Tính giá thành đối với cơ sở sxuất, gia công cửa sắt

  • Thread starter phantuannam
  • Ngày gửi
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Cơ sở sản xuất cửa sắt, cầu thang sắt cho từng công trình hay theo yêu cầu của khách. Theo bạn mình sẽ tính giá thành theo phương pháp gì cho trường hợp theo công trình (số lượng nhiều, sản phẩm đa dạng....) hoặc theo yêu cầu (số lượng ít, nhiều kích cỡ)? Có thể gợi ý cho mình một chút về các đối tượng tập hợp chi phí?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

bahaimot

Guest
18/5/05
3
0
0
46
HCM
Dựa trên cơ sở sản xuất của bạn gia công theo công trình thì bạn nên tính giá thành theo từng công trình. Gọi là phương pháp job costing để tính giá thành cho từng đơn đặt hàng một.

Để làm được như vậy.
1) Tính toán cho biết 1 job như vậy cần bao nhiêu nguyên vật liệu chính, trong trường hợp này là sắt và ... những nguyên vật liệu chính khác nữa mà chỉ có người kỹ thuật mới biết được.
2) Giá thành cho những nguyên vật liệu này.
3) Tiền nhân công, công thợ. Ai sẽ tham gia làm ra sản phẩm ?... Thợ, designer.... Lương tất tật của họ là bao nhiêu 1 tháng. Mất bao nhiêu lâu để làm xong "job" đấy=> Tính ra giá nhân công.
4) Các chi phí gián tiếp: lương giám đốc, tiền thuê nhà xưởng, điện nước, bảo vệ, kế toán.... Không thể gán trực tiếp được cho từng "job" nên phải dùng 1 allocation base. Để cho dễ bạn chọn tạm doanh thu ước tính làm driver rồi phân bổ.

Bạn có thể làm tất cả các công việc trên bằng excel. Bạn cũng có thể tính được giá thành trước khi quote giá sẽ chào cho khách hàng. Đây là 1 công cụ kế toán giúp ích rất tốt cho doanh nghiệp đấy.

Nói thêm về phần chi phí gián tiếp, khi bạn đã rất thông thạo về hoạt động của công ty và muốn làm 1 hệ thống giá thành tốt và hoàn chỉnh hơn nữa thí mỗi 1 loại chi phí gián tiếp "chủ yếu" nên có 1 driver riêng. Công ty của bạn sẽ phải quản lý cái driver đấy để luôn luôn giảm thiểu các chi phí này.
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
bahaimot nói:
Dựa trên cơ sở sản xuất của bạn gia công theo công trình thì bạn nên tính giá thành theo từng công trình. Gọi là phương pháp job costing để tính giá thành cho từng đơn đặt hàng một.

Để làm được như vậy.
1) Tính toán cho biết 1 job như vậy cần bao nhiêu nguyên vật liệu chính, trong trường hợp này là sắt và ... những nguyên vật liệu chính khác nữa mà chỉ có người kỹ thuật mới biết được.
2) Giá thành cho những nguyên vật liệu này.
3) Tiền nhân công, công thợ. Ai sẽ tham gia làm ra sản phẩm ?... Thợ, designer.... Lương tất tật của họ là bao nhiêu 1 tháng. Mất bao nhiêu lâu để làm xong "job" đấy=> Tính ra giá nhân công.
4) Các chi phí gián tiếp: lương giám đốc, tiền thuê nhà xưởng, điện nước, bảo vệ, kế toán.... Không thể gán trực tiếp được cho từng "job" nên phải dùng 1 allocation base. Để cho dễ bạn chọn tạm doanh thu ước tính làm driver rồi phân bổ.

Bạn có thể làm tất cả các công việc trên bằng excel. Bạn cũng có thể tính được giá thành trước khi quote giá sẽ chào cho khách hàng. Đây là 1 công cụ kế toán giúp ích rất tốt cho doanh nghiệp đấy.

Nói thêm về phần chi phí gián tiếp, khi bạn đã rất thông thạo về hoạt động của công ty và muốn làm 1 hệ thống giá thành tốt và hoàn chỉnh hơn nữa thí mỗi 1 loại chi phí gián tiếp "chủ yếu" nên có 1 driver riêng. Công ty của bạn sẽ phải quản lý cái driver đấy để luôn luôn giảm thiểu các chi phí này.
trên thực tế, hằng tháng cơ sở làm hơn 100 cái đủ loại cả? Thế thì theo anh có cách nào hay hay không? hay vẫn tính từng cái một?
Ý em thế này, em sẽ lập 01 đơn vị giá thành đạc trưng và phổ biến nhất để làm cơ sờ, đến cuối tháng sẽ so sánh và lập lại điều chỉnh nhằm tính giá thành chính xác hơn. Ý anh thấy sao?
 
B

bahaimot

Guest
18/5/05
3
0
0
46
HCM
Bạn có thể làm như vậy. Nhưng nhớ cẩn thận xem nên làm mấy cái "đặc trưng". Tại vì 1 giá đặc chưng và phổ biến nhất có thể sẽ không đúng cho tất cả các trường hợp. Ví dụ như có loại cửa phải sử dụng nhiều sắt hơn, loại sắt tốt hơn thông thường, thiết kế cầu kỳ chẳng hạn... Cái giá chuẩn của bạn phải thể hiện được giá "gần chính xác" nhất. Bạn nên xem xét có cần thiết phải chia theo nhóm hay không? Về vấn đề này thì tùy vào professional judgement của bạn đấy !
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA