sử dụng TK 413 như thế nào?

  • Thread starter vitcon1
  • Ngày gửi
V

vitcon1

Guest
23/10/09
35
0
0
hanoi
Chào các thành viên của WKT. Em là thành viên của WKT chưa lâu nên cũng chưa theo dõi được hết các bài viết của WKT. Hôm nay tình cờ đọc bài viết có liên quan đến việc xử lý chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ, em thấy hình như chưa có bài viết hoàn chỉnh về vấn đề này (hoặc cũng có thể có mà em ko thấy chăng?). Vì thế em xin viết bài về chủ đề này để mọi thành viên cùng tham khảo, mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái (CLTGHD) là CL phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các TGHD khác nhau, gồm:
- CLTG phát sinh (còn gọi là CLTG đã thực hiện) là CLTG hình thành khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán hay thu hồi các khoản nợ có gốc ngoại tệ do tỷ giá khi thanh toán (hay thu hồi) khác với tỷ giá khi hình thành các khoản nợ.
- CLTG do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ (còn gọi là CLTG chưa thực hiện) là CLTG hình thành khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ theo tỷ giá cuối kỳ.
Chú ý: -CLTGHD chưa thực hiện ko được tính vào doanh thu hoặc chi phí khi tính thu nhập chịu thuế TNDN.
- Lãi TGHD do đánh giá lại cuối năm ko được dùng để chia cổ tức, lãi liên doanh.
TH1: Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động:
- CLTG phát sinh (CLTG đã thực hiện) được xử lý ngay: lãi ghi vào TK 515, lỗ ghi vào TK 635.
- CLTG đánh giá lại cuối năm tài chính (CLTG chưa thực hiện): cuối năm, DN phải đánh giá lại số dư gốc ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ theo TGHD giao dịch bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập BCTC cuối năm. Chênh lệch được ghi nhận vào TK 413 (4131), sau khi bù trừ chênh lệch TG tăng và giảm trên TK 4131, số còn lại kết chuyển ngay vào 515 hoặc 635.
Chú ý: TK 4131 ko có số dư cuối kỳ.
TH2: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động)
- CLTG phát sinh trong kỳ và CLTG đánh giá lại cuối năm tài chính đều được ghi vào TK 4132 (lỗ TG ghi vào bên Nợ TK 4132, lãi TG ghi vào bên có). Cuối kỳ, sau khi bù trừ CL lãi và lỗ trên TK 4132, số dư cuối kỳ của 4132 được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán.
- Khi kết thúc giai đoạn XDCB chuyển sang hoạt động SXKD, kế toán xử lý mức CLTG luỹ kế trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản vào TK 515 hoặc 635 (nếu số CLTG nhỏ) hoặc phân bổ dần vào 515 hoặc 635 của nhiều kỳ trong thời hạn không quá 5 năm (nếu số CLTG lớn).
Cụ thể: - Nếu lỗ:
Nợ TK 635 : nếu kết chuyển hết một lần vào chi phí
Nợ TK 242 : nếu phải phân bổ dần.
Có TK 4132
Phân bổ dần từng kỳ:
Nợ TK 635
Có TK 242
- Nếu lãi:
Nợ TK 4132
Có TK 515 : Nếu kết chuyển hết một lần vào doanh thu
Có TK 3387: Nếu phải kết chuyển dần
kết chuyển dần từng kỳ:
Nợ TK 3387
Có TK 515
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

mastervip

Guest
27/10/07
14
0
0
36
Ha Noi
vấn đề bạn nêu rất hay, m xin mạo muộn bổ sung 1 số ý kiến vào topic này:
_Tk 4132 này chuyên để dùng phản ánh lỗ lãi về tỷ giá chỉ trong trường hợp DN đang ở giai đoạn xây dựng cơ bản chưa dính líu gì đến kinh doanh,buôn bán.

vì vậy nó như 1 tk đóng vai trò thay thế cho bên Có tk 515 khi lãi tỷ giá, và bên Nợ tk 635 khi lỗ tỷ giá.

VD khi lãi tỷ giá ta sẽ ghi bên Có tk 4132, và khi lỗ tỷ giá ta sẽ ghi bên Nợ tk 4132.

cuối kỳ kế toán ta phải thực hiện bù trừ tk 413 ( bởi vì 1 mình nó phải làm tận hai nhiệm vụ: lỗ và lãi mà ^^ chứ ko tách bạch lỗ lãi như 515 và 635 khi DN đã tiến hành kinh doanh buôn bán )

cách hạch toán tk 4132 như các trường hợp mà bạn nêu là hoàn toàn đúng ^^ thanks
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
vấn đề bạn nêu rất hay, m xin mạo muộn bổ sung 1 số ý kiến vào topic này:
_Tk 4132 này chuyên để dùng phản ánh lỗ lãi về tỷ giá chỉ trong trường hợp DN đang ở giai đoạn xây dựng cơ bản chưa dính líu gì đến kinh doanh,buôn bán.

vì vậy nó như 1 tk đóng vai trò thay thế cho bên Có tk 515 khi lãi tỷ giá, và bên Nợ tk 635 khi lỗ tỷ giá.

VD khi lãi tỷ giá ta sẽ ghi bên Có tk 4132, và khi lỗ tỷ giá ta sẽ ghi bên Nợ tk 4132.

cuối kỳ kế toán ta phải thực hiện bù trừ tk 413 ( bởi vì 1 mình nó phải làm tận hai nhiệm vụ: lỗ và lãi mà ^^ chứ ko tách bạch lỗ lãi như 515 và 635 khi DN đã tiến hành kinh doanh buôn bán )

cách hạch toán tk 4132 như các trường hợp mà bạn nêu là hoàn toàn đúng ^^ thanks
Trong giai đoạn XDCB, cuối kỳ kế toán bù trừ TK 4132 như thế nào vậy bạn ?
 
V

vitcon1

Guest
23/10/09
35
0
0
hanoi
Chào các thành viên của WKT. Em là thành viên của WKT chưa lâu nên cũng chưa theo dõi được hết các bài viết của WKT. Hôm nay tình cờ đọc bài viết có liên quan đến việc xử lý chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ, em thấy hình như chưa có bài viết hoàn chỉnh về vấn đề này (hoặc cũng có thể có mà em ko thấy chăng?). Vì thế em xin viết bài về chủ đề này để mọi thành viên cùng tham khảo, mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.

Chào cả nhà!
Em xin đính chính lại bài viết trên của em.
Bài viết trên là những gì em đã được học ở trường và tìm hiểu thêm trong giáo trình. Nhưng hôm nay em mới được đọc thông tư số 201/2009/TT-BTC ban hành ngày 15/10/2009, về việc hướng dẫn xử lý các chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp. Em đọc và thấy thông tư có nhiều điểm khác so với những gì em đã nêu trong bài viết trên. Đây là lỗi của em do đã không cập nhật đầy đủ và kịp thời. Vậy, em xin đính chính lại để nếu có bạn nào tham khảo bài viết trên thì không bị nhầm lẫn giống em.
Mong nhận được ý kiến đóng góp từ diễn đàn.
Em xin cảm ơn.
Mời các bạn tham khảo thông tư mới:
 

Đính kèm

  • TT201.2009 Chenh lech ty gia.pdf
    221.4 KB · Lượt xem: 297
M

Mai Binh

Guest
23/12/08
6
0
0
Hà Nội
Mình cũng đang cần tìm hiểu về vấn đề đánh giá lại chênh lệch tỷ giá tại thời điểm cuối năm. Đọc Thông tư 201 thì đã hiểu nhưng các hạch toán thì mình không biết là cứ để số dư tại 413 và không kết chuyển có phải không?
Nếu có bạn nào hiểu rõ vấn đề này thì trả lời lên diễn đàn nhé, càng chi tiết càng tốt.
Cảm ơn nhiều.
 
H

Hanhdalat

Sơ cấp
16/7/08
18
0
1
39
Da Lat
Mình cũng đang cần tìm hiểu về vấn đề đánh giá lại chênh lệch tỷ giá tại thời điểm cuối năm. Đọc Thông tư 201 thì đã hiểu nhưng các hạch toán thì mình không biết là cứ để số dư tại 413 và không kết chuyển có phải không?
Nếu có bạn nào hiểu rõ vấn đề này thì trả lời lên diễn đàn nhé, càng chi tiết càng tốt.
Cảm ơn nhiều.

Mình cũng không hiểu theo TT 201 thì đầu năm sau làm bút toán ngược lại để giảm số dư thì mình sẽ hạch toán thế nào, định khoản ra sao? Chẳng lẽ là chỉ Nợ 413 hoặc Có 413, tài khoản đối ứng thì sao?
Nhất là mình sử dụng phần mềm Misa, phải có Nợ và Có thì phần mềm mới ghi sổ.
Mong các bạn giúp mình nhé!
 
V

vitcon1

Guest
23/10/09
35
0
0
hanoi
Chào các bạn!
Mới đọc thông tư mình cũng có rất nhiều vấn đề thắc mắc. Nhưng suy nghĩ kỹ lại thì theo mình thì thế này: (xin được viết lại thành bài viết hoàn chỉnh để các bạn dễ theo dõi).
1. Doanh nghiệp đang trong giai đoạn XDCB:
Kể cả CLTG đã thực hiện hay CLTG chưa thực hiện đều phản ánh vào TK 4132. Cuối kỳ tính ra số dư của TK 4132 và phản ánh trên BCĐKT. Khi kết thúc gđ XDCB, số dư của 4132 sẽ được phân bổ dần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong thời gian không quá 5 năm, bất kể số dư 4132 là lớn hay nhỏ (điểm này khác so với trước kia). Cụ thể:
- Nếu lỗ: Nợ 242/Có 4132
Phân bổ từng kỳ: Nợ 635/Có 242
- Nếu lãi: Nợ 4132/Có 3387
Phân bổ: Nợ 3387/Có 515
2. Doanh nghiệp đã đi vào SXKD (kể cả DN vừa SXKD vừa XDCB).
CLTG đã thực hiện được phản ánh ngay vào 515 hoặc 635. Cụ thể:
- Đối với khoản phải thu:
+ Nếu tăng: Nợ khoản phải thu/Có 515
+ Nếu giảm: Nợ 635/Có khoản phải thu
- Đối với khoản phải trả:
+ Nếu tăng: Nợ 635/Có khoản phải trả
+ Nếu giảm: Nợ khoản phải trả/ Có 515
- Đối với hoạt động mua bán ngoại tệ và các hoạt động khác hạch toán tương tự.
* Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối năm tài chính:
- Đối với các tk: 111, 112, 113, các khoản nợ ngắn hạn (< 1 năm): CLTG được phản ánh vào TK 4131, số dư tk 4131 ko kết chuyển vào 515 hoặc 635 mà được phản ánh trên BCĐKT ==> 4131 có số dư cuối kỳ (đây cũng là điểm khác biệt so với trước kia).
Ví dụ: CLTG tăng: Nợ 111/ Có 4131: 1.000
Nợ 4131/Có 112: 500.
Số dư 4131: 500. (thể hiện trên BCTC)
Sang kỳ sau: Làm bút toán ngược để xóa số dư:
Nợ 4131/Có 111: 1.000
Nợ 112/Có 4131

(Cái này em ko chắc lắm, vì nếu thế thì thật chẳng khác nào "đi đường vòng")
- Đối với các khoản nợ dài hạn xử lý như sau:
+ Đối với các khoản phải thu dài hạn:
Cũng phản ánh vào tk 4131, sau khi bù trừ 4131, số dư 4131 sẽ được hạch toán vào 515 hoặc 635.
+ Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn:
Tương tự: cũng phản ánh vào 4131, số dư 4131 sẽ được hạch toán vào 515 hoặc 635.
Tuy nhiên: 515 hoặc 635 này sẽ được tính vào doanh thu hoặc chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN (đây cũng là điểm khác biệt so với trước kia).
Đó là suy nghĩ của mình sau khi đọc thông tư, không biết mình nghĩ vậy có đúng hay ko?
Và mình cũng có một số thắc mắc như sau:
1. Trước kia, chỉ TK 4132 mới có số dư cuối kỳ, và trên BCĐKT ở phần nguồn vốn có chỉ tiêu: "CL tỷ giá hối đoái", và đương nhiên đó là số dư của Tk 4132. Nhưng theo TT 201 thì 4131 cũng có số dư cuối kỳ (do đánh giá lại các TK 111, 112, 113, các khoản nợ ngắn hạn như đã nói ở trên). Vậy thì, số dư của 4131 sẽ được phản ánh như thế nào trên BCĐKT? Tất nhiên là ko thể gộp chung 4131 và 4132 vào chỉ tiêu "CL tỷ giá hối đoái" được rồi. Hay là BTC cũng phải ban hành mẫu BCĐKT mới?
2. Trước kia, CLTG đánh giá lại cuối năm TC ko được tính vào doanh thu hoặc chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Nhưng nay thì có. Vậy em muốn hỏi: Chỉ CL khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả dài hạn thì mới tính vào doanh thu hoặc chi phí khi tính thuế TNDN, hay tất cả các khoản CLTG chưa thực hiện đều được tính...khi tính thuế TNDN?
3. Em không hiểu thu/chi thanh lý doanh nghiệp là TK nào? Có phải là 711/811?
Đó là đôi điều thắc mắc của em. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thành viên. Thật sự từ đọc luật, hiểu luật cho đến vận dụng đúng luật là cả một quá trình mà em thấy rất khó.
Thanks.
 
Sửa lần cuối:
H

Hanhdalat

Sơ cấp
16/7/08
18
0
1
39
Da Lat
Rất mong các bạn có kinh nghiệm nhiều hướng dẫn thêm cho mình và Vitcon1 cùng mọi người học hỏi!
 
V

vitcon1

Guest
23/10/09
35
0
0
hanoi
Ơi các bác min, ơi các bác mod, ơi các bác "gạo cội", và cả những bác mới toe nhưng hiểu biết về vấn đề này, xin các bác cho chút ý kiến đóng góp đi. Các bác nỡ lòng nào khoanh tay đứng nhìn lũ con trẻ dò dẫm thế này sao?
Các bác mà không lên tiếng, là em cho bài này vào chuyên mục "tư vấn thuế" để kêu gọi "mổ xẻ" cái thông tư này ra đấy. :047: Với các bác thì dễ, nhưng quả thật với bọn em thì nó khó thật mờ.
 
M

mingoan

Trung cấp
9/4/07
57
1
6
Trái đất
Em cũng vậy. Em mong các anh chị có nhiều kinh nghiệm trong diễn đàn hướng dẫn thêm.
 
H

heocontihon

Guest
17/4/08
37
0
6
40
TP.HCM
Chào các thành viên của WKT. Em là thành viên của WKT chưa lâu nên cũng chưa theo dõi được hết các bài viết của WKT. Hôm nay tình cờ đọc bài viết có liên quan đến việc xử lý chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ, em thấy hình như chưa có bài viết hoàn chỉnh về vấn đề này (hoặc cũng có thể có mà em ko thấy chăng?). Vì thế em xin viết bài về chủ đề này để mọi thành viên cùng tham khảo, mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn để bài viết hoàn thiện hơn.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái (CLTGHD) là CL phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các TGHD khác nhau, gồm:
- CLTG phát sinh (còn gọi là CLTG đã thực hiện) là CLTG hình thành khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán hay thu hồi các khoản nợ có gốc ngoại tệ do tỷ giá khi thanh toán (hay thu hồi) khác với tỷ giá khi hình thành các khoản nợ.
- CLTG do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ (còn gọi là CLTG chưa thực hiện) là CLTG hình thành khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ theo tỷ giá cuối kỳ.
Chú ý: -CLTGHD chưa thực hiện ko được tính vào doanh thu hoặc chi phí khi tính thu nhập chịu thuế TNDN.
- Lãi TGHD do đánh giá lại cuối năm ko được dùng để chia cổ tức, lãi liên doanh.
TH1: Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động:
- CLTG phát sinh (CLTG đã thực hiện) được xử lý ngay: lãi ghi vào TK 515, lỗ ghi vào TK 635.
- CLTG đánh giá lại cuối năm tài chính (CLTG chưa thực hiện): cuối năm, DN phải đánh giá lại số dư gốc ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ theo TGHD giao dịch bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập BCTC cuối năm. Chênh lệch được ghi nhận vào TK 413 (4131), sau khi bù trừ chênh lệch TG tăng và giảm trên TK 4131, số còn lại kết chuyển ngay vào 515 hoặc 635.
Chú ý: TK 4131 ko có số dư cuối kỳ.
TH2: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động)
- CLTG phát sinh trong kỳ và CLTG đánh giá lại cuối năm tài chính đều được ghi vào TK 4132 (lỗ TG ghi vào bên Nợ TK 4132, lãi TG ghi vào bên có). Cuối kỳ, sau khi bù trừ CL lãi và lỗ trên TK 4132, số dư cuối kỳ của 4132 được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán.
- Khi kết thúc giai đoạn XDCB chuyển sang hoạt động SXKD, kế toán xử lý mức CLTG luỹ kế trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản vào TK 515 hoặc 635 (nếu số CLTG nhỏ) hoặc phân bổ dần vào 515 hoặc 635 của nhiều kỳ trong thời hạn không quá 5 năm (nếu số CLTG lớn).
Cụ thể: - Nếu lỗ:
Nợ TK 635 : nếu kết chuyển hết một lần vào chi phí
Nợ TK 242 : nếu phải phân bổ dần.
Có TK 4132
Phân bổ dần từng kỳ:
Nợ TK 635
Có TK 242
- Nếu lãi:
Nợ TK 4132
Có TK 515 : Nếu kết chuyển hết một lần vào doanh thu
Có TK 3387: Nếu phải kết chuyển dần
kết chuyển dần từng kỳ:
Nợ TK 3387
Có TK 515
 
H

heocontihon

Guest
17/4/08
37
0
6
40
TP.HCM
Các bác giàu kinh nghiệm ơi, sao đề tài này em không thấy ai trả lời để tụi em có thêm kiến thức !!!!!!!!!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA