Thông tư số 203/2009/TT-BTC về quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ

  • Thread starter fourT
  • Ngày gửi
F

fourT

Guest
3/12/07
17
0
1
Nha Trang
Ngày 20/10/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 203/2009/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ. Thông tư này thay thế cho Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010
 

Đính kèm

  • 203_2009_TT-BTC Huong dan quan ly, trich khau hao TSCD.rar
    29.1 KB · Lượt xem: 2,092
Khóa học Quản trị dòng tiền
mrhung

mrhung

Nguyễn Trọng Hùng
23/4/08
340
19
18
Hà Giang
webketoan.vn
Theo tôi cơ bản vẫn như Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC có thay đổi 1 chút câu từ và điều khoản, sự thay đổi nổi bật hơn cả đó là thể loại văn bản, từ Quyết định thành Tông tư.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Mình tiếc là nguyên giá vẫn còn giữ ở mức 10 triệu theo QĐ206/2003/QĐ-BTC
Chưa cải cách phần này. Giá trị 10 triệu hiện không phù hợp với mặt bằng giá cả hiện nay.
 
tamnt07

tamnt07

Sống đơn giản, lấy nụ cười làm căn bản!
21/3/07
5,621
619
113
The Capital
Mọi người tham khảo nè:
Ngày 20 tháng mười vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 203/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và thay thế Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003. Về cơ bản, Thông tư số 203 không có thay đổi lớn so với Quyết định số 206, Thông tư số 203 bổ sung các qui định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và sửa đổi cho phù hợp do Luật Doanh nghiệp Nhà nước sẽ hết hiệu lực vào ngày 1/7/2010. (Từ ngày 1/7/2010, mọi loại hình doanh nghiệp đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp). Thông tư 203 có một số điểm thay đổi cần lưu ý như sau:


Về phạm vi áp dụng

Chi phí khấu hao TSCĐ tính theo qui định Thông tư này được sử dụng để xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhà nước không còn bắt buộc áp dụng Thông tư này khi lập báo cáo tài chính, hạch toán kế toán.

Về xác định nguyên giá của TSCĐ

So với Quyết định số 206, Thông tư số 203 bổ sung, làm rõ hơn:

●TSCĐ hữu hình mua sắm, bổ sung thêm: Trường hợp mua là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình, còn nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp đưa TSCĐ vào sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp dỡ bỏ nhà cửa, vật kiến trúc để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất ghi nhận như trên; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới là giá quyết toán công trình, tài sản dỡ bỏ hạch toán theo qui định thanh lý TSCĐ.

●TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Theo Quyết định số 206, nguyên giá TSCĐ là giá thành thực tế cộng các chi phí. Thông tư số 203 phân biệt rõ hai trường hợp:

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán thì nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình.

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế cộng các chi phí.

●TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng theo phương pháp giao thầu: nguyên giá là giá quyết toán công trình cộng các chi phí khác (không đổi so với Quyết định 206). Bổ sung thêm: Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán thì hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán.

●TSCĐ được cho, tặng, nhận góp vốn, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa: Theo Quyết định 206, Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải trả. Thông tư số 203 phân biệt rõ hai trường hợp:

- TSCĐ hữu hình được cho, tặng, do phát hiện thừa: nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

- TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nguyên giá là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhật trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

●TSCĐ được cấp, được điều chỉnh đến: Theo Quyết định số 206, nguyên giá là giá trị còn lại trên sổ sách của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển cộng các chi phí; và Quyết định số 206 cũng có qui định riêng đối với tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp. Thông tư số 203 chỉ qui định: nguyên giá là giá trị còn lại trên sổ sách của đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp cộng các chi phí.

●TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Theo Quyết định số 206, nguyên giá là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm. Thông tư số 203 bỏ chi phí liên quan đến khâu thiết kế.

●TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: cũng như Quyết định 206, Thông tư số 203 chia ra làm hai trường hợp:

- Được giao đất có thu tiền sử dụng đất (Quyết định 206 chỉ gọi là quyền sử dụng đất): nguyên giá là toàn bộ khoản chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng các chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ; hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhân góp vốn (không đổi so với Quyết định 206)

- Thuê đất: thì tiền thuê đất được tính vào chi phí kinh doanh không ghi nhận TSCĐ vô hình (không đổi so với Quyết định 206, tuy nhiên bổ sung hai trường hợp):

+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

+ Trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng.

Trường hợp nguyên giá TSCĐ được thay đổi:

Theo Quyết định số 206, nguyên giá TSCĐ được thay đổi theo trường hợp Đánh giá lại TSCĐ theo qui định của pháp luật, ‚Nâng cấp TSCĐ, ƒTháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ. Thông tư số 203 vẫn giữ lại trường hợp ‚và ƒvà nói rõ hơn: Đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp: Theo quyết định của cơ quan Nhà nước; tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, dùng tài sản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

Đầu tư nâng cấp, sửa chữa TSCĐ

Quyết định số 206 qui định: Chi phí để nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá không đưa vào chi phí trong kỳ. Chi phí sửa chữa TSCĐ không tính tăng nguyên giá mà hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ không quá 3 năm. Đối với TSCĐ với trích trước tiền sửa chữa thì phải đảm bảo điều kiện “sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi” và phải thông báo cho cơ quan thuế kế hoạch trích trước.

Thông tư số 203 qui định tương tự như Quyết định số 206 nhưng bỏ điều kiện “sau khi trích trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi” và không có qui định phải thông báo cho cơ quan thuế kế hoạch trích trước.

Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ

Về cơ bản nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ của Thông tư số 203 tương tự như Quyết định số 206, Thông tư số 203 bổ sung một số trường hợp được trích khấu hao và không được trích khấu hao (đã qui định và áp dụng theo các qui định về thuế TNDN – cụ thể là Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008). Ngoài ra, Thông tư số 203 còn hướng dẫn thêm như sau:

●TSCĐ sử dụng phục vụ phúc lợi cho người lao động (như nhà nghỉ giữa ca, nhà thay quần áo…) có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng để trích khấu hao và thông báo cho cơ quan thuế.

●TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được, doanh nghiệp xác định trách nhiệm bồi thường. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản vài tiền bồi thường và giá trị thu hồi được, dùng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp; trường hợp quỹ này không đủ để bù đắp thì tính vào chi phí.

●Đánh giá lại TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển thì TSCĐ này phải được tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó, thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm và phải đăng ký với cơ quan thuế.

●Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng giữa giá trị ghi sổ sách không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ không quá 10 năm.

Thẩm quyền phê duyệt phương án thay đổi thời gian sử dụng của TSCĐ

Theo Quyết định số 206, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Bộ Tài chính. Thông tư số 203 chia làm hai trường hợp:

●Bộ Tài chính phê duyệt đối với các công ty nhà nước gồm: các công ty các Tập đoàn, Tổng công ty, các công ty con Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

●Sở Tài chính phê duyệt đối với công ty Nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, UBND tỉnh, các doanh nghiệp khác có trụ sở chính trên địa bàn.

Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian sử dụng TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian sử dụng không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi.

Thời gian sử dụng TSCĐ vô hình

Thông tư số 203 bổ sung: TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thời gian sử dụng là thời gian bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ (không tính thời gian gia hạn).

Về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ

Chỉ có thay đổi đối với: Máy móc, thiết bị dùng trong ngành khai khoáng: từ 5 năm đến 10 năm (Quyết định số 206 là từ 5 năm đến 8 năm); ‚Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thủy tinh: từ 10 năm đến 20 năm (Quyết định số 206 là từ 6 năm đến 8 năm).

Về Danh mục các nhóm TSCĐ, bổ sung vào nhóm B – Máy móc, thiết bị công tác gồm 4 loại TSCĐ là Máy móc, thiết bị dung trong ngành lọc hóa dầu; ‚Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí; ƒMáy móc, thiết bị xây dựng; „Cần cẩu.

Về tổ chức thực hiện

Thông tư số 203 bổ sung: Các cá nhân kinh doanh có TSCĐ đáp ứng đủ các qui định về quản lý TSCĐ qui định tại Thông tư này thì được trích khấu hao để tính thuế TNCN.

Thông tư số 203 có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và thay thế Quyết định số 206.

Theo VnEcon.com
 
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
Theo cái này thì các bác cho em biết là Quyền sử dụng đất có thời hạn có được tính khấu hao không ạ?
 
S

stephanie

Guest
23/6/09
2
0
0
Hà Nội
Thông tư 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ

Ngày 20/10/2009, BTC đã ban hành TT 203 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thông tư này sẽ thay thế QĐ 206 trước đây kể từ ngày 1/1/2010.

Về nội dung TT 203 này có nhiều điểm mới nên mình đưa ra đề tài này để anh/chị/các bạn quan tâm cùng thảo luận.

Về phía mình, mình chưa thật sự hiểu rõ khoản 2 - Điều 3- Phần B - Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định. Phần này có nêu" Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bày điều kiện sau..."

"Giai đoạn triển khai" và "TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp" là muốn nói đến điều gì? bạn nào có thể cho mình một ví dụ về các chi phí được đề cập đến ở mục này ko

Để tiện cho việc trao đổi, nghiên cứu, mình xin gửi kèm theo TT203
 

Đính kèm

  • QD2841-2009-BTC-dinh chinh TT 203.pdf
    165.3 KB · Lượt xem: 331
  • TT203-2009-BTC-thay the QD 206 tu 01012010.pdf
    248.9 KB · Lượt xem: 268
S

stephanie

Guest
23/6/09
2
0
0
Hà Nội
Theo cái này thì các bác cho em biết là Quyền sử dụng đất có thời hạn có được tính khấu hao không ạ?

tiết đ, khoản 2, Điều 4- Phần B của TT này nêu rõ:
-Nếu được giao quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất: được ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ và trích khấu hao theo quy định của TT này
- Nếu thuê đất thì dù là trả tiền hàng năm hay trả tiền thuê một lần thì không ghi nhận là TSCĐ vô hình mà ghi nhận vào chi phí kinh doanh.
 
linhlot

linhlot

Hãy như là cục đất...
28/2/08
461
4
18
Cu jut DakNong
Mục này mình chưa rõ lắm.có bạn nào hiểu hơn giải thích cho mình với.
5. Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2009:
a. Cách xác định mức trích khấu hao:
- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.
- Xác định thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:

T = T2 (1 - t1/T1)

Trong đó:
T : Thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định
T1 : Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.
T2 : Thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.
t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định
- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố định) như sau:

Mức trích khấu hao Giá trị còn lại của tài sản cố định
trung bình hàng năm =
của tài sản cố định Thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
b. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ : Doanh nghiệp sử dụng một máy dệt có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2007. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy dệt này tính đến hết ngày 31/12/2008 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.
- Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy dệt là 480 triệu đồng.
- Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của máy dệt theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 5 năm.
- Xác định thời gian sử dụng còn lại của máy dệt như sau:
Thời gian
sử dụng còn lại = 5 năm x ( 1 - 2/10) = 4 năm
của TSCĐ
- Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 4 năm = 120 triệu đồng/ năm (theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC)
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 120 triệu đồng : 12 tháng = 10 triệu đồng/ tháng
Từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2012, doanh nghiệp trích khấu hao đối với máy dệt này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 10 triệu đồng.
 
Sửa lần cuối:
Z

zoro

Cao cấp
1/8/06
255
2
0
webketoan
tiết đ, khoản 2, Điều 4- Phần B của TT này nêu rõ:
-Nếu được giao quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất: được ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ và trích khấu hao theo quy định của TT này
- Nếu thuê đất thì dù là trả tiền hàng năm hay trả tiền thuê một lần thì không ghi nhận là TSCĐ vô hình mà ghi nhận vào chi phí kinh doanh.


Nhưng mà phần C. điều 9 lại như vậy nè:

Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).
- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.
 
T

thachlam

Guest
29/7/09
2
0
0
tp.vung tau
Moi ngươì cho em hỏi môt chút nhé. Em đoc thông tư thì thâý không có gì mơí cả chỉ có khác là càc điêù mục rõ ràng hơn thôi mà bạn em cứ nói là trong tháng 1/2010 phải báo cho thuê tình hình trích khâú hao TSCD tại doanh nghiệp như vâỵ có đúng không ?
cam ơn mọi ngươì
 
cho mình hỏi vậy khi công ty TNHH 2 thành viên của mình mua một căn nhà thì mình có cần tách làm 2 phần TSCĐ Hữu hình và vô hình để chỉ trích khấu hao TSCĐ hữu hình thôi,...hay lấy toàn bộ giá trị mua căn nhà ấy (tất nhiêu bao gồm cả quyền sử dụng đất) để làm nguyên giá trích khấu hao luôn vậy.
Cảm ơn mọi người.
 
D

dieptruc

Guest
5/3/09
1
0
0
hcm
Các bạn ơi có ai biết là phí bảo hiểm xe ô tô có được đưa v giá gốc TSCD không ?
 
N

ngoczung

Trung cấp
1/12/09
160
0
0
quận 1 - TP. HCM
Các bạn ơi có ai biết là phí bảo hiểm xe ô tô có được đưa v giá gốc TSCD không ?

Chào bạn
- Trong trường hợp mua bảo hiểm thân vỏ ngay tại thời điểm mua xe thì có thể đưa luôn vào nguyên giá của tài sản CĐ.
- Nếu sang tháng khác của tháng nhập TSCĐ, bạn HT vào TK 142 (1 năm) hoặc TK 242 (trên 1 năm) và phân bổ dần.
 
K

kubi

Sơ cấp
10/3/09
39
0
6
46
Hà nội
cái này mới đấy,cảm ơn các Pác,em đang nản định treo Bằng đi làm việc khác,đói quá có khi lại về nghề chiến đấu thoai!
 
chieu8283

chieu8283

Cao cấp
21/3/08
366
5
18
Hà Nội
Mình thấy phần chi phí có ghi là lãi vay trong khi đầu tư mua sắm tài sản cố định được tính vào nguyên giá? Là thế nào nhỉ.
 
K

khanhtuong

Guest
Ngày 20/10/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 203/2009/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ. Thông tư này thay thế cho Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010
Bạn ơi!! Nếu trước ngày 1/1/2010 cty mình tính thời gian khấu hao không đúng với phụ lục 1 trong thông tư này thì sao?? Mình phải làm sao? Có cần thay đổi không?? Giúp mình nhé!! cảm ơn!!
 
N

nguyenthanhcct

Sơ cấp
4/11/09
10
0
1
51
ca mau
tiết đ, khoản 2, Điều 4- Phần B của TT này nêu rõ:
-Nếu được giao quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất: được ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ và trích khấu hao theo quy định của TT này
- Nếu thuê đất thì dù là trả tiền hàng năm hay trả tiền thuê một lần thì không ghi nhận là TSCĐ vô hình mà ghi nhận vào chi phí kinh doanh.
* Bạn hiểu nhầm rồi TSCĐ vô hình quyền SDĐ không được trích khấu hao
 
M

minhnt9

Trung cấp
13/3/06
53
1
8
Hà Nội
Cho mình hỏi về trrường hợp của Cty mình:
- Nhà nước thu hồi và giao cho cty thuê đất để đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất, có cấp giấy CN quyền sd đất, trong giấy ghi thời hạn sử dụng đất là 50 năm, có hợp đồng thuê đất với UBND xã, thời hạn thuê đất là 50 năm, cty trả tiền thuê đất hàng năm.
- Cty đền bù giải phóng mặt bằng + san lấp mặt bằng mất khoảng 15 tỷ.
=> Vậy 15 tỷ này được ghi nhận là TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất) không? Và giá trị này có được trích khấu hao không? Nếu được trích khấu hao thì trong thời gian 50 năm à?
- Còn tiền thuê đất, công ty trả hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ rồi.
Rất mong các anh chị chỉ giúp. Thank
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA