Nghị định về mức lương tối thiểu từ 01/01/2010

  • Thread starter BaoLongSD7
  • Ngày gửi
B

BaoLongSD7

Sơ cấp
8/9/09
5
0
0
Hà Nội
Long scan NĐ 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu từ 01/01/2010
 

Đính kèm

  • ND97CP-_luong_toi_thieu_vung_2010_1257216919164.pdf
    255.1 KB · Lượt xem: 205
Khóa học Quản trị dòng tiền
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
NĐ 97 và 98/2009/NĐ-CP qui định mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng vào 01/01/2010

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam (gọi chung là doanh nghiệp trong nước) và Nghị định 98/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Mức lương tối thiểu sẽ chia thành 4 vùng, sát với mức tiền công, tiền lương và mức sống tại mỗi vùng. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp trong nước lần lượt là: vùng I- 980.000; vùng II- 880.000; vùng III- 810.000; vùng IV- 730.000 đồng/tháng và đối với lao động tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là: vùng I- 1.340.000; vùng II- 1.190.000; vùng III- 1.040.000; vùng IV- 1.000.000 đồng/tháng.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước theo từng vùng là 800.000; 740.000; 690.000; 650.000 đồng/tháng và đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.200.000; 1.080.000; 950.000; 920.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng sắp tới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 80.000 - 180.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền.

Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..., mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Nghị định nêu rõ, đối với công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước bảo đảm các điều kiện: Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân; lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,34 lần so với mức lương tối thiểu chung.

Trường hợp bảo đảm các điều kiện trên và có lợi nhuận kế hoạch cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 để tính đơn giá tiền lương.

Vùng I gồm các địa bàn: các quận thuộc Tp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

Vùng II gồm các địa bàn là: các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc Tp Hà Nội;

Các huyện thuộc Tp Hồ Chí Minh; các quận, huyện thuộc Tp Đà Nẵng, các quận thuộc Tp Cần Thơ; Các quận, huyện Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão thuộc Tp Hải Phòng;

Tp Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; Tp Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; Tp Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vùng III gồm các địa bàn: các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh được nêu tại vùng II); các huyện còn lại thuộc Tp Hà Nội; Thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;

Các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang; huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh; Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên; Các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; Các huyện còn lại thuộc Tp Hải Phòng; Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh; Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam; Thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;

Thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hoà; Huyện Tràng Bảng thuộc tỉnh Tây Ninh; Thị xã Đồng Xoài và các huyên Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước; các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương, Đồng Nai;

Thị xã Tân An và các huyên Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An; các huyện thuộc Tp Cần Thơ; Các huyện Châu Đức, Long Điền, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vùng IV bao gồm các địa bàn còn lại.


Nguồn : Cổng TT ĐT Chính Phủ



Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động


Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam

http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=578,1&_dad=portal&_schema=PORTAL
 
N

ngothily

Guest
2/6/09
4
0
0
38
Kon Tum
Chào các ban!
Minh đang làm trong cơ quan nhà nước và chuyên bên mảng tài chính. Sắp tới cuối năm mình phải kiểm tra và duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc nhưng vì mình mới chuyển đến công tác nên không hiểu rõ về mảng này. Các bạn có thể giúp mình làmthế nào, và cần những thông tin gì để thực hiện công việc tốt không? Giúp mình với! Thanks!
 
X

xuantinhtpv

Guest
3/3/10
1
0
1
35
Vinh
Lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng từ ngày 1/5/2010

(Chinhphu.vn) - Theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm nay (25/3), mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2010 sẽ là 730.000 đồng/tháng, tức là tăng 80.000 đồng/tháng so với mức lương 650.000 đồng hiện đang áp dụng.


Từ ngày 1/5 tới sẽ áp dụng mức lương tối thiểu mới là 730.000 đồng/tháng

Mức lương mới này được áp dụng đối với 4 loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật... Đồng thời, mức lương này cũng được dùng để tính trợ cấp kể từ ngày 1/5/2010 trở đi đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007.

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng thêm 12,3%

Cũng từ ngày 1/5, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng sẽ được tăng thêm 12,3% đối với 5 nhóm đối tượng. Kinh phí thực hiện tăng lương hưu, trợ cấp được Ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH bảo đảm.

5 nhóm đối tượng được tăng lương hưu và trợ cấp gồm:

1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.

3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/Đ-TTg ngày 4/8/2000; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

5. Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008.



Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong thời gian tới, các Bộ, ngành sẽ sớm ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định trên, để người lao động có thể nhận lương mới đúng hạn.

Nguồn kinh phí thực hiện tăng lương tối thiểu

Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu mới đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn như: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu; sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương.

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ. Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch, truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế).

Ngoài ra, ngân sách trung ương sẽ bảo đảm bổ sung kinh phí thực hiện tăng lương tối thiểu trong trường hợp các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện trích như trên nhưng vẫn không đủ kinh phí.

Đồng thời hỗ trợ những địa phương khó khăn, chưa cân đối được nguồn với mức bình quân 2/3 so với mức lương tối thiểu chung đối với người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố.

Riêng kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với người lao động làm việc trong các công ty thì công ty bảo đảm và được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí sản xuất kinh doanh.

Điều chỉnh hệ số tăng thêm tại các doanh nghiệp

Đối với DNNN bảo đảm các điều kiện: Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân; lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,1 lần so với mức lương tối thiểu chung (quy định cũ là 1,34 lần).

Trường hợp bảo đảm các điều kiện trên và có lợi nhuận kế hoạch cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa không quá 1,7 lần (quy định cũ là 2 lần) so với mức lương tối thiểu chung để tính đơn giá tiền lương.

(Nguồn: Nghị định 28/2010/NĐ-CP và 29/2010/NĐ-CP)​
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA