Anhlaanh vừa tìm được tài liệu về du lịch Thái Nguyên, nhận tiện xin ít " đất " trong diễn đàn post cho mọi người tham khảo :012:.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, nằm tiếp với thủ đô Hà Nội về phía nam, phía bắc giáp với Bắc Cạn;phía tây giáp với Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía đông giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang. Với vị trí như vậy, Thái Nguyên trở thành cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Là trung tâm kinh tế chính trị của khu vực Việt Bắc. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Nơi đây còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa dân người Tày, Dao, H’Mông.
Trung tâm thành phố Thái Nguyên
Đi đâu, chơi gì? Ở
Thái Nguyên, khu du lịch nổi tiếng nhất tỉnh được nhiều du khách tham quan đó là hồ nhân tạo
Hồ Núi Cốc. Nơi này cách
thành phố Thái Nguyên chừng 20km về phía tây giáp với
dãy núi Tam Đảo. Đến đây rồi mới biết non nước nơi đây hữu tình như thế nào! Hồ nằm giữa khung cảnh thiên nhiên thật hữu tình, mặt hồ rộng mênh mông 25km2, có đến 69 hòn đảo lớn nhỏ. Điển hình là đảo núi Cái nơi trưng bày cổ vật từ ngàn xưa, đảo rừng xanh, đảo cư ngụ của các loài dê,…Ngoài ra, còn nhiều thú vui khác hấp dẫn không kém như thăm công viên cổ tích, vườn thú, vui chơi ở công viên nước, nhà hàng ăn uống đủ các món ăn,…
Hồ Núi Cốc Điểm đến thứ hai mà du khách không thể nào bỏ qua khi đến đây là đồi chè Tân Cương ngút ngàn một màu xanh. Đồi chè nằm ngay lưu vực sông Công, dưới chân núi Tam Đảo, nó còn mở rộng sang 5 xã xung quanh. Tham quan xong, du khách lại còn được thưởng thức loại chè đặt biệt nổi tiếng của xứ Tân Cương nói riêng,
Thái Nguyên nói chung. Và làm quà cho người thân, bạn bè.
Đồi chè Tân Cương
Tham quan khu di tích
núi Văn,
núi Võ nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã VănYên- Ký Phú huyện Đại Từ, cách khu du lịch
hồ Núi Cốc chừng 15km về phía tây bắc. Hai di tích này được xếp vào hạng cấp quốc gia.
Khu di tích
núi Văn,
núi Võ Cách
thành phố Thái Nguyên khoảng 45km, nằm cạnh ngay quốc lộ 1B từ
Thái Nguyên đi
lạng Sơn là du khách sẽ đến di tích hang Phượng Hoàng-suối Mỏ Gà một điểm du lịch sinh thái của huyện Võ Nhai. Mà xưa kia, hang là một di tích của căn cứ địa Bắc Sơn-Võ Nhai. Khung cảnh trong hang còn hoang sơ, có nguồn nước trong hang chảy ra rất trong và mát. Có thể leo lên hang trên(còn gọi là hang khô) để khám phá những nhũ đá đủ các hình: voi chầu, kỳ lân múa, mẹ bồng con, vũ nữ Cham Pa, hổ phục,...
Suối Mỏ Gà
Đền Đuổm là ngôi đền thờ Dương Minh Tự một vị tướng người Tày, phò mã nhà Lý. Cách
thành phố Thái Nguyên 25km về phía tây bắc, ngôi đền nằm tại chân núi Đuổm thuộc xã Động Đạt-Phú Lương. Di tích này gồm đền Thượng, đền Trung và đến Hạ.Dưới tán cổ thụ có ba ngôi đền: thờ phủ Bà,
Dương Tự Minh và thờ Mẫu, phía trước đền là
cánh đồng rộng, có
sông Phú Lương chảy qua. Nếu đi đến đây vào ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, du khách có dịp tham gia hội
đền Đuổm được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ đến vị anh hùng
dân tộc này.
Đền Đuổm Thăm
Bảo Tàng văn hóa các
dân tộc Việt Nam nằm ngay trung tâm
thành phố Thái Nguyên. Tọa lạc trên khuông viên rộng với diện tích trên 39.000m2, nhiều cây cổ thụ.
Bảo tàng này trưng bày nhiều hiện vật di sản văn hóa của Việt Nam. Hệ thống gồm 6 phòng trưng bày, mỗi phòng gần 2.000 đồ vật gồm hiện vật gốc, ảnh và tài liệu khác. Ngoài ra,
bảo tàng còn có khu trưng bày ngoài trời rất hấp dẫn. Đến đây du khách có dịp đê tìm hiểu về cội nguồn văn hóa của các
dân tộc trên đất nước.
Đến xã Phú Đình tham quan khu
di tích lịch sử an toàn
khu ATK, đây là nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh và các nhà lảnh đạo Đảng sống và làm việc trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. Đến ATK du khách như trở lại chiến khu xưa bởi nơi đây còn lại nhiều di tích của cuộc chiến.Bên cạnh đó còn có các di tích
đồi đèo De,
núi Hồng, nhà ông Cao Nhật,
rừng Mấn,
chùa Mai Sơn, đình Kha Sơn,…tất cả những di tích này đều xếp hạng cấp quốc gia.
Khu ATK Tiếp theo, du khách sẽ đến với vùng đất
La Bằng(cách
thành phố Thái Nguyên gần 35km) cội nguồn của cách mạng
Thái Nguyên, đến với
suối Tiên Sa thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Suối này nước rất trong xanh, hai bên cây cối xum xuê. Đường đi vào hai bên là thành đá dựng đứng, tiếp tục theo ven suối chúng ta sẽ đến Vực Thẳm, từ đây đi vào 700m nữa là đến khu vực
Sạt Đèo Khế. Từ
Sạt Đèo Khế đi khoảng 300m là đến Chuôm đi vào là Ngả Hai. Ngả Hai là nơi hai nguồn nước chảy dẫn thành dòng suối lớn. Đi tiếp là Voi dắt, tiếp nữa là Đá Hầm-một hòn đá có thể chứa 20-30 người và cuối cùng là trở lại
suối Tiên Sa. Một hành trình dài vô kể nhưng lý thú và khám phá được nhiều điều thú vị.