Cầu thủ có phải là tài sản không??

  • Thread starter bchau1984
  • Ngày gửi
B

bchau1984

Guest
26/12/04
13
0
0
40
TpHCM
Chào các bác, Châu có vấn đề thắc mắc : Cầu thủ có phải là tài sản không??
Mong các vị tiền bối ra tay chỉ giáo.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

Bình_OverAC

Over Abnormal / Crazy
14/5/04
845
11
18
43
Nha Trang
Em muốn hỏi đó là tài sản gì??
Nếu tài sản có thể thể hiện trên bảng cân đối kế tóan thì đọc lại luật nhé.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Mình thì cho là không. Dù cầu thủ này có đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN đi chăng nữa thì DN cũng không thể kiểm sóat được lợi ích này. Nếu một ngày xấu trời nào đó chẳng may người này bị xe đụng liệt mất 1 chân thì hỡi ôi xử lý như thế nào đây???
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,975
12
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Câu hỏi này cũng hay đấy nhỉ.

Con người là 1 thứ tài sản vô giá vì vậy cầu thủ cũng là 1 loại tài sản đặc biệt.
Nếu là cầu thủ nghiệp dư thì giá trị chuyển nhượng của cầu thủ có thể nói là không có nên các câu lạc bộ sẽ không phản ánh phần giá trị này vào tài sản của mình. Đối với các cầu thủ chuyên nghiệp thì sẽ có phí chuyển nhượng mỗi khi anh ta thay đổi câu lạc bộ. Vậy giá trị chuyển nhượng (phí chuyển nhượng) được xem như là giá trị tài sản vô hình (giống như khi ta mua lại 1 nhãn hiệu hàng hoá nào đó - thương hiệu cầu thủ).
Tuỳ thuộc vào hợp đồng đã ký giữa câu lạc bộ và cầu thủ thì phần phí chuyển nhượng này sẽ được theo dõi và tính tóan chi tiết để đưa vào chi phí.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
To Over AC, chỉ cho em nó đọc luật gì luôn đi chứ không lại bới tung lên, khổ em nó lắm!
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
tranvanhung nói:
Vậy giá trị chuyển nhượng (phí chuyển nhượng) được xem như là giá trị tài sản vô hình (giống như khi ta mua lại 1 nhãn hiệu hàng hoá nào đó - thương hiệu cầu thủ).
Vậy em muốn hỏi là khi mua cầu thủ này với giá chuyển nhượng như vậy thì "giá trị chuyển nhượng" này có được đăng ký sở hữu như là đăng ký sở hữu CN cho nhãn hiệu HH không vậy???
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
48
Hanoi
Câu hỏi này thú vị đấy

Theo tôi chúng ta cứ căn theo luật mà làm.

1. Cầu thủ không phải là tài sản vì bây giờ không phải chế độ nô lệ mà chúng ta có quyền sở hữu cầu thủ. Khi thuê cầu thủ họ là người lao động chúng ta phải trả lương cho họ. nên tiền lương cho họ hạch toán vào chi phí lương

2. Tuy nhiên trong bản hợp đồng của cầu thủ nếu có ghi khoản phí để phá vỡ hợp đồng đi chơi cho CLB khác (phí chuyển nhượng), đây có thể xem như là một khoản thu nhập bất thường vì nếu không phá vỡ hợp đồng thì làm gì có phí này, hơn nữa có mấy ai chỉ mong muốn phá vỡ hợp đồng đâu. ở CLB khi mua cầu thủ này sẽ phải hạch toán khoản phí này. Nhưng nếu để chi phí phân bổ sẽ không hợp lý lắm vì nó trên 10tr, thứ hai nó gắn với bản hợp đồng mà chúng ta sẽ ký với họ cho nên chúng ta nên coi nó như một tài sản cố định vô hình có thời hạn sử dụng tương đương với thời hạn trên hợp đồng lao động của cầu thủ và trích khấu hao theo thời hạn này. Nếu bán cầu thủ trước hạn thì lại hạch toán thu nhập bất thường, giá trị còn lại kết chuyển vào chi phí bất thường v.v... theo đúng luật. tuy nhiên nếu mua cầu thủ <10tr thì chỉ nên xem là CCDC mà phân bổ trong năm cho hết luôn nhé.

3. Đối với các cầu thủ trẻ thì lại khác. Dưới 18 tuổi thì họ chưa đủ tuổi lao động nên sẽ không có hợp đồng chuyên nghiệp. Nên khi đủ 18 tuổi họ sẽ ký hợp đồng chính thức lúc đó phí chuyển nhượng sẽ là doanh thu và các chi phí đào tạo sẽ như một dạng giá thành vậy.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Không nhớ dõ là vấn đề này tôi đã viết ở đâu rồi, để search lại xem.

Nhưng mà cụ thể nó như thế này.

Cầu thủ không phải là tài sản của doanh nghiệp và không thể trình bày trên B/S của DN được.

Nhưng, cái được trình bày như một tài sản đó chính là quyền đăng ký cầu thủ (Player's registration - không biết dịch sang có đúng không nữa). Trong VAS thì chưa có hướng dẫn về vấn đề này.

Quyền đăng ký cầu thủ được trình bày như là một tài sản và được đánh giá lại theo chuẩn mực Impairment assets (IAS) tại ngày lập Bảng cân đối kế toán. Ví dụ: Figo còn 1 năm hợp đồng với Real nhưng khi lập báo cáo tài chính ngày 31/5/2005, giá trị của Figo trình bày trên B/S là bằng không (0) vì lúc này Figo đã lớn tuổi và hưởng lương rất cao nên Real không thể bán Figo và thu được lợi ích từ việc bán này. Ngược lại, nếu AC Milan mua Gilardino với giá 20m EUR, thì giá trị của cầu thủ này có thể được ghi nhận như một khoản tài sản với giá trị có thể là hơn 20m EUR vì Gilardino còn rất trẻ và rất tiềm năng.

Việc đánh giá và ghi nhận quyền đăng ký cầu thủ là rất phức tạp
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Chắc là đã viết trên www.kiemtoan.com.vn

Các bạn có thể truy cập vào một số trang web của các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng để download báo cáo tài chính của họ sẽ thấy vấn đề này được trình bày như thế nào
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,975
12
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
To Nedved !

Nhưng, cái được trình bày như một tài sản đó chính là quyền đăng ký cầu thủ (Player's registration - không biết dịch sang có đúng không nữa). Trong VAS thì chưa có hướng dẫn về vấn đề này.

Quyền này gắn liền với việc câu lạc bộ phải bỏ ra 1 khoản chi phí để có được cầu thủ đó vậy nên có thể hiểu đây chính là phí chuyển nhượng chứ ? Phí chuyển nhượng này chính là giá trị hiện tại (cũng có thể là cả tương lai) của cầu thủ đó.

Quyền đăng ký cầu thủ được trình bày như là một tài sản và được đánh giá lại theo chuẩn mực Impairment assets (IAS) tại ngày lập Bảng cân đối kế toán. Ví dụ: Figo còn 1 năm hợp đồng với Real nhưng khi lập báo cáo tài chính ngày 31/5/2005, giá trị của Figo trình bày trên B/S là bằng không (0) vì lúc này Figo đã lớn tuổi và hưởng lương rất cao nên Real không thể bán Figo và thu được lợi ích từ việc bán này. Ngược lại, nếu AC Milan mua Gilardino với giá 20m EUR, thì giá trị của cầu thủ này có thể được ghi nhận như một khoản tài sản với giá trị có thể là hơn 20m EUR vì Gilardino còn rất trẻ và rất tiềm năng.

Việc đánh giá lại giá trị của cầu thủ tại mỗi thời điểm không phải là việc dễ làm vì nó phụ thuộc vào phong độ của cầu thủ, tình hình lực lượng cầu thủ cũng như nhu cầu của các CLB khác với cầu thủ đó. Vậy ta có thể hiểu cách đánh giá giá trị còn lại của Player's registration như là 1 hình thức đánh giá lại tài sản không nhỉ ?


Với những nội dung như trên thì chúng ta có thể hiểu đó là 1 loại tài sản "đặc biệt" của CLB hay không ?
 
B

Bình_OverAC

Over Abnormal / Crazy
14/5/04
845
11
18
43
Nha Trang
trích khoản 2 điều 3 nói:
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động

--> Cầu thủ không phải là tài sản.
Chi phí chuyển nhượng cũng không phải là tài sản vì bản chất chi phí chuyển nhượng là chi phí đào tạo hoặc lợi thế giành quyền ký hợp đồng do CLB trước có được. Chi phí chuyển nhượng do đó cũng không phải là thương hiệu của cầu thủ.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Quyền đăng ký cầu thủ (như bác Nedved nói) hay phí chuyển nhượng (anh Hùng) thì đều là số tiền bỏ ra để mua cầu thủ đó cả. Và việc mua cầu thue để sử dụng ở dây không phải là sử dụng và định đạot số phận cầu thủ đó như là 1 nô lệ mà bác minh91 có nói tới mà là sử dụng "tài năng" (hic, em không rành về món bóng đá cho lắm nên không biết dùng từ gì cho chính xác) của anh ta.

Việc 1 cầu thủ có tài năng, chẳng hạn như có kỹ thuật riêng nào đấy mà không ai có được, có thể gọi nôm na là bí quyết nghề nghiệp được không ạ thì cái bi quyết đó được anh ta xem như tài sản và đi đăng ký sở hữu nó để có 1 cái quyền hợp pháp, hợp lý. Lúc này khi anh bán tài sản (bí quyết) của mình cho 1 DN thì DN này có quyền ghi nhận tài sản này vào B/S của mình. Hoặc nếu trước khi ký HĐ chuyển nhượng bí quyết mà cầu thủ này chưa đăng ký sở hữu cho mình thì tổ chức mua lại muốn ghi nhận vào TS của mình thì phải đăng ký quyền sở hữu. Vấn đề là đối với luật VN ta thì cái này có thuộc đối tượg sở hữu CN được NN bảo hộ hay không?????

To minh91, cái định nghĩa "phí chuyển nhượng" của bác em đọc thấy không hiếu gì cả. Và bác làm ơn đọc lại cái câu hỏi hộ em, em hỏi là cái "giá trị chuyển nhượng" có được ĐKSH ko chứ có nói là cầu thủ có đượcc ĐKSH ko đâu mà bác liên tưởng đến chế độ nô lệ nghe ghê thế!:D

To Over AC, chắc bạn hiểu lầm cái từ "phí chuyển nhượng" rồi, nó không phải là chi phí đào tạo hay lợi thế gì như bạn nói. Vì bỏ tiền ra mua cầu thủ đó là do họ có tài năng sẵn có, không phải đào tạo gì nữa cả lợi thế giành quyền ký HĐ thì không nằm trong "giá trị" hoặc chỉ là 1 phần rất nhỏ. Còn lợi thế TM mà QD206 đề cập là lợi thế tạo ra từ nội bộ DN, còn nếu do mua lại thì vẫn được coi là TSVH đấy.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Các bạn đừng có nhầm giữa phí chuyển nhượng và giá trị của quyền đăng ký cầu thủ nhé. Để được ghi nhận là TS, tôi xin nhắc lại, nó phải đem lại lợi ích trong tương lai cho dn. Phí chuyển nhượng không thể đem lại lợi ích trong tương lai cho dn được. Ví dụ: Figo phí chuyển nhượng là 50m USD nhưng hiện tại không đem lại lợi ích gì cho Real thì cũng không được ghi nhận là TS.

Còn chênh lệch giữa Phí chuyển nhượng và Fair value thì được hạch toán vào lãi/lỗ của dn trong kỳ thực hiện giao dịch mua bán
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Cái này viết rồi quên chưa post

Quyền đăng ký cầu thủ là một tài sản của CLB.

Vấn đề là xác định giá trị của nó như thế nào?

Phí chuyển nhượng là một căn cứ để xác định. Bạn muốn tìm hiểu xem cách xác định giá trị quyền đăng ký cầu thủ thì phải tìm hiểu các chuẩn mực về đánh giá lại giá trị tài sản của doanh nghiệp

Khi lập báo cáo tài chính năm Deloitte & Touche Sport (hãng kiểm toán của phần lớn các CLB ở Châu Âu) cũng rất khó khăn khi xử lý vấn đề này
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
nedved nói:
Để được ghi nhận là TS, tôi xin nhắc lại, nó phải đem lại lợi ích trong tương lai cho dn
Nếu nó đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN nhưng DN lại không kiểm soát được lợi ích này thì cũng không dược coi là TS đúng không ạ?

Phí chuyển nhượng không thể đem lại lợi ích trong tương lai cho dn được. Ví dụ: Figo phí chuyển nhượng là 50m USD nhưng hiện tại không đem lại lợi ích gì cho Real thì cũng không được ghi nhận là TS.

Em thắc mắc là tại sao Figo không đem lại lợi ích gì cho Real, tức chẳng có tí giá trị gì với Real cả mà lại được Real mua với giá 50m USD???Wa...
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
nedved nói:
Cái này viết rồi quên chưa post

Quyền đăng ký cầu thủ là một tài sản của CLB.

Vấn đề là xác định giá trị của nó như thế nào?

Phí chuyển nhượng là một căn cứ để xác định. Bạn muốn tìm hiểu xem cách xác định giá trị quyền đăng ký cầu thủ thì phải tìm hiểu các chuẩn mực về đánh giá lại giá trị tài sản của doanh nghiệp

Khi lập báo cáo tài chính năm Deloitte & Touche Sport (hãng kiểm toán của phần lớn các CLB ở Châu Âu) cũng rất khó khăn khi xử lý vấn đề này

Nếu có dịp thì bác Nedved có thể trình bày về quyền đăng ký cầu thủ và cách xác định giá trị quyền này để cho những người ít có cơ hội tìm hiểu IAS, I... như em hiểu thêm được không ạ?

Em cảm ơn bác Nedved lắm lắm ạ!
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
lannhu nói:
Nếu nó đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN nhưng DN lại không kiểm soát được lợi ích này thì cũng không dược coi là TS đúng không ạ?


Em thắc mắc là tại sao Figo không đem lại lợi ích gì cho Real, tức chẳng có tí giá trị gì với Real cả mà lại được Real mua với giá 50m USD???Wa...

Trong thời hạn hợp đồng, thì "quyền đăng ký cầu thủ" được kiểm soát bởi CLB, cần phân biệt với kiểm soát cầu thủ.

Còn về Figo, 50m là chi phí chuyển nhượng ban đầu, còn giá trị hiện tại có thể đánh giá là bằng 0
 
B

bchau1984

Guest
26/12/04
13
0
0
40
TpHCM
Cầu thủ không phải là tài sản, nhưng quyền đăng kí cầu thủ lại là một tài sản, và nó có phải là tài sản vô hình và được hạch toán bình thường, đúng không bác Nedved? Và giá trị của quyền đăng kí này có phải là giá trị vô hình về tài năng, sự nổi tiếng của cầu thủ đấy không?? Như vậy, về bản chất nó cũng giống thương hiệu. Nhưng Châu còn thắc mắc: thương hiệu do doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, còn quyền đăng kí của cầu thủ lại khác, đó là do cầu thủ lao động và tạo ra giá trị của mình. Khi bán thương hiệu, doanh nghiệp xem đấy như doanh thu hoạt động bất thường, và không có chi phí tương ứng tạo ra doanh thu đó. Vậy khi chuyển nhượng cầu thủ, ta thu được khoản tiền đó có được xem là doanh thi hoạt động bất thường không, trong khi có chi phí tương ứng là khoản tiền ký kết hợp đồng. Nhờ bác Nedved góp ý cho Châu.
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
48
Hanoi
Mọi người đem Figo với AC Milan ra đây làm gì. Chúng ta đang ở VN và giả định là chúng ta phải làm kế toán cho một đội bóng chuyên nghiệp. Vậy thì không có chuyện đánh giá lại giá trị cầu thủ đâu (đến TSCĐ còn chưa biết đưa ai đánh giá nữa là). Tất cả những gì chúng ta trao đổi đều nên căn cứ theo các chế độ hạch toán của VN

Còn cái phí chuyển nhượng là theo ý tôi là cái tiền mình phải bỏ ra để có thể ký HDLĐ với họ mà ko bị pháp luật sờ gáy. Nó sẽ được khấu hao theo thời gian. Nếu sau này bán đi mà được tiền nhiều hơn giá trị còn lại thì là lãi còn ko thì lỗ.

Còn cầu thủ trẻ thì nên tập hợp các chi phí cho họ giống như kiểu XDCB dở dang vậy
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA