Ẩm thực dân nhà kế

  • Thread starter Thanh Nam
  • Ngày gửi
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Cốc_tai sữa trên đường Nguyễn Tri Phương

He..he thông cảm nha bà con, chữ cốc_tai lâu ngày quên cách viết nên phải phiên âm ra tiếng Việt.

Nói đến cốc_tai thường mọi người sẽ nghĩ đến một ly màu đỏ đỏ được pha với xirô, thêm vào đó vài miếng mít,chuối khô...với giá 1000-2000/ly.

Nhưng cốc tai sữa trên đường Nguyễn Tri Phương thì hoàn toàn khác: nó là tổng hợp của sữa, sầu riêng, hột lựu, mít, chôm chôm nhãn,cái miếng gì giống như hủ chôm nhưng mình quên mất tên rồi .... và nhiều thứ khác chờ bạn thưởng thức. Chỉ cần kêu 1 ly với giá 7000đ/ly là đảm bảo ăn mệt nghĩ.

Địa chỉ:380 Nguyễn Tri Phương (Tử trường Đh Kinh tế đi về ngã tư Nguyễn Tri Phương- 3/2 khoảng 150m ở bên tay phải). Các bạn nhớ đừng vào lộn quán nhé, vì có nhiều quán bán món này nhưng chỉ có quán 380 là ngon thôi. :food-smil
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

benitino

Trung cấp
10/2/04
72
1
8
42
HCMC
Truy cập trang
phantuannam nói:
Khi đi học về biết chắc là gia đình không phần gì cho mình thì tốt nhất hãy nghĩ ngay tới bún bò viên, Bún bò viên nghe tên thôi là ta biết nó có những gì: Bún + Bò viên + rau sống.

Tuy nhiên, quán còn có thể thay bún bằng mì, thay bó viên bằng chả quế, xương heo, thịt bò ..... tùy theo túi tiền mà bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích.

Giá : 6.000đ / tô.
Yaourt : 2.000 đ / hũ
Nước mía : 2.000 đ / ly

Địa điểm : Đường Vườn Chuối (Nếu rẽ từ Nguyễn Đình Chiểu vào thì chạy khoảng 1km bên tay phải có hẻm (ngõ bán đồ ăn) nếu rẽ từ Điện Biên Phủ thì gặp ngã tư đầu tiên rẽ trái là tới) Nếu không có thể gọi chị Mina vì nhà chị ấy ngay đó, sổ nợ chồng chất ở quán.

Bún bò viên chỗ đó không ngon lắm đâu, có chỗ khác ngon,hơn nhiều.
 
H

Ha Hanh

Guest
3/6/04
6
0
0
Virgin nói:
He..he thông cảm nha bà con, chữ cốc_tai lâu ngày quên cách viết nên phải phiên âm ra tiếng Việt.

Cốc là cock là con gà trống
Tai là tail là cái đuôi.

côc-tai là cái thứ đồ thường có thể pha nhiều màu có thể rủ rủ xuống giống cái đuôi con gà trống thui mà.

Hehe, enjoin your cocktails!
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Cơm gà xối mỡ

Cơm gà xối mỡ không ngon không lấy tiền.
Ai yêu thích ăn theo kiểu người tiền sử (cắn, xé, cào cấu...) thì có thể ghé qua tiệm cơm gà lề đường góc Ngã tư Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo.

Đây là tiệm ăn lề đường gia truyền hơn 3 thế hệ nay.

Cơm ngon , gà xối mỡ thơm phức vừa ăn vừa nhìn nhau .....cắn xé miếng thịt gà thì tha hồ phát hiện điểm yếu của đối phương trong lần hẹn đầu tiên.
 
K

ketoancon

Giang hồ quy ẩn
30/7/04
94
8
0
HCM
Ha Hanh nói:
Cốc là cock là con gà trống
Tai là tail là cái đuôi.

côc-tai là cái thứ đồ thường có thể pha nhiều màu có thể rủ rủ xuống giống cái đuôi con gà trống thui mà.

Hehe, enjoin your cocktails!
bạn giải thích từ cocktail nghe hay nhỉ, nhưng mà tới 'enjoin' thì ...kỳ quá! Btw, tiếng Anh cũng có thể nói lái được bạn ạ! VD : muốn 'enjoy' thì phải "join in"
Cheers!
 
M

maituan

Guest
26/7/04
14
1
1
Bac VirGin ơi !

Bác thích ăn xủi cảo không ? Bửa nào em dẫn bác đến quán xủi Cảo nằm trên đường Hả Tôn Quyền Quận 5. Ngay Ngã tư Hà TÔn Quyền và Nguyễn Chí Thanh quẹo tay trái chạy 50 thước đền hẻm quẹo phải .Dừng lại ghé vào

một tô /đồng :12000 đồng
xong Ngon tuyệt cúmèo luôn đấy, còn có nước mía nữa
Hôm nào em dắt bác vào Bác nhớ dẫn em ra nhé,Tật của em ăn vào là phải có người dẫn ra hì hì hì
Chúc mọi người web ke toán có một tô Xủi Cảo ngon nhé
 
M

maituan

Guest
26/7/04
14
1
1
Chào các bác !

Có một quán lẩu Cá nằm góc Ngyễn Trãi và Châu Văn Liêm .Quán này của người Hoa .

QUán lẩu Đông Nguyên thì phải .Giá cả phải chăng ,chất lượng hảo hạng .

An xong rồi Các bác ghé qua Chè Hà Ký ngay đầu đường Châu Văn Liêm và Hùng Vương đấy( góc Thuận Kiều ) làm một ly Tà Hủ Hạnh Nhân hay là Sâm bổ lượng nhé

Chúc mọi người ngon miệng
 
ziczac

ziczac

********
25/2/05
252
30
28
43
...
Quán vỉa hè - Một thoáng Hà Nội

Quán vỉa hè - Một thoáng Hà Nội

Quán vỉa hè từ lâu đã là một nét đặc trưng của phố phường Việt Nam, đã đi vào nếp sống của nhiều người dân đô thị. Nhưng nếu hỏi quán vỉa hè có từ bao giờ, thì khó ai có thể đưa ra câu trả lời xác đáng…

Phải nói rằng, không chỉ Hà Nội mới có quán vỉa hè, vì thực tế, người Pháp đặt quyền bảo hộ lên mảnh đất Bắc Kỳ sau khi biến Nam Kỳ thành thuộc địa, tức là, phố Tây ở Hà Nội được xây dựng muộn hơn. Tuy nhiên, khi nói đến quán vỉa hè, người ta không thể không nhắc tới Hà Nội. Điều gì đã làm nên ấn tượng đó?

“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về, thơm từng con phố, mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”. Cố nhạc sĩ lừng danh Trịnh Công Sơn một lần qua Hà Nội đã gửi tặng đất này một tuyệt tác: “Nhớ mùa thu Hà Nội”. Nhắc tới cốm Hà Nội, phải kể đến cốm làng Vòng. Với dân làng, làm cốm không chỉ là để kiếm kế sinh nhai, mà còn là để bảo tồn một nếp sống đẹp. Trời vào thu, gió heo may se se lạnh, đó đã là lúc các xóm vang lên tiếng chày giã cốm đều đều. Để rồi thành quả là cốm rón, cốm non, cốm gốc theo chân các bà, các chị lên phố. Góc vỉa hè này, cụ bà khăn vấn áo thâm đặt tấm mẹt tre lên thúng, trải lá sen bánh tẻ đùm cốm cho khách qua. Hè đường bên kia, thiếu nữ xuân thì đon đả chào mời bánh cốm, chè cốm. Thực khách dùng cốm với chuối tiêu, để thấy cái ngọt dìu dịu, pha hương thơm thoang thoảng, dễ khiến người ngồi giữa phố phường mà tưởng như bên cánh đồng lúa đậm đà chất quê...

“Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương. Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương...”. Đêm đông, “tôi thấy thích cái lạnh miền Bắc, cái lạnh Hà Nội, anh đưa tôi qua phố Khâm Thiên để thử cảm giác “cô lữ đêm đông không nhà” mà ông Nguyễn Văn Thương thổ lộ nghen!”- người xa xứ lần đầu đến Hà Nội, cái gì cũng muốn biết, sao đành khước từ, thời tản gót cùng bạn. Lang thang một hồi, chợt thấy mình đứng trước hàng ốc luộc, kéo bạn cùng ngồi xuống chiếc ghế cỏn con. “Làm vài chén rượu nút lá chuối cho ấm bụng?” – anh bạn hưởng ứng bằng cái nháy mắt. Rượu vừa rót ra hai cái chén hạt mít, đã có đĩa ốc bươu nghi ngút khói trên bàn với hai bát nước chấm. Mùi sả, ớt, lá chanh thơm nồng, nước miếng tứa ra đầu lưỡi. Ốc vừa chín tới, còn giữ được độ giòn, đưa vào miệng đã thấy ran ran tê tê, nuốt rồi mới thấy vị ngọt nhẹ. Hỏi: “Ốc này ở đâu vậy chị?” – đáp: “Ốc hồ Tây, anh ạ!”. Lại hỏi: “Nước chấm ngon quá, chị có bí quyết gì không?”. Một nụ cười ngượng ngùng nở bên đôi má hồng, có lẽ vì bếp than: “Bí quyết, anh ạ!”. Rảo bước, anh bạn vỗ vai: “Người Hà Nội kín đáo quá chừng!”. Phải rồi, thâm trầm và sâu lắng, xa rồi anh sẽ nhớ nhiều hơn.

Nàng xuân đã về, tiết trời chỉ còn se se lạnh. Mưa lất phất như bụi, đọng trên vai áo, mái đầu. Hàng bánh cuốn lùi sát vào vách tường, căng tạm tấm vải nhựa che đến mép vỉa hè. Ngày mai anh về bên đó, lâu lâu nữa mới có cơ hội ngộ, tôi dẫn anh đi chơi Hà Nội nốt hôm nay, loanh quanh một hồi, rồi lại tìm về quán vỉa hè – hàng bánh cuốn này. Bánh tráng mỏng, thật trong, mỡ thoa đều. Bạn có vẻ hơi e ngại; hiểu ý, vội đỡ lời: “Anh cứ thử đi, không lo béo đâu”. Bánh nếm vào thì thấy mát nhè nhẹ, thịt chiên thật thơm, mộc nhĩ giòn, thêm vị chua cay mặn ngọt của nước dùng, bạn không rụt rè nữa. Nâng chén rượu cà cuống cho ấm lòng, hẹn ngày tái ngộ...

“Người đi rồi, tôi vẫn còn ở lại. Đà Lại mưa hoài, mưa mãi không thôi...”. Dòng nhạc mênh mang trôi trên không gian, ngỡ trời Hà Nội hôm nay cũng buồn buồn như “thành phố mưa bay”. Quán cà phê – Internet lưa thưa khách. Một dòng tin nhắn chạy trên màn hình, nói nhớ cái vỉa hè như nhớ bằng hữu, tiếc rằng chưa được thưởng thức phở Hà Nội. Giật mình, sao ta đãng trí quá, đành tạ lỗi với bạn bằng lời nguyện cho dịp sau. Hà Nội vẫn còn đó cái chất nguyên sơ, và phở Hà Nội vẫn dẻo mà không dai, thịt mềm, gừng cay dịu, ớt cay nồng, rau thơm thoảng, nước dùng ngọt xương bò, hành hoa xanh nõn, chờ đợi người về. Phải rồi, còn cái quán cóc nữa chứ, “liêu xiêu một câu thơ”, bình lặng và thuỷ chung, đủ rung lên trong tâm khảm tiếng gọi: “Cố nhân ơi!”.

Theo VietnamNet
 
DucThuan

DucThuan

Tè lè ra rồi !
4/12/04
173
4
18
Đầu đường xó chợ
Dân nhà ta có ai thích đồ nướng, bò né, mực sốt tiêu.... Ai thích ăn đắng thì ăn lẩu khổ qua với cá théc léc.
Quán Bò né Ngân Nga - Hẻm đường Nguyễn Văn Đậu đối diện Trạm Y Tế, gần Cơm Chay Thuyền Viên.
Muốn ăn phải đến sớm, không thì phải đứng bạn ạ.
 
K

KiềuPhương

Guest
7/9/05
2
0
0
i live in Tay Ninh
Xin chào các bạn,
Mình là KiềuPhương thành viên vừa mới gia nhập trang web này. Mình hiện đã đi làm nhưng công việc của mình lại ở bộ phận nhân sự nên kiến thức mình được học trong nhà trường không được sử dụng đến nay thì thú thật là mình chẳng còn nhớ được gì về kế toán cả.
Mong các bạn giúp đỡ mình thật nhiều nhé.
Bây giờ mình phải xem sách vở lại từ đầu và không biết bắt đầu từ đâu nữa, hãy giúp mình với nhé.
Thấy các bạn nói chuyện với nhau vui vẻ mình thích lắm, không bếit làm sao để gia nhập vào đây, hãy mail chỉ cho mình tham gia với nhé.
Cám ơn nhiều.
Thân chào
KP
 
phantuannam

phantuannam

Altria Tax
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
17/12/04
4,331
1,027
113
42
Quận 12 - Hồ Chí Minh
www.tapchiketoan.vn
Haha , đọc bài của Ziczac thấy hay ghê gớm, nghĩ thầm "Quái, cái lão này hôm nay sao viết hay đến thế!?" Lão ấy viết như thế thì ối người bảo là trai Hà Nội 100%. Ai ngờ đọc đến cuối bài hóa ra sưu tầm. Không ngờ, không ngờ.

Trên đường Nguyễn Văn Quá, qua Chợ Cầu rẽ trái khoảng 200m bên tay trái có quán cháo gà và các món liên quan đến gà rất đông khách, gà chế biến tại đây đã qua kiểm dịch. Món chế biến từ khá phong phú, rất ngon, giá cả khá hợp lý. Gà luộc nguyên con / gà nướng nguyên con / chân gà, tay gà, lòng mề gà, gà con, ........nhưng ăn gà xé phay là tuyệt zời nhất. Vừa cấu vừa xé vui vô cùng. Ăn xong quán có khăn lạnh để vệ sinh tay chân, nhưng khuyên bạn nên mút ngón tay để nhấm nháp lại hương vị của gà còn vương vấn lại trên đôi tay ngà ngọc...

Bạn đến quán nếu ăn một mình thấy buồn thì gọi cho mình vì nhà mình gần đó thôi. Bạn gọi là mình ra liền (Sau khi tắm rửa sạch sẽ hay rửa tay bằng life boy)
 
Sửa lần cuối:
DucThuan

DucThuan

Tè lè ra rồi !
4/12/04
173
4
18
Đầu đường xó chợ
KiềuPhương nói:
Xin chào các bạn,
Mình là KiềuPhương thành viên vừa mới gia nhập trang web này. Mình hiện đã đi làm nhưng công việc của mình lại ở bộ phận nhân sự nên kiến thức mình được học trong nhà trường không được sử dụng đến nay thì thú thật là mình chẳng còn nhớ được gì về kế toán cả.
Mong các bạn giúp đỡ mình thật nhiều nhé.
Bây giờ mình phải xem sách vở lại từ đầu và không biết bắt đầu từ đâu nữa, hãy giúp mình với nhé.
Thấy các bạn nói chuyện với nhau vui vẻ mình thích lắm, không bếit làm sao để gia nhập vào đây, hãy mail chỉ cho mình tham gia với nhé.
Cám ơn nhiều.
Thân chào
KP

Nhớ làm gì em ơi, đừng nhớ. Em cứ hỏi đi, các anh chị giúp cho. Nhớ trả ơn là được. hè hè
 
DucThuan

DucThuan

Tè lè ra rồi !
4/12/04
173
4
18
Đầu đường xó chợ
Bà con cô bác gần xa.
Biết chỗ nào dành cho cả nam lẫn nữ, vừa ăn, uống, nhậu - Ngon, bổ, rẻ, an toàn, mất vệ sinh 1 tí cũng được. Chỉ giúp với. Cám ơn.
tsf264@gmail.com
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Sau đây là địa chỉ một số quán chè ở Hà Nội(mùa này mà buổi chiều đi ăn vặt hơi bị thích):
1. Chè Huế, 10 Tạ Hiện, 2000-3500đ/suất, quán nhỏ, chè ngon.
2. Chè Thập Cẩm, 72 Trần Hưng Đạo 7000đ/suất.
3. Chè thập cẩm, 80 Hàng Điếu, 3000đ/cốc trở lên, rất ngon, chiều khách.
4. Chè Thái, ngõ chợ phố Hồ Đắc Di, rất ngon.
5. Chè chuối, bánh đúc: Cuối phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ bán chiều, rất ngon.
6. Chè thập cẩm, Ngõ 72 Trần Hưng Đạo
7. Chè - Chè Huế, 10 Tạ Hiền
8. Chè Huế, 15 Hàng giấy
9. Chè Sài Gòn, 63 Đường Thành
10. Chè Thái, ngõ chợ phố Hồ Đắc Di, rất ngon.
11. Chè chuối, bánh đúc, Cuối phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ bán chiều, rất ngon.
12. Chè BuBuChaCha (chè Singapore), Cửa Bắc (gần trường Phan Đình Phùng)
13. Chè Huế, Nguyễn Lương Bằng, Hàng Giấy
14. Chè Thái, Trần Huy Liệu
15. Chí Mà Phù, Lục Tào Xá, Hàng Giấy
16. Phổ màn nhần, Hàng Buồm
17. Nước mía, Hàng Điếu
18. Sinh tố, Nguyễn Trường Tộ cả phố
19. Sữa chua, Lò Đúc
20. Thập cẩm dầm, giữa phố Tô Tịch
 
ziczac

ziczac

********
25/2/05
252
30
28
43
...
Thịt Cầy

Trích từ "Miếng Ngon Hà Nội" của cố tác giả Vũ Bằng.

Đã định không nói, nhưng không nói không chịu được. Ờ mà nếu ca tụng thịt cầy mà mang tiếng là thiếu văn minh thì mình cũng đành chịu cái tiếng thiếu văn minh vậy, chứ nói đến miếng ngon Hà Nội mà không nói đến thịt cầy, người ta quả là thấy thiếu thốn rất nhiều. Chỉ thiếu có một người, vũ trụ bao la hiu quạnh... huống chi lại thiếu thịt cầy thì còn vui sống làm sao?
Thực vậy, có ai một buổi chiều lất phất mưa xanh trời căm căm rét, mà ngả một con cầy ra đánh chén với đôi ba bạn cố tri mới có thể cảm thấy rằng không phải đời lúc nào cũng không đáng để cho người ta sống.
Rõ ràng là mình đương buồn muốn chết, người ủ rũ ra, mà "làm một bữa" vào, chỉ giây lát là "nó sướng tỉnh cả người ra", không chịu được. Tôi có thể cam đoan với các anh: một người thất tình, muốn đi tự tử, nếu người ấy biết thưởng thức món thịt cầy, mà các anh lại mời y dùng chơi chút đỉnh rồi muốn đi chết đâu hãy chết, tôi có thể tin rằng mười bận thì chín bận ăn xong anh ta sẽ đổi ý định ngay.
Là vì đời có thịt cầy, thỉnh thoảng ăn chơi một bữa ta thấy nó cũng bõ để cho ta sống, mặc dầu có nhiều lúc cái kiếp con người còn khổ hơn cả cái kiếp con chó vài ba bực.
Lo cho con học; vợ hỏi tiền làm giỗ; phắc tuya đèn chưa trả; nhân tình dọa bỏ đi; cuối tháng, lại phải đến chủ nhà hỏi xem hắn có bằng lòng cho thuê nữa hay không ... bao nhiêu nỗi lo âu khốn nạn làm cho người ta day dứt !
Những lúc đó, ăn vàng vào miệng cũng không ngon. Ăn vàng vào miệng không ngon, nhưng ăn một miếng chả chó, ta lại muốn ăn hai để chờ món tái đem lên, ta vừa nhắm nhót vừa suy nghĩ trong khi đợi món dựa mận, chết chết! sao nó ngầy ngậy, béo béo, ngòn ngọt mà lại có thể thơm đến thế!
Ta tự bảo: "Ờ mà sống ở đời bất quả nhiều lắm cũng chỉ đến sáu, bảy chục năm là cùng. Mà trong sáu, bảy chục năm đó, ngày vui quá ít, lo âu sầu não lại nhiều, thế thì tội gì lại chuốc phiền khổ vào người cho mệt!
Ngả con cầy ra đánh chén! "Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?"
Thôi thì được ngày nào hãy cứ biết chiều ông thần khẩu ngày ấy đã, sau ra sao sẽ liệu. Ấy thế mà chưa biết chừng ăn một bữa cầy vào, cái vận mình nó lại chuyển hung thành cát, chuyển đen thành đỏ thì lại càng hay, chớ có sao đâu?
Thật vậy, thịt cầy ở nước ta không phải là một món ăn như thịt dê, thịt lợn, nhưng nó lại còn là một niềm tin tưởng trong dân gian nữa. Vận đương xúi quẩy, ăn một bữa thịt chó vào, người ta rất có hy vọng giải đen. Đánh bạc thua liền ba đêm, này! ăn một bữa thịt chó, có người gỡ được hết cả tiền thua, mà lại còn được thêm là khác. Thử hỏi trong tất cả các món ăn trên thế giới có món nào khả dĩ lại di chuyển được vận hạn của con người đến thế này không?
Nhưng dẫu sao, chuyện di chuyển vận hạn cũng là chuyện của tương lai huyền bí. Nói ngay chuyện thiết thực ở trước mắt mà chơi.
Một chiều mưa phiêu diêu ở chốn đồng ruộng căm căm gió rét, không đi chơi đâu được, mà trải một cái chiếu lên thềm gạch ngô đưa cay vài chén tửu, trước mặt có một mâm thịt chó làm đủ các món: chả, tái, cary, dựa mận, chạo, nem ... riêng cứ trông thôi, ta cũng đã thấy lòng phiêu diêu như mở hội rồi.
Thịt luộc đỏ tươi, bì vàng màu da đồng, đặt lên cạnh đĩa rau húng chó; vài đĩa riềng thái mỏng tanh; chả nướng, béo ngậy, màu cánh gián; đĩa bún trắng bong nằm cạnh những bát hầm dựa mận mầu hoa sim; những liễn xào nấu với chuối "chưa ra buồng" thái con bài; những đĩa dồi tươi hơn hớn, miếng thì trắng, miếng thì hồng, miếng thì tím lợt, đôi chỗ lại điểm những nhát hành xanh màu ngọc thạch ... tất
cả tiết ra một mùi thơm làn lạn như mùi hoa đồng thảo lại ngồn ngộn như mùi thịt gái tơ ... xin hỏi có ai mà chịu được, không thưởng thức một hai miếng làm duyên?
Người chưa ăn bao giờ ăn thử một miếng lại muốn ăn hai, còn người đã biết ăn rồi thì phải nói rằng trông thấy thịt chó mà không được ăn thì buồn bã ủ ê, nếu không muốn nói là bủn rủn chân tay, bắt chán đời muốn chết.
Thôi, hãy xếp mọi thứ ưu phiền lại, cầm đũa "làm" mấy miếng đi, người anh em! Xin mời! Rượu này là thứ rượu sen cất ở Tây Hồ nhưng không xóc, uống vào một hớp mà như uống cả một làn sen ngào ngạt của Hồ Tây vào bụng.
Nhắm một miếng dồi, lại đưa cay một tợp rượu rồi khẽ lấy hai ngón tay nhón một ngọn rau húng điểm vào một vị hăng hăng, man mát cho tất cả cái bùi, cái béo, cái cay, cái mát, cái hăng quyện lấy nhau, anh sẽ nói với tôi cảm tưởng của anh ra thế nào ... Quả vậy, nếu sau này, người ta chết xuống âm phủ mà không có dồi chó để ăn thì âu cũng là một mối hận thiên thu mà ta cần phải đề phòng ngay từ giờ.
Óc chó có tiếng là ngon, nhưng có ý vị, càng ăn càng thấy ngon thì chính là dồi chó. Sao mà lại có những người có óc vĩ đại đi nghĩ ra được cách làm một thứ dồi ngon lạ ngon lùng đến thế, một tổ hợp tiết tấu như thế, hở Trời?
Gắp một miếng chấm muối chanh, rồi đưa cay một hơi rượu, ta thấy cả tiết, sụn, lá thơm và đậu xanh ở trong miếng dồi nâng đỡ nhau, đoàn kết nhau thành một khối bất khả chia lìa, không những thấy ngon lành cho khẩu cái mà thôi, nhưng lại còn làm cho ta mát gan nở ruột vì cái đẹp tinh thần do sự nhất trí tạo thành.
Ai cũng đã ăn dồi lợn, và ai cũng đã ăn dồi của người Tây mà ta thường gọi một cách nôm na là "sốt sích". Bằng thế nào được dồi chó, phải không ông? Dồi chó làm khéo thì cái ruột phải ken kỹ cho mỏng như tờ giấy, đến lúc ăn vào nó cứ dòn tanh, không mềm lừ những tiết như dồi lợn, mà cũng không bã như rơm kiểu dồi Tây; nhưng nó nhuyễn nhừ đi, nhai kỹ lại hơi sừn sựt, bùi béo nhưng không ngấy, ngan ngát nhưng không nồng mùi tỏi.
Nhưng muốn thưởng thức một món cầy thật cho nổi vị, ai cũng sẽ phải công nhận với tôi không có mòn gì "điển hình" hơn món chả.
Có một hôm trời lạnh bàng bạc màu chì, đứng tựa vào một hàng rào râm bụt xanh, hoa đỏ, ta gọi một hàng thịt chó gánh đi qua mua một đĩa chả vào trong nhà nhắm rượu, cái ngon cũng đã "lẫm liệt" lắm rồi.
Vậy mà nói cho thực, cái ngon đó chưa thấm với cái ngon của một món chả do một người hiền nội trợ khéo chiều chồng đã làm ra, nó tinh khiết mà lại đủ vị hơn nhiều, ăn vào đến môi, trôi liền đến cổ, ôi, thơm phải nói là ... điếc mũi!
Là bởi vì các tiệm thịt chó, cũng như những hàng thịt chó gánh rong, không thể nào làm các món thực công phu, thực đúng kiểu, theo như ý chúng ta mong đợi.
Muốn làm một món chả chó thật đúng với ý thích người ta phải mất công phu nhiều hơn thế. Có thể bảo rằng ta phải tốn công phu như thể nuôi chim yến đẻ.
Trước hết, không phải cứ có tiền ra chợ mua bất cứ con chó nào về thịt rồi làm thành món mà ăn được cả đâu. Riêng một việc lựa chọn con chó "dùng" được cũng là cả một sự tìm tòi, học tập công phu rồi.
"Chó già, gà non", câu nói cửa miệng của người ta là thế: ăn thịt gà thì tìm gà non mà làm thịt, chó phải là chó già mới thú.
Nhưng thực ra, theo những người giầu kinh nghiệm, thịt chó già thường nhạt nhẽo, mà ăn hơi bã. Muốn cho thực ngon, phải là cái thứ chó không già mà cũng không non - cái thứ chó "chanh cốm" trung bình từ hai năm tới hai năm rưỡi, cái thứ chó mà nếu các bà cho phép ta có thể ví với các thiếu nữ dậy thì "xanh lên ngọn tóc, nhựa căng vú đào".
Song le, đừng tưởng chọn như thế mà đã đủ. Tuổi tác của con chó mới là một điểm mà ta cần lưu ý. Còn phải lưu ý nữa là bộ lông con chó, chớ không phải là cứ chó thì hầm bà là cả một lứa đâu. Theo các chuyên viên ăn thịt chó, sắc lông ảnh hưởng tới mùi vị của thịt rất nhiều. Cái giống chó "bẹc giê", "pê ki noa", cái giống chó "bát sê" cũng như giống "phốc", nói tóm lại tất cả các giống chó tây phương, cấm có ăn thịt được. Thịt cứ dai như chão rách, mà hôi quá, ăn không ra cái "thớ" gì. Chó ăn, phải chính cống là giống chó ta, không được lai căng một tý một ly ông cụ.
Người Tầu thường cho rằng những người hen suyễn hoặc suy chân thận mà ăn thịt mèo đen, không có một cái lông trắng nào, thì bổ ngang uống rượu ngâm bách nhật hươu bao tử. Giống chó thì không thế.
Cái anh chó mực không được trọng dụng nhu mèo đen. Những người sành ăn thịt chó cho rằng nhất bạch, nhị vàng, tam khoang, tứ đốm, ngoài trừ ra đều "không trúng cách" cả - tuy vẫn biết rằng cứ ăn thịt chó, mà lại thịt chó ta, thì đã ngon chết đi rồi...
Ấy đấy, trong bốn thứ chó bạch, vàng, khoang, đốm đó mà ta vớ được một anh giết thịt, nhất thiết ta không thể làm cẩu thả. TRái lại, phải cẩn thân từng ly từng ty, mà co khi càng cẩn thận bao nhiêu thì lúc ngả ra đánh chén lại càng thấy thú vi bấy nhiêu. Bởi thế, tôi đã từng thấy có những người thui chó tử công phu y nhu thể một nghệ sĩ đem hết tâm cơ ra để tạo nên một đứa con tinh thần lưu lại cho hậu thế. Con chó chết rồi, rửa ráy cứ như ly như lau, treo lên cho khô hết nước rồi mới thui. Thui bằng rơm. Thui cả con. Thui xong, đem ra mổ, cắt đầu, cắt chân để riêng ra, duy chỉ lây bộ lòng, làm thật kỹ, gia giảm đậu xanh, hành tỏi thực thơm cho vào đấy, rồi lấy những cành lá ổi bọc thực thơm cho vào đấy, rồi lấy những cành lá ổi bọc thực kín con chó lại, bọc cho dầy, ngoài lại phủ một lần lá chuối, dàn hậu mới lấy bùn quánh đắp ra phía ngoài cùng.
Đoạn, bắc kiềng lên, đặt chó vào, chung quanh chất củi cho những đầu củi chụm vào với nhau ở phía trên, kiểu những cái "tăng" hướng đạo, rồi đốt, đốt cho cháy hết vủi. Củi tàn, còn than cũng đừng bắc ra vội, cứ để âm ỷ thế, cho đến khi than tàn hẳn.
Nói thì dễ, nhưng làm trọn công việc đó cũng mất máy tiếng đồng hồ. Những nghe mà sốt ruột. Nhưng thử tưởng tượng lúc gỡ bùn, giở lá chuối và lá ổ ra mà thấy con chó béo ngậy, cá da cái thịt óng a óng ánh, cách gì mà lại không bắt thèm nhểu nước miếng ra, đòi ăn kỳ cho chết thì thôi.
Nhưng mà ăn ngay thì còn ra cái quái gì. Phí cả thịt đi: muốn nên miếng chả, còn là lắm chuyện. Riềng già giã cho thật kỹ đấu với mẻ, gia thêm vào đủ mắm tôm, để đấy cho ba thứ cấu kết với nhau thành một khối chặt chẽ, rồi mới bóp vào với những miếng thịt thái không to không nhỏ, cứ độ vào một đốt ngón tay cái là vừa. Đừng lấy ra ngay. Hãy ướp tất cả chừng vài tiếng đồng hồ rồi hãy lấy ra xếp vào một cái cặp chả, đặt lên trên than hồng mà nướng.
Này, nướng chả chó, kỵ nhất cái thứ than tây đấy nhé. Nướng bằng củi cũng không được. Phải nướng bằng than tầu, quạt liền tay cho đỏ, mỡ có rỏ xuống than đừng tiếc. Mỡ đó vào lửa, bốc lên thành khói, khói đó quyện lấy chả, tạo ra một mùi vị đặc biệt không tiền khoáng hậu, thơm phưng phức nhưng không thô, thanh thoát cao sang mà vẫn gần nhân loại. Một người đau bịnh nặng, nằm ở bên cửa sổ, nhìn ra giàn hoa thiên lý, chợt ngửi thấy mùi thịt bò xào hành tây, có thể thấy ngấy mà lợm giọng; một người có chứng nhức đầu tự nhiên thấy bay đến trước mũi mùi chả lợn nướng có thể thấy khó chịu vì mùi tuy thơm nhưng có ý hơi nồng; nhưng ngửi đến mùi chả cầy ngát trong gió hiu hiu, ta có thể chắc chắn là người khó tính đến mấy đi nữa cũng phải thấy như cởi gan, cởi ruột.
Gắp một miếng thịt đó, đừng ăn vội, hỡi người háu ăn ơi! Cứ từ từ, chầm chậm để làm khổ ông thần khẩu đã! Anh đưa miếng chả lên trước mắt mà xem: miếng thịt cứ săn lại như thịt một người lực sĩ, mà bóng nhễ bóng nhại một cách mới lành mạnh làm sao! Nó thơm quá đi mất thôi, anh ạ. Thơm quá chừng là thơm, thơm không phải chỉ làm khổ riêng khứu giác của những người ở trong nhà mà thôi đâu, còn làm khổ tất cả láng giềng, hàng xóm. Ở cạnh những người ăn ngon như thế, mình lâu lâu mà không được "thưởng thức", cũng có khi phải phát bực lên mà "ai oán" cho cái kiếp người không được mấy khi xứng ý... Chả chó cũng như thit luôc, ăn cho thật hợp giọng không nên chấm nước mắm, mà chấm với muối chanh. Ai thích cay, ăn vài miếng lại cầm cái cuống xanh của một trái ớt đỏ, cắn một chút, một chút thôi, rồi vừa ăn vừa suy nghĩ thì mình dù lãnh đạm với cuộc đời đến bực nào cũng phải thương hại cho những ai không biết thưởng thức mùi thịt chó!
Tài thế, sao mà cứ cài thịt cấy làm món gì ăng cũng xứ ngon cơ? Có thể anh không thích tái chó, đuểnh đoảng với món nem chạo, thấy món ca ri chó cũng ngon nhưng không thú vì nó không được thuần tuý Việt Nam; nhưng đến cái món dựa mận thì nhất định cả trăm người ăn thịt chó đều phải công nhận đó là một món ăn bất hủ! Chẳng biết ông tổ nào nhà mình, trong một phút xuất thần, lại nghĩ ra một món kỳ tuyệt đến như thế được?
Tôi dám nói quyết với các anh rằng có nhiều lúc ngồi thưởng thức món đó, tôi đã từng ví với bản nhạc "Le Danube Bleu" của Johan Strauss, nó dìu dặt khoan thai, cuồn cuộn một cách êm dịu, có đôi khi lại như nhảy nhót lên trong ánh sáng.
Ấy đấy, cái món dựa mận vào trong miệng nó cũng từa tựa như thế đấy. Thoạt mới dùng, ta thấy nó dìu dịu, hiền hiền, nhưng điểm mấy lá húng chó vào, rồi đưa đi mấy lá bún trắng tinh, chấm với cái thứ nước quánh đặc mầu đào mận, ta thấy nhạc điệu khác hẳn đi, khác nhưng từ từ, chầm chậm, theo thứ tự từng gam một, chứ không lỡ điệu, không đột ngột.
Khẩu cái ta như nhẩy múa tưng bừng, có lắm lúc tưởng chừng như có cái gì sắp "hỏng kiểu", làm cho ta hơi sợ; nhưng tài tình là chính lúc ta sợ như thế thì sự ngang trở uyển chuyển vượt qua một cách thần diệu và tạo nên một nét nhạc mới thần tình đến lạ lùng.
Song đừng tưởng rằng muốn hưởng một "nhạc điệu" như thế vào trong lòng mình là một công việc dễ dàng đâu. Thực vậy, món dựa mận, muốn ăn cho ra ăn, cần phải làm công phu rất mực, có khi còn công phu hơn cả món chả là khác nữa. Thịt chó thơm mà ngọt, thui vàng ngầy ngậy lên rồi, đem ra nấu dựa mận mà không quánh, đưa bát đựng dựa mận lên ngang mặt, nheo một con mắt lại mà không thấy nổi lên những rằn ri của bảy sắc cầu vồng, thế là chưa biết nấu. Muốn có một bát dựa mận thật là gia dụng, ta cần phải chú ý đặc biệt tới ba thứ nòng cốt là mắm tôm, riềng và mẻ.
Mắm tôm phải là thứ mắm tôm "tiến", lọc cho sạch; riềng giã thật kỹ, cần nhiều, kém thì không dậy mùi; mẻ cũng phải lọc đi lọc lại. Ba thứ đó trộn với nhau thực đều, gia thêm hành muối vừa độ, ướp với thịt chó sống, sau khi đã bóp kỹ rồi. Tất cả để đó, chừng một tiếng đồng hồ, chớ có đụng vào, rồi hãy lấy ra ninh. Chó già ninh kỹ, chó non đun vừa tới. Nhưng dù là chó già hay chó non cũng vậy, điều phải nhớ là không bao giờ nên gia nước - dù là nước xuýt - riêng cái tiết chó đánh vào cũng làm nổi vị lên rồi. Nói đến tiết chó, ta cũng nên biết một chút về cách mổ chó thế nào cho lông tơ của chó không rụng vào trong bát tiết.
Thường thường, người ta cắt tiết chó như cắt tiết lợn. Song, những người cầu kỳ muốn tận hưởng một bữa thịt chó thật "ra trò" không chịu làm như thế, nhưng lại vẽ thêm ra một "mốt" xét ra cũng vô hại cho nghệ thuật "đả cẩu" ở nước ta: họ tìm đúng cái mạch máu lớn ở nơi giữa cổ con cầy mà cắt; máu ra, họ cho một ống tre vào mạch máu đó và truyền tiết vào trong một cái liễn lau rửa kỹ càng. Sự thực, tiết đó không đặc biệt gì hơn thứ tiết cắt thường, nhưng được một điều là không có lông tơ chó lẫn vào. Vả chăng, ai lại còn không biết rằng đối với các ông ẩm thực rỗi rãi thì giờ quá, làm một món ăn càng cầu kỳ, tỉ mỉ bao nhiêu thì họ vẫn thường tưởng tượng càng ngon miệng bấy nhiêu. Trí tưởng tượng của người ta oẻ oẹ y như người đàn bà trẻ đẹp: chiều thì thích, mà quên đi một chút thì "mặt lưng mày vực" ngay ...
Chính cũng vì lẽ đó, có nhiều ông ở nhà quê làm dựa mận ngon chết đi được rồi, mà vẫn không chịu ăn ngay, lại còn cầu kỳ muốn cho nó "đông" mới thú. Mà ở nhà quê, thường thường không có tủ ướp lạnh thì mới biết làm sao đây? Đừng lo. Người sành ăn uống cầu kỳ cũng như người nghiền a phiến vậy. Dựa mận làm xong đâu đó cả rồi, không đụng tới mà cho vào một cái hũ, bịt kín lại, lấy dây thép quấn chặt rồi trát bùn ở ngoài, lẳng xuống đáy ao một ngày một đêm mới với lên. Chao ôi, có cầu kỳ một chút kể cũng bõ cái công vất vả! Ăn miếng dựa mận đông đó, nó tỉnh người ra như con sáo sậu, ông Ba ạ. Lạ miệng, bùi, ngầy ngậy, thơm thơm ...
Quái lạ đến thế là cùng! Thịt chó chất nóng, "sốt" thì lạnh, hai cái mâu thuẫn đó ngồi mà nghĩ tưởng chừng như không thể nào dung hòa được với nhau, ấy thế mà ngờ đâu nó lại y như thể là đại số học vậy; hai cái "trừ" cộng với nhau thành ra "cộng", lựa là cứ phải một âm và một dương!
Có người đã nói thức ăn ngon mà chỗ ăn không ngon, không ngon! Chỗ ăn ngon mà không khí không ngon, không ngon! Không khí ngon mà không có bạn bè ăn ngon cũng không ngon. Câu đó đúng. Nhưng tôi muốn thêm vào "tất cả đều ngon, nhưng ăn ngon mà không đúng thời tiết cũng không ngon nốt".
Lắm lúc ngồi nhắp một chén rượu tăm cất ở Tây Hồ, thưởng thức một mình một đĩa tái chấm muối tiêu, chay, ớt, tôi vẫn thường nghĩ trời sinh ra thịt chó là để ăn riêng ở Bắc Việt chứ không phải ở bất cứ đâu đâu. Từ tháng Tám trở ra, trời Bắc Việt nặng những mây mù đìu hiu, một ngọn gió hanh hao, lành lạnh, gợi nhiều niềm tưởng nhớ xa xưa.
Lòng mình không buồn não ruột, nhưng sầu nhè nhẹ, và mình ưa cái sầu đó, bởi vì nó không hại người, mà lại nên thơ. Đó, chính ở trong tâm trạng đó mà thưởng thức một bữa thịt chó thì không còn gì hợp lý, hợp tình, hợp cảnh hơn. Lòng đương lạnh tự nhiên thấy ấm; đời đương bàng bạc tươi lên một nét đậm mầu. Một thức ăn mà có lúc thay đổi được cả nhân sinh quan của người ta, âu cũng là một cái lạ ít khi thấy vậy.
Vì thế, nhiều khi ngồi trong nhà trông ra dàn thiên lý để cho lòng ta lắng xuống, tôi vẫn thấy cần phải tha thứ cho những nhà tu hành, chỉ vì quá yêu cái đẹp, cái ngon, cất lẻn ra đi xơi thịt chó mà bị mang cái tiếng xấu là "hổ mang, hổ lửa". Chao ôi, một Lỗ Trí Thâm, một Hồ Quỳ làm sao mà chịu được sự câu thúc của một thủ tục chật hẹp không cho người ta sống tự do - tự do tư tưởng, tự do thưởng thức, tự do ẩm thực? Nếu tôi có tài, tôi quyết sẽ phải viết một loạt bài đăng báo, cổ xúy những nhà hữu trách trong các giáo phái nên để cho các vị tu hành "đả cẩu" tự do, và hơn thế, lại dùng thịt chó vào trong lễ tam sinh nữa, bởi vì theo các truyện kể trong dân gian thì dường như các ông thổ địa, các ông Thần trà, Uắt Lũy, kể cả Diêm Vương, cũng ưa món ấy... Thần mà còn thích thịt chó, huống chi là người!
Trong các truyện cũ của Tàu, người ta thường thấy có những con hồ ly tinh gần thành chánh quả mà chỉ vì trong một lúc thèm thịt đàn ông, con trai đã làm điều càn bậy, để đến nỗi phí cả mấy ngàn năm tu luyện. Ngồi mà suy nghĩ, tôi tưởng thịt đàn ông con trai đối với các con tinh cái, ngon bất quá cũng chỉ bằng đến thịt chó đối với chúng ta là cùng. Chẳng thế mà thịt chó đã thành ra món ăn được ca tụng trên cửa miệng mọi người, và hơn thế lại còn đi sâu cả vào trong văn chương bình dân nữa.

Đàn ông biết đánh tổ tôm
Biết ăn thịt chó xem nôm Thúy Kiều.

Thịt chó, thịt cầy, thịt "sư tử đất", bao nhiêu danh từ được đặt ra, nhưng "làng đánh đụng" vẫn cho thế là chưa đủ, nên luôn luôn những danh từ mới được người ta "sáng chế", không ngoài mục đích đề cao món ăn "số dách" kia: thịt chó còn có tên là Mộc Tồn - gia ý rằng Một Tồn là cây còn, cây còn là con cầy; nhưng linh động và ý nghĩa, chính là cái danh từ "hương nhục" - thịt thơm. Này, có dịp nào gặp người biết thưởng thức thịt cầy, anh thử nói về thịt chó mà xem. Một trăm lần như một, anh sẽ thấy người ấy bắt đầu như thế này: " không có thứ thịt gì lại có thể thơm như nó ..." Nhưng dù thơm, dù ngon, dù ngọt, dù bùi, bao nhiêu "đức tính" đó nào đã thấm vào đâu với cái đức tính bao quát của thịt chó trong công cuộc thông nhất dân tâm, san bằng sự phân biệt giữa các giai cấp trong xã hội? Thực vậy, tôi đố ai lại tìm được một miếng ngon nào khả dĩ liên kết được dân ý đến như vậy. Một miếng ngon mà từ vua chí quan, từ quan chí dân, từ ông tư bản đến người làm công, thảy đều ưa thích, thảy đều dùng được, thảy đều thèm muốn, thảy đều công nhận là ... "ba chê".
Ôi, cứ nghe người ta nói thì đổ thóc giống ra mà ăn! Ăn thịt chó là thiếu văn minh, ăn thịt chó là bẩn thỉu, ăn thịt chó là bất nhân bạc ác... và còn gì nữa, và còn gì gì nữa! Người ta viện lý con chó là bạn của loài người, ăn thịt nó là mọi rợ, thế thì tại sao con ngựa "một chinh phục cao cả nhất của loài người" mà người Âu Mỹ cũng đem ra "đánh chén"? Bảo là con chó ăn bẩn, thế thì con gà, con lợn, con cá ăn uống sạch sẽ ư? Không. Con chó là vật để cho người ta ăn thịt; ăn thịt chó không khác gì ăn thịt thỏ, ăn thịt nai, ăn thịt bò. Huống chi thịt chó lại còn ngon và bổ; vì thế tôi cho rằng mặc dầu người ta đàm tiếu thế nào đi nữa, thịt chó vẫn cứ là một món ngon bất diệt của dân ta. Và tôi tin rằng "nước ta còn, thịt chó còn" mà văn hóa ẩm thực của ta mai sau hay, dở là ở điểm có biết duy trì thịt chó hay không vậy.
 
C

chang` ngoc'

Guest
6/3/05
43
0
0
42
HN
To Ziczac: Nghe anh tả thế này, nhóm tuý tiên ra HN thì ko cần phải mang theo rượu bầu đá của Pat nữa nhỉ !!!
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Đàn ông biết đánh tổ tôm
Biết ăn thịt chó xem nôm Thúy Kiều.
Tổ tôm thì biết rồi
Thịt chó cũng biết rồi
còn nôm Thuý Kiều thì chưa biết.
Là cái gì vậy ta?:wall:
 
A

anhchi

Guest
5/11/05
9
0
1
45
HaNoi
1. Mình biết quán ốc nóng Hà Trang ở phố Tạ Hiện, gần phố Hàng Bạc bán chiều và tối, ngon phải biết.
2. Phở xào, mỳ xào: phố Hàng Giấy gần Hàng Buồm, bán buổi tối
3. Miến lươn, cháo lươn, miến lươn xào: đối diện chợ Hàng Da, bán cả ngày và tối
 
S

Sangvo

Trung cấp
13/4/05
145
0
16
TP Ho Chi Minh
Đọc bài viết st về thịt chó của Ziczac quả không hổ danh Túy Tiên hay...tùy tiện nhỉ!!
 
P

PAT

PAT
10/12/04
287
1
18
61
Ho chi Minh city
cố tác giả Vũ Bằng nói:
Một chiều mưa phiêu diêu ở chốn đồng ruộng căm căm gió rét, không đi chơi đâu được, mà trải một cái chiếu lên thềm gạch ngô đưa cay vài chén tửu, trước mặt có một mâm thịt chó làm đủ các món: chả, tái, cary, dựa mận, chạo, nem ... riêng cứ trông thôi, ta cũng đã thấy lòng phiêu diêu như mở hội rồi.

cố tác giả Vũ Bằng nói:
Nhắm một miếng dồi, lại đưa cay một tợp rượu rồi khẽ lấy hai ngón tay nhón một ngọn rau húng điểm vào một vị hăng hăng, man mát cho tất cả cái bùi, cái béo, cái cay, cái mát, cái hăng quyện lấy nhau, anh sẽ nói với tôi cảm tưởng của anh ra thế nào ... Quả vậy, nếu sau này, người ta chết xuống âm phủ mà không có dồi chó để ăn thì âu cũng là một mối hận thiên thu mà ta cần phải đề phòng ngay từ giờ.

chang` ngoc' nói:
To Ziczac: Nghe anh tả thế này, nhóm tuý tiên ra HN thì ko cần phải mang theo rượu bầu đá của Pat nữa nhỉ !!!

Không có bầu đá - Thế thì còn gì là thi vị nữa chang`ngoc' ơi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA