Các vấn đề về quỹ đầu tư

  • Thread starter Vualua
  • Ngày gửi
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Nơi post các bài về quỹ đầu tư , quỹ đầu tư tài chính mạo hiểm , Các trao đổi về quản lý danh mục và môi trường đầu tư . Hệ thống quản lý quỹ và triển vọng tại VN
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Chuyên mục :

Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ, theo quy chế của Việt nam


Sau khi có các cơ sở pháp lý về thị trường chứng khoán (TTCK) tại Việt Nam, cụ thể là sau Nghị định 48/1998/NĐ/CP, cùng với một số văn kiện quan trọng khác, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước Việt Nam (SSC) đã ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Bài này chỉ khái quát lại một số điểm nổi bật để người đọc tham khảo.

Theo tinh thần của quy chế, chỉ có hai loại quỹ căn bản được đề cập, đó là quỹ đầu tư chứng khoán đóng (quỹ đóng) và quỹ đầu tư chứng khoán mở (quỹ mở). Như thế, mặc nhiên có thể hiểu là các hình thái quỹ khác không hoặc chưa được thành lập. Theo định nghĩa của quy chế, một quỹ được gọi là đóng khi người đầu tư không thể bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đó trong suất thời gian tồn tại của quỹ. Ngược lại, đối với quỹ mở, người đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ mà họ đã mua.

Tham gia trong quá trình hoạt động của quỹ chủ yếu có công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ là thực thể đứng ra quản lý quỹ, phát hành chứng chỉ đầu tư, cử người điều hành, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm về hiệu quả và pháp lý của quỹ. Ngân hàng giám sát đảm nhận việc bảo quản, lưu ký các chứng khoán (hàng hoá) mà quỹ nắm giữ để kinh doanh, lưu giữ các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan tới tài sản của quỹ, đồng thời giám sát hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.

Theo nội dung của quy chế thì công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán là hai thực thể được cơ cấu và tổ chức khác nhau. Về nguyên tắc, công ty quản lý quỹ cùng lúc có thể khai sinh và quản lý nhiều quỹ độc lập nhau. Đồng thời có sự độc lập cả về tài sản, các nghĩa vụ tài chính giữa công ty quản lý quỹ và một quỹ đầu tư nào đó.

Người điều hành quỹ là người được công ty quản lý quỹ chỉ định để trực tiếp điều hành hoạt động của một quỹ. Trong khi công ty quản lý quỹ được tổ chức và hoạt động như một doanh nghiệp, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị và hệ thống hành chính nhân sự,… thì quỹ đầu tư là một tập hợp có điều lệ và tài sản độc lập nhưng không có bộ máy điều hành riêng gắn trực tiếp với nó. Quỹ đầu tư không có pháp nhân mà chỉ có "đại hội những người đầu tư” do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát triệu tập có điều kiện và tuỳ thuộc vào tình huống được nêu trong quy chế. Các quỹ đầu tư khi được tổ chức theo quy chế của SSC thì thực chất có thể xem là các sản phẩm của công ty quản lý quỹ đầu tư. Tuy nhiên, theo định nghĩa của quy chế, chúng lại được xem là tài sản "uỷ thác" cho công ty quản lý quỹ để quản lý (Điều 3.I). Đồng thời quyền lợi và nghĩa vụ đối với một quỹ của công ty quản lý quỹ nào có thể được chuyển nhượng cho một công ty quản lý quỹ khác (Điều 15 của quy chế), nếu được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận.

Một số quy định về cơ cấu vốn và điều kiện đầu tư của công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư, được nêu đặc trưng trong quy chế, như sau (tập trung chủ yếu ở điều 14 của quy chế):

- Một quỹ đầu tư chứng khoán, nói chung, cả quỹ đóng hoặc quỹ mở, phải đầu tư tối thiểu 60% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán (đầu tư tài chính).

- Một quỹ không được nắm giữ quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một công ty cổ phần đại chúng (đã phát hành chứng khoán).

- Một quỹ không được sử dụng quá 10% tổng trị giá tài sản của mình để đầu tư tập trung vào chứng khoán đang lưu hành của riêng một công ty đại chúng nào đó (đã phát hành chứng khoán).

- Một quỹ không được nắm giữ quá 10% tổng vốn cổ phần của một công ty không niêm yết, đồng thời không được sử dụng quá 5% tổng giá trị tài sản của quỹ để đầu tư vào riêng tại một công ty không niêm yết nào đó.

- Một quỹ không được nắm giữ quá 30% tổng giá trị tài sản của các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau.

- Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các quỹ do mình quản lý để mua quá 49% tổng trị giá chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành (đã tham gia TTCK) hoặc một công ty không niêm yết.

Theo như các điều kiện được liệt kê trên đây, phép thử 75 – 5 - 10 trong bài trình bày về "Các Loại Quỹ Đầu Tư" theo luật 1940 của Hoa Kỳ, thì ở ta phép thử này có thể hiểu tương ứng là 60 – 10 – 15:

- 60% tài sản hoặc hơn phải được đầu tư vào chứng khoán,

- Chỉ được sử dụng 10% hoặc ít hơn tài sản của quỹ đê đầu tư tập trung vào cổ phần của một công ty đại chúng,

- Không được nắm giữ quá 15% tổng trị giá cổ phần đang lưu hành của một công ty đại chúng.

Một quy định khác cần lưu ý là quỹ mở, theo quy chế của SSC, có số lượng chứng chỉ phát hành hạn chế theo một mức tối đa đã được đăng ký và chấp thuận. Điều này có nghĩa gần như là tổng vốn huy động của quỹ mở bị giới hạn trước. Không giống như cơ chế huy động và quản lý vốn của một mutual fund (quỹ hỗ tương) mà ta đã khảo sát trước đây.

So lại với các phân tích chung về quỹ đầu tư mà ta đã có dịp tìm hiểu, một số quy định cốt lõi trong quy chế quỹ đầu tư của ta có những sự khác nhau rất cơ bản. Nhân tiện, để có một khái niệm so sánh, ta có thể nêu lại dưới đây một số thông tin có liên quan đã đề cập trong loạt bài về quỹ đầu tư, hầu giúp cho việc tham khảo và nhận dạng dễ dàng hơn. Cách tổ chức quỹ theo luật 1940 của Mỹ có những điểm khác ta như sau:

- Các quỹ đầu tư thường được tổ chức theo một thực thể kinh doanh tài chính có tổ chức độc lập, phục vụ quyền lợi và theo khuynh hướng của người đầu tư. Về nguyên tắc công ty và quỹ là một. Nhưng cũng có thể được tổ chức hoặc hợp nhất thành nhóm quỹ dưới một công ty lãnh đạo, theo thể thức tập đoàn điều phối đặc biệt cho các quỹ hỗ tương đầu tư chuyên sâu khác nhau theo trực hệ "gia đình", như trong các "family of funds". Người đầu tư mua cổ phần của quỹ là các cổ đông, họ có quyền lợi và nghĩa vụ giống như bất cứ cổ đông của một công ty đồng dạng nào khác.

- Các công ty đầu tư chuyên nghiệp đầu tư trong TTCK có thể được tổ chức và điều hành theo cơ chế quỹ đóng hoặc quỹ mở. Quỹ đóng có vốn cổ phần cố định, hay được xem là cố định. Quỹ mở, còn gọi là quỹ hỗ tương (mutual fund), vốn huy động có thể tăng lên liên tục, nếu số lượng cổ phần (chứng chỉ quỹ đầu tư) gia nhập cao hơn số cổ phần hoàn lại để rút lui, cũng có thể nó sẽ bị ngày càng teo lại nếu số cổ phần hoàn lại để rút lui nhiều hơn cổ phần gia nhập.

- Các công ty đầu tư đăng ký hoạt động với Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước có ý nghĩa giống như các công ty cổ phần muốn phát hành cổ phần ra đại chúng. Các công ty đầu tư không phải là thành viên của các TTCK. Việc điều hành sinh lợi cho quỹ được thực hiện bằng hợp đồng thuê có thời hạn với các nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp và thường là các chuyên gia lão luyện đã có thành tích suất sắc trên các thị trường tài chính và chứng khoán. Việc mua bán chứng khoán (hàng hoá) được thực hiện thông qua cơ chế của TTCK, với đầy đủ các thủ tục như một khách hàng.

Nỗ lực dành cho sự ra đời của quy chế công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư là một cột mốc quan trọng và là quyết tâm lớn của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước Việt Nam, có ý nghĩa thúc đẩy hoạt động đầu tư tài chính tại nước nhà vào buổi đầu còn mới mẻ, nhất là quá trình cổ phần hoá, hợp nhất các định chế về mặt luật cho các loại công ty và đặc biệt là sự hình thành của thị trường chứng khoán. Những cơ sở nền tảng của quy chế là rất cần thiết để triển khai. Việc thích ứng và hoàn chỉnh sẽ cần có thời gian. (ST)
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
KHÁI QUÁT VỀ QUỸ ĐẦU TƯ - MỘT ĐỊNH CHẾ ĐÀU TƯ TRUNG GIAN ƯU VIỆT

Khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán (TTCK), ta thường nghe nói đây là một loại thị trường chuyên sâu và cao cấp. Điều đó không sai, tuy nhiên người đầu tư đừng vội băn khoăn. Một khi thị trường đã hội nhập, những thông tin phổ cập sẽ nhanh chóng cung cấp cho chúng ta kiến thức cơ bản và nhiều phương thức đầu tư để người quan tâm chọn lựa. Một thị trường hoạt động ổn định và tốt luôn duy trì một hệ thống "tiện ích" hiệu quả để làm hạ tầng và đặt cơ sớ phát huy niềm tin. Trong đó có các định chế trung gian được "hoà mạng" trong một hệ thống luật lệ và quy chuẩn rõ ràng.

Ta đã biết, người đầu tư dù bất cứ dạng nào khi đã tham gia làm ăn (trading) trong TTCK đều phải thông qua và được trợ giúp bởi các nhà môi giới (broker) hoặc kinh doanh (dealer) chứng khoán. Tuy nhiên, dù được thông tin và tư vấn đến đâu chăng nữa nhà đầu tư vẫn được xem như là người tự quyết định tối hậu, và do đó hiệu quả đầu tư của họ xét cho cùng lệ thuộc vào các điều kiện và phẩm chất cá nhân. TTCK lại tập hợp cơ man nào là các sản phẩm (securities) đa ngành, thế nên, cho dù người đầu tư có tập trung vào một lãnh vực nào thì cũng không làm sao nắm vững hết các chiều hướng chuyển biến một cách ngọn ngành. Đa số người đầu tư lại là những người không chuyên nghiệp. Một số nhà đầu tư khác, nhất là nhà đầu lớn phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầu tư vì lý do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục của mình, họ có thể mở các trương mục uỷ thác phân quyền (advisory account), hoặc những trương mục uỷ thác toàn quyền (discretionary account) tại các nhà môi giới (brokerage). Nhưng còn một định chế rất tiện lợi khác giúp các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào TTCK đó là các quỹ đầu tư.

Chuyên đề này cho chúng ta một hiểu biết cần thiết về cách đầu tư này.

Trước tiên có thể nói ngay được đây là cách "đầu tư vào các quỹ đầu tư". Người đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phần trái phiếu được mua bán trên TTCK mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứng khoán tập trung theo "ngọn cờ" của quỹ này. Hoạt động này không khác nào mua cổ phần công ty; chỉ khác là công ty này chuyên làm ăn trên TTCK.

Gọi là "quỹ đầu tư" là cách nhận dạng theo cơ cấu bản chất và mục đích. Về hình thức hoạt động, người ta có khuynh hướng gọi đó là các "công ty đầu tư". Một công ty đầu tư có thể được tổ chức theo cấu trúc cổ phần (corporation) hoặc một tổ hợp vốn uỷ nhiệm (trust). Loại tổ hợp vốn này được chế định bằng luật theo đó tài sản được uỷ nhiệm quản lý cho các cá nhân hay định chế quản lý chuyên nghiệp (trustee). Đảm nhận nhiệm vụ này ở Mỹ có các công ty quản lý uỷ thác (trust corporation) hoặc các sở quản lý uỷ thác (trust department) trong các ngân hàng thương mại, họ hưởng phí theo một bách phân hàng năm trên tổng tài sản, thường là 1%.

Các công ty đầu tư (investment company) là phương tiện để các nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào để có được yếu tố đầu tư đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp. Nếu nó được tổ chức theo dạng công ty cổ phần, việc quản lý sẽ do một hội đồng quản trị (directors) đảm nhận, khác với loại tổ hợp vốn uỷ nhiệm như đã phân tích ở trên.

Người đầu tư được lợi gì khi tham gia vào các công ty đầu tư? Trước hết và quan trọng hơn cả là khả năng đầu tư đa dạng. Một cá nhân thường thường bậc trung với số vốn hạn chế khó có thể đa dạng hoá tối ưu danh mục đầu tư của mình. Nhưng bằng phương thức kết hợp vốn cùng với nhiều người khác trong các công ty đầu tư, cá nhân đó có điều kiện chia phần lợi trong một tập hợp các chứng khoán được đa dạng một cách tối đa.

Lợi ích khác do các công ty đầu tư mang lại là trình độ quản lý chuyên nghiệp. Nhiều nhà đầu tư nhỏ hoặc ở mức trung bình thường khó đạt hiệu năng quản lý các hoạt động đầu tư của mình một cách khôn ngoan nhất, họ cũng không có khả năng hoặc thấy không còn có lợi nếu phải trả các khoản phí cần thiết để "mua" sự quản lý chuyên nghiệp riêng cho mình. Bằng cách chung vốn tập thể vào các quỹ đầu tư, những cá nhân này có thể yên tâm sẽ được các nhà điều hành chuyên nghiệp quản lý đầu tư của mình, với một chi phí thấp hơn nhiều trường hợp họ phải tự lo một mình.

Một lợi ích nổi bật nữa của các công ty đầu tư là các cổ phần góp vốn vào quỹ này có tính thanh khoản. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư muốn rút lui khỏi tổ chức đầu tư này họ có thể bán lại phần tài sản của họ với một giá phải chăng để chuyển thành tiền mặt trong một thời gian ngắn. Do các chứng khoán mà các công ty này mua bán thường thuộc những loại đầu tư có điều kiện bán nhanh nhất, cho nên những người mua cổ phần công ty đầu tư không phải lo bị chôn vốn. Họ có thể thực hiện thanh lý việc nắm giữ của họ vào bất cứ ngày nào có giao dịch, ở mức giá được công bố hiện hành và nhận tiền sau một khoảng thời gian qui định, thường là một tuần. Việc tính toán giá cổ phần của quỹ đầu tư rất đơn giản vì tổng tài sản của quỹ đầu tư hầu hết là các chứng khoán có độ lưu hoạt cao, giá của nó được cập nhật vào sau mỗi phiên giao dịch, dựa vào TTCK.

Giới thiệu khái lược như vậy để ta thấy khả năng hấp dẫn và thuyết phục mà công cụ này có thể đem lại, đặc biệt cho những người đầu tư bậc trung và nhỏ hoặc những người chọn đầu tư theo thế thủ. Tuy nhiên, tại các nước có cơ chế thị trường phát triển, đây là tổ chức trung gian đầu tư thu hút rất đa dạng các giới đầu tư.

Trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu những người đầu tư vào các công ty đầu tư khác với những người đầu tư vào TTCK, đồng thời cũng không giống hoạt động tiết kiệm hoặc mua trái phiếu. Xét về mặt thuận tiện, độ tin cậy và sự hấp dẫn của chúng, nhất là để thu hút những nguồn tiết kiệm nhỏ, ta thấy khó có một hình thức đầu tư thay thế nào tốt hơn. Ngoài ra các quỹ đầu tư còn là định chế có thể giúp gia tăng giao dịch trên TTCK.

Vì lý do đó mà các cơ sở pháp lý ban đầu của việc thiết lập thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã sớm đưa loại tổ chức này vào các quy định cơ cấu. Tìm hiểu một cách có hệ thống về các quỹ đầu tư như vậy là điều bổ ích và cần thiết.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
QUỸ ĐẦU TƯ ĐƯỢC THÀNH LẬP NHƯ THẾ NÀO ?


Các quỹ hỗ tương thực chất giống như các công ty cổ phần. Các tổ chức này huy động vốn của quần chúng đầu tư bằng cách bán cổ phần của mình dưới hình thức này hay hình thức khác. Để thực hiện điều này, họ còn có mối liên hệ cũng như sử dụng sự trợ lực của nhiều đơn vị trong hệ thống kinh tế thị trường, chủ yếu có sự hiện diện của thị trường chứng khoán. Vì lãnh vực kinh doanh nói chung thuộc loại nhạy cảm, liên đới trong một môi trường đặc biệt, việc định hình và duy trì hoạt động như vậy được một hành lang pháp luật chế định rõ ràng và nghiêm minh. Ở Mỹ, bất cứ một tổ chức hay công ty nào có nhân thân dưới đây đều phải đăng ký hoạt động với Uỷ Ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán (SEC):

- Có hoạt động kinh doanh đầu tư, tái đầu tư, sở hữu, nắm giữ hay mua đi bán lại chứng khoán, hoặc

- Có 40% hoặc hơn tài sản của công ty được đầu tư vào các loại chứng khoán.

- Có nguồn vốn góp đại chúng từ 100 người trở lên.

Hoạt động của các tổ chức buộc phải đăng ký như vậy sẽ dựa vào quy chế dành cho các công ty đầu tư. Theo luật lệ của Hoa Kỳ hiện nay, các công ty đầu tư phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản, theo các quy định và một ít hạn chế, như trình bày dưới đây.

Đăng ký hoạt động

Muốn phát hành cổ phần huy động vốn ngoài công chúng một công ty đầu tư cần có các điều kiện:

- Cơ cấu vốn sáng lập tối thiểu là 100.000 USD, người ta gọi đây là vốn hạt giống (seed money).

- Số người đầu tư tại thời điểm phát hành ra công chúng đã là 100 người.

- Các mục đích đầu tư được định ra rõ ràng làm căn cứ hoạt động xuyên suốt sau khi huy động.

Một khi công ty đã xác định mục đích đầu tư sẽ theo đuổi của mình thì không được đi lệch hoặc thay đổi mục đích đó nếu không có sự bỏ phiếu chấp thuận của đa số các cổ phần đang tồn tại ngoài thị trường.

Công ty đầu tư mở còn bị ràng buộc bởi hai điều kiện nữa:

- Chỉ có một loại chứng khoán được lưu hành (loại khả hoàn -redeemable)

- Tỉ lệ vay nợ trên tổng tài sản của quỹ phải nhỏ hơn 33%.

Các quỹ mở không được phát hành cổ phần ưu đãi hoặc trái phiếu nhưng được phép vay ngân hàng, miễn sao cơ cấu tổng tài sản trên nợ không được nhỏ hơn 3 lần.

Các yêu cầu về thủ tục đăng ký và phát hành

Những thông tin cần thiết cho thủ tục đăng ký thường bao gồm:

- Loại hình công ty đầu tư mà quỹ này dự định hoạt động.

- Các kế hoạch dự trù để huy động vốn theo hình thức vay mượn.

- Dự hướng của công ty, nếu có, để tập trung đầu tư vào một ngành kinh tế riêng nào đó.

- Các kế hoạch dự trù đầu tư vào bất động sản hay một số thị trường hàng hoá khác.

- Những điều kiện theo đó các chính sách đầu tư có thể được thay đổi với sự thông qua một cuộc đầu phiếu của các cổ đông.

- Tên đầy đủ, địa chỉ,… của các thành viên nội bộ, và trình bày kinh nghiệm kinh doanh của mỗi thành viên quản lý và thành viên hội đồng quản trị suốt 5 (năm) năm gần nhất.

Các chứng khoán chào bán liên tục là gì?

Đó là các cổ phần của công ty đầu tư mở. Các cổ phần này dù được phát hành liên tục cũng phải và chỉ được bán theo cáo bạch (prospectus - tài liệu công khai về công ty và về loại chứng khoán đang được bán). Tất cả các sự bán ra như vậy sở dĩ luôn kèm theo một cáo bạch là để nhà đầu tư không thể bị lẫn lộn. Thông thường, các công ty đầu tư chứng khoán dạng mở không tự mình đứng ra phân phối cổ phần mà nhờ một nhà bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp lo chuyện này và được chia phần phí bán (sales charge). Việc bán các cổ phần của quỹ mở được thực hiện và nhận một khoản phí bán không quá 8,5% trên giá chào bán (gọi là POP, public offering price). Trong khi đó mua bán cổ phần của quỹ đóng được thực hiện trên TTCK nên khách hàng phải trả hoa hồng môi giới hoặc mua bán qua các nhà buôn chứng khoán đã làm giá lại (markup - markdown).

Các loại chứng khoán phát hành bởi công ty đầu tư

- Cổ phiếu thường, đây là loại chứng khoán vốn sở hữu quỹ, được phát hành cho những nhà đầu tư muốn trực tiếp tham gia và chia sẻ kết quả trong danh mục đầu tư của quỹ.

- Trái phiếu, chỉ có các quỹ đóng mới được phép phát hành chứng khoán nợ. Tuy vậy cơ cấu tài sản trên nợ cũng phải duy trì khả năng trang trải là trên 300%.

- Cổ phiếu ưu đãi, các quỹ đóng cũng được phát hành cổ phiếu ưa đãi nhưng phải được sự thông qua của các cổ đông thường. Cổ phiếu ưu đãi cũng bị chi phối bởi một giới hạn trong cơ cấu vốn của quỹ để duy trì lợi ích cho cổ phần thường. Bách phân tổng tài sản trên cổ phần ưu đãi phải lớn hơn 200%.

Những giới hạn hoạt động của quỹ đầu tư

Theo luật 1940 của Mỹ quy định thì một quỹ đầu tư không được:

- Mua chứng khoán theo phương thức của "tài khoản bảo chứng" (margin account).

- Tham gia vào phương thức bán non (short sale).

- Dự phần vào các loại tài khoản đầu tư hay mua bán liên kết.

Quyền của cổ đông trong quỹ đầu tư

Các cổ đông nắm cổ phần thường đang tồn tại bên ngoài được tham gia biểu quyết theo số đông các vấn đề sau đây:

- Những thay đổi về cơ cấu vay nợ đối với quỹ mở.

- Phát hành hoặc bảo lãnh các loại chứng khoán khác (không phải là loại cổ phần của quỹ).

- Mua hay bảo lãnh bất động sản hoặc cho vay nợ.

- Thay đổi hình thức hoạt động của quỹ.

- Thay đổi các chính sách về việc áp dụng phí bán.

- Chấm dứt hoạt động như một quỹ đầu tư.

- Thay đổi chính sách đầu tư đã công bố và theo đuổi.

Ngoài các quyền trên đây mà các quỹ phải trưng ra đầu phiếu, các cổ đông của bất cứ một quỹ đầu tư nào còn được hưởng tất cả các quyền lợi bình thường khác dành cho các cổ đông của bất kỳ loại cổ phiếu công ty nào. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đa số nhà đầu tư lại thường thờ ơ hoặc xử sự thụ động so với những gì mà pháp luật đã dành cho họ. Nói là nói vậy thôi. Trong thực tế, quỹ đầu tư hiện nay rất được quần chúng đầu tư ưa chuộng, nhất là ở chỗ nó tri hành theo luật lệ của thị trường chứng khoán nên sòng phẳng hơn. Ta có thể nghiên cứu thêm về cơ chế điều hành và các đặc thù khác để xem có đúng đây là một loại quỹ "hiền"? (ST)
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
QUỸ ĐẦU TƯ ĐƯỢC ĐIỀU HÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ?


Các công ty đầu tư, đặc biệt là công ty đầu tư mở, nhìn chung có bản chất giống như công ty cổ phần sở hữu công cộng. Thế nhưng về điều hành, do đặc điểm chuyên sâu và các thuộc tính của một tổ chức kinh doanh tài chính, sự chi phối trong hoạt động phân nhiệm rất rõ ràng cho những chức năng khác nhau.

Nhiệm vụ của hội đồng quản trị

Các cổ đông của công ty đầu tư sẽ bầu ra hội đồng quản trị. Hội đồng này cũng tổ chức bộ máy giám đốc tương tự như các công ty sản xuất kinh doanh. Các chức danh lãnh đạo của bộ máy đó quan tâm tập trung các mặt về mục tiêu đầu tư, chiến lược dài hạn, tài chính để đầu tư, hiệu quả sử dụng tài chính (cash flow), kế toán và quản trị điều hành chung. Họ không trực tiếp quản lý danh mục đầu tư. Theo luật 1940 của Mỹ, 40% thành viên của hội đồng quản trị là những người độc lập với quỹ. Điều này có nghĩa là không quá 60% thành viên có thể là những người đang làm việc cho quỹ, đó có thể là nhân viên, nhà bảo lãnh phát hành hoặc làm tư vấn đầu tư.

Nhiệm vụ của nhà tư vấn đầu tư

Công ty đầu tư hợp đồng với các cố vấn đầu tư bên ngoài, gọi là các nhà quản lý danh mục đầu tư (portfolio manager) để lo toan việc quản lý đầu tư có hiệu quả cao cho số tiền (tài sản) mà công ty đã huy động. Đây là chức danh rất quan trọng thực sự làm ra lợi nhuận cho quỹ. Họ đảm đương việc kinh doanh hằng ngày, thực hiện chiến lược đầu tư, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và cổ đông về kết quả khai thác quỹ. Bù lại họ được hưởng một khoản dịch vụ phí, thường là một bách phân hàng năm trên tài sản của quỹ, không quá 1%.

Các nhà tư vấn đầu tư làm việc thông qua một hợp đồng chi tiết ký với hội đồng quản trị của quỹ, thông qua đa số phiếu thuận của cổ đông và được tham khảo lại mỗi năm sau đó. Hợp đồng tư vấn đầu tư có thể ký với cá nhân nhà tư vấn hoặc một công ty quản lý chuyên nghiệp, có thời hạn không quá hai năm.

Nhiệm vụ đại diện quản lý chuyển nhận

Đại diện quản lý chuyển nhận (transfer agent) hay còn gọi là đại diện dịch vụ khách hàng (customer services agent) được các quỹ đầu tư hợp đồng để lo việc ấn hành cổ phần mới và huỷ bỏ các cổ phần thu hồi. Đại diện quản lý chuyển nhận thường quán xuyến luôn công việc trả cổ tức và phân phối lợi nhuận đầu tư (capital gain). Họ cũng có thể thực hiện một số chức năng khác như gởi báo cáo định kỳ và các mẫu thư uỷ nhiệm bầu cử cho người đầu tư.

Nhiệm vụ ngân hàng giám hộ

Các công ty đầu tư, đặc biệt là các quỹ hỗ tương, phải nhờ một ngân hàng nhà nước, công ty quản lý uỷ thác, hay các định chế đủ chức năng khác, làm nhà giám hộ cho mình. Các tổ chức giám hộ là nơi giữ tiền và chứng khoán của quỹ. Nhà giám hộ không thực hiện bất cứ chức năng quản lý, chức năng giám sát, chức năng đầu tư nào của quỹ, đồng thời tổ chức này cũng không can dự vào hoạt động bán cổ phần của quỹ đó. Các tổ chức giám hộ không được phép đưa ra bất cứ sự bảo đảm nào đối với các cổ đông liên quan đến vấn đề an toàn trong đầu tư. Thường thường các tổ chức giám hộ này có thể kiêm luôn công việc của đại diện quản lý chuyển nhận. Các ngân hàng giám hộ còn có tác dụng mặc nhiên giúp duy trì công tác hoạt động của quỹ đầu tư trong sáng và tích cực hơn, thông qua yêu cầu giới hạn việc giao dịch tài khoản đối với một số chức danh nào đó của công ty đầu tư, và bản thân ngân hàng cũng phải tuân theo những quy định chung về mặt điều hành của pháp luật đối với quỹ đầu tư.

Nhiệm vụ của nhà bảo lãnh phân phối

Nhà bảo lãnh phân phối là nhà bao tiêu gốc của quỹ. Nhà bảo lãnh (sponsor) tham gia vào một hợp đồng độc quyền với công ty đầu tư cho phép họ mua cổ phần của công ty đó theo giá trị tài sản thuần hiện hành. Sau đó họ có thể bán lại cho công chúng thông qua các nhà tự doanh chứng khoán (dealer) hoặc một lực lượng bán hàng do chính nhà bảo lãnh tổ chức, với giá chào bán sau cùng (POP). Các nhà trung gian tham gia vào việc bán trực tiếp ra công chúng được hưởng một khoản chiết khấu trong phạm vi phí bán. Hợp đồng mà nhà bảo lãnh ký với công ty đầu tư thường có giá trị là hai năm và mỗi năm được chuẩn thuận lại bởi hội đồng quản trị và đa số cổ đông. Các nhà bảo lãnh được hưởng một bách phân trong phạm vi phí bán (sales charge) và thường họ chịu trách nhiệm lo liệu về văn tự bán và các khoản xúc tiến khác.

Mua bán cổ phần quỹ hỗ tương

Trong khi các cổ phần công ty đầu tư đóng (closed - end) được mua bán trên các TTCK bình thường như các cổ phần doanh nghiệp thì các cổ phần công ty đầu tư mở chỉ được bán lui lại cho chính công ty đã huy động vốn đó. Do đó việc tính toán và quy định các phương thức liên quan đến việc xác định và áp dụng các trị giá trở thành một yêu cầu cần thiết và phải rõ ràng.

Cổ phần quỹ hỗ tương được bán thế nào?
Câu trả lời xác định là chỉ được bán ở mức "giá chào bán cho quần chúng đầu tư" (POP - public offering price). Sự khẳng định này rất quan trọng bởi vì luật pháp không cho phép các định chế trung gian hoạt động có tính chất đầu cơ hoặc kinh doanh đối với cổ phần sở hữu quỹ hỗ tương. Quần chúng đầu tư đây là "người tiêu thụ" sau cùng. Các thành viên hoạt động trong ngành chứng khoán có thể được mua cổ phần của quỹ có hưởng mức giảm giá, nhưng đó chỉ là khoản thù lao được quy định bằng các văn bản thoả thuận nghiêm minh và duy nhất cho mục đích đáp ứng lại lệnh của khách hàng muốn đầu tư vào quỹ hỗ tương. Tuy nhiên các thành viên đó cũng có thể mua cho mục đích đầu tư của mình và như vậy nếu họ muốn bán các cổ phần đã mua đó, thì phải và chỉ được bán lại cho quỹ đầu tư liên quan mà thôi.

Xác định giá cổ phần của quỹ hỗ tương:
Tại các thị trường đã ổn định, luật pháp quy định các quỹ hỗ tương phải tính toán giá trị cổ phần tối thiểu mỗi ngày một lần, và thường là ngay sau giờ đóng cửa các phiên giao dịch của TTCK. Giá áp dụng cho việc mua hay bán lại được dựa trên giá sắp đến sẽ được tính toán và công bố. Người ta gọi quá trình này là cách áp giá phía trước (forward pricing). Chẳng hạn, nếu có một lệnh mua đưa ra vào lúc 10 giờ sáng và phiên giao dịch chỉ kết thúc sau 4 giờ chiều, thì giá cả để mua sẽ không thể nào biết được cho đến khi giá trị thuần được tính toán sau 4 giờ chiều hôm đó. Việc mua cổ phần được thực hiện ở giá cổ phần thuần (NAV) cộng với phí bán (sales charge - đối với loại phí bán chịu trước) và khi bán lại, cổ phần đó được thực hiện với giá cổ phần thuần trừ đi một lệ phí thu hồi (redemption fee).

Giá trị thuần mỗi cổ phần: Giá cổ phần thuần (NAV) của quỹ hỗ tương là bình quân của tổng giá trị thuần của quỹ chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành. Giá thực tế bán ra cho công chúng (POP) là giá NAV cộng thêm một khoản phí bán. Tổng giá trị thuần của quỹ được xác định bằng chênh lệch giữa tổng tài sản của quỹ (gồm giá thị trường hiện hành của toàn bộ chứng khoán đang được nắm giữ cộng với tiền mặt) trừ đi tổng các khoản nợ.

Những tác động làm thay đổi giá cổ phần thuần: Do giá trị thuần được tính và lệ thuộc vào các hàng hoá (chứng khoán) đang được quỹ mua bán hoặc nắm giữ, những thay đổi của nó có thể do nhiều khía cạnh, nhưng chủ yếu thể hiện khuynh hướng chung như sau:

- Giá cổ phần thuần sẽ tăng khi giá trị gốc chứng khoán cơ sở trong danh mục tăng, hoặc danh mục đầu tư đó nhận được thu nhập từ tiền lãi trên các chứng khoán nợ mà nó nắm giữ

- Một sự sụt giảm giá cổ phần thuần sẽ xảy ra khi giá gốc chứng khoán cơ sở trong danh mục giảm, hoặc cũng có thể do là sau một đợt trả cổ tức hoặc lợi nhuận đầu tư cho các cổ đông.

Phí bán:
Phí bán của quỹ hỗ tương là phần được cộng thêm vào giá cổ phần NAV của quỹ này. Phí bán (sales load hay sales charge) được tính theo phần trăm trên giá chào bán ra công chúng POP. Phần trăm này được tính bằng cách lấy chênh lệch của giá POP và giá NAV chia cho giá POP.

Ví dụ: Một quỹ hỗ tương nêu giá cổ phần trên báo vào một ngày nào đó ở mức 139.444đ - 151.570đ (giá NAV người đầu tư bán lùi và giá POP người đầu tư đi mua). Phí bán tuyệt đối sẽ là 12.126đ (chênh lệch 151.570đ - 1 39.444đ) tức khoảng 8% trên giá bán ra cho người đầu tư.

Theo quy định của Mỹ, phí bán không được vượt quá 8,5% và tuỳ thuộc vào lượng mua ít hay nhiều (mua dưới 1.000 USD phải chịu phí 8,5%, nhưng mức này chỉ còn 1% nếu lượng mua trên 500.000USD).

Phí bán chủ yếu là để trả cho những người được quỹ hỗ tương thuê hoặc tham gia trong quá trình bảo lãnh phát hành. Trường hợp quỹ nào không phải thuê tổ chức phát hành (tự phát hành lấy) thì quỹ đó sẽ bán ra cho công chúng cổ phần của mình theo giá thuần NAV. Người ta gọi dạng này là quỹ không thu phí bán (no - load fund).

Gọi là phí bán, nhưng trong thực tế khoản phí này có thể thu vào lúc người đầu tư đi mua cổ phần của quỹ hoặc cũng có thể thu vào lúc người đầu tư đi bán lại cổ phần cho quỹ. Nếu phí được cộng vào giá cổ phần thường NAV khi mua thì gọi là phí trả trước (front end load). Nếu phí được thu vào lúc người đầu tư bán lại thì gọi là phí trả sau (back- end load). Phí trả sau càng thấp nếu ta giữ cổ phần đó càng lâu. Chẳng hạn giữ được năm đầu chịu mức 8%, năm thứ hai chịu 7%, năm thứ ba 6%, vân vân. Phí trả sau như vậy được giảm dần đến zéro, ví dụ đủ 8 năm chẳng hạn. Các thang bậc và phương thức quy định liên quan phải được nêu rõ ràng trong các cáo bạch.

Các phương thức mua cổ phần quỹ hỗ tương:
Ngày nay để thuận lợi cho nhiều người đầu tư nhỏ có điều kiện tham gia vào quỹ hỗ tương, điều này có nghĩa là tham gia đầu tư vào TTCK, các quỹ đã đưa ra nhiều cách đầu tư rất thuận tiện. Người đầu tư có thể mua trả đứt một lần hoặc theo một kế hoạch tích luỹ.

Phương thức mua đứt theo gói được các nhà đầu tư có sẵn một món tiền nhàn rỗi hoặc dồi dào tài chính thực hiện. Cách này không có gì phải bàn nhiều. Riêng phương thức đầu tư theo kế hoạch tích luỹ được thực hiện thông qua một hợp đồng, theo đó, người đầu tư sẽ đưa vào những khoản tiền bổ sung trên một căn bản được xem là liên tục, có thời đoạn là mỗi tháng hoặc mỗi quý. Cách đầu tư này có thể được tiến hành theo một kế hoạch tự nguyện nào đó, phù hợp với nhà đầu tư nhỏ hoặc tích góp.

Thông thường các kế hoạch tự nguyện yêu cầu người đầu tư phải bỏ ra một khoản tối thiểu nào đó ban đầu. Nhà đầu tư sẽ tự phát biểu dự định của mình về khoản sẽ đóng vào tiếp theo trong các khoảng thời gian cố định. Nếu người đầu tư không muốn hoặc không thể bỏ vào các khoản đầu tư bổ sung nữa thì cũng chả sao. Không có chuyện bị phạt vì công ty đầu tư cũng chẳng có gì bị thiệt (tuy nhiên đây chỉ là vì để tạo thuận lợi trong môi trường đầu tư đã có hướng chuyên nghiệp, chứ bình thường ở thị trường mới nổi vẫn có thể khó thực hiện). Phí bán được tính trên suốt chặng kế hoạch.

Ngoài ra, các quỹ hỗ tương đầu tư còn đem lại cho nhà đầu tư nhiều sự thuận lợi khác, chủ yếu là chịu theo những mong muốn phổ biến của quần chúng đầu tư xoay quanh yêu cầu nhập vào hay thoát ra hoặc để thực hiện một kế hoạch tài chính tương đối phù hơn cho bản thân họ. (ST)
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
CÁC LOẠI QUỸ ĐẦU TƯ


Quỹ đầu tư là một tổ chức đã được xã hội thừa nhận rộng rãi. Lịch sử hình thành các quỹ rất gần với ý nghĩa là để đáp ứng nhu cầu xã hội hoá đầu tư, diễn tiến theo một quá trình chọn lọc, được bổ sung hoàn thiện dần để ta có ngày nay các quy chuẩn vận hành khoa học. Loại hình này phát triển rất hiệu quả tại Hoa Kỳ và được hệ thống bằng một bộ luật ban hành từ năm 1940. Đây là căn cứ tham khảo cho hầu như tất cả các quỹ đồng dạng trên thế giới.

Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn vào các loại quỹ đầu tư, để dễ theo dõi, cần có vài hiểu biết làm cơ sở.

Thứ nhất, bất kỳ quỹ đầu tư nào cũng có một điểm chung, chúng đều là các trung gian danh mục đầu tư (portfolio intermediaries). Việc của chúng là thu nạp tiền của quần chúng góp vào và thay mặt quần chúng đem tiền đó đi đầu tư. Theo suy nghĩ của quần chúng, những nhà quản lý danh mục của một quỹ đầu tư có khả năng sẽ sắm vai giỏi hơn một nhà đầu tư trung bình trong thị trường - Đó là một trong những lý do quan trọng giải thích sự đón nhận nhiệt tình của quần chúng trước những tổ chức được xem là giỏi xoay xở" này.

Thứ hai, khuynh hướng gọi chung chúng là "quỹ" (fund). Thực ra, bản chất của các quỹ này là huy động vốn để tạo thế mạnh tập trung và lâu dài vì động cơ doanh lợi, cho nên chúng được liệt vào dạng và được chế định như các doanh nghiệp. Đây là lý do để ngay từ đầu người ta gọi chúng là "công ty đầu tư" (investment company). Xin được mở ngoặc để lưu ý chúng ta không nên lẫn lộn với thuật ngữ "investment banker" là dạng ngân hàng đầu tư chuyên bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngoài ra, còn có sự khác nhau cơ bản giữa các công ty đầu tư (hay quỹ đầu tư) là tính có cần thiết duy trì một bộ máy quản lý (management) hay không. Những loại có duy trì bộ máy để quản lý công việc hằng ngày, chẳng hạn các quỹ mở và quỹ đóng - ta sẽ tìm hiểu sau - lại được gọi thêm một tên khác là "management company", hay đầy đủ hơn là "management investment company". Tiếng Việt có thể tạm dịch là "công ty đầu tư chuyên nghiệp".

Trong quá trình tiếp cận, do thói quen và để cho thuận tiện, người ta thường gọi chung một cách phổ biến là quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư cho tất cả các loại. Nhưng khi nghe đến quỹ hỗ tương thì đó lại chỉ là một dạng đặc thù của công ty đầu tư chuyên nghiệp.

Công ty phát hành chứng chỉ có giá mặt

Loại công ty đầu tư này phát hành các chứng chỉ thuộc dạng nợ, chào bán theo một mức lãi mặc định. Một chứng chỉ có giá mặt (face-amount certificate) thể hiện bản chất như một hợp đồng giữa người đầu tư và người phát hành, trong đó người phát hành bảo đảm sẽ trả một khoản tiền cụ thể được ghi cho người đầu tư vào một ngày nhất định trong tương lai. Các chứng chỉ này thường được mua theo cách trả góp định kỳ, nhưng cũng có thể bằng cách trả trọn một lần. Người mua chứng chỉ phải trả một khoản phí bán và phí quản lý quỹ. Các chứng chỉ có thể được hoàn lại trước kỳ đáo hạn và được tính theo ngang giá bỏ cuộc (surrender value – theo quy định giống như trong ngành bảo hiểm). Ngày nay do sự cạnh tranh của nhiều định chế đầu tư thay thế khác hấp dẫn và thuận lợi hơn nên loại chứng chỉ có giá mặt này không còn phát huy tác dụng trên các thị trường hiện đại.

Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị

Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị (UIT - Unit Investment Trust) là dạng được thành lập theo một khế ước (indenture), hay một công cụ tương đương về mặt pháp lý và được giám sát thừa uỷ nhiệm bởi một cá nhân hay tổ chức (thường là tổ chức). Việc lập quỹ chứng khoán ban đầu sẽ được một cố vấn đầu tư thu xếp gộp vào trong một danh mục, rồi phân ra thành các đơn vị (unit) để bán cho người đầu tư, thông qua các nhà môi giới. Các đơn vị như vậy thường được bán theo giá trị tròn 1.000 USD (ở Mỹ) trong lần phát hành đầu tiên. Các nhà môi giới bảo lãnh phát hành tương đồng thời là người duy trì hoạt động mua đi bán lại các đơn vị đó. Giá cả của các đơn vị lại tuỳ thuộc vào biến động giá cả chứng khoán trong danh mục mà quỹ này nắm giữ. Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị chỉ phát hành các chứng khoán khả hoàn (redeemable securities - chính là các unit), mỗi unit của quỹ này mang một khoản lợi không chia tương đương với các chứng khoán cơ sở mà nó đại diện. Đó là phần mà người đầu tư được hưởng. Người mua các đơn vị đầu tư này phải trả một khoản phí ban đầu cho người môi giới bán, thường là 4%. Chính khoản phí cao như vậy mà các nhà đầu tư ngắn hạn thấy không có lợi khi đầu tư vào loại quỹ này. Danh mục đầu tư của quỹ nói chung gần như được duy trì cố định theo chiều dài tồn tại của nó, chính vì vậy sự quản lý điều hành danh mục đầu tư hằng ngày trở nên không cần thiết. Do đó thay vì phải tự xoay xở quản lý (manage), người ta chỉ cần thuê giám sát (supervise) là đủ và việc này do các trustee đảm nhận.

Các đặc điểm chủ yếu để các quỹ được xem là một tổ chức đầu tư uỷ thác theo đơn vị, tách biệt với dạng quỹ đầu tư khác, được xác định như sau:

- Các UIT không có hội đồng quản trị (B.O.D)

- Các UIT không thuê chuyên viên phụ trách về đầu tư và

- Các UIT có danh mục đầu tư tĩnh, không mua bán chứng khoán theo cách năng động.

Danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư uỷ thác (UIT) thường sử dụng chứng khoán cơ sở là các trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ.

Công ty đầu tư chuyên nghiệp

Loại quỹ đầu tư điển hình và phổ biến nhất hiện nay là các công ty đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (management company). Có hai loại công ty đầu tư chuyên nghiệp. Loại thứ nhất để ngỏ cơ cấu vốn và cổ phần gọi là "công ty đầu tư mở" (open-end). Loại quỹ mở này có đặc trưng với việc phát hành các cổ phần khả hoàn (redeemable share - công ty mua lại). Loại thứ hai là công ty đầu tư đóng (closed-end investment company). Các cổ phần loại quỹ đóng không thể bán lại cho công ty mà sẽ được mua bán trên thị trường như các loại chứng khoán công ty.

Lý do để người ta gọi là "management company" bởi vì công việc đầu tư loại này được quản lý chuyên nghiệp theo một danh mục gồm những chứng khoán phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn tự thành lập. Mỗi ngày, thường là vào cuối các phiên giao dịch thị trường, công ty đầu tư chứng khoán phải xác định giá trị danh mục đầu tư của mình hoặc giá trị tài sản thuần của mỗi cổ phần (NAV).

Các công ty đầu tư đóng - quỹ đóng:
Các công ty đầu tư đóng (closed- end investment company) thường xây dựng cơ cấu vốn (capitalization) thông qua phát hành cổ phần một lần một. Tổ chức này có thể phát hành cổ phần thường (common) cổ phần ưu đãi (preferred) hoặc các trái phiếu (bong), giống như một công ty cổ phần sản xuất kinh doanh truyền thống.

Cơ cấu vốn trong công ty đầu tư đóng được xem là ổn định. Ngoại trừ các đợt phát hành huy động vốn tập trung, các công ty này không phát hành cổ phần dây dưa và cũng không thu lại các cổ phần đã phát hành. Các cổ phần sau khi phát hành sẽ được mua đi bán lại trên các thị trường thứ cấp, có thể là tại sàn giao dịch (các exchange) hoặc trên thị trường không tập trung (OTC – over-the-counter market). Do đó mà nó có thể được tính thêm tiền huê hồng hay một khoản kê giá lên (markup) do các dealer thực hiện.

Giá thị trường của các cổ phần loại quỹ đóng này sẽ được dựa trên các lực lượng cung cầu quyết định, theo cách như các chứng khoán thông thường khác, hơn là trực tiếp liên hệ với giá trị thuần. Bởi vậy, các cổ phần của công ty đầu tư đóng được mua bán ở mức cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thuần. Tại các nước có TTCK các công ty loại này còn được gọi một cách phổ biến hơn là "các quỹ mua bán tự do" (publicly traded funds).

Các công ty đầu tư mở - quỹ mở:
Các công ty đầu tư mở (open- end management company), được gọi phổ biến là quỹ hỗ tương (mutual fund), được phát hành liên tục các cổ phần mới để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng thu hồi lại các cổ phần đã phát hành tuỳ theo ý của cổ đông và ở mức giá trị thuần. Cổ phần của quỹ chỉ có một loại là cổ phần thường, về căn bản, chúng được mua tại các công ty đầu tư, và muốn bán lại cũng chỉ được bán cho nơi đó.

Các quỹ đầu tư hỗ tương làm chủ một danh mục đầu tư các loại chứng khoán, đồng thời về nguyên tắc các cổ đông là chủ của các chứng khoán đó. Mỗi người đầu tư làm chủ một phần lợi chưa được chia, tích trong bó chứng khoán cơ sở đó. Không một cá nhân nào có một quyền lợi riêng trong bất cứ một tài sản cụ thể nào lập nên danh mục đó.

Cơ cấu vốn của quỹ hỗ tương được để mở, và được gia tăng lượng vốn đầu tư thu nhận từ các cổ đông mới không giới hạn, vì vậy mà người ta gọi đây là quỹ mở. Các cổ phần sở hữu công ty đầu tư mở do tính chất của chúng được gọi là chứng khoán khả hoàn (redeemable). Cũng do tính chất như vậy, nếu có tình huống nhiều người muốn thanh lý đầu tư của họ để lấy tiền thì vốn của quỹ hỗ tương sẽ teo lại.

Đầu tư đa dạng hay không đa dạng:
Một công ty đầu tư chứng khoán có thể thuộc loại đa dạng hoá đầu tư, hay không đa dạng, được đánh giá theo một chuẩn mực nhất định. Để được xem là một công ty đa dạng - điều trở nên rất quan trọng trong việc bán các cổ phần của một quỹ mở - danh mục đầu tư đó phải thể hiện theo một tiêu chí cụ thể. Chúng có thể là loại đa dạng giữa các ngành công nghiệp hoặc giữa các công ty khác nhau trong các ngành công nghiệp tương tự, sự đa dạng cũng có thể thể hiện giữa các vùng địa lý hoặc là sự pha trộn các loại công cụ chứng khoán nhất định nào đó. Sự đa dạng, như ta có thể đã biết, là một kỹ thuật quản lý rủi ro kết hợp, đặc biệt đây còn là tiếp cận đầu tư làm cho các quỹ hỗ tương có sức hấp dẫn quần chúng đầu tư rộng rãi.

Tuy nhiên không phải tất cả các công ty đầu tư chứng khoán đều hội đủ các yếu tố để được chính thức thừa nhận là đa dạng. Theo bộ luật về công ty đầu tư ban hành năm 1940 của Hoa Kỳ, một công ty đầu tư được đánh giá là đa dạng khi nó đáp ứng được phép thử 75 – 5 - 10 sau đây:

- 75% tổng tài sản của quỹ phải được đầu tư vào các chứng khoán do các công ty khác phát hành nằm ngoài bản thân công ty đầu tư đó hoặc các công ty có quan hệ thành viên với nó. Phần tiền mặt khả dụng (nằm trong tài khoản mua bán) và các giá trị đầu tư tương đương tiền mặt (các chứng khoán ngắn hạn của chính phủ và trong thị trường vốn ngắn hạn) được tính là một phần trong cơ cấu 75% đầu tư cần thiết này.

- Không sử dụng hơn 5% tổng số tài sản để đầu tư mua chứng khoán của bất kỳ một công ty cổ phần nào.

- Không được sở hữu cổ phần của một công ty cổ phần nào đó vượt quá 10% giá trị của công ty đó.

Các điều kiện của phép thử trên đây diễn ra chủ yếu trong môi trường có giao dịch TTCK. Giả định một quỹ hỗ tương có tổng tài sản là 100 tỷ đồng phép thử sẽ được áp dụng như sau:

- Quỹ này phải đầu tư ít nhất là 75 tỷ vào các chứng khoán công ty cổ phần sở hữu đại chúng.

- Không được đầu tư quá 5 tỷ đồng (5% của 100 tỷ) vào riêng một công ty cổ phần đại chúng nào.

- Và nếu công ty cổ phần đại chúng X nào đó có quy mô cổ phần thường (đang lưu hành trong công chúng) với giá trị là 30 tỷ đồng chẳng hạn, thì quỹ này chỉ có thể sở hữu tối đa 3 tỷ đồng cổ phần thường (tức 10% giá trị 30 tỷ đồng) tại công ty X đó thôi.

Như đã phân tích ở các phần trên đây, ta thấy quỹ đầu tư hỗ tương (công ty đầu tư mở) là loại hình có ưu thế hơn cả. Nhờ đáp ứng được hầu hết các mong đợi của quần chúng đầu tư nói chung. Chính vì vậy mà quỹ hỗ tương phát triển mạnh như nấm. Những thông tin tổng hợp của Mỹ gần đây cho biết, lượng quỹ hỗ tương đã leo qua con số 8.000 và chưa chịu dừng. Nhưng không phải chỉ ở con số, đáng nói hơn là các quỹ này thường hoạt động trên cơ sở chuyên ngành và chuyên nghiệp cao, sự đa dạng về chuyên môn mà mỗi quỹ đó đại diện (cộng với đặc tính phấn đấu để được công nhận đạt phép thử đa dạng 75- 5- 10) đã giúp tạo ra một ấn tượng thu hút và sự chú ý đặc biệt của những thực thể mới tiếp cận TTCK. Các đội hình tập thể này còn được xem là "hiền" và làm ăn trong một hành lang có luật lệ chăm sóc kỹ nên TTCK Việt Nam đang có định hướng nghiên cứu áp dụng. Thật ra, ngay ở Hoa Kỳ, người ta cũng ưu ái chúng hơn.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
QUỸ ĐẦU TƯ HỖ TƯƠNG

Như một ngôi sao, quỹ hỗ tương đã vượt lên khỏi những tổ chức quỹ khác để xây dựng riêng cho mình một hình ảnh có sắc thái thuyết phục. Sự phát triển nhanh của quỹ hỗ tương đồng thời với việc hình thành nên các nhóm quỹ chuyên nghiệp. Những loại quỹ này khác nhau chủ yếu ở mục đích đầu tư. Ta sẽ tìm hiểu các quỹ hỗ tương tại các thị trường đã ổn định có xu hướng tổ chức và hoạt động thế nào.

Quỹ đa dạng cổ phần thường

Các quỹ loại này quản lý một danh mục đầu tư gồm hầu hết là cổ phần thường. Bản thân dòng quỹ này theo đuổi nhiều mục đích đầu tư khác nhau tuỳ theo chính sách của từng quỹ cụ thể. Có quỹ bảo thủ chỉ đầu tư vào các cổ phần chất lượng cao nhất (blue-chip). Các cổ phần blue - chips thuộc về các công ty dẫn đầu trong một ngành công nghiệp, có thành tích xuất sắc phát triển lợi nhuận và trả cổ tức. Có quỹ theo đuổi cách đầu tư tiến công, nhắm đến cổ phần các công ty tăng trưởng (growth stock) là chủ yếu. Những cổ phần tăng trưởng thuộc về các công ty có lợi nhuận đạt trên mức trung bình, mạnh dạn nghiên cứu, sở hữu nhiều sáng chế giá trị, chú trọng xây dựng nhiều đơn vị bán hàng thuần thục và tiến công. Và đặc biệt công ty tăng trưởng có một chính sách giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư phát triển công ty hơn là chia cổ tức, cho nên cổ tức được chia không đáng kể hoặc không chia. Cũng có loại quỹ cổ phần thường đa dạng (diversified common stock fund) là loại có mục tiêu chọn cổ phần của các công ty tăng trưởng vừa phải và đảm bảo một thu nhập hiện hành phải chăng.

Các quỹ thu nhập

Các quỹ thu nhập (income fund) theo đuổi mục tiêu đúng như tên gọi của chúng là phải đạt được thu nhập hiện hành cao. Loại quỹ hỗ tương này đầu tư vào các công ty có mức chi trả cổ tức cao tương ứng với giá thị trường của cổ phiếu đó.

Các quỹ quân bình

Quỹ quân bình (balanced funds) duy trì một danh mục đầu tư có các mức tương ứng về tài sản nắm giữ thể hiện bằng các trái phiếu, cổ phần ưu đãi, cũng như cổ phần thường. Mối tương quan về một cơ cấu đầu tư như vậy sẽ thay đổi tuỳ theo thời gian, bảo đảm thích ứng với các điều kiện thị trường, nhưng luôn hiện hữu một cấu trúc cân bằng căn bản nào đó. Các quỹ quân bình có khuynh hướng biến động ít hơn các quỹ hỗ tương cổ phần thường, mức sụt giảm và tăng giá đều ít ở các giai đoạn thị trường biến động lớn.

Các quỹ trái phiếu

Loại quỹ này đầu tư thuần tuý vào các trái phiếu và có mục đích rõ ràng là sự ổn định về thu nhập. Các quỹ trái phiếu có thể được miễn thuế (tax - exempt bond funds) nếu đầu tư vào các loại trái phiếu thuộc dạng được miễn thuế thu nhập. Quỹ đầu tư hỗ tương trái phiếu đô thị hoặc trái phiếu chính phủ có độ ổn định và an toàn nhất.

Các quỹ đầu tư thị trường vốn ngắn hạn

Quỹ hỗ tương thị trường vốn ngắn hạn (money market funds) đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn (dưới một năm). Chúng được xếp loại dựa theo thứ chứng khoán được giữ trong danh mục đầu tư đó. Tiêu biểu của quỹ đầu tư vốn ngắn hạn là đầu tư vào các thương phiếu (commercial paper) và các chứng chỉ ký thác (certificate of deposit). Ở Mỹ các loại quỹ này rất phổ biến vì các sản phẩm trao đổi vốn ngắn hạn rất phong phú và nhiều quỹ chỉ cần đầu tư vào các loại chứng khoán của chính phủ và các giấy nợ miễn thuế khác để đạt được độ an toàn và ổn định cao.

Các quỹ cổ phần ưu đãi và trái phiếu

Đây cũng là một quỹ hỗ tương đầu tư theo thế thủ nữa. Loại quỹ này đầu tư vào các chứng khoán bậc cao (senior securities). Các chứng khoán bậc cao này có ưu tiên trả lãi và vốn gốc trước nhất. Đại diện cho loại senior là các loại trái phiếu và cổ phần ưu đãi. Mục đích của quỹ là đáp ứng mong đợi cho người đầu tư muốn có thu nhập hiện hành ổn định và cần một sự bảo đảm an toàn cho vốn gốc.

Các quỹ chuyên sâu

Các quỹ Chuyên sâu (specialized funds) đầu tư phần lớn tài sản vào một ngành kỹ nghệ nào đó, ví dụ kỹ nghệ hoá học, viễn thông, máy văn phòng,… hoặc bất cứ ngành nào khác được ghi trong cáo bạch huy động (prospectus) của quỹ. Một quỹ chuyên sâu cũng có thể có mục tiêu đầu tư vào một vùng địa lý nào đó hoặc có thể đầu tư tài chánh ở nước ngoài. Ơ Việt Nam, một số quỹ có gốc nước ngoài đã có mặt khoảng vài ba năm nay. Ví dụ: Dragon Capital, Vietnam Fund, …

Những tên gọi để phân loại quỹ trên đây là có tính tương đối và các loại quỹ có thể còn rất phong phú. Chẳng hạn có "quỹ hỗ tương mục đích song đôi" (dual purpose fund) phát hành hai loại cổ phần theo "gu" của mỗi khách hàng. Ai muốn thu nhập đều đều thì mua "cổ phần thu nhập" và tất cả cổ tức mà quỹ nhận được sẽ được chia cho loại cổ phần này. Những người đầu tư khác muốn kiếm thu nhập giá lên (capital gain) thì mua các "cổ phần doanh lợi" (gains share - của quỹ) và nhận tất cả tiền lời chênh lệch trích trong danh mục đầu tư của quỹ đó.

Nhóm quỹ trực hệ

Gọi là nhóm quỹ trực hệ (family of funds) vì đây là một tập hợp các quỹ hỗ tương được điều hành trong cùng một công ty đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư thỉnh thoảng có thể điều chuyển vốn đầu tư của mình giữa hai quỹ hỗ tương trong cùng một nhóm quỹ trực hệ và chỉ chịu mức phí tượng trưng. Như vậy, một nhà đầu tư có cổ phần trong một quỹ tăng trưởng có thể rút khoản vốn đó khỏi quỹ tăng trưởng và cùng lúc chuyển qua một quỹ vốn ngắn hạn hay một quỹ trái phiếu (trong cùng một tập đoàn quỹ hỗ tương đầu tư) mà không phải chịu thêm một khoản phí bán nào khác. Việc đầu tư vào một tập đoàn công ty đầu tư cho phép thực hiện sự uyển chuyển như vậy thì thật là tiện lợi cho người đầu tư.

Trong hoạt động đầu tư tài chánh vào các quỹ đầu tư, một sự thay đổi quan điểm của người đầu tư có thể đưa đến việc họ quyết định chuyển đổi quỹ (fund switching). Chẳng hạn việc chuyển đổi quỹ xảy ra khi người đầu tư thay đổi khuynh hướng đầu tư từ tiến công đánh lên (bullish) sang tâm lý bi quan hướng xuống (bearish). Lúc đó, chẳng hạn, người đầu tư sẽ bán cổ phần của họ trong một quỹ tăng trưởng, đồng thời chuyển vốn đó sang một quỹ đầu tư vốn ngắn hạn. Nhưng do phí phát sinh trong quá trình như vậy có thể cao, nên việc chuyển đổi quỹ trong nội bộ một "nhóm quỹ trực hệ" sẽ là điều kiện tết nhất.

Người đầu tư vào quỹ đầu tư luôn luôn phải chịu một khoản chi phí cho hoạt động của quỹ. Mức độ của tỉ lệ trích thu cho chi phí này liên quan đến các khoản chi cần thiết trong quá trình đầu tư và duy trì tổ chức như chi phí quản lý, phí giám hộ, tư vấn đầu tư, quản lý chuyển nhận... Mức này được tính trên tài sản thuần và nói chung, quỹ có đường lối càng tiến công bao nhiêu thì tỉ lệ chi phí đó càng cao bấy nhiêu
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
CLONE FUND - Quỹ hỗ tương phiên bản, CLOSED FUND - Quỹ hỗ tương khép


Chúng ta đã có dịp tìm hiểu về các loại quỹ hỗ tương. Đây là loại quỹ mở được tổ chức để đầu tư chuyên sâu vào chứng khoán theo ngành, theo công cụ hoặc một số đặc tính khác. Nhiều quỹ hỗ tương sau một thời gian phát triển có cơ cấu vốn tăng lên rất lớn.

Những anh chàng khổng lồ như vậy có thể đánh mất lợi thế đầu tư của mình trong nhiều trường hợp. Đây chính là lý do để các quỹ hỗ tương phiên bản ra đời.

Quỹ đầu tư phiên bản (clone fund) là một quỹ hỗ tương xuất phát từ một quỹ hỗ tương khác. Quỹ hỗ tương khác đó chính là quỹ mẹ, đã tăng trưởng với quy mô vốn phình ra, làm cho tầm quản lý và đầu tư bị hạn chế. Chẳng hạn, một quỹ lớn quá thông thường không thể thiết lập các quan hệ đầu tư tại các công ty nhỏ hay mới phát hành đại chúng lần đầu. Do vậy sẽ cần đến một quỹ mới nhỏ hơn "xuất kích" để đảm đương cùng mục tiêu như quỹ mẹ của nó, vốn có thâm niên và quy mô lớn đang cùng tồn tại. Mặc dù quỹ mẹ và quỹ đầu tư phiên bản (quỹ con) cùng theo đuổi các mục tiêu tương tự nhau, các quỹ này mua bán các chứng khoán hàng hoá khác nhau, và thông thường hoạt động theo các bộ máy quản lý quỹ khác nhau. Điều này sẽ trở nên cần thiết một khi đã có sự quá tải về khả năng bao quát của quỹ hỗ tương mẹ, và cũng để tận dụng các lợi thế của bản thân quỹ phiên bản con đang được tổ chức gọn nhẹ hơn.

Nhiều nhà chuyên môn tài chính tin rằng các quỹ hỗ tương khi đã phát triển lớn đến một mức độ nào đó sẽ lại gây tiêu cực cho hiệu năng đầu tư của họ. Các nhà quản lý các quỹ hỗ tương có lượng vốn khổng lồ bị hạn chế ở lượng chứng khoán có thể được mua thêm vào danh mục của mình, lý do là vì đặc trưng của các giao dịch mà quỹ này thực hiện có quy mô đặc biệt lớn. Một quỹ lớn thường không thể thiết lập một vị thế giao dịch (mua chứng khoán) của một doanh nghiệp nhỏ, đơn giản chỉ vì số lượng cổ phần mua bán quá khiêm tốn. Giá như quỹ đó có thể giành được một "phần bánh" trong doanh nghiệp nhỏ, lượng đầu tư như vậy sẽ thể hiện một góc quá bé so với tài sản của nó, và điều này chẳng có ý nghĩa tích cực gì lắm đối với hoạt động đầu tư của quỹ.

Tương tự, một quỹ lớn có thể gặp khó khăn (về thanh khoản) trong việc bung ra một giao dịch lớn đối với một loại chứng khoán chẳng may có lượng mua bán yếu ớt. Vào năm 1995, giám đốc quỹ Fidelity's Magellan, quỹ đầu tư chứng khoán vốn lớn nhất và thành công nhất của Mỹ, đã cần đến ít nhất là hai tháng để bán cho hết phần sở hữu 11,8 triệu cổ phiếu của công ty Micron Technology!

Trong lúc đó, một quỹ hỗ tương tương đối nhỏ có thể tham gia vào các vị thế đầu tư cổ phần của cả các doanh nghiệp nhỏ lẫn lớn, lại không phải lo lắng gì chuyện giao dịch của mình sẽ tác động lên giá cả chứng khoán. Các quỹ đầu tư cũng có thể trở nên khác xoay xở hơn khi chúng phát triển thái quá. Tài sản (vốn) nhiều hơn nghĩa là giao dịch mua bán nhiều hơn, và một số lượng chứng khoán lớn hơn phải được tăng cường theo dõi... Một khi diễn tiến đã có dấu hiệu bất kham, các nhà bảo trợ phát hành chứng chỉ đầu tư cho các quỹ hỗ tương được yêu cầu tìm cách giữ ổn định về quy mô, ngăn không cho một quỹ phát triển thêm nữa bằng thủ tục cho khép quỹ lại theo đó việc bán chứng chỉ cho các nhà đầu tư mới sẽ bị ngưng lại.

Việc khép quỹ lại như vậy thường được tiếp nối bởi việc giới thiệu một quỹ mới là phiên bản của quỹ vừa mới khép. Quỹ này thường có một chủ trương và triết lý đầu tư giống như quỹ mẹ của nó. Ở Mỹ, các quỹ con này sau khi ra đời thường mang tên giống hệt tên quỹ đã khép. Tuy nhiên, vì cần có sự phân biệt, tên đó được mang thêm con số "II" (La Mã) kế bên. Chẳng hạn vào năm 1985, quỹ Windsor được khép lại và các nhà đầu tư mới được giới thiệu để tham gia vào một quỹ kế tục của quỹ này đang đồng thời được mở ra và có tên là Windsor II, đây là phiên bản của quỹ Windsor. Windsor dù đã được khép lại nhưng vẫn tồn tại song hành. Tương tự là trường hợp của quỹ Putnam Fund for Growth & Income, quỹ này được khép vào năm 1994, lập tức đứa con "sinh sản vô tính" của nó ra đời để tiếp nối sự nghiệp lấy tên là Putnam Fund for Growth & Income II.

Điều thú vị là báo chí Mỹ đã từng đặt vấn đề khá nghiêm túc chung quanh câu hỏi: các quỹ "nhái" này có tốt như quỹ gốc không?

Red Green, biên tập của báo chuyên ngành Mutual Fund News Service của bang Califomia, đã có một phân tích sắc sảo dưới đây:

Rocky II ứng với Rocky - những cái tên được cấu tạo một cách đặc trưng trong thị trường tài chính. Các quỹ hỗ tương phiên bản chính là những bản sao của các quỹ đang tồn tại. Các quỹ này được lập nên vì một số lý do. Các nhà quản lý quỹ hỗ tương đầu tư có lẽ đã rút ra được kết luận có tính qui luật rong quỹ đầu tư càng lớn ra bao nhiêu thì việc nắm giữ và quản lý nó càng khó bấy nhiêu. Tỷ lệ nghịch giữa hiệu quả với quy mô vượt khổ này đã được kiểm chứng nhiều trong thực tế, cho nên các clone fund mới trở thành giải pháp.

Cũng có thể việc lập ra một quỹ mới là kết quả của ý đồ của một tổ chức tài chính muốn đưa ra một cơ cấu tính giá mới cho các chứng chỉ đầu tư của mình, hoặc bắt nguồn từ việc điều chỉnh, có khi chỉ là chút đỉnh, về mục tiêu đầu tư... Sau hết, khi một tập đoàn nào đó mở đầu thành công một hình thái quỹ mới, những người khác sẽ bắt chước làm theo và đó là điều không tránh khỏi. Ví dụ: Là người đi tiên phong, Benham Target Maturities đã dọn đường cho các nhà đầu tư có dự trù kế hoạch về hưu sau này bằng cách lập nên một loạt các quỹ trái phiếu không trả lãi (zero -coupon bonds funds). Chỉ một năm sau thôi, tập đoàn Scudder đã nối gót làm theo y hệt.

Thật ra, cũng không có lý lẽ nào được xem là nguyên tắc để giải thích việc tại sao một quỹ phiên bản đã sắm vai tồi hay tốt hơn quỹ gốc. Qua nhiều năm, Pioneer Fund thường thể hiện hiệu quả vượt trội hơn Pioneer II - nhưng rồi sau đó Pioneer II lại qua mặt ngoạn mục Pioneer Fund!. Tuy nhiên, người đầu tư nên luôn ghi nhớ rằng hai quỹ như thế là hai thực thể khác nhau. Chúng thường được điều hành bởi hai nhà quản lý danh mục khác nhau, một số trường hợp có thể chúng theo đuổi các quan điểm đầu tư khác nhau, và cả phí áp dụng cũng có thể khác. Từ đó, khi muốn tìm hiểu về một quỹ phiên bản mới nào đó ta cần dựa vào một ít nguyên tắc đơn giản. Trước hết hãy xem xét thử quỹ gốc đã làm ăn ra sao - rõ ràng đây là mảng bằng chứng rất quan trọng. Và thứ đến, cần nghiên cứu xem những sự khác biệt giữa chúng là gì.

Trình bày trên đây cũng đã hé mở cho chúng ta thấy một quỹ mở đến khi cần thiết cũng phải được "đóng" lại một cách tự nguyện. Những quỹ mở đã phát triển quá độ có thể làm cho chiếc áo quản lý không còn phát huy và bản thân những anh khổng lồ đó sẽ nhận ra ngay mình càng trở nên nặng nề nếu cứ "mở" tiếp tục. Họ sẽ quyết định đóng lại. Nhưng chính xác là "đóng bớt" thôi chứ không đóng hẳn, trạng huống này thuật ngữ gọi là "closed fund", ta có thể diễn đạt là quỹ hỗ tương đầu tư được khép lại, hay gọi "quỹ khép" cho gọn. Quỹ khép là quỹ hỗ tương đã quá no, không còn phát hành chứng chỉ đầu tư cho những người mới đang muốn tham gia vào quỹ. Tuy nhiên nó cũng có thể tiếp tục bán cho những cổ đông hiện hữu.

Có mấy điểm ta cần lưu ý. Thứ nhất, khi quỹ đã được khép (closed), không nhất thiết phải có một quỹ phiên bản (clone) ra đời. Thứ hai, quỹ khép (closed fund) vẫn là một quỹ hỗ tương (vẫn là loại quỹ mở) không nên nhầm lẫn với quỹ đóng (closed – end fund) - chính vì vậy mà bài này mới có ý giới thiệu thuật ngữ "khép" để dịch cùng từ "closed”. Và thứ ba, ta cần lưu ý thêm một lần nữa, đó là, quỹ này mới chỉ khép thôi chứ không đóng cửa, nó vẫn đang hoạt động và có khi vẫn rất dữ dội. Các quỹ khép không có sự chuyển đổi bản chất pháp lý nào, mặc dù, tuỳ theo luật lệ nó cũng có thể làm thủ tục chuyển qua quỹ đóng. Nhưng thực tế sẽ không đơn giản như vậy, vì ta nên nhớ rằng người đầu tư khi tham gia vào một quỹ đầu tư nào đó họ thường có khuynh hướng theo "gu".

Các loại công ty đầu tư, dù đang giương lên ngọn cờ của loại quỹ nào đi chăng nữa, đều mang hơi hướng đang cạnh tranh một cách tế nhị với khả năng thu hút vốn của các định chế tài chính khác. (ST)
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
CÁC VẤN ĐỀ TRỞ NGẠI CẦN XEM XÉT TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI VN

Nếu có bạn nào tham khảo thêm những vấn đề này , có thể tìm tạp chí kinh tế tư nhân của Tổ chức Mekong và tạp chí tư nhân để biết thêm thông tin .

Việt nam chúng ta là nước đi sau so với khu vực và thế giới về các vấn đề quỹ đầu tư và công nghệ quản lý tài chính . Theo đánh giá bản thân Vualua, để chúng ta có thể bắt kịp và taọ sức hấp đẫn để các quỹ đầu tư hải ngoại cũng như quỹ đầu tư trong nước đầu tư vào các dự án nội địa . Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm .

Trước tiên, trở ngại lớn đối với nền kinh tế VN cho vấn đề cổ phần hóa, phát triển kinh tế tư nhân cũng như tạo sân chơi cho các quỹ đầu tư đó là việc thị trường chứng khoán VN-Sân chơi lớn nhất! còn mang tính cục bộ và vận hành yếu kém . Để nói về vấn đề thị trường CK còn rất nhiều điều đáng nói, chúng ta vẫn bước đều trong sự chập chững bước đầu trong việc tham gia vào sân chơi chứng khoán mà điều này không cần xem đâu xa chỉ cần so sánh với các nước trong khu vực . Chứng khoán là vấn đề rất nhạy cảm xét về mặt tâm lý ở góc độ bạn là nhà đầu tư .

Hãy xem xét sự kỳ vọng của một nhà đầu tư chứng khoán khi quyết định đầu tư vào chứng khoán . Các nhà đầu tư hy vọng vào việc đầu tư một CK nào đó trong danh mục của mình hay tham gia vào thị trường với sự kỳ vọng họ sẽ nhận được một kết quả khả quan từ hoạt động đầu tư của mình . Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng xem xét rât kỹ về vấn đề rủi ro và mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro được xem xét trước khi quyết định đầu tư . Một trong những rủi ro khó chấp nhận đó là sự không ổn định môi trường đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán , Sự không ổn định về chính trị , vấn đề bất ổn trong nền kinh tế , sự lạm phát hay bất ổn trong chính sách tiền tệ của nhà nước , Thủ tục hành chính , Sự gian lận thông tin hay còn việc con chung con riêng và tính không minh bạch của số liệu kinh tế , kế toán , sự thao túng thị trường vv... Những vấn đề này có thể mang lại những khả năng rủi ro rất lớn khi đầu tư vào những thị trường chứng khoán bất ổn như vậy.
 
V

vu thi kim hong

Guest
24/9/05
6
0
0
38
HO CHI MINH
tài khảon bảo chứng

cho em hoi "tài khoản bảo chứng" (margin account) là gì ạ? Hiện nay ở Việt nam, tài khoản này được sử dụng như thế nào?
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Theo cách hiểu của mình thì bảo chứng bạn nói chắc tương tự như bảo đảm, bảo lãnh, như vậy Margin account: mình nghĩ là dịch thành tài khoản ký quỹ sẽ thể hiện đúng bản chất hơn.
Thông thường khi tham gia giao dịch các công ty được yêu cầu mở một tài khoản ký quỹ tại một ngân hàng chỉ định hoặc một ngân hàng có uy tín tự chọn (thường là tài khoản nơi công ty mở tài khoản thanh toán). Tài khoản này gọi là Margin account.
Ví dụ hiện tại ở Techcombank có dịch vụ môi giới mua bán trên thị trường hàng hoá tương lai (Commodity Future Market). Các công ty tham gia mua bán trên các sàn giao dịch sẽ phải lập tài khoản ký quỹ với số tiền theo quy định của sàn giao dịch. (có ký quỹ ban đầu - initial margin và ký quỹ duy trì - maintain margin)
 
T

tracy.hoang15

Guest
28/7/15
2
0
1
34
Cho em hỏi về khung pháp lý của các Quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam hiện nay ạ? Các Quỹ này hoạt động theo các luật và quy định nào ạ? Em cảm ơn ạ.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA