Giá thành công trình xây dựng

  • Thread starter adam_tran
  • Ngày gửi
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Thấy đề tài này có nhiều người quan tâm đến, tớ xin mạn phép mở ra 1 cái thread mới để thảo luận.
Tớ xin đặt các vấn đề sau để thảo luận về lĩnh vực XD (ko bao gồm tư vấn XD):
1. Giá trị công trình đó nhỏ hay lớn. Dưới 1 tỷ có thể gọi là nhỏ, trên 1 tỷ gọi là lớn rồi.
2. Xây dựng để bán (đầu tư KD địa ốc, dự án BT hay BOT - bên A) hay là thầu xây dựng (bên B)
3. Nếu là bên B, xây cho đối tượng nào, cho dân cư, cho doanh nghiệp hay cho nhà nước.
4. Xây từ nguồn vốn ODA, vốn XDCB của nhà nước hay kinh doanh xây dựng.

Đối với quyết toán công trình, tùy các trường hợp trên mà bạn phải báo cáo quyết toán chi phí chi tiết, nghiệm thu hoàn công cho bên A, cho thanh tra XD hay cho cơ quan thuế. Quan điểm "duyệt quyết toán" của mỗi cơ quan trên là khác nhau. Thí dụ cơ quan thuế chẳng quan tâm bạn có sử dụng đúng mác, đúng chủng loại vật tư hay không mà chỉ quan tâm vật tư bạn xuất co hóa đơn hay không... Thảo luận chung chung thì các bạn kế toán không thể ứng dụng được, với lại không ai có kinh nghiệm ở tất cả các lĩnh vực trên. Do đó, khi các bạn gặp khó khăn các bạn cần đặt câu hỏi với thông tin chi tiết, các bạn khác mới trả lời được.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
To adam_ktt: có lẽ em sẽ gửi tất cả lên diễn đàn để hỏi bác nhé.

Tình hình hiện nay của em như sau: Đơn vị em nhận thầu một cái công trình 85billion với khoản 15 hạng mục lớn nhỏ. Có một đồng chí kế toán theo dõi nhưng sau một năm làm việc bây giờ đồng chí ấy nghỉ (bốc hơi luôn), giở ra chỉ có một đống chứng từ chẳng có sổ sách gì cả. dự toán, và quyết toán do đồng chí ấy tự làm nhìn vào ko thể chấp nhận được. Bây giờ em phải bắt đầu từ đâu đây? ngoài ra hiện nay tất cả những công việc khác cũng chỉ có mình em nên bác cho cách nào tương đối đơn giản một chút nhé, về cơ quan thuế em có thể OK được miễn là đừng lộ quá.

Mong tin bác nhiều
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Dự án 85 tỷ mà chỉ có một kế toán! Đúng là liều.
Dự án này làm cho nhà nước, các cơ quan đều có quyền kiểm tra mọi tài liệu liên quan đến công trình trong khi cty bạn là tư nhân. Đối với bên A, khi nghiệm thu họ có nhòm đến sổ sách kế toán hay không thì tùy mức độ … tình cảm, mà chắc là không. Nếu cty bạn làm tốt thì không sao, nếu chất lượng gian dối thì thanh tra XD có quyền yêu cầu bạn xuất trình sổ sách kế toán, chứng từ để thẩm định. Vấn đề này chắc bạn huerua80 nắm vững hơn. Tuy thế, bạn đừng lo vì trách nhiệm của việc này thuộc về kỹ sư – giám sát thi công chứ không phải bạn - kế toán. Tóm lại, cái bạn cần cũng chỉ là hợp thức hóa lại mớ hỗn độn sao cho cơ quan thuế xem, vẫn bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý về mặt kế toán.
Trường hợp này rất cụ thể, bạn cứ đặt ra các vấn đề thực tế, tớ cùng các bạn sẽ đổi góp ý và hướng dẫn nếu cần. Tất cả sẽ tuần tự post lên đây để các bạn khác cùng xem và cho ý kiến.
Trong 16 hạng mục đó, chắc công ty bạn sẽ không làm tất mà giao cho bên B’. B’ có tư cách pháp nhân thì không có gì để nói, B’ không có tư cách pháp nhân thì xem như công ty bạn tự làm. Nhưng nghe kiểu bạn nói thì bạn đang làm tất cả chỉ từ 1 con số giá trị hợp đồng và 1 đống chứng từ! Nhưng không phải không làm được mà rất vất vả.
Danh mục các hạng mục XD cùng dự toán bạn có chưa? Phần nào đã giao cho B’ có pháp nhân. Các hạng mục đã làm đến đâu, đã thi công hay chưa, đã ứng tiền hay chưa, đã xuất hóa đơn hay chưa. Chi phí được theo dõi trực tiếp từ công trình rồi báo lên, hay kế toán hoàn toàn mù tịt (hoặc không được biết) mà chỉ có trong tay 1 đống chứng từ (chắc là như thế). Chứng từ chi phí chắc có nhưng chưa phân bổ (theo tôi nghỉ kế toán trước cứ có hóa đơn thì nhét vào 621/627/154 một cục mà không mở chi tiết, ngoài ra cứ có hóa đơn NVL là nhập tất và xuất tất mà chẳng quan tâm đến thời điểm đó công trình có cần đến vật liệu đó hay không).
Cái bạn cần xây dựng là số lượng-giá trị NVL xuất dùng và khi nào thì xuất.
Số lượng – giá trị:
Với hạng mục chưa thi công, xem như 1 công trình độc lập. Bạn cần có dự án để “bóc tách vật tư”. Bóc tách vật tư chẳng qua là tính toán số lượng NVL mỗi loại, CP nhân công và máy là bao nhiêu. Nếu KT biết đọc dự án thì dễ, KT không biết đọc hoặc không có dự án thì phải hỏi người thi công hay tự ước lượng lấy. KT chỉ quan tâm đến chi phí thôi và phải tự lập “dự toán” riêng cho mình để chuẩn bị. Các chi phí đó thường chiếm tỷ lệ: Sắt 8-15%, xi mănng 8-12%, gạch men 10%, vật tư điện nước 15%, cửa 7-8%, ngói 7-8%, sơn 5-6%, gạch cát đá 8-10%. Về gạch cát đá là các vật tư thường khó lấy hóa đơn, nên giảm tỷ lệ xuống, tăng sắt và xi măng lên. Nhân công thường chiếm 20-30%, trong đó coffa chiếm 3-5%, máy thi công (nếu có) 8-10%. Đại khái vậy, nhưng thực tế chẳng bao giờ đúng vậy. Bạn có thể tăng lên 1 chút, thí dụ sắt 20%, chứ chi phí sắt 30% chắc phải xem lại!
Khi nào thì xuất: Tùy vào thời gian thi công, bạn phải tự xây dựng lấy nhưng thường, sắt đá lúc nào cùng xuất trước. Gạch men, sơn.. gần cuối! Chia tất cả giá trị NVL của toàn công trình khi ước lượng lên thang thời gian từ lúc bắt đầu thi công đến khi kết thúc (theo đơn vị thời gian tuần là vừa, tính mỗi ngày chắc … chết). Từ đó tính được giá trị NVL xuất mỗi loại trong một kỳ báo cáo (thì dụ 1 tháng) là bao nhiêu.
Tới đây thôi, buồn ngủ… quá!
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
Không liều đâu bác adam_ktt, vì đây chủ yếu là đối phó với thuế thôi mà. thực ra chỉ cần mình chịu khó, tỉ mỉ cộng với trợ giúp của máy tính là làm được thôi. Nhưng vì đồng chí kế toán cũ đi làm vì nhiều mục đích khác chứ ko vì công việc nên mới gây hậu quả nghiêm trọng thôi.

Mình nói rõ hơn một chút nhé trong 15 hạng mục này bên mình tự làm cả, kể cả sản xuất cọc bê tông để đóng móng. Nếu vẫn làm như bình thường thì nó mất thời giờ kinh khủng mà bây giờ mình chỉ có 1 mình thôi. Ngoài các công việc kế toán khác mình còn 2 công trình nữa khoảng 230 billion. Cho nên mình rất mong những người có kinh nghiệm cùng chia sẻ để có cách nào làm đơn giản, chứ làm theo SGK thì tôi chết mất.

Hiện nay tôi đang mở sổ 154 cho mỗi hạng mục trên đó tôi chỉ phân loại chi phí chứ ko dùng 621,622,625,627. kể cả SX bê tông. Tuy nhiên hơi rắc rối một chút là hóa đơn nhiều cái tổng thể nên phải lập phân bổ. Nhờ bác adam_ktt, cả bạn huerua80 nữa nhé cho ý kiến nhé.

Mình muốn hỏi các bác là có ai đã có kinh nghiệm về bảo vệ quyết toán phần XDCB mà lỗ ko, cho xin một chút kinh nghiệm nhé. Vì từ trước đến nay tôi toàn làm lãi ko à.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Liều đấy, có thể thuế không yêu cầu phải xuất sổ nhật ký công trình, nhưng sổ chi tiết chi phí 154 thì phải có. Cái công trình 85 tỷ ít ra cũng thi công mất 7 tháng, nếu cứ cho là 1 tuần xuất NVL 1 lần, bạn cũng phải tính ra 28 cái phiếu xuất cho từng loại NVL. Có bao nhiêu loại? cả 100 loại! Lúc nào thì xuất, xuất cái gì để đảm bảo về mặt tiến độ là hợp lý, và đảm bảo rằng chứng từ vật tư lúc đó đã có rồi! Thí dụ bạn xuất gạch men vào ngày 15/6, mà đến tháng 7 mới có hóa đơn thì rắc rối! Rồi 7 cái bảng lương, 7 cái bảng chấm công, 2-3 kỳ đăng ký lao động với mấy trăm cái hợp đồng (nhiều llúc phải ghi tay). Mình cậu làm mà nổi à???
Tớ đã thiết lập 1 phần mềm xử lý cái này = Excel, nhưng chỉ tớ mới xài được vì tớ không phải là lập trình chuyên nghiệp. Nhưng riêng vật liệu, nếu đã có chứng từ đầy đủ cũng phải mất 1 ngày tính toán mới phân bổ nó ra, rồi từ số phân bổ này làm các chứng từ sổ sách hợp thức lại, ký tá xong thì...
 
DVD

DVD

Kẻ khù khờ thế kỷ
hi`
_ mấy anh kế toán đội thi` có gì đâu mà thuế kiểm tra....? Công ty chính làm hết.
_ Căn cứ vào khối lượng nghiệm thu và thanh toán hàng tháng nộp 3% thuế cho cục thuế địa phương là được, sau công ty chính tự lo chang có gi` mà bận tâm.
 
S

Scorpio

Guest
30/12/04
144
0
0
43
Somewhere with U :)
To Minh91:
Công ty mình vừa mới quyết toán xong, tình hình khá căng thẳng nhưng cũng giải quyết xong rồi.
Các bác thuế thì khó chấp nhận Lỗ lắm. Công ty mình làm nhiều CT, có CT lãi, có CT lỗ nhưng KQSXKD cuối cùng mình vẫn lãi một ít. CT lỗ thì mình chỉ giải thích là do quá trình thi cong kéo dài so với dự toán (mà hầu hết đều là như vậy - giải ngân chậm thì thi công chậm thôi => phát sinh thêm nhiều chi phí: chi phí nhân công, thuê máy....) Giá cả vật tư biến động thất thường (thực tế thì đúng là như vậy: Xi măng, sắt thép cái gì cũng tăng giá cả) Nếu họ làm kỹ thì sẽ soi từng cái Hóa đơn đối chiếu với quyết toán A-B, chênh lệch về giá thì còn đỡ, chứ chênh lệch về khối lượng thì cũng hơi mệt mỏi đấy. Tuy nhiên, sau đợt quyết toán vừa rồi, mình thấy thuế ko biết gì nhiều về đặc thù ngành XD cho lắm, nếu bạn nắm rõ về quy trình và vật liệu thì cũng không khó "giải trình" lắm, đúng không?
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
Các bác cứ yên tâm đi về mặt quyết toán khối lượng A-B tôi làm lại tất, đảm bảo vật liệu trên quyết toán không chênh với hóa đơn là bao nhiêu.

Còn tôi không chơi món phiếu xuất kho như thế lại phải mở thêm 152 (nhưng ko biết có sao không nhỉ) mà hạch toán chứng từ vào các hạng mục luôn tôi chỉ lo là mở ít sổ quá không với lại mà lỗ thì có rắc rối quá ko?

Thanks bác adam_ktt, cái này gọi là phu hót rác mà, người trước có hơn 1 năm để làm mình bây giờ chỉ có 1 tháng thôi nên cái chỗ "..." của bác chắc là đúng quá.
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Không mở 152 lấy gì thuế quyết toán? Nếu dễ, họ không xem sổ chi tiết, nhưng cũng phải bắt mình kê cái bảng tổng hợp các chi phí: Nhân công bao nhiêu, vật tư cơ bản các loại là bao nhiêu... Bảng này căn cứ vào sổ chi tiết, nếu... liều thì cứ kê đại. Đùa thôi chứ như thế không ổn, bạn kế có hóa đơn thì cho tất vào 154 kiểu như 642 thì không được. 642, 627... quy định các tiều khoản từ 1-8, nhưng 154 thì không vì tiểu khoản là các vật tư... mà cái này thì chẳng ai giống ai. Ráng đi, chừng nào không lảm được thì chấp nhận! Làm đại như thế này: xem hóa đơn loại nào ghi phiếu chi, hạch toán Nợ 154/Có 111 nhưng cứ mở chi tiết cho từng loại! Về lý thuyết thì không được, nhưng thực tế đa số công ty xây dựng đều làm như vậy! Trước đây thì luôn OK, nhưng quy định mới thì không được nhưng được hay không cũng tùy... tình cảm phải không!
 
W

WhoamI

Cao cấp
minh91 nói:
Các bác cứ yên tâm đi về mặt quyết toán khối lượng A-B tôi làm lại tất, đảm bảo vật liệu trên quyết toán không chênh với hóa đơn là bao nhiêu.

Còn tôi không chơi món phiếu xuất kho như thế lại phải mở thêm 152 (nhưng ko biết có sao không nhỉ) mà hạch toán chứng từ vào các hạng mục luôn tôi chỉ lo là mở ít sổ quá không với lại mà lỗ thì có rắc rối quá ko?

Thanks bác adam_ktt, cái này gọi là phu hót rác mà, người trước có hơn 1 năm để làm mình bây giờ chỉ có 1 tháng thôi nên cái chỗ "..." của bác chắc là đúng quá.
Em hỏi bác Minh91 chút:
- QT mà làm lại tất có phải là cách tối ưu không?
- Không chơi món phiếu xuất kho thì bác có đảm bảo được tính hợp lý về thời điểm hoá đơn so với thời điểm thi công công trình hay không?! Rồi ngày tháng trên hàng loạt các biên bản nghiệm thu, thanh lý kèm theo nữa?
- 1 tháng theo em thì chắc khó mà hoàn thành xong.
ý kiến các bác khác thì như thế nào ah?
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Xin nhắn các bác làm KT xây dựng chú ý, hiện nay Kiểm toán nhà nước, thanh tra tài chính ..đang đi thanh tra toàn bộ các công trình có giá trị từ 20 tỷ trở lên, đề nghị các bác làm cho đúng chế độ kẻo anh em ko đến mà thăm nom được đâu.
 
M

minh91

Guest
14/4/05
135
0
0
47
Hanoi
vo vinh nam nói:
Xin nhắn các bác làm KT xây dựng chú ý, hiện nay Kiểm toán nhà nước, thanh tra tài chính ..đang đi thanh tra toàn bộ các công trình có giá trị từ 20 tỷ trở lên, đề nghị các bác làm cho đúng chế độ kẻo anh em ko đến mà thăm nom được đâu.
Cám ơn bác vo vinh nam, cám ơn các bác đã quan tâm. Công trình của mình thuộc về vốn tư nhân nên Kiểm toán nhà nước, thanh tra tài chính chỉ có ... đứng ngoài hàng rào thôi. Mình chỉ lo mấy bác thuế thôi.
Mình từ trước đến nay chỉ làm theo SGK thôi nên cái món đi tắt đón đầu này ko có kinh nghiệm rất mong những ai có kinh nghiệm chia sẻ giùm.
 
DVD

DVD

Kẻ khù khờ thế kỷ
Thanh tra nhà nước thì cũng đến như vậy thôi, Cái quan trọng nhất khi thanh tra đến là khối lượng phát sinh và lệnh thay đổi so với hồ sơ thầu. Cái thanh tra nhà nước hay nhòm nhó nhất chính là khoản vốn dự phòng so với hợp đồng mà chủ đầu tư cùng phối hợp với nhà thầu sâu xé. Thanh tra mà cắt đi khoảng vài tỷ mà các bác khống phối hợp với nhau để bảo vệ là các bác đứt.
Còn đối với thuế nhiều khí họ hay làm khó thật.
Ví dụ: Khi mua bê tông để thi công ở địa điểm A nhưng giao ở tận Chân công trình ở điểm B. Điểm A cách điểm B 20KM. Khi thanh toán tiền mua bê tông mình nhận hoá đơn ghi là 10% thuế GTGT trọn gói, nhưng thực chất bên cung cấp không có nghành nghề vận tải trong giấy đăng ký kinh doanh nên số tiền tính công vận chuyển quãng đường từ A đến B thuế GTGT là 5% thôi. Cái này thuế sẽ hỏi đấy.
Em mới đi làm các bác nào có kinh nghiệm xin chỉ giáo thêm.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Các bạn cho mình hỏi: nếu giá vốn của công trình (có đầy đủ chứng từ) lớn hơn giá thành (quyết toán) của công trình thì có hợp lý không ? và có quy định nào về vấn đề này không ? khi thuế kiểm tra có oke về vấn đề này không nhỉ ?
 
ToiyeuVN_2004

ToiyeuVN_2004

Guest
15/9/04
108
0
0
Ha noi
adam_ktt nói:
Thấy đề tài này có nhiều người quan tâm đến, tớ xin mạn phép mở ra 1 cái thread mới để thảo luận.
Tớ xin đặt các vấn đề sau để thảo luận về lĩnh vực XD (ko bao gồm tư vấn XD):
1. Giá trị công trình đó nhỏ hay lớn. Dưới 1 tỷ có thể gọi là nhỏ, trên 1 tỷ gọi là lớn rồi.
2. Xây dựng để bán (đầu tư KD địa ốc, dự án BT hay BOT - bên A) hay là thầu xây dựng (bên B)
3. Nếu là bên B, xây cho đối tượng nào, cho dân cư, cho doanh nghiệp hay cho nhà nước.
4. Xây từ nguồn vốn ODA, vốn XDCB của nhà nước hay kinh doanh xây dựng.

Đối với quyết toán công trình, tùy các trường hợp trên mà bạn phải báo cáo quyết toán chi phí chi tiết, nghiệm thu hoàn công cho bên A, cho thanh tra XD hay cho cơ quan thuế. Quan điểm "duyệt quyết toán" của mỗi cơ quan trên là khác nhau. Thí dụ cơ quan thuế chẳng quan tâm bạn có sử dụng đúng mác, đúng chủng loại vật tư hay không mà chỉ quan tâm vật tư bạn xuất co hóa đơn hay không... Thảo luận chung chung thì các bạn kế toán không thể ứng dụng được, với lại không ai có kinh nghiệm ở tất cả các lĩnh vực trên. Do đó, khi các bạn gặp khó khăn các bạn cần đặt câu hỏi với thông tin chi tiết, các bạn khác mới trả lời được.

Các bạn đưa mục này quả là quá hay! Tui xin tham gia một chút kinh nghiệm nhỏ về việc theo dõi giá thành XDCB của kế toán ( không phải của dự toán XDCB).
Giá thành trong kế toán XDCB với việc tập hợp theo dõi các khoản chi ( chi phí ) là khó chịu nhất vì thường phát sinh đa dạng vật tư, nhiên liệu, nhân công và cả cái khoản mà thường được gọi là khoản A-B mà Ktoán biết mà phải ngậm bồ hòn vì VN nó thế....
- Việc xác định giá thành và SP dở dang là củ chuối nhất đấy vì nhiều bạn có thể chưa hình dung được hình thức theo dõi SP XDCB, đối tượng của kế toán nên rất lúng túng và không tự tin khi quản lý nó. đã bao giờ các bạn tự xây nhà cho mình chưa_Không làm kế toán mà các ông bà chủ nhà quản lý cái tương tự chúng ta rất OK. Với tui, thực chất của vấn đề này rất đơn giản vì mỗi DA, Ctrình đều có dự toán, quyết toán được duyệt cả. Nên bản chất của nhà kế toán chúng ta là theo dõi đến điểm nào và phải bảo vệ được kết quả đó phù hợp với quyết toán được duyệt là OK! Để mổ xẻ vấn đề này tôi nghĩ chúng ta nên thử lập một qui trình thực hiện của kế toán với những tư cách khác nhau ( Chủ đầu tư, BĐH dự án, BQL DA, Thầu chính, thầu phụ...)

Tui thường qui các vấn đề trên về một số vấn đề cơ bản là: (VD:tưcách thầu phụ ( bên B_thi công)) để tiện theo dõi.
Đó là:
Qui trình quản lý chi phí trực tiếp ( nguyên nhiên vật liệu...)
Qui trình quản lý nhân công
Qui trình quản lý chi phí máy thi công
Qui trình quản lý chi phí gián tiếp ( chi phí chung)
Qui trình quản lý chi phí quản lý Cty
Và từ đó tập hợp phân bổ tính giá, kết chuyển Z, Lãi lỗ.

- Thêm nữa, các khoản phí A_B thì tui không muốn nhắc cụ thể ở đây, bởi vì khi nhắc đến là chỉ muốn " oánh nhau " thôi! Nhưng cái này là " mỗi cây mỗi hoa và mỗi nhà mỗi cảnh" chả sung sướng hơn nhau đâu !!

Rất mong các bạn tiếp tục tham gia! :cheesebur
 
Sửa lần cuối:
P

packexport

Guest
6/10/04
14
0
0
43
Hanoi
Cũng rắc rối đấy nhỉ! Theo mình lên giải quyết từng bước một như sau:
- Liệt kê tất cả các hạng mục của dự án đó
- Thời gian bắt đầu thi công cho đến khi kết thúc từng dự án
- Tập hợp dự toán chi phí từng dự toán
- Phân loại tất cả các chứng từ, hoá đơn theo từng khoản mục phí ( NVL,NC, SXC, MTC..)
- Căn cứ vào thời gian phát sinh của chứng từ mà tiến hành hạch toán vào chi phí của từng hạng mục.
- Lên bảng tính giá thành từng hạng mục và tiến hành đối chiếu với dự toán.
Không biết bạn có sử dụng phần mềm kế toán không? Nếu sử dụng phần mềm để xử lý thì đơn giản và nhanh hơn, Bạn đang sử dụng phần mềm nào vậy?
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Virgin nói:
Các bạn cho mình hỏi: nếu giá vốn của công trình (có đầy đủ chứng từ) lớn hơn giá thành (quyết toán) của công trình thì có hợp lý không ? và có quy định nào về vấn đề này không ? khi thuế kiểm tra có oke về vấn đề này không nhỉ ?

Chuyện lỗ lãi trong xây dựng là chuyện bình thường.
Hồi trước mình làm ở 1 Tổng công ty xây dựng, nhận được thầu công trình vì bỏ giá thấp hơn người khác (do một số thiết bị thi công hết khấu hao nhưng vẫn xài tốt), còn mọi đơn giá các khỏan mục chi phí khác đều theo đúng tiêu chuẩn xây dựng do NN ban hành. Thế mà sau một thời gian, giá vật tư biến động ghê quá, vượt 20% chi phí, Chủ đầu tư chỉ chấp nhận bù thêm 6 % thôi, trận đó lỗ sặc gạch.

Do vậy sự lỗ lãi là BT, miễn giải trình và chứng từ hợp lý.

(mình nói trong điều kiện sự ảnh hưởng của các yếu tố khác = const, hehe)
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Vivavina nói:
Chuyện lỗ lãi trong xây dựng là chuyện bình thường.
(mình nói trong điều kiện sự ảnh hưởng của các yếu tố khác = const, hehe)
Lãi lỗ không chỉ trong XD mà còn cả các lĩnh vực khác, rất bình thường. Nhưng bạn chú ý với các cty XD tư nhân, bạn "nhồi" vật tư vào nhiều quá, hạ giá xây dựng xuống nhiều quá thì chết đấy. Mấy khi tư nhân mà lỗ, lỗ thì dẹp tiệm rồi. Lỗ phải có nguyên nhân khách quan, và nếu bạn-kế toán lỡ làm cho nó lỗ rồi thì bạn phải chuẩn bị giải trình "nguyên nhân khách quan ấy".
Các câu hỏi thường gặp là:
1. Tại sao nhà này xây có tỷ lệ sắt cao thế? Trả lời: KH chưa làm nội thất, chỉ nhận phần thô, chỉ tô trát và làm phần mặt tiền. Chừng đó cũng đủ làm giấy tờ nhà rồi. Tất nhiên bạn phải chuẩn bị đủ tài liệu mà giải trình.
2. Tại sao nhà này xây tốn nhiều xi măng thế? Trả lời: Bạn đôn cho một đống nền sân và xử lý bê tông sàn trên những nền đất yếu! Híc, đây là vấn đề kỹ thuật xây dựng do đó, bạn-kế toán phải biết chút ít khi giải trình.
3. (tiếp sau)
Có 1001 cách giải thích, nhưng phải nhớ rằng: Xây dựng tư nhân không lỗ đâu (nếu không có rũi ro) do đó, bạn-kế toán chớ có làm cho nó lỗ mà mệt xác.
 
A

anh_dien

Guest
24/10/05
13
0
0
Thành phố Huế
Bạn nói sao chứ dự toán sao chị kế toán tự làm được mà bạn nói là không chấp nhận được. Nếu bạn muốn trùng thầu thì ít nhất cũng phải có hồ sơ dự thầu và trong hồ sơ dự thầu đã có chạy dự toán. Về phần dự toán này là do kỹ thuật công ty lập. Kế toán không bao giờ lập được.
Trên bảng dự toán này sẽ có phần gọi là bảng chiết tính các chi phí bạn căn cứ vào đấy để xem các laọi chi phí thực tế thực tế đã vượt so với dự toán là bao nhiêu và tập giải thích trước đi.
 
T

tridung145

Guest
25/10/05
6
0
0
Ha Noi
Ðề: Giá thành công trình xây dựng

em chào các bác, em là một tay kế toán mới ra trường, em đang chuổn bị đi làm kế toán tại một công ty xây dựng nhưng em chưa có kinh nghiệm mấy,ở trường thì em lại học vế kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nên về xây dựng em cũng kô biết nhiều.
Em muốn hỏi xem có bác nào có tài liệu về kế toán xây dựng kô, cho em mượn tham khảo đọc chút, em định khi đi làm em đỡ bỡ ngỡ, em xin chân thành cảm ơn rất nhiều.
Qua các bài post của các bác, em thấy công việc kô đơn giản như em nghĩ, em thấy khó quá, em chỉ sợ khi đi làm em sẽ mắc nhiều sai lầm quá, híc em sơj quá
Có bác nào có tài liệu về kế toán xây dựng xin cho em mượn,hĩc em xin chân thành cảm ơn rất nhiều
Thanks a lotttttttt......
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA