Tản mạn về văn hóa ứng xử của Người Tràng An

  • Thread starter hiepnt1974
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
hiepnt1974

hiepnt1974

Chạy xe ôm ^^
25/11/08
1,163
41
48
Hạ Long city
" Người Hà Nội có còn thanh lịch?". Đây là một câu hỏi nghiêm túc được nhiều người đặt ra trong khi lối sống của người Hà Nội ngày càng khác xưa rất nhiều. Hà Nội là thủ đô của cả nước vì vậy, người nhập cư về đây ngày một gia tăng với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt từ ngày 01/8/2008, thủ đô được mở rộng gấp 4,5 lần. Do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút đầu tư, tăng trưởng nhanh, sự hình thành nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, văn hóa, khoa học, giáo dục đào tạo, Hà Nội đã thu hút một lượng lớn lao động, dân cư từ các tỉnh trong cả nước. Thêm vào đó là bối cảnh hội nhập kinh tế, giao thoa văn hóa mang yếu tố vùng miền, nên nếp sống của người Hà Nội đã phai phôi ít nhiều. Hãy cùng điểm qua những mẩu chuyện nhỏ dưới đây :

1. Một cô gái đi ngoài đường về khẽ càu nhàu: : "Đi trên đường còn khạc nhổ bừa bãi, lại chẳng nhìn trước nhìn sau gì cả, kinh quá". Nói đoạn tất tả chạy đi rửa chân tay ....

2. Hầm gửi xe Vincom, trưa hè nóng hầm hập. Ai cũng muốn nhanh chóng tìm một chỗ trống để xe. Thấy một chỗ ngay hàng đầu, lại không vướng lối đi, cô gái để gọn ghẽ chiếc xe của mình vào, thì bỗng nghe tiếng gắt gỏng của người bảo vệ : "Này, nhìn thử xem cả cái hàng đấy, xe mình có giống xe nào không mà dám để?" Bấy giờ cô gái mới để ý hàng xe đầu toàn để những xe tay ga đắt tiền, chỉ có điều, chẳng có biển hướng dẫn phân loại xe, còn giọng hách dịch của người bảo vệ thì cứ ong ong khó chịu.

3. 23h đêm, chiếc xe rác vừa đi qua dọn sạch con phố bỗng nghe mấy tiếng bịch ... bịch ... Hai, ba túi nilon rác từ tầng hai một ngôi nhà ngay trung tâm phố cổ rơi phịch xuống đường. Hỏi thì được biết lý do: " Ôi dào, sáng sơ,s mai lại có người quét, mình đóng tiền vệ sinh thì cũng phải tạo công việc cho người ta làm chứ !"

4. Hội phố hoa. Mọi người náo nức đến tham quan. Ai cũng muốn chọn cho mình một chỗ đẹp nhất để chụp ảnh lưu niệm ... chỉ một lúc sau, cả dãy hoa được các nghệ nhân tâm huyết bài trí để trưng bày đã bị dẫm nát không thương tiếc bổ những người " thưởng hoa ". Có bạn " người mẫu " sau khi có ảnh đẹp còn tiện tay ngắt vài bông đem về làm kỷ niệm.

5. Lễ hội hoa Anh Đào năm 2009. Nhiều ý kiến cho rằng lễ hội hoa anh đào năm 2008 là một thất bại lớn về ý thức của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ, những người đủ sức chen chân giữa đám đông, quyết ngắt cho được vài cành hoa đặc biệt mang đến từ đất nước Nhật Bản xa xôi ... Rút kinh nghiệm từ năm trước, Lễ hội hoa Anh Đào 2009 được tổ chức quy mô, hoành tráng hơn với nhiều màn biểu diễn độc đáo, dàn dựng công phu. Bên cạnh đó, người ta cũng không khỏi bất ngờ với con số : 5 gốc hoa anh đào - 500 nhân viên bảo vệ???! Có lẽ chưa ở đâu, ta bắt gặp một nghịch cảnh : phải lập hàng rào mềm bên cạnh lực lượng bảo vệ hùng hậu trong một lễ hội thể hiện tình hữu nghị, giao lưu văn hóa giữa hai nước như thế.

Mỗi lần bắt gặp những mẩu chuyện hết sức đời thường như thế, chúng ta lại tự hỏi , từ " thanh lịch " có còn phù hợp với người Hà Nội ?
Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của cả nước, nói một cách văn vẻ là " trái tim của cả nước ", là đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến. Người Hà Nội xưa ăn nói lịch sự, kín kẽ, tế nhị, không to tiếng cãi cọ, ăn mặc đi đứng tề chỉnh, ý tứ, nhân nghĩa với bạn bè, coi trọng tôn ti, lễ nghĩa, tinh thần công dân quy củ theo lễ giáo, hào hoa, khiêm nhường... Bên cạnh đó là nét ứng xử được thể hiện trong truyền thống gia đình, giao tế xã hội, môi trường thiên nhiên, tín ngưỡng tâm linh cho người ta một sự cảm nhận rõ nét về tính cách người Hà Nội. Chẳng phải đó luôn là điều tự hào của người dân Hà Nội nói riêng, người dân cả nước nói chung?

Không thể phủ nhận rằng, cùng với sự phát triển về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Hà Nội, sự giao thoa, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa, lối sống giữa Hà Nội và các địa phương trong cả nước cũng như với nước ngoài đã tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội, tạo ra những thay đổi đáng kể cả tích cực lẫn tiêu cực trong lối sống, tính cách của người Hà Nội. Những biểu hiện tiêu cực ấy là thực trạng khó tránh khỏi khi Hà Nội đang trên đà hội nhập và giao thoa. Có những công dân sống tại Hà Nội vài chục năm nay, hay thậm chí, có cả những người Hà Nội gốc, nhưng gần như vẫn chưa thực sự bước chân vào " lòng " Hà Nội với một lối sống, một sinh hoạt ứng xử rất " Thăng Long - Hà Nội ". Câu ca dao "
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
xưa kia, đủ để chúng ta có thể cảm nhận được niềm kiêu hãnh của người Hà Nội như thế nào. Bởi dẫu, người Hà Nội có không thanh lịch đi nữa thì họ cũng thể thể cư xử thiếu văn hóa.... Nhưng câu chuyện của ngày hôm nay đã khác.
Vấn đề đặt ra ở đây không phải là phân chia ai là người Hà Nội gốc, ai là người nhập cư để hỏi. Vấn đề chỉ đơn giản rằng, nếu bạn đã sinh ra ra đã lớn lên, đã định cư hay chỉ ghé thăm thủ đô, xin hãy tự nhắc mình cư xử như những người lịch và có văn hóa, để Hà Nội thực sự là thủ đô của cả nướcđáng tự hào, và hơn hết, để tự hào với chính bản thân mình.

Sưu tầm ( theo Mỹ Anh )
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Theo con số thống kê không chính xác thì dân số Hà Nội - Tràng An vào khoảng 6 triệu.
Trong đó 4 triệu là dân từ các tỉnh đổ về.

Trong số 2 triệu dân có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội cũng chỉ có khoảng 20% là dân Hà Nội định cư trước năm 1945.

Câu ca dao được trích dẫn trong bài viết trên về Người Tràng An đã xuất hiện ít nhất 3 thế kỷ trước. Thời đó khác hẳn bây giờ.

Xét về góc độ Lịch Sử, người viết bài trên đã hoàn toàn sai lầm khi so sánh.

Có lẽ nên chỉnh sửa là: Văn Hoá Đô Thị có còn được như xưa?
 
hiepnt1974

hiepnt1974

Chạy xe ôm ^^
25/11/08
1,163
41
48
Hạ Long city
" Vấn đề đặt ra ở đây không phải là phân chia ai là người Hà Nội gốc, ai là người nhập cư để hỏi. Vấn đề chỉ đơn giản rằng, nếu bạn đã sinh ra ra đã lớn lên, đã định cư hay chỉ ghé thăm thủ đô, xin hãy tự nhắc mình cư xử như những người lịch và có văn hóa, để Hà Nội thực sự là thủ đô của cả nướcđáng tự hào, và hơn hết, để tự hào với chính bản thân mình."

Đây là bài viết mang tính tham khảo và mong chú đọc kỹ nội dung trên .
Thanks!
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Vâng đây là bài viết mang tính tham khảo nên giá trị của nó chỉ tồn tại ở một vị trí nhất định trong lòng người đọc.

Tuy nhiên cũng vì có nhiều bài viết mang tính tham khảo (các trích dẫn đi kèm không mang tính chất chính xác - có biện chứng) như thế này mà xảy ra rất nhiều xung đột giữa các vùng miền khác nhau về cách ứng xử của dân vùng mình so với vùng khác.

Vậy mong mọi người đọc những bài mang tính tham khảo có được cái nhìn khách quan nhất. Không nên vội vàng chụp mũ, quy kết trách nhiệm cho một bộ phận thiểu số nào đó.

Đúng không anh Hiệp nhỉ?
 
H

HienMQ

Guest
11/5/06
19
1
3
Tp HCM
Buồn buồn thêm chút rảnh rảnh vào hóng hớt tí

Có lẽ cũng không cần phải nói thêm về một vài nhà "lịch sự học" luôn hiểu hay cố tình thể hiện để người khác hiểu rằng thanh lịch thuộc "đặc quyền" của "người Tràng An". "Người Hà Nội" là những người đơợc kế thừa một "thương hiệu", nhưng hỏi rằng có bao nhiêu nhiêu % lo "sửa mình" để gìn giữ trong số 100% muốn "thương hiệu" đó là độc quyền của mình?. Họ - những nhà "lịch sự học" đáng thương hại đến mức phải cuống quýt tìm kiếm những lý do dể biện hộ, lý giải cho những thực tế đang bốp chát vào "lòng tự hào" mà vốn dĩ nó có được là nhờ 1 câu "ca dao" chả biết ra đời khi nào.

Và bài thuốc họ thường sử dụng để cứu vãn tình thế đó là đỗ lỗi cho người nhập cư.

Bài thuốc này có thể xoa dịu tí chút đối với vài người mang CMND đầu 01, đi xe biển 29... Nhưng thật chẳng may phản ứng phụ của nó thật tệ hại. Bởi nếu xét nguyên nhân là do dân nhập cư thì lại càng xấu hổ với TPHCM và Đà Lạt, đấy là một vài ví dụ điển hình.

Dân nhập cư vào Hà Nội có đông về số luợng, nhiều về chủng loại như TP HCM không?

Thực tế đã cho thấy là để "làm người lịch sự" thì không nhất thiết phải là "người Tràng An" và ngược lại.

Chỉ đến gần đây khi có 1 vài lễ hội hoa hoét gì đó thì người ta mới giật mình, nhiều người mới la ó, báo chí mới a dua, bởi vì trực quan quá sinh động, ai cũng có thể nhận biết thế nào là lịch sự. Chứ còn xét về góc độ rộng hơn, phức tạp hơn là văn minh đô thị thì còn quá nhiều vấn đề để nói với nhiều cấp độ lẽ ra phải gay gắt hơn.

Chưa cần so với "trường quốc tế" làm chi cho to tát (trong khi lẽ ra Hà Nội có quyền được so sánh như vậy) thì Hà Nội còn quá nhiều thứ phải ngước nhìn TP HCM - một thành phố có thể coi là hàng cháu chắt nếu xét về tuổi đời - điều mà Hà Nội cũng lại đang tự hào.

Đơn cử 1 ví dụ về văn minh thương mại - yếu tố không thể thiếu của 1 đô thị, chúng ta cứ nhìn nhận thật khách quan về cách ứng xử với khách hàng của những thương nhân ở khu phố cổ - phần lớn là những người Tràng An gốc.

So sánh như vậy thì cũng chỉ toát lên hình ảnh chú chột làm vua xứ mù thôi. Thực tế thì phạm trù văn minh đô thị của Ta còn tốn nhiều sách vở bút mực và mòn nhiều bàn phím.

Cái gốc để cải thiện tình hình vẫn là giáo dục cộng thêm biện pháp răn đe. Giáo dục trong trường học, trong gia đình, trên phương tiện công cộng... quan trọng phải làm đồng bộ để có tính cộng hưởng và có sức lan tỏa.

Hình như ở Ta không chú trọng lắm thì phải, không biết bây giờ sao chứ hồi tôi đi học chả thấy mấy khi thầy giáo dậy phải bảo vệ môi trường ra sao, ứng xử với cộng đồng một cách thiết thực như thế nào.
 
Sửa lần cuối:
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Chú MQ nói chí lí. Hôm nào anh thưởng cho chú 1 chầu thịt chó Nhật Tân (khi nào ra HN, ới anh nhá).

Làm người thì ai cũng cần phải lịch sự và tôn trọng văn hoá cộng đồng. Đừng phân biệt người vùng này hay vùng kia làm gì.

Những người tự cho mình là người Thành Phố rồi chế giễu người Nhà Quê là không hiểu phép lịch sự.

Người Nhà Quê cũng đáp lại: Người Thành Phố mà cư xử thiếu văn hoá thế à?

Những lời nói bốp chát qua lại tạo ra mâu thuẫn. Văn Hoá Cộng Đồng chỉ phát huy sức mạnh khi mỗi cá nhân biết kiềm chế bớt cái tôi của riêng mình.

Đơn cử như Slogan của Webketoan là Cộng Đồng Tạo Nên Sức Mạnh. Vậy sức mạnh rõ ràng là từ cộng đồng mà ra rồi. Cộng đồng lại được hình thành từ tập hợp các cá nhân đơn lẻ. Mỗi người 1 ý, không ai chịu nghe ai, ai cũng tự coi mình là công thần, thì thử hỏi sức mạnh làm sao mà tập hợp củng cố và duy trì bền vững kia chứ?

Mong có nhiều người trao đổi ý kiến thẳng thắn như chú MQ hơn nữa.
 
M

meteorain

Guest
8/7/05
7
0
0
Ha Noi
Các bác nói vĩ mô quá, em nghe như vịt nghe sét, nghe được 1 tiếng có khi lăn quay ra rồi, chả cáp cạp được từ nào.
Bác MQ nói hùi xưa bác đi học chả ai dậy cho bác cách bảo vệ môi trường, chả ai dậy bác cách cư xử cộng đồng. Em cũng thế. Chả ai dậy em bài hát "bông hoa này là của chung", chả ai dậy em ăn xong phải gom rác bỏ thùng... Bác, em và hàng nghìn người xêm xêm tuổi chúng ta đều thế cả thôi, vì giáo dục là thống nhất trên cả nước mà. Nhưng bản thân em chưa bao giờ dám vứt 1 cái vỏ kẹo, 1 que kem đã ăn xong hay 1 cái vỏ trái cây xuống đường hay những nơi công cộng cả. Đơn giản là tự cái bản thân em ý thức được là làm thế là ứ được.
Em nhớ có lần em lên Bờ Hồ chơi với thằng bạn, ngày hôm đó là trước hay sau của 1 cái lễ hội nào đó, và tất nhiên, rác đầy rác vơi, rác rong chơi khắp chốn, bạn em nó thấy em nháo nhác đi tìm thùng rác, nó bẩu " gớm, lịch sự hão, mày nhìn người ta vứt đầy ra đây thế này, thêm rác của mày nữa nó cũng ko bẩn thêm, bớt rác của mày nó cũng chả sạch được tí nào". Và trong hoàn cảnh đó, em buộc phải thừa nhận là nó nói đúng! Dù em muốn rao giảng cho nó 1 bài về văn minh lịch sự lắm, nhưng em không đủ luận cứ để nói.
Trở lại để tài vĩ mô các bác đang bàn. Thì vẫn còn bàn dài dài. Vì hiện tại là thời điểm giao thoa văn hóa, kinh tế, xã hội....Hà Nội tự xưng là trái tim của cả nước, nhưng 1 vài tế bào trong trái tim ấy lại tìm cách từ chối dòng máu từ khắp nơi trên cơ thể đổ về. Hay là cơ thể đó đã bị ung thư?
1 số người Hà Nội (nói 1 số thôi, cái gì cũng có ngoại lệ mà, vơ đũa cả nắm coi chừng ăn đá tảng) hay đổ tại cho dân nhập cư về cái tình trạng lộn xộn mà cả thủ đô đang phải gánh. Nhưng có câu "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", người thủ đô (gốc) tự khen họ hay họ đẹp, nhưng sự truyền bá cái đẹp ấy nó như thế nào? Tại sao người nhập cư không học được cái tính hay tính đẹp vốn có của người Tràng An mà ngược lại, cuộc sống thành thị lại làm mất đi sự chân chất thật thà vốn có của "người nhà quê"?
Haizz, bàn về vấn đề này thì cũng giống con kiến leo cành cụt thôi. Cứ leo ra rồi lại leo vào!
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Lễ hội Hoa Hà Nội bên Hồ Gươm kết thúc trong cảnh nhốn nháo, hỗn loạn như chợ vỡ. Đến nỗi có vị khách nước ngoài đi qua lắc đầu, buông: Crazy!

pha-hoai-1.jpg
Dù lực lượng an ninh ra sức ngăn cản
nhưng một số người dân vẫn lao vào cướp hoa

Sáng 4-1, trước khu tượng đài Lý Thái Tổ, rất đông người dân xông vào cướp các rọ hoa khi Ban tổ chức Lễ hội phố Hoa Hà Nội đang thu dọn sau lễ bế mạc.

Hàng trăm chậu hoa, cây cảnh bị giẫm đạp đổ nát trước sự bất lực của lực lượng an ninh.

Thật đáng buồn là những người tham gia cướp hoa lại có cả những cụ ông, cụ bà và nam thanh nữ tú. Các vị khách nước ngoài chứng kiến cảnh này lắc đầu quay đi với câu "crazy".

pha-hoai-2.jpg
Bỏ chạy với hai chậu hoa

pha-hoai-3.jpg
Cụ bà cũng giành cho bằng được những bó hoa

pha-hoai-4.jpg
Chậu hoa tan nát vì bị giẫm đạp

pha-hoai-5.jpg
Ngắm nghía chiến lợi phẩm


Tranh giành, xí phần và cướp

Có mặt tại khu vực trước tượng đài Lý Thái Tổ sáng 4-1, khi các công nhân Cty Công viên cây xanh đang thu dọn đất cát, hoa nát để trả lại sự gọn gàng cho đường phố, chúng tôi được chứng kiến một cuộc tranh giành, cãi vã giữa các thành viên Ban tổ chức (BTC), giữa BTC với công nhân Cty Công viên cây xanh; giữa người dân với những cảnh vệ, công an làm công tác giữ gìn trật tự…

Nguyên nhân cũng chỉ vì số hoa, cây cảnh thu gom lại sau lễ hội được phân phát có vẻ không công bằng (?!).

Số hoa tuy-líp Hà Lan được mọi người chú ý nhất, ai cũng muốn tranh lấy vài chậu. Khi thấy người của BTC, người của Cty Công viên cây xanh, những cảnh vệ, công an làm công tác giữ gìn trật tự tranh nhau xí phần, nhiều người dân đã đổ xô vây quanh để xin lấy vài chậu hoa. Lúc này việc cãi vã diễn ra chẳng khác nào cái chợ vỡ.

Người dân xin không được, bởi những người của BTC giải thích, số hoa này dùng để biếu các cơ quan nhà nước. Thế nhưng, trên thực tế những người của BTC vẫn giành lấy những chậu hoa ưng ý nhất.

Lễ hội hoa đã kết thúc bằng cảnh hỗn loạn chẳng khác nào cái chợ vỡ trước tượng đài Lý Thái Tổ tôn nghiêm.

(Theo Tiền Phong)
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
4246778855_64d9952b16_o.jpg

Bình luận trên Hà Nội 36 phố phường.

Dĩ nhiên là các comment còn rất dài và rất dài. Chỉ có điều khá nhiều người mặc định lỗi trên thuộc về người Hà Nội.
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
4246842893_3a80317cc5_o.jpg
 
V

vitcon1

Guest
23/10/09
35
0
0
hanoi
Và bài thuốc họ thường sử dụng để cứu vãn tình thế đó là đỗ lỗi cho người nhập cư.

Bài thuốc này có thể xoa dịu tí chút đối với vài người mang CMND đầu 01, đi xe biển 29... Nhưng thật chẳng may phản ứng phụ của nó thật tệ hại. Bởi nếu xét nguyên nhân là do dân nhập cư thì lại càng xấu hổ với TPHCM và Đà Lạt, đấy là một vài ví dụ điển hình.
Cái này mình công nhận đúng. Đôi khi, nhiều người cho rằng người nhập cư thiếu văn minh, "vô văn hoá", nhưng mình thấy nhiều khi người nhập cư còn cư xử có văn hoá hơn hơn ấy chứ. Xin đơn cử một vài ví dụ:
1. Ngày đầu mới ra Hà Nội học, mình trọ ở một vùng ngoại thành. Đó cũng là một vùng gần như là nông thôn vậy. Vốn quen với lối sống ở quê nhà, đi ra đường thấy người lớn lớn tuổi hơn, mình đều lễ phép chào. Ban đầu, nhiều người nhìn mình chòng chọc, cứ như như "sinh vật lạ". Có cụ già đang nhai trầu, thấy mình chào, không những không đáp lại mà còn vô tư...nhổ nước trầu(?). Thế rồi cho tới một lần, mình nghe có người nói mình là "đúng là đồ nhà quê" thì mình mới hiểu: thì ra sống ở Hà Nội là phải...không được chào người lớn!
2. Chủ nhà nơi mình trọ là hai vợ chồng cũng chưa già lắm, chừng kém bố mẹ mình chục tuổi. Tuy thế, hai vợ chồng suốt ngày chửi nhau. Ông chồng thì hễ mở miệng ra là ăn nói tục tĩu, không kể đang nói chuyện với ai. Vì thế đám sinh viên bọn mình thường tìm cách lẩn tránh. Ông ta còn ghét người tỉnh lẻ chúng tôi ra mặt. Nhiều lần ông chửi đổng: "Cái bọn tỉnh lẻ nghèo rớt mới phải lang thang đi thuê nhà, ăn nhờ ở đậu trong xó nhà tao". Vài lần còn nhịn được, nhưng suốt ngày như thế, bọn mình đành phải đi tìm phòng trọ khác.
3. Đến phòng trọ mới, cách biệt với chủ. Hàng xóm của chúng tôi là một cặp: một ông ngoài 50 và một chị 27. Ông này người Hà Nội chính gốc, trông vẫn còn vạm vỡ, khoẻ mạnh so với tuổi của ông. Nhưng ông không làm gì, chỉ suốt ngày ở nhà, vợ đi làm. Cũng chính vì thế mà mới lắm chuyện xảy ra. Có lẽ vì không có việc gì làm nên ông ấy "quan tâm" cả đến chuyện nhà hàng xóm. Do hai phòng sát nhau, phòng này nói, phòng kia nghe rõ, nên hễ chúng tôi về là ông ta lại bật tivi thật nhỏ, và...lắng nghe chuyện của chúng tôi. Phòng có 3 chị em gái, nên nhiều khi có những chuyện tế nhị, chúng tôi đành phải giao tiếp với nhau bằng...giấy. Tuy cách này có bất tiện nhưng được cái...an toàn. Trong cuộc sống hàng ngày, ông ta còn biểu hiện là một người thô lỗ và vô văn hoá. Nhè lúc bọn mình học bài là ông mở...nhạc sàn ầm ĩ. Bữa cơm chúng tôi ăn gì, ngày mai cả xóm biết (?). Hôm nào đi vắng mà quên cất giày dép vào trong phòng là y như rằng lúc về mất...một chiếc. Quần áo phơi ngoài sân, lúc về lại thấy...dồn vào một đống, mặc dù trời đứng nắng và không hề có gió. Nhiều lần ông ta còn chửi đổng: "đã là nhà quê thì dù có chải chuốt cũng vẫn là nhà quê, đầu cắm xuống đất đít chổng lên trời, quần xắn tới bẹn mà thôi. Đi đâu cho thoát được dân nhà quê". Tức nhất là ông ta còn bảo: "dân di cư lên đây đi ăn cơm thừa canh cặn của người Hà Nội". Mở miệng là nói tục, trong khi đã có cháu ngoại, chửi vợ thì "đ...mẹ mày", choáng!
Chẳng lẽ lại chuyển nhà, trong khi tôi mới lắp mạng internet, chuyển không đành. Nhưng sống thế này, không biết tôi chịu đựng được trong bao lâu?
Nhiều khi nhìn họ rồi nhìn lại mình, tôi không khỏi so sánh. Tại sao lúc nào họ cũng tự hào họ là người Hà Nội, mà họ lại không cư xử cho xứng đáng với cái mà họ tự hào? Không hiểu họ tự hào về cái gì? Tất nhiên đó chỉ là một số người, "không nên vơ đũa cả nắm" như có bạn đã nói. Nhưng sao tôi vẫn cứ thấy buồn?
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,923
11
38
Nam Dinh
Mình không biết chủ topic mở ra với ý gì. Nhưng mình có một đôi lời thế này.
Xã hội là cả một cộng đồng. Trong mỗi con người đều có hai phần thiện và ác, phần người và phần thú. Tuy nhiên tỷ lệ các phần đó không đều nhau. Phần ác nhiều thì tạo ra con người giết người cướp của, phần thiện nhiều thì sẽ tạo ra những con người biết chăm lo đời sống cho người khác.
Trong các thể nhân ấy có những người thấy hợp nhau thì thấy mặt tốt của người mình mến, mà không hợp nhau thì sẽ ghét nên các cụ có câu : " Không ưa thì dưa cũng có dòi" là vì thế.
Trong xã hội bất cứ ở nơi đâu Xứ Thanh hay Xứ Tràng An, ở đâu cũng có những con người như trên các bạn kể. Chẳng thể ai nói là quê tôi ở không có xảy ra điều đó cả. Bởi vì mỗi gia đình có một nề nếp và một nền giáo dục khác nhau. Chính sự khác biệt đó tạo ra một xã hội nói chung.
Vậy nên, khi buồn thì có thể xả ra chứ không phải chỉ vì con người xứ nào bạn ạ!
Mình đóng topic lại đây. Nếu chủ topic muốn mở lại thì hãy nghĩ xem đổi lại tên topic = " Vui buồn chuyện ứng xử" Hay là gì đó . Sau khi có ý kiến của chủ topic mình sẽ mở lại. Mong các bạn sẽ có cả chuyện vui và chuyện buồn kể ra trong topic này.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA