra rằng lâu lắm rồi ông không bao giờ « Cho » mà chỉ tòan « Trao đổi ». « Quà biếu » cấp trên để trao đổi lấy chỗ ngồi yên ổn. « Nói Hộ » cho ai đó để trao đổi lấy « lễ lộc »,...và rồi những toan tính, những mưu mô trong từng câu nói....
« Không biết sau khi mình nghỉ hưu, bao nhiêu thằng hàng ngày cười cười , nói nói, xum xoe trước mặt mình kia sẽ đối xử với mình ra sao nhỉ ? » Ông thầm nghĩ.
Ông chợt thèm được sống lại những ngày xa xưa, những ngày đầu đội trời, chân đạp đất. Thèm được sống lại cùng những Người-Của –Ngày – Xưa, ông thèm được cảm giác chia xẻ với nhau từng củ ráy rừng , thèm được nhìn thấy tình đồng đội trong mắt nhau. Thèm những ước mơ, hòai bão đã dẫn dắt ông đi trong suốt chặng đường gian khổ

Ông lấy di động của mình ra và chuẩn bị quay số . Cũng may ông có lưu số điện thọai của họ trong máy
0903....tay ông chợt run rẩy ngừng lại. Gọi để làm gì nhỉ? Để gặp những dáng hình bệ vệ trong những nhà hang sang trọng ư? Để rồi tắm trong bia rượu, hay khoe những chiếc xe đời mới bong lóang? Để “Nhân tiện,nhờ mày hỏi thăm giùm đứa cháu muốn vào công ty X nào đó”, và để ông lại kiếm them một khỏan khá khá nhờ vào sự trung gian này. Cái mà những Người – Của – Ngày – Nay gọi là “giúp đỡ đồng đội cũ” ư?

Không, ngay lúc này đây ông cảm thấy ghê tởm họ và ghê tởm chính ông. Ông nhận ra rằng mãi mãi họ sẽ chẳng bao giờ quay trở lại ngày xưa được nữa. Họ đã trở thành một con ốc nhỏ xíu trong một cỗ máy khổng lồ. Tất cả đều lạnh lung và toan tính.
Ông không thể dừng lại được nếu không muốn bị bẻ gãy và hất văng ra ngòai.
Đơn giản chỉ vì ông vẫn cần bám vào cỗ máy đó để nuôi cho cả gia đình, để có thuốc cho đứa con tật nguyền bởi chất Dioxin của Mỹ và để cho chính ông cho những năm tháng sau này, khi mà mức lương hưu chỉ đủ nuôi ông mỗi ngày một ly café và một bữa ăn sáng.

Trời tạnh mưa, Ông Bắc thanh thản dắt xe ra khỏi quán. Hôm nay ông phải lien hệ một công ty để tìm một chỗ làm cho “cháu” của một trong số những Người – Của – Ngày – Nay./.
 
camchuong

camchuong

Sơ cấp
17/10/04
11
0
1
HT- HN
ketoan@ nói:
Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương nhất? Bạn thường nói ra điều mình muốn và nghĩ rằng mình không thể có nó hay không nói gì cả và mong rằng mình sẽ đạt được? Điều quan trọng nhất chính là điều khó nói thành lời nhất.
Đừng e ngại khi nói với người nào đó rằng bạn yêu họ. Nếu bạn nói, họ có thể làm bạn tổn thương, nhưng nếu bạn không nói, bạn có thể làm thương tổn họ.
Có bao giờ bạn quyết định sẽ không trở thành “một cặp” với người ấy bởi vì bạn sợ sẽ mất những gì đã có với người đó?
Trái tim bạn quyết định người nó thích và người nó không thích.
Bạn không thể bắt trái tim làm theo những gì bạn muốn.
Có bao giờ bạn muốn yêu một ai đó với tất cả những gì bạn có nhưng người đó không thể đón nhận tình cảm của bạn bởi vì họ quá e ngại?
Quá nhiều người trong chúng ta tự dựng lên quanh mình những bức tường bởi vì họ lo sợ đối phương sẽ không yêu mình nhiều bằng mình yêu người ta và thậm chí là… chẳng thèm “ngó ngàng” gì đến tình cảm của họ.
Có bao giờ bạn phủ nhận cảm xúc của mình dành cho một ai đó bởi vì nỗi sợ bị từ chối khiến bạn không thể mở lời?
Chúng ta nói dối khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ… sợ cái điều mà chúng ta không hề biết, sợ những người chúng ta nghĩ đến, sợ những gì sẽ khám phá ra chính chúng ta.
Khi chúng ta nói rằng chúng ta sợ, nỗi sợ trong ta sẽ ngày càng lớn.
Cuộc sống bao hàm những hiểm nguy và nó đòi hỏi ta phải vượt qua. Đừng trở thành người luôn nhìn về phía sau và tự hỏi ta phải làm gì hay ta có thể làm gì?
Bạn sẽ làm gì nếu chính giây phút bạn cảm nhận được thế nào là tình yêu thì cũng là lúc bạn phải nói lời chia tay?
Bạn sẽ làm gì nếu khi bạn cần một ai đó thì người đó lại ko hề ở bên bạn?
Bạn sẽ làm gì nếu người bạn thân của bạn sẽ lìa xa bạn vào ngày mai và bạn không bao giờ có cơ hội nói với họ những gì bạn thật sự cảm nhận về họ? (cho dù bây giờ điều đó không còn quan trọng đối với bạn nữa).
Bạn sẽ làm gì nếu bạn yêu một ai đó hơn bất cứ ai nhưng bạn lại ko thể có họ?
Bạn sẽ làm gì nếu bạn không bao giờ có cơ hội để nói “tôi luôn là một thành viên trong gia đình và họ biết tôi mãi mãi yêu thương họ?”
Chúng ta tồn tại, chúng ta chết đi.Và tôi muốn nói với bạn rằng bạn thật sự là một người bạn của tôi. Nếu ngày mai tôi chết đi, bạn sẽ luôn trong trái tim tôi!!! Và tôi sẽ mãi trong tim bạn chứ?
Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. Bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.
Yêu thương !

(Sưu tập)

Bài viết thật là hay và ý nghĩa
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
NHÂN QUẢ

Ông Thông trở mình ngồi dậy với tay lấy cái điếu cày châm điếu rít một hơi dài khoan khóai. Từ hồi dọn ra ở riêng một góc vườn ông mới được hưởng thụ trọn vẹn cái đê mê do thuốc mang lại. Ông đứng dậy vươn vai, làm vài ba động tác thể dục rồi quay vào nhóm lò đun nước.
Ở cái chái góc vườn này ông là chủ, ông muốn bổ củi đun nước thì mặc ông, muốn hút bao nhiêu điếu thì tùy thích, chẳng phải lo bị lũ con, dâu lườm ngúyt, xỏ xiên. Cả bà ấy nữa! cứ như mụ mèo già, hơi động tí là xù lông lên làm cho lũ con cũng nhao nhao theo bênh mẹ. Đúng là mẹ con một lũ, hùa với nhau bắt nạt ông...như ngày xưa phải tay ông thì.....

Lắm lúc ông không tưởng tượng được những kẻ sống trong căn nhà kia là vợ, là con ông. Điểm duy nhất mà ông có chung với bọn họ là chiếc hộ khẩu gia đình và cái khuôn viên này. Người ngòai bảo ông tốt phước, trẻ ăn chơi trác táng, già an nhàn hưởng thọ.
Ừ, mà họ nói cũng có lý, vợ con ông đâu có bỏ đói ông, họ ăn gì ông ăn nấy. Dọn ra ở riêng là do ông tự đề nghị chứ có phải họ đuổi ra đâu. Có đám tiệc đám giỗ thì ông là người đứng ra “Nói đôi lời đại diện gia đình”. Thế thì ông còn đòi hỏi gì nữa?
Ông chua chat chợt nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn của La Fontain về số phận con khỉ “Trông nó cười, nhưng đó là nụ cười gượng gạo. Được người ta ném cho quả táo, nhưng trong ruột là táo hư”. Bây giờ ông hệt như con khỉ đó ! Giá như họ quên mất ông đi thì lại đỡ tủi thân, đằng này họ lại ra vẻ như tôn trọng ông, nhưng thật ra là giữ thể diện cho họ.
Ông hiểu điều này chẳng qua là vì ông hãy còn sống. Hễ cha còn sống thì THEO LẼ ông ta phải là người đại diện của gia đình.
Thật ra mọi việc lớn nhỏ đều do họ quyết định cả. Ngay cả thằng Út đi làm ăn ở xa lâu lâu mới về cũng chẳng mấy khi nói chuyện với ông. Lần nào cũng chỉ đúng 5 tiếng “Thưa Bố con mới về” là xong nhiệm vụ.
Giữa họ như có một lớp băng vĩnh cửu, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Tất cả mọi điều họ làm cho ông chỉ là BỔN PHẬN. Ngay cả những lúc ông ốm cũng thế, họ dành cho ông sự chăm sóc tốt nhất, chọn thấy thuốc tốt nhất, bệnh viện tốt nhất..ngọai trừ một thứ đó là TÌNH THƯƠNG. Trong ánh mắt họ hiện lên một sự DỬNG DƯNG đến kỳ lạ. Những lúc như thế ông lại tự hỏi “Tại sao họ lại cố cứu sống mình? “ Ông nghĩ đến sự báo ứng.....

Trước kia bà là người phụ nữ chu tòan và cam chịu. Lúc mới cưới, mỗi đợt hành quân về là bà lại bưng ra một chậu nước ấm cặm cụi rửa chân cho ông . Quần áo của ông lúc nào cũng là hồ thẳng tắp, giày bóng soi gương được. Ông nổi tiếng người xinh trai nhất trại. Thế là ông được làm lính kiểng, từ đó miễn nhiễm với hành quân và chết chóc. Ngày ngày công việc của ông là lái xe đưa đại úy đi công vụ., thi thỏang lại được theo đại úy vào nhà hàng, phòng trà. Ông trở nên đổ đốn cũng từ đấy mà ra.
Sinh được đứa thứ hai thì ông bắt đầu chán về nhà. Vũ trường và những canh bạc đỏ đen thâu đêm suốt sáng lôi ông trượt dài theo sự có mặt của đội quân tam tài tại Việt nam. Tiền lương và trợ cấp gia đình cũng theo đó chạy quanh bàn sát phạt. Với ông, gia đình cũng giống như tiếng đại bác xa xa vọng vào thành phố. Thi thỏang ông cũng tạt về thăm nhà chỉ để thăm bọn nhóc và tìm cảm giác nơi bà. Bọn nhóc thấy bố về mừng lắm vì chúng biết bố chẳng bao giờ quên mua quà cho chúng. Khi thì ông lôi ra từ cặp táp bọc kẹo thật to, lúc thì xách tòn ten trên tay dăm quả bắp luộc mua ở đầu cổng trại gia binh. (Ở nhà mẹ chúng hiếm khi mua quà chúng. Bởi số tiền ít ỏi kiếm được từ công sửa quần áo chỉ đủ cho bà trang trải cho nhu cầu thiết yếu nhất của 3 mẹ con). Ở nhà chơi độ dăm hôm, ông lại xách cặp ra đi.
Các bà vợ lính trong trại ngạc nhiên. Có người hỏi bà sao lại “thả lỏng “ ông như thế, lại có bà mách kế này nọ để giữ chân ông lại. Nhưng bà bà chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Bao nhiêu nước mắt, ghen tuông giận hờn, hay những lời thỏ thẻ tâm sự của bà sau những giây phút mặn nồng đều chẳng thể lay chuyển được ông, bà đành nuốt nước mắt vào trong mà phục thị những mong một ngày kia ông hồi tâm chuyển tính.
Đứa con thứ 3 ra đời giữa lúc lọan lạc. Điện Biên Phủ thất thủ! Ông được lệnh cấp trên triệu về đơn vị bảo di tản tòan bộ gia đình vào Nam. Chiếc tàu há mồm ngóac miệng nuốt chửng từng đòan người gánh gồng vào Nam. Bà gạt lệ chia tay bố mẹ trong khi ông đang đỏ mặt tía tai cụng ly cùng chiến hữu trên bong tàu.

Đà Nẳng, nắng chói chang trên những triền cát trắng hoang vắng. Bốn mẹ con đựơc bố trí ở tạm trong một tòa biệt thự bỏ hoang của một quan Tây . Suốt ngày không một bóng người, chỉ có tiếng sóng và tiếng hàng phi lao lao xao trong gió. Mấy đứa nhỏ súôt ngày tha thẩn dọc bờ biển nhặt vỏ sò, bắt còng gió. Những lúc đêm về, bốn mẹ con nằm thu lu trên chiếc nệm nhà binh nghe gió lồng lộng thổi u u qua các khung cửa sổ trống toang hóac. Con bé lớn rờ mặt mẹ thấy ươn ướt hỏi
“Sao mẹ khóc?”
“Đâu có, tại có hạt bụi bơi vào mắt mẹ”
“Mẹ vành mắt ra để con thổi bụi cho”
“Không cần đâu con, tí là hết ngay mà”
Bà ôm chặt con bé vào lòng.
“Tội nghiệp con tôi quá, có cha mà cũng như mồ côi” bà thầm nghĩ

Thằng út ra đời trong Nam sau một đêm say rượu. Khi ấy bà đang buôn bán phát đạt ở Biên Hòa, dạo này mấy tháng ông mới về nhà một lần. Đứa con gái lớn và thằng em kế của nó đã có thể tự nấu cơm nước và lo cho các em đi học. Ông hơi ngạc nhiên vì căn nhà lá của ông bà trước kia bỗng nhiên biến thành căn nhà tô có lát gạch bông hẳn hoi. Con Lớn (vừa thi đại học xong) tay bưng rá gạo không nhìn bố với ánh mắt lạ lẫm.
“Bố đi đâu lâu quá không về”
“Tao đóng quân ở xa, lâu lâu mới về nhà. Nhà xây lâu chưa con?”
“Dạ, mới xây xong được 1 tháng”
“Mẹ mày đâu rồi?”
“Mợ con đi bán, chiều mới về. Bố có nhắn gì không
 
T

tien map

Guest
17/1/05
18
0
0
49
HCM City
“Không, lâu lâu tao tạt qua nhà xem sao. Mấy đứa kia đâu hết rồi?”
“dạ tụi nó đang chơi ở ngòai bờ giếng”
“Thôi tao đi, bảo mẹ mày có bố về nghe chưa?
“Dạ, bố đi…nhưng….bố ơi, nhà hết gạo rồi”
“Mẹ mày không biết hết gạo à?”
“Dạ biết, nhưng vừa xây nhà xong, mẹ đang kẹt. Mẹ bảo rang nhịn chiều nay mẹ đi bán về có tiền đong gạo ăn”
Ông móc túi lấy ra mươi đồng
“Cầm lấy dẫn em đi ăn hủ tíu tạm. Chiều nay mẹ mày về nấu cơm cho ăn”

Con bé Lớn cầm mươi đồng trong tay trân trân nhìn lưng bố mất hút sau dãy Tràm đầu ngõ. Thực ra nhà nó đâu có hết gạo. Nó chỉ định trách bố sao vô tâm để mẹ con nó trông chờ mòn mỏi. Nó bịa chuyện mấy đứa em chơi ngòai bờ giếng để coi bố nó phản ứng ra sao. Phải như mẹ nó là bà đã tất tả chạy ra bờ giếng lôi mấy đứa nhỏ về, quất cho mỗi đứa một roi vì tội dám để em chơi ngòai giếng rồi.
Đằng này bố nó dửng dưng như không! Giá như chỉ cần bố nó tỏ ra quan tâm đến chị em nó một chút xíu thôi, chỉ cần bố nó chịu ở lại để nó nấu cơm cho bố ăn thì nó sẽ kể cho bố nó nghe hết, nó sẽ kể cho bố nó nghe mẹ con nó trong thời gian qua đã sống khổ sở như thế nào, tằn tiện như thế nào để xây được cái nhà này. Nó sẽ kể cho bố nó nghe mẹ con nó hang ngày trông bố nó về nhiều ra sao. Mẹ nó vẫn hàng đêm khóc vì buồn tủi (Bây giờ nó đã biết là khóc chứ không phải là hạt bụi bay vào mắt mẹ như ngày xưa nữa)
Một tuần sau bố nó về dẫn theo một đám đàn ông mặc đồ lính. Bọn họ mua bia bọt, sai chị em nó mua đồ ăn để cả bọn nhậu nhẹt từ sang đến chiều. Xong lại kéo nhau đi bỏ lại một đống ngổn ngang chén bát và một ông bố say tí bỉ ngáy như sấm trên sàn nhà. Đó là lần đầu tiên trong nhiều tháng bố nó có mặt ở nhà vào buổi tối.

Giải phóng, ông học tập cải tạo trở về. Thất nghiệp và cáu bẳn. Cả nhà trông đợi vào tài xoay sở buôn bán của bà. Con Lớn có chồng ở xa (chồng nó là sỹ quan ngụy cũng bị bắt đi cải tạo) một mình nuôi con chờ chồng mãn hạn. Thằng Hai vừa tốt nghiệp đại học luật nay đi kinh tế mới. Thay đổi chế độ, thay đổi luật pháp, cái bằng của nó sau 5 năm dùi mài kể từ nay vất đi. Bà chỉ còn hi vọng ba đứa cuối đang học phổ thong. Cả nhà 5 miệng ăn trông chờ vào cái giỏ của bà. Hàng ngày bà đi bộ 20 cây số dạo khắp các chợ ở Sài Gòn mua Đồ Mỹ (quần áo, mùng mền, võng …là hàng tiếp tế của Mỹ cho quân đội cũ còn sót lại) về bán lại cho người dân dùng. Mỗi ngày tâm nguyện của bà chỉ cầu mong sao cho mua đủ ngày một lít Bo Bo cho cả gia đình và ít tiền đủ để mua thuốc lào cho ông. Hôm nào không còn tiền mua thuốc lào, hai chân bà nặng trĩu, lòng bấn lọan bởi bà biết mấy mẹ con hôm ấy sẽ phải lãnh trận đòn khủng khiếp từ bố chúng. Điệp khúc này kéo dài trong suốt mấy năm cho đến khi thằng Ba trổ mã. Cái thằng lầm lầm lì lì mà đáng sợ.
Hôm ấy bà đi bán về không có thuốc cho ông, đang lo trong lòng thì chuyện đã nổ ra. Thằng Út đang chơi lò cò trước sân vời đàm trẻ trong xóm tình cờ nhảy trúng vào ô “Đã xây nhà” thế là cả đám nhóc la lên “A cháy nhà rồi ! cháy nhà rồi” . Trong nhà Ông bật dậy lao ra, vớ lấy cây tầm vông trên tay vút thật mạnh vào lưng thằng Út. Thằng bé chỉ kịp thét lên một tiếng rồi từ từ khụyu xuống. Bà lao từ trong nhà ra bế nó trên tay nói như thét vào mặt ông.
“Tại sao? Nó đang chơi mà sao ông đánh nó? Ông đánh nó chết rồi thấy không?”
“Ai bảo nó la cháy nhà. Người ta nghe thấy tưởng cháy nhà thật” ông nói xong vứt cây lầm lầm bỏ vào nhà
Bà khóc rưng rức ôm nó vào lòng vuốt lưng cho nó. Thằng bé dần dần hồi tỉnh nấc lên từng cơn. Thằng Ba mặt tái mét, mắt trừng trừng nhìn bố nó.
“Cơn giận dữ khiến bà hết tự chủ bà gào lên
“Không có tiền mua thuốc lào cho ông rồi ông đánh con tàn nhẫn như thế này hả? Ông đánh thì đánh tôi đây này”
Trong nhà ông lao ra túm lấy tóc bà lôi sềnh xệch vào trong, tay kia túm lấy thắt lưng ra sức quất.
Bỗng thằng Ba thét lên một tiếng lớn lao ra sau nhà rút sọat cây rựa chẻ củi vung lên lao vào ông. Ông nhảy lùi ra, bà ôm chòang lấy nó. Cây rựa theo đà lao thẳng cắm phập vào cạnh cửa gỗ. Thằng Ba mắt long lên sòng sọc chỉ tay thẳng vào mặt ông lắp bắp như lên cơn động kinh
“Mày..... đánh mẹ tao, tao chém! “
Sau vụ đó ông lầm lũi bỏ nhà lên ở với thằng Hai trên khu Kinh Tế Mới. Mẹ con bà đựơc yên ổn từ đó...
Năm tháng qua thật mau, mới đó mà mấy đứa con đã trưởng thành. Mỗi đứa một nghề. Cũng may mấy đứa sau đựoc ăn học đâu vào đó nên bà cũng phần nào mãn nguyện. Ông trở về sống với gia đình, thu mình trong vỏ ốc của riêng mình. Lâu lắm rồi nhà không có tiếng cãi nhau. Nhưng cuộc sống gia đình với ông ngày càng ngột ngạt đến đáng sợ. Bà và lũ con bây giờ giống như cùng chia sẻ một thế giới riêng. Mẹ con, bà cháu đang nói chuyện vui vẻ thấy ông vào đột nhiên im lặng hẳn. Khuôn mặt ai nấy trở nên đông cứng như tạc tượng. Ngay cả những đứa cháu của ông cũng cảm thấy điều đó (mặc dù không ai trong họ nói ra) Nhioều lúc ông muốn lại bế đứa nào trên tay , nhưng nó vội xô ra khóc thét lên. Bố mẹ chúng lại bảo “Nó sợ ông đấy, xin lỗi ông đi rồi ông thả cho xuống”
Ông đâu có cần cháu ông xin lỗi, mà nó có tội tình gì mà xin lỗi chớ. Ông chỉ cần đựơc bế cháu ông mà chúng không khóc thét lên thôi.
Ông thèm cảm giác nhồn nhột của bàn tay trẻ con rờ rờ lên mặt. Thèm nghe tiếng trẻ bi bô thật sát lỗ tai. Thèm nghe câu nói “Con yêu ông”.
Chỉ cần có thế thôi mà cũng không được hay sao?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA