Chuyện quà cáp ngày hiến chương 20/11

  • Thread starter heorung123
  • Ngày gửi
H

heorung123

Guest
29/7/09
0
0
0
Hoi chi Minh
Nhân ngày nhà giáo VN 20/11 tất cả phụ huynh giàu lẫn nghèo điều tất bật mua sắm quà cáp cho thầy cô, theo bạn thì giữa phụ huynh nhà giàu và nhà nghèo có khắc biệt gì không?
Ngày xưa đi quà cô giáo là vải, bánh kẹo..
Ngày nay, đi quà là tiền, ...
Có phải kinh tế phát triền như vậy ko?
Học sinh con nhà nghèo, bố mẹ đi vải, áo dài, thuốc lá...
Học sinh con nhà giàu, bố mẹ đi rượu, tiền...
HS con nhà nghèo thấy tủi thân...với HS con nhà giàu k?...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Khóa học Quản trị dòng tiền
Phi Thi Dinh

Phi Thi Dinh

Nhìu bồ iu nhất WKT
Hừm mình cũng có con đang học nhà trẻ mà cũng lo ko bít ngày 20/11 này đi cái gì, có lẽ là tiền thôi. Mà đi 3 cô thì cũng mất 1 khoản đó. Ngày xưa thì đơn giản ko như bây giờ
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Để bàn luận về vấn đề bạn đưa ra, TAT có 2 giải thích cho 2 điểm bạn đặt dấu hỏi.

Điểm thứ nhất: Phụ huynh nhà giàu có khác phụ huynh nhà nghèo không? Khẳng định luôn là không.

Điểm thứ hai: Học sinh nhà nghèo có tủi thân với học sinh nhà giàu không? Cũng thưa luôn là không.

Ngày hiến chương các nhà giáo là ngày tôn vinh những người làm thầy. Người làm thầy chân chính và có đạo đức không phân biệt phụ huynh giàu hay phụ huynh nghèo. Người thầy cũng không phân biệt trò học kém với trò học giỏi.

Người làm thầy chỉ phân biệt trò ngoan và trò hư. Với trò ngoan, thầy cần phải tài bồi thêm tài năng và đạo đức. Trò hư, thầy xem xét căn nguyên để giáo dục và sửa sai cho trò.

Đấy là tư cách và đạo đức của người thầy. Những thầy cô giáo không làm được điêù này không đủ tư cách được tôn vinh trong ngày hiến chương 20/11.

Cha mẹ dạy cho con cái kính trọng người dạy mình, chứ không nên dạy con cái phân biệt quà cáp mình biếu xén cho thầy. Cha mẹ không dạy được con cái là lỗi của cha mẹ.

Nói thật là những lời TAT nói ra chả còn được ai nghe và đồng ý nữa. Buồn 10 phút tiếp theo...
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Để bàn luận về vấn đề bạn đưa ra, TAT có 2 giải thích cho 2 điểm bạn đặt dấu hỏi.

Điểm thứ nhất: Phụ huynh nhà giàu có khác phụ huynh nhà nghèo không? Khẳng định luôn là không.

Điểm thứ hai: Học sinh nhà nghèo có tủi thân với học sinh nhà giàu không? Cũng thưa luôn là không.

Ngày hiến chương các nhà giáo là ngày tôn vinh những người làm thầy. Người làm thầy chân chính và có đạo đức không phân biệt phụ huynh giàu hay phụ huynh nghèo. Người thầy cũng không phân biệt trò học kém với trò học giỏi.

Người làm thầy chỉ phân biệt trò ngoan và trò hư. Với trò ngoan, thầy cần phải tài bồi thêm tài năng và đạo đức. Trò hư, thầy xem xét căn nguyên để giáo dục và sửa sai cho trò.

Đấy là tư cách và đạo đức của người thầy. Những thầy cô giáo không làm được điêù này không đủ tư cách được tôn vinh trong ngày hiến chương 20/11.

Cha mẹ dạy cho con cái kính trọng người dạy mình, chứ không nên dạy con cái phân biệt quà cáp mình biếu xén cho thầy. Cha mẹ không dạy được con cái là lỗi của cha mẹ.

Nói thật là những lời TAT nói ra chả còn được ai nghe và đồng ý nữa. Buồn 10 phút tiếp theo...

Có chị đồng ý với em.
Nói thật với em đa số thầy cô giáo ngày nay đều vậy. Từ nhỏ các em học sinh đã sống trong môi trường "tham ô" như vậy hỏi sao mà đất nước không nghèo. Trường càng lớn thì tệ nạn càng kinh khủng. Có cung và có cầu.

Cha mẹ phụ huynh thì muốn con mình được đứng "top" và tìm mọi cách " mua chuộc" giáo viên bằng quà cáp, học thêm, mua hộ xe dream nhưng không lấy tiền, quà cho con cô giáo bằng chiếc xe hàng chục triệu đồng. Còn giáo viên, hơn ai hết sẽ đánh giá được " ý đồ" của phụ huynh học sinh, họ không từ chối và nhận quà giá trị ngày càng tăng thì mới thoả mản. Và cứ thế là " quà năm sau phải cao hơn năm trước. Từ đó giáo viên cũng tìm cách để được chủ nhiệm lớp "con nhà giàu", thứ nhất cha mẹ nó có tiền, thứ hai khả năng nó học yếu ít hơn đám con nhà nghèo.
Giáo viên , một số đã lấy giá trị "cống nộp" của phụ huynh học sinh làm thước đo để cho điểm. Bên cạnh việc "tham ô" còn là để "tự hào" rằng lớp mình toàn học sinh giỏi.

Suốt mấy năm trời đi dạy, mơ tôi cũng không bao giờ mơ nổi lớp chỉ toàn học sinh khá và giỏi, không có học sinh trung bình và yếu. Tôi chỉ giỏi lắm bằng lớp của tôi khi còn học ở cấp 3, một lớp điểm của nhà trường thế mà chỉ có 3 học sinh giỏi ,và 10 học sinh trung bình, còn lại là học sinh khá. Thế nhưng trên đời lại có những lớp được xếp loại như thế gần 50% học sinh giỏi, còn lại là học sinh khá.

Thế còn Ban Giám Hiệu thì sao? Cũng chạy theo thi đua, chạy theo thành tích, chỉ đạo giáo viên làm cách nào để nâng tỉ lệ học sinh giỏi lên, không có học sinh yếu, hạn chế học sinh trung bình.

Một nghịch lý xảy ra trong ngành giáo dục, tỉ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng. Học sinh trung bình thấp đến gần nhwu không có. Thế nhưng năm nào cũng nghe giáo viên than thở, XH chê trách : học sinh ngày nay yếu quá.

Ngày xưa tôi đi học phổ thông gần như không có quà gì để tặng Thầy Cô. Nhà tôi nghèo đến không thể có được cây viết đàng hoàng để viết bài nói gì đến quà tặng Thầy Cô. Đến Tết thầy cô tôi chỉ nhìn bạn bè mà thán phục. Khi tôi vào sư phạm, lúc đó và hơn lúc nào hết tôi thực sự cảm nhận được ý nghĩa của chữ Ơn Thầy. Lúc đó có học bổng nên bọn chúng tôi có thể mua chút quà đến mừng Tết thầy chủ nhiệm, còn các Thầy Cô khác thì chúng tôi chỉ đến chúc Tết mà thôi. Chúng tôi lúc đó nhưng nhà giáo tương lai cảm thấy trân trọng những đêm đi chúc Tết Thày Cô. Và khi đi dạy, tôi cũng chỉ mong tối đêm 19 các em đến chúc Tết tôi như đêm giao thừa, Thầy trò cùng trò chuyện. Niềm vui của tôi lúc đó thật đơn giản: học trò học tốt hơn. Tôi xem việc học sinh chỉ biết tặng quà mà không học là một sự xúc phạm. Có một năm, 20/11 các em đến chúc Tết và tặng cho tôi mấy cuốn sổ tay, loại mà các em bây giờ hay sử dụng để làm lưu bút, chép nhạc. Tôi rất vui. Nhưng hôm sau khi lên lớp, khi gọi kiểm tra bài cũ 2 em, cả 2 đều không học bài, tôi buồn và giận run. Có thể các em không nghỉ là đã tặng quà tôi rồi nên có thể nghỉ xã hơi 1 bữa, nhưng tôi lại nghỉ như vậy. Tôi khóc ngay trên lớp và yêu cầu các em đến mang ngay những món quà đã tặng cho tôi ngày 20/11. Ngày hôm đó gần 1/2 lớp kéo vào nhà tôi xin lổi và sau đó các em thường lấy việc cố găng học để làm tôi vui. Đến giờ tính tôi vẫn thế.

Năm 1992, khi tôi về SG sống được 1 năm, tôi nhận dạy kèm tại gia cho một số học sinh. Phương pháp của tôi có thể giúp 1 học sinh yếu trở thành học sinh giỏi nếu học sinh cố gắng học. Hầu hết gia đình học sinh tôi dạy đều khá giả. Trong số học sinh tôi dạy có 1 con bé học rất yếu, tôi dạy nó được 4 buổi đến buổi thứ 5 nó nói với tôi: "mướn Cô tới đây để cô giải bài tập cho em mà cô tới đây toàn bắt em làm bài, bắt trả lời bài học đủ thứ". Và đó là buổi dạy cuối cùng của tôi với em này dù rằng phụ huynh có xin lổi và năn nỉ cách mấy tôi vẫn không nhận.

Ngày 20/11 đối với tôi rất nhiều kỷ niệm. Và tôi kể chuyện này để muôsn nói rằng: đối với Thầy Cô thế nào thì cũng tuỳ mỗi chúng ta. Ngày xưa tôi có đám học trò, khi học lên lớp trên rồi còn quay về năn nỉ tôi dạy tiếp. Tôi không biết là nó đang theo học Thầy kia nên đồng ý nhận dạy. Sau đó Thầy đó phát hiện ra ( anh ta là Hiệu Phó), và cả tôi và lũ học trò theo tôi đều phải đối đầu với sự trù dập của Thầy đó,nhưng rồi có ai làm gì được tụi nó đâu bởi vì nó thật sự giỏi.

Hãy khuyên con cháu mình thật sự học giỏi đi, một món quà nhỏ cùng với việc học giỏi sẽ làm giáo viên vui và tự hào hơn về thành quả của mình
 
G

girl

Ôi cái cuộc đời này!
28/4/09
769
1
18
HD
Để bàn luận về vấn đề bạn đưa ra, TAT có 2 giải thích cho 2 điểm bạn đặt dấu hỏi.

Điểm thứ nhất: Phụ huynh nhà giàu có khác phụ huynh nhà nghèo không? Khẳng định luôn là không.

Điểm thứ hai: Học sinh nhà nghèo có tủi thân với học sinh nhà giàu không? Cũng thưa luôn là không.

Ngày hiến chương các nhà giáo là ngày tôn vinh những người làm thầy. Người làm thầy chân chính và có đạo đức không phân biệt phụ huynh giàu hay phụ huynh nghèo. Người thầy cũng không phân biệt trò học kém với trò học giỏi.

Người làm thầy chỉ phân biệt trò ngoan và trò hư. Với trò ngoan, thầy cần phải tài bồi thêm tài năng và đạo đức. Trò hư, thầy xem xét căn nguyên để giáo dục và sửa sai cho trò.

Đấy là tư cách và đạo đức của người thầy. Những thầy cô giáo không làm được điêù này không đủ tư cách được tôn vinh trong ngày hiến chương 20/11.

Cha mẹ dạy cho con cái kính trọng người dạy mình, chứ không nên dạy con cái phân biệt quà cáp mình biếu xén cho thầy. Cha mẹ không dạy được con cái là lỗi của cha mẹ.

Nói thật là những lời TAT nói ra chả còn được ai nghe và đồng ý nữa. Buồn 10 phút tiếp theo...
em đồng ý với anh nhưng thời nay khác rùi anh ơi điều anh nói chỉ đúng với ngyaf xưa thui.Thủ hỏi xem bây giưò anh biét được bao nhiêu người thầy như vậy?bây giưò từ mẫu giáo cho dến đại học nếu xét theo những gì anh nói thì em chảng thấy ai đủ tư cách làm thầy cả.em ko vơ đũa cả nắm nhưng những ngưởi đủ tư cách chắc dếm đủ trên dầu ngón tay dấy
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
em đồng ý với anh nhưng thời nay khác rùi anh ơi điều anh nói chỉ đúng với ngyaf xưa thui.Thủ hỏi xem bây giưò anh biét được bao nhiêu người thầy như vậy?bây giưò từ mẫu giáo cho dến đại học nếu xét theo những gì anh nói thì em chảng thấy ai đủ tư cách làm thầy cả.em ko vơ đũa cả nắm nhưng những ngưởi đủ tư cách chắc dếm đủ trên dầu ngón tay dấy

Vâng, cuộc sống là thế!!

Khi TAT còn là sinh viên. Năm đó là năm thứ 3, TAT có 2 người thầy - cả 2 vị đều là cánh chim đầu đàn của Kiểm Toán Viên Độc Lập của Việt Nam.

Một người sau này hướng dẫn TAT viết luận văn và 1 người chấm phản biện.

Trong năm thứ 3, 2 thầy thay nhau dạy nhóm của TAT môn Kiểm Toán Nâng Cao. 1 thầy rất khô khan trong cách giảng và 1 thầy rất nhiệt tình.

Thầy khô khan ra đề thi, nhưng hầu hết sinh viên đều tìm cách đến nhà thầy nhiệt tình đưa quà cáp. TAT là người phản ứng đầu tiên về việc đó nên kết quả thi chỉ dừng lại ở mức độ Khá.

Khi làm luận văn, Thầy khô khan hướng dẫn TAT làm bài. TAT chỉ đến nhà thày duy nhất 1 lần để nộp đề tài, ngoài ra không đến bất cứ lần nào khác cả.

Thầy nhiệt tình là thầy phản biện trong lễ tốt nghiệp, khi thầy nhìn thấy TAT, câu đầu tiên thầy nói là: Em cũng được làm luận văn hay sao?

Thầy hướng dẫn cho TAT điểm 9,5.

Thầy phản biện cho TAT điểm 10.

Năm 2006, khi TAT gặp lại cả 2 thầy trong một buổi tiệc. Cả 2 thầy đều nhớ TAT.

Thầy khô khan bảo: Tôi biết chắc em sẽ không hợp với nghề Kiểm toán.

Thầy nhiệt tình nói: Em có thể làm việc với thầy nếu em muốn.

Cả 2 thầy đều đúng. Lúc TAT còn là sinh viên, TAT rất ghét thầy nhiệt tình vì thầy miệng nói 1 đằng lại làm 1 nẻo. Sinh viên nào quà cáp được điểm cao, còn không sẽ bị điểm thấp. Còn bây giờ thì TAT hiểu đó là cuộc sống. Con người ta không thể không thay đổi được.
 
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,406
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Lớp 4......cả lớp 20 đứa, chen nhau lên 2 chiếc xích lô để đi đến nhà cô .....lần nào cũng vây....1 bánh xà phòng thơm + 1 bức tranh vẽ em bé. vì mong cô sớm lấy chồng........

Cả năm lớp 4 cô lo học phí và sách vở cho mình ....lúc cô sang thăm nhà mình, lúc đó mình chỉ mong cô là Mẹ .....cảm giác đó thật khó tả.....nhưng hồi đó chỉ là thằng con trai nhút nhát, chỉ dám đứng nhìn cô thôi......

Mong cô luôn hạnh phúc.


Con tin còn có nhiều thầy cô giáo giống như cô vậy.....
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Ngày xưa...
Bố Mẹ mình đều là giáo viên, chưa lần nào mình mua quà tặng
Chỉ thầy Bố Mẹ vui khi đến ngày Nhà giáo VN, đôi khi mình còn quên cả câu chúc mừng
Thầy cô mình, mình cũng nhiều lần tặng quà
Quà của Thầy Cô khi là bức tranh lịch Tàu, khi là bông hoa vườn nhà, khi là tranh mình vẽ
Còn bây giờ....
Thầy cô của con mình: quà tặng Thầy cô có thể giúp 1 ngưòi nghèo sống qua 1 tháng
Quà có thể mua đựoc trăm bức tranh Tàu, gần chục bó hoa
.....
Xã hội phát triển thật rồi...
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
3 năm trước nhờ người quen xin được cho thằng con trai mình vào học mẫu giáo ở trường nhà nước có thể nói là Top One ở thành phố này. Thằng nhỏ lười ăn lắm, một bữa ăn của nó dài lê thê. Mình biết con mình thế nào thế nên mình "biết điều" gởi gắm cô giáo chú ý cái ăn của nó giúp.

Đầu năm học thì có Trung thu, rồi thì ngày phụ nữ 20/10, sau đó là ngày nhà giáo 20/11, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, ngày 8/3... Tất cả những ngày đó mình đều tế nhị gửi cô quà để "cảm ơn" cô giáo đã kiên nhẫn với cái sự ăn chậm của thằng con mình. Quà thì lúc nào cũng vậy, một lớp có 2 cô thì 2 phần bằng nhau, mua cái gì đấy để làm bình phong và chủ yếu là cái "nhân" bên trong, nhân không nhiều không ít, vừa phải thôi. Đưa đón con đi học lúc nào cô cũng vui vẻ nhiệt tình, thú thực là thấy cô giáo vui vẻ thì mình cũng an tâm phần nào và thầm cảm ơn cô giáo.

Tháng 4, tháng 5 mình quên phéng đi mất cái chuyện lễ nghĩa. Một hôm đưa cháu đến lớp là 7h15 trễ hơn mọi khi 5-10 phút gì đấy, trước mặt các phụ huynh đang đưa con đi học lúc đó, trước tất cả các cháu bé cùng lớp và cả lớp khác xung quanh, cô giáo lớn tiếng mắng mình như tát nước, nào là "nó ăn chậm lắm, bữa sau đến lớp lúc 6h45 nhen", rồi thì "em cho cháu nghỉ đi ra ngoài học trường tư nhân đi, ở đó người ta kèm kỹ hơn", và và...

Ngậm bồ hòn, hôm sau đưa con đi học thật sớm, 6h45, trường chưa mở cửa, đợi... Hôm sau đi trễ hơn tí, 6h50, trường mở cửa rồi nhưng cô giáo chưa đến, đơi... Hôm sau đi trễ hơn nữa, 7h00, cô giáo đến rồi, lớp cũng đã mở cửa nhưng chưa đến giờ ăn, mới chỉ có lác đác vài bé đến sớm vì bố mẹ phải đi làm sớm. Qua sông thì phải lụy đò... Cái câu ấy từ ngày xưa đã nghe nhưng bây giờ thì hiểu và thấm thía. Con mình đúng là ăn chậm thật nhưng 7h15 không phải là giờ đi học trễ.

Nghỉ hè, năm học sau cô giáo tiếp tục lên theo lớp. Chuyển trường cho con chẳng để làm gì, chuyển lớp lại càng ngu ngốc hơn. Ở đâu cũng thế, chủ yếu là bố mẹ phải luôn nhớ đến cô, thế là cô lại vui vẻ nhiệt tình ngay thôi ấy mà.

Cha mẹ mình ngày xưa cũng là giáo viên. Cha làm quản lý và không chủ nhiệm lớp, mỗi tuần chỉ đứng lớp vài tiết để nắm chuyên môn, ngày 20/11 của ông chỉ có đồng nghiệp với nhau và rất ít học trò. Mẹ làm chủ nhiệm cấp 1, ngày 20/11 của bà luôn đầy ắp học trò và phụ huynh, lác đác vài cựu học sinh đã vào cấp 3 - đại học, vài phụ huynh + con là học trò 2 thế hệ, quà cáp đủ loại đủ thứ.

Không biết lúc đó cha mẹ mình thế nào, phụ huynh nghĩ gì nhưng sao bây giờ mình cho con học mà thấy đạo đức xã hội ngày càng bị hiện kim hóa quan hệ. Mình không theo thì cả con lẫn cha đều không yên thân, con trẻ thì vô tư không biết gì, mình không muốn để con trẻ bị tiêm vào đầu thứ giáo dục mà ở đó cô giáo là vua mà cả con và cha đều phải sợ. Đi đâu rồi cũng thế, muốn cho con mình nhìn thấy cô giáo cũng phải tôn trọng cha nó thì đành phải bỏ tiền ra để mua sự tôn trọng đó. Cả xã hội này đang làm hỏng lẫn nhau, cả người đưa lẫn người nhận. Quà thì luôn luôn là hiện kim, là tờ xanh tờ đỏ với ảnh Bác tươi cười.
 
ketoan4mat

ketoan4mat

Cao cấp
24/4/03
3,906
17
38
Sài Gòn đẹp lắm
..Đấy là tư cách và đạo đức của người thầy. Những thầy cô giáo không làm được điêù này không đủ tư cách được tôn vinh trong ngày hiến chương 20/11.
....
oh, nếu điều này đúng thì chắc là sẽ có rất ít thầy cô giáo đc tôn vinh ngày 20/11 bác TATnhỉ?
[size=+2]Em cũng hi vọng số lượng thầy cô đủ tư cách như bác nói ngày càng nhiều để họ đươc tôn vinh đúng nghĩa nhân ngày nhà giáo VN. [/size]
Vì môi trường giảng dạy trong nhà trường hiện nay (từ mầm non cho đến đại học- cao học..) luôn có những vấn đề nhức nhối.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
oh, nếu điều này đúng thì chắc là sẽ có rất ít thầy cô giáo đc tôn vinh ngày 20/11 bác TATnhỉ?
[size=+2]Em cũng hi vọng số lượng thầy cô đủ tư cách như bác nói ngày càng nhiều để họ đươc tôn vinh đúng nghĩa nhân ngày nhà giáo VN. [/size]
Vì môi trường giảng dạy trong nhà trường hiện nay (từ mầm non cho đến đại học- cao học..) luôn có những vấn đề nhức nhối.

Nói thật lòng là: TAT cũng từng đứng giảng cho các học viên, cũng từng chấm bài cho các học viên, cũng đã từng xét cho người này đỗ người kia trượt...

Ngày xưa thì Con Sâu làm "bẩn" nồi canh. Còn bây giờ Con Sâu làm "giàu" nồi canh. Mỗi thời mỗi khác, quan niệm cũng thay đổi. Thôi thì gió chiều nào che chiều đó thôi. Chống đối làm chi? Thua thiệt có ngày.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA