Dựa trên cơ sở sản xuất của bạn gia công theo công trình thì bạn nên tính giá thành theo từng công trình. Gọi là phương pháp job costing để tính giá thành cho từng đơn đặt hàng một.
Để làm được như vậy.
1) Tính toán cho biết 1 job như vậy cần bao nhiêu nguyên vật liệu chính, trong trường hợp này là sắt và ... những nguyên vật liệu chính khác nữa mà chỉ có người kỹ thuật mới biết được.
2) Giá thành cho những nguyên vật liệu này.
3) Tiền nhân công, công thợ. Ai sẽ tham gia làm ra sản phẩm ?... Thợ, designer.... Lương tất tật của họ là bao nhiêu 1 tháng. Mất bao nhiêu lâu để làm xong "job" đấy=> Tính ra giá nhân công.
4) Các chi phí gián tiếp: lương giám đốc, tiền thuê nhà xưởng, điện nước, bảo vệ, kế toán.... Không thể gán trực tiếp được cho từng "job" nên phải dùng 1 allocation base. Để cho dễ bạn chọn tạm doanh thu ước tính làm driver rồi phân bổ.
Bạn có thể làm tất cả các công việc trên bằng excel. Bạn cũng có thể tính được giá thành trước khi quote giá sẽ chào cho khách hàng. Đây là 1 công cụ kế toán giúp ích rất tốt cho doanh nghiệp đấy.
Nói thêm về phần chi phí gián tiếp, khi bạn đã rất thông thạo về hoạt động của công ty và muốn làm 1 hệ thống giá thành tốt và hoàn chỉnh hơn nữa thí mỗi 1 loại chi phí gián tiếp "chủ yếu" nên có 1 driver riêng. Công ty của bạn sẽ phải quản lý cái driver đấy để luôn luôn giảm thiểu các chi phí này.