EFC với BHXH và BHYT

  • Thread starter vongphuc
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Phương pháp sử dụng và ghi các biểu mẫu giải quyết chế độ ốm đau, thai sản:
Mẫu 1: C03-BH: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Mặt trước:
- Họ và tên, tuổi của ngưởi hưởng trợ cấp
- Đơn vị công tác: nơi đang làm việc
- Lý do nghỉ việc: ghi theo thực tế phát sinh của người được khám chữa bệnh. Nghỉ do thực hiện KHHGĐ, khám, sẩy thai, thai sản, …nếu không được cấp giấy chứng nhận thì đơn vị lập thêm giấy chứng nhận theo mẫu này (không có phần ghi và xác nhận của y tế) kèm theo chứng từ của bệnh viện cấp như giấy ra viện, phiếu khám thai, giấy khai sinh, … Nếu con ốm thì ghi rõ họ tên và tuổi của con vào dòng này
- Số ngày cho nghỉ: ghi tổng số ngày y bác sĩ cho phép nghỉ để điều trị bệnh
- Từ ngày tháng năm đến hết ngày tháng năm: ghi ngày bác sĩ khám điều trị đến cuối kỳ điều trị. Nếu tự lập biểu này theo các chứng từ khác phải phù hợp với số ngày cho nghỉ của bác sĩ
- Phần xác nhận của đơn vị: đơn vị quản lý người lao động ghi tổng số ngày thực nghỉ. Đó là số ngày y bác sĩ cho phép nghỉ trừ đi ngày lễ và chủ nhật (nếu có)

Mặt sau:
- Số sổ BHXH của người hưởng trợ cấp BHXH
- Số ngày được nghỉ hưởng BHXH: ghi theo tổng số ngày thực nghỉ ở mặt trước
- Lũy kế ngày nghỉ cùng chế độ: cộng các ngày nghỉ cùng chế độ (bản thân ốm, con ốm, KHHDS, …) của người được hưởng từ đầu năm đến cuối kỳ thanh toán
- Lương tháng đóng BHXH: ghi mức lương căn bản để trích nộp 20% BHXH của tháng trước khi phát sinh nghỉ việc hưởng BHXH (số đã quyết toán với phòng Quản lý Thu)
- Lương bình quân ngày: lấy mức lương ở dòng trên chia cho 26 ngày
- Tỷ lệ % hưởng BHXH: Áp dụng đúng theo hướng dẫn
- Số tiền được hưởng BHXH: là tích số của tổng số ngày được nghỉ hưởng BHXH với lương bình quân ngày và tỷ lệ hưởng

Lưu ý:
- Sau khi tính toán và ghi chép đầy đủ vào mẫu phải ký tên đóng dấu của đơn vị
- Mẫu C03-BH, nếu do cơ sở khám chữa bệnh cấp thì phải có chữ ký của y bác sĩ và đóng dấu hợp lệ

Mẫu 2: C04-BH: Danh sách người lao động nghỉ hưởng trợ cấp BHXH
Loại hưởng 75%: cho các diện bản thân ốm, con ốm và kế hoạch hóa
Loại hưởng 100%: cho các diện nghỉ thai sản, sẩy, khám thai
- Tháng năm: ghi tháng năm quyết toán chi
- Cột 1: ghi số thứ tự sổ người được trợ cấp
- Cột 2: ghi đúng và đầy đủ họ tên của người hưởng trợ cấp
- Cột 3: ghi số sổ BHXH của người hưởng trợ cấp (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn)
- Cột 4: ghi đúng tiền lương đóng BHXH của người hưởng chế độ như mục 03 của mặt sau giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã lập
- Cột 5: không ghi
- Cột 6: ghi thời gian đóng BHXH của đối tượng hưởng chế độ
- Cột 7: ghi số ngày nghỉ trong kỳ hưởng BHXH, đó là tổng số của các ngày nghỉ được ghi ở mục 01 mặt sau của các phiếu C03-BH
- Cột 8: ghi số lũy kế ngày nghỉ từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo (như mục 02 của phiếu C03-BH)
- Cột 9: ghi số tiền được hưởng BHXH tính từC03-BH mang sang. Nếu có nhiều phiếu C03-BH thì lấy tổng số tiền của các phiếu
- Cột 10 và 11: Đơn vị không ghi vì đây là phần thẩm định của phòng Chế độ chính sách BHXH TP
- Cột 12: nếu lập danh sách theo quý thì ghi thêm tháng người lao động có ngày nghỉ để kiểm tra mức lương nộp BHXH

Lưu ý:
- Đối với cột 7, 8, 9: nếu một người cùng hưởng nhiều loại trợ cấp khác nhau (trong kỳ thanh toán) thì mỗi loại (bản thân ốm, con ốm, KHHDS, …) ghi một dòng riêng
- Mẫu C04-BH đơn vị lập 4 bản

Thời điểm lập báo cáo chế độ ốm đau, thai sản:
Để đảm bảo thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng quy định của BHXH VN, thời điểm lập hai báo cáo chế độ ốm đau và thai sản phải thực hiện sau khi phát sinh tối đa 01 quý
BHXH sẽ không nhận các trường hợp quyết toán chậm quá 01 quý so với thời điểm nghỉ nếu không có lý do hợp lý
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Khi bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (kể cả tai nạn giao thông trên đường đi làm việc và trở về nơi cư trú), nếu tỷ lệ mất sức lao động do Hội đồng Giám định Y khoa Tỉnh xác định từ 5% đến 30%, người lao động được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 4 tháng đến 12 tháng tiền lương tối thiểu. Nếu tỷ lệ mất sức lao động từ 31% trở lên được hưởng suốt đời trợ cấp hàng tháng từ 0,4 đến 1,6 tháng tiền lương tối thiểu. Khi nghỉ việc được BHYT miễn phí. Khi từ trần được trợ cấp mai táng phí và tuất cho các thân nhân chủ yếu nếu chưa đến tuổi hoặc quá tuổi lao động
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Hồ sơ chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Hồ sơ trợ cấp tai nạn lao động:
- Công văn đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động gởi Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Biên bản Điều tra Tai nạn lao động do đơn vị lập. Nếu bị tai nạn giao thông cần có biên bản của Cảnh sát Giao thông
- Giấy Ra viện và Giấy Y chứng sau khi đã điều trị ổn định; Trường hợp phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên cần bổ sung giấy chuyển viện và giấy ra viện ở nơi điều trị sau cùng

Hồ sơ bệnh nghề nghiệp:
- Công văn đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động
- Biên bản đo đạc môi trường lao động có yếu tố độc hại gây bệnh nghề nghiệp
- Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Chế độ tử tuất:
Các trường hợp hưởng:
- Người lao động đang tham gia BHXH bị chết.
- Người đang nghỉ việc chờ hưởng chế độ hưu trí bị chết.
- Những người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng (như hưu, mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) bị chết

Điều kiện để thân nhân hưởng tiền tuất trợ cấp hàng tháng:
Điều kiện đối với người đang làm việc chết: đã đóng BHXH đủ 15 năm, hoặc chết vì TNLĐ-BNN (không phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH); hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp MSLĐ, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng

Thân nhân phải thuộc các trường hợp sau:
- Con chưa đủ 15 tuổi hoặc nếu đang đi học thì cấp đến 18 tuổi
- Vợ hoặc chồng, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) mà không có nguồn thu nhập ổn định từ mức tiền lương tối thiểu trở lên

Điều kiện để thân nhân hưởng tiền tuất một lần: Đối với những trường hợp không đủ điều kiện để hưởng tiền tuất hàng tháng

Mức trợ cấp tiền tuất:
- Mai táng phí: cấp cho người lo mai táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu

- Trợ cấp một lần: mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1/2 tháng mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH, tối đa không quá 12 tháng
Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng chết: chết trong năm thứ nhất thì được hưởng 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng; chết từ năm thứ 2 trở đi thì mỗi năm giảm đi 1 tháng lương, nhưng tối thiểu cũng bằng 3 tháng lương hưu hoặc trợ cấp

- Trợ cấp tuất hàng tháng: Mức trợ cấp được hưởng đối với mỗi thân nhân bằng 40% mức tiền lương tối thiểu nhưng không quá 4 định suất. Trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác và không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 70% tiền lương tối thiểu

Riêng người đang làm việc mà bị tai nạn lao động chết thì ngoài các chế độ mai táng phí, tử tuất nêu trên còn được hưởng thêm trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất:
Đối với người tham gia BHXH (đang làm việc) bị chết :
- Công văn của người sử dụng lao động đề nghị giải quyết chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động chết
- Bản xác nhận quá trình tham gia BHXH
- Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử
- Bản sao hộ khẩu thường trú của thân nhân chủ yếu (cha, mẹ, vợ, chồng) đã quá tuổi lao động và bản sao giấy khai sinh của con. Nếu con đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi còn đi học có thêm giấy xác nhận của nhà trường trong mỗi năm học
- Trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cần có biên bản điều tra tai nạn lao động hoặc biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại gây bệnh hoặc bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp
- Sổ BHXH

Đối với người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng bị chết:
- Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Đối tượng áp dụng và các chế độ:
BHXH tự nguyện áp dụng đối với người trong độ tuổi lao động, làm việc trong các thành phần kinh tế, không thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc
Chế độ thực hiện : hưu trí

Điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng:
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ các điều kiện sau:
Đủ 60 tuổi trở lên
Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó có đủ 5 năm đóng BHXH theo phương thức đóng hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần

Mức lương hưu hàng tháng:
Mức lương hưu hàng tháng phụ thuộc vào mức đóng BHXH và lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư của quỹ BHXH tự nguyện
Lương hưu hàng tháng được tính bằng tổng số tiền đã đóng vào quỹ BHXH tự nguyện và lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư, chia cho tuổi thọ bình quân sau tuổi nghỉ hưu do Chính phủ quy định
Người hưởng lương hưu hàng tháng được hưởng BHYT

Điều kiện hưởng bảo hiểm một lần:
Người tham gia BHXH tự nguyện hoặc thân nhân của người đó được nhận bảo hiểm một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Đủ điều kiện về tuổi đời theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH, mà không tiếp tục tham gia
2. Đang tham gia BHXH mà ra nước ngoài hợp pháp để định cư
3. Đang tham gia BHXH mà bị chết
4. Đang hưởng lương hưu hàng tháng mà bị chết, hoặc ra nước ngoài hợp pháp để định cư
5. Tự chấm dứt đóng BHXH

Mức hưởng BHXH một lần:
Mức hưởng bảo hiểm một lần đối với các trường hợp 1, 2, 3 được tính bằng tổng số tiền đã đóng BHXH và lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư của quỹ BHXH tự nguyện
Mức hưởng bảo hiểm một lần đối với trường hợp 4 được tính bằng tổng số tiền lương hưu các tháng chưa được hưởng
Mức hưởng bảo hiểm một lần đối với trường hợp 5 được tính bằng tổng số tiền người đó đã đóng vào quỹ BHXH tự nguyện

Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện:
Mức đóng: 15% mức thu nhập hàng tháng (Mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH hàng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung).
Phương thức đóng: thường kỳ hàng tháng, thường kỳ hàng quý, 6 tháng một lần, một lần cho nhiều năm
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Sổ bảo hiểm xã hội:
Quy định chung :
1 - Sổ BHXH dùng để quản lý quá trình làm việc và đóng BHXH của người lao động, làm căn cứ tính hưởng BHXH theo quy định của pháp luật
2 - Khi người lao động có sự thay đổi nghề nghiệp, nơi làm việc, mức lương đóng BHXH thì phải ghi vào sổ BHXH
3 - Sổ BHXH phải được ghi chép đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xóa và được lưu giữ cẩn thận. Trong trường hợp mất sổ phải báo ngay cho cơ quan BHXH để xem xét cấp lại
Ghi chú : mỗi người lao động chỉ có một quyển sổ BHXH. Khi người đó nghỉ việc, sổ BHXH được chốt số liệu và người lao động mang quyển sổ đó sang công ty mới và tiếp tục quá trình đóng BHXH. Trong trường hợp người lao động làm việc tại nhiều nơi khác nhau thì chỉ đóng BHXH tại một nơi duy nhất

Hướng dẫn lập tờ khai cấp sổ BHXH (mẫu 01/SBH):
Tờ khai cấp sổ BHXH (mẫu 01/SBH) được lập đối với sổ cấp lần đầu: Sau khi nhận được sổ, tiến hành lập tờ khai cấp sổ cho từng người lao động trên cơ sở danh sách lao động đã được xét duyệt. Mỗi sổ lập một tờ khai, mỗi tờ khai ghi làm 3 bản và phải ghi đúng số sổ được cấp của từng lao động trên danh sách cấp sổ
Khi ghi tờ khai và ghi sổ thì mục họ tên phải ghi bằng chữ in hoa, không được viết tắt, không được tẩy xóa, ghi chồng đè, phải ghi đúng dòng, đúng nội dung. Ghi bằng mực màu đen, xanh đen hoặc xanh đậm. Trong sổ BHXH và tờ khai chỉ được ghi 1 màu mực
Cách ghi quá trình làm việc đóng BHXH: cột 1 và cột 2 ghi quá trình tham gia đóng BHXH, chỉ ghi 1 tháng (lưu ý chỉ ghi tháng, năm, không ghi ngày). Ví dụ: ông Nguyễn Văn A bắt đầu tham gia đóng BHXH từ tháng 04/2005 thì cột 1 và cột 2 đều ghi 04/2005
Cột 3 ghi rõ chức danh nghề nghiệp, tên đơn vị đang làm việc, địa chỉ đơn vị
Cột 4 và 5 ghi đóng BHXH được mấy năm mấy tháng, nếu chưa đủ 1 năm thì ghi số 0
Cột 6 ghi mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Cột 7 không ghi

Hướng dẫn ghi sổ BHXH:
Ở trang 3 người được cấp sổ ký và ghi rõ họ tên, không được ký thay
Ghi quá trình làm việc và đóng BHXH ở trang 4, trong đó:
Khi ghi quá trình, phải ghi bắt đầu từ dòng đầu tiên, không được nhảy dòng
Nội dung của cột 1, 2, 3 ,4 phải ghi giống nội dung đã ghi ở tờ khai cấp sổ
Cột 6 ghi 15%, cột 7 ghi 5%
Cột 8 ghi số tiền bằng cột 4 x 20%, tức là số tiền đóng BHXH trong 1 tháng
Cột 9 : thủ trưởng đơn vị ký tên phải đúng dòng đóng dấu, không được lấn qua cột 10 và không cần đóng dấu tên
Lưu ý : trong trường hợp sổ bị ghi sai, bôi xóa, hư hỏng thì phải thay sổ mới. Đơn vị làm công văn xin đổi sổ, ghi rõ số sổ, lý do xin đổi sổ. Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận và đóng dấu (làm kèm mẫu C47b-BH)
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Bảo hiểm y tế:
“Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân, để thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định cho người có thẻ BHYT khi ốm đau.”

“Bảo hiểm y tế bắt buộc được áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên. Bảo hiểm y tế tự nguyện được áp dụng đối với mọi đối tượng có nhu cầu tham gia BHYT.”

“Người có thẻ BHYT bắt buộc được hưởng chế độ BHYT khi khám, chữa bệnh ngoại trú và nội trú, gồm:
1. Khám bệnh, chẩn đoán và điều trị;
2. Xét nghiệm, chiếu chụp X-quang, thăm dò chức năng;
3. Thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế;
4. Máu, dịch truyền;
5. Các thủ thuật, phẫu thuật;
6. Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.”

“Chi phí khám chữa bệnh BHYT được quỹ BHYT chi trả 80% theo giá viện phí, 20% còn lại người bệnh tự trả cho cơ sở khám chữa bệnh.”

“Người có thẻ BHYT chỉ được hưởng chế độ BHYT theo quy định khi:
1. Khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đã đăng ký trên thẻ để quản lý và chăm sóc sức khỏe;
2. Khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế;
3. Khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào của Nhà nước trong trường hợp cấp cứu.”
Nếu KCB ở các cơ sở y tế tự chọn thì cơ quan BHXH sẽ thanh toán theo giá viện phí ở chuyên môn phù hợp. Trường hợp này người bệnh hoặc thân nhân (có ủy quyền) phải có các chứng từ điều trị bệnh và các hóa đơn của nhà nước phát hành về chi phí điều trị khi đến thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH địa phương

“Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT bắt buộc bằng 3% tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước, trong đó người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng 2%, người lao động đóng 1%.”
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Bảo hiểm y tế tự nguyện:
Mức đóng:
Học sinh, sinh viên: 40.000đồng/em/năm đối với thành thị, 30.000đồng/em/năm đối với nông thôn
Hộ gia đình, đoàn thể: 90.000đồng/người/năm đối với thành thị, 70.000đồng/người/năm đối với nông thôn
Đối với hộ gia đình: kể từ người thứ hai trở đi, cứ thêm một người tham gia thì mức đóng được giảm bằng 5% mức đóng của người trước đó

Quyền lợi:
- Được cấp phiếu khám chữa bệnh có giá trị sử dụng tương ứng với thời gian đóng
- Được chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) tại phòng YTTH (đối với học sinh) hoặc Trạm y tế xã bao gồm: Hướng dẫn giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường và phòng chống bệnh tật; Giáo dục (HS), kiểm tra sức khỏe và quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân; Sơ cứu tai nạn, ốm đau đột xuất; Chi phí CSSKBĐ tại cơ sở y tế nêu trên do cơ quan BHXH đảm bảo, người có thẻ BHYT không phải nộp khoản tiền nào
- Tuyến KCB : Được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh (KCB) ở tuyến huyện gần nơi cư trú để Đăng ký và khi bệnh vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KCB thì được chuyển lên tuyến trên cao hơn
- Nếu KCB đúng tuyến qui định (huyện, tỉnh, TW) thì được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí (theo giá viện phí Nhà nước qui định), cá nhân phải nộp 20%, nhưng số tiền phải nộp trong năm không quá 1,5 triệu đồng nếu nhiều hơn cơ quan BHXH sẽ thanh toán phần nộp vượt. Trường hợp chi phí một lần KCB dưới 20.000 đồng thì cá nhân không phải nộp 20%
- Được khám chữa bệnh ngoại trú, điều trị nội trú bao gồm :
Khám và làm các xét nghiệm, chiếu, chụp X quang, các thăm dò chức năng phục vụ cho chẩn đoán và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ; Cấp thuốc trong danh mục theo qui định của Bộ Y tế, truyền máu, truyền dịch theo chỉ định của Bác sĩ điều trị. Sử dụng các vật tư tiêu hao thông dụng, thiết bị y tế phục vụ KCB; Làm các thủ thuật, phẫu thuật; Sử dụng giường bệnh
- Nếu người có thẻ BHYT đi KCB không đúng nơi đăng ký trên thẻ : tự chọn nơi khám, dịch vụ, thầy thuốc, thuốc... thì tự thanh toán toàn bộ chi phí KCB, sau đó được cơ quan BHXH xem xét hồ sơ, chứng từ thanh toán môt phần chi phí KCB, nhưng không quá 80% chi phí bình quân của tuyến chuyên môn kỹ thuật phù hợp theo qui định của Bộ Y tế.
- Trường hợp cấp cứu được khám và điều trị tại bất kỳ cơ sở nào của Nhà nước
- Thai sản (sinh đẻ) thì phải sau 270 ngày kể từ khi thẻ có giá trị sử dụng mới được hưởng theo chế độ BHYT
- Nếu tham gia BHYT liên tục từ tháng 25 trở lên được hưởng trợ cấp đối với một số trường hợp đặc biệt với mức như sau : Phẫu thuật tim không quá 10 triệu đồng/ người/ năm; Chạy thận nhân tạo : 12 triệu đồng/ người/ năm; Tiên phòng: uốn ván, súc vật cắn tối đa: 300.000 đồng/ người/ năm; Trợ cấp tử vong: 1.000.000 đồng/ trường hợp; Chi phí các dịch vụ kỹ thuật cao, các loại thuốc hóa chất đặc trị, theo qui định hiện hành của Bộ Y tế

Những trường hợp không thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT:
- Thuốc điều trị các bệnh: phong, tâm thần phân liệt, động kinh; thuốc đặc trị bệnh lao, sốt rét
- Các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; điều trị vô sinh; xét nghiệm chẩn đoán thai sớm; Ghép cơ quan nội tạng; Xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS
- Tiêm chủng phòng bệnh, điều dưỡng, an dưỡng, khám sức khỏe định kỳ (trừ học sinh đầu cấp), khám tuyển lao động
- Chỉnh hình thẩm mỹ và tạo hình thẩm mỹ, các loại vật liệu thay thế nhân tạo. Điều trị phục hồi chức năng ngoài danh mục của Bộ Y tế
- Các bệnh bẩm sinh và dị vật bẩm sinh; bệnh nghề nghiệp; Tai nạn chiến tranh
- Tai nạn giao thông kể cả di chứng tai nạn giao thông (trừ học sinh, sinh viên)
- Tự tử, cố ý gây thương tích, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật; Tiền ăn, tiền vận chuyển bệnh

Trách nhiệm của người tham gia BHYT:
- Đóng tiền đầy đủ, đúng hạn đã cam kết
- Bảo quản Phiếu KCB-BHYT sạch sẽ, không tẩy xóa hoặc tự viết thêm vào, không để nhàu nát, không cho người khác mượn. Nếu cho người khác mượn thì phải bồi thường mọi tổn thất của QUỸ BHYT (The health insurance fund) và xử lý theo pháp luật
- Đi KCB hoặc cấp cứu tai nạn phải trình phiếu KCB BHYT kèm theo giấy tờ tùy thân có hình, nếu cấp cứu cũng không chậm quá 48 giờ
- Thực hiện đúng hướng dẫn, chỉ định của Bác sĩ điều trị
- Nếu mất phiếu KCB BHYT, làm lại phải làm đơn và có xác nhận của nhà trường (đối với HS) hoặc địa phương
- Phản ảnh với cơ quan BHXH tình hình KCB khi quyền lợi chính đáng của mình bị vi phạm
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Thẻ bảo hiểm y tế:
Thẻ BHYT do cơ quan BHXH cấp cho người tham gia BHYT, xác định người đứng tên được hưởng quyền lợi về BHYT trong thời hạn ghi trên thẻ. Mỗi người tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc chỉ được cấp một thẻ BHYT duy nhất. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay và liên tục kể từ khi đóng BHYT theo đúng quy định

Cấp mới thẻ bảo hiểm y tế:
Khi đơn vị có thêm người lao động tham gia đóng BHXH, đơn vị làm mẫu C47-BH (04 bản) phần lao động tăng, lấy xác nhận của cán bộ quản lý thu và gửi cán bộ BHYT (01 bản) để làm thủ tục cấp mới thẻ BHYT

Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu:
Mỗi thẻ BHYT được cấp phải đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu, đơn vị ghi mã số vào mẫu C47-BH. Các bạn có thể liên lạc với cán bộ BHYT để có thông tin chính xác

Trường hợp đơn vị có người lao động làm việc tại tỉnh, thành phố khác với nơi đơn vị đóng trụ sở, thì có thể chuyển tỉnh đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu theo mẫu C45c-BH Danh sách đề nghị cấp hộ phiếu KCB BHYT (in 04 bản)

Cấp lại thẻ BHYT:
Trường hợp bị mất thẻ BHYT cần báo ngay cho cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được cấp lại nếu có lý do chính đáng

Hoàn trả thẻ bảo hiểm y tế:
Người lao động nghỉ việc có thể hoàn trả lại thẻ BHYT và không tiếp tục hưởng các chế độ BHYT tại đơn vị. Đơn vị tiến hành khai báo giảm lao động trên mẫu C47-BH phần lao động giảm và nộp trả thẻ BHYT cho cơ quan BHXH. Nếu nộp trả thẻ BHYT chậm sau ngày mồng 5 của tháng thì đơn vị vẫn phải đóng tiền BHYT 3% cho thẻ đó bằng cách kê khai trên mẫu C47a-BH
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Hồ sơ thanh toán trực tiếp chi Khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế (Khám chữa bệnh tự chọn tại các cơ sở y tế Nhà nước và Tư nhân):
1/- Phiếu khám chữa bệnh của BHXH cấp còn hạn sử dụng, thẻ BHYT có dán ảnh hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh

2/- Trường hợp người bệnh nhờ người thân đến, phải có giấy ủy quyền của người bệnh, được chính quyền địa phương hoặc cơ quan người thân xác nhận. Người được ủy quyền đến nhận tiền thanh toán phải có giấy chứng minh nhân dân
- Đối với học sinh : Khi người thân đến thanh toán hộ phải có giấy giới thiệu của nhà trường

3/- Các chứng từ do cơ sở khám chữa bệnh cấp lúc điều trị gồm :
- Giấy ra viện hợp lệ (có chữ ký của Ban Giám đốc Bệnh viện hoặc Trưởng khoa và đóng dấu)
- Toa thuốc có chữ ký của bác sĩ điều trị và con dấu của khoa phòng khám bệnh.
- Các hoá đơn hoặc biên lai do cơ sở khám chữa bệnh cấp phải có con dấu và chữ ký của người viết, không bôi xóa, sửa chữa con số hoặc chữ viết

Trường hợp số tiền trong một hóa đơn từ 100.000 đồng trở lên, phải là hóa đơn tài chính hoặc biên lai thu viện phí của bệnh viện

Đối với một số dịch vụ kỹ thuật cao chưa được hưởng chế độ BHXH tại các cơ sở khám chữa bệnh, phải có chỉ định của bác sĩ và có hoá đơn (biên lai) tài chính do cơ sở phục vụ kỹ thuật cấp. Trường hợp do bệnh nhân yêu cầu thì phải tự chi trả, cơ quan BHXH sẽ không thanh toán

Hồ sơ mang đến cơ quan BHXH để thanh toán không quá 30 ngày kể từ ngày ra viện
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Nghỉ dưỡng sức:
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong các trường hợp sau đây :
- Có đủ 3 năm đóng BHXH trở lên tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà bị suy giảm sức khỏe
- Sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khỏe
- Lao động nữ yếu sức khỏe sau khi nghỉ thai sản

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định từ 5 đến 10 ngày trong một năm tùy thuộc vào mức độ suy giảm sức khỏe của người lao động

Mức chi phí nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe là 50.000 đồng/ngày đối với nghỉ tại nhà và 80.000 đồng/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Kinh phí để thực hiện nghỉ dưỡng sức do quỹ BHXH đảm bảo bằng 0,6% tổng quỹ lương thực đóng BHXH trong năm của đơn vị
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Hồ sơ quyết toán chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:
- Quyết định nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe (kèm theo danh sách)
- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức (mẫu C04-BH-NDS)
Hồ sơ quyết toán chi nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe, đơn vị sử dụng lao động gởi tới cơ quan Bảo hiểm xã hội trước ngày 31 tháng 12 hàng năm
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Hệ thống bảng biểu quản lý, theo dõi BHXH, BHYT:
Mẫu C45-BH : Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH
- Lập vào thời điểm đơn vị mới thành lập, lần đầu tiên đăng ký nộp BHXH cho người lao động
- Và lập vào cuối mỗi năm, dựa theo số liệu của tháng cuối năm

Mẫu C47-BH : Danh sách lao động, quỹ tiền lương điều chỉnh mức nộp BHXH
- Lập vào thời điểm đơn vị mới thành lập, ghi số lao động phát sinh tăng
- Lập hàng tháng nếu phát sinh thay đổi tăng giảm lao động hoặc thay đổi mức lương. Lưu ý hiện nay các biểu mẫu về gia hạn và cấp mới phiếu khám chữa bệnh đã được ghép chung vào biểu này
- Nếu lập trước ngày mồng 5 thì lao động giảm của tháng trước sẽ không bị thu BHYT của tháng này
- Nếu lập trước ngày 15 thì được cấp phiếu KCB trong tháng

Mẫu C47a-BH : Danh sách lao động, quỹ tiền lương bổ sung mức nộp BHXH
- Lập vào thời điểm đơn vị mới thành lập nếu có truy thu BHXH và BHYT từ tháng thành lập đến trước tháng đầu tiên nộp C47-BH
- Lập hàng tháng nếu có sự bổ sung tăng hoặc giảm số tiền nộp BHXH và/hoặc BHYT

Mẫu C46-BH : Bản đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT hàng quý
- Lập cuối mỗi quý, hạn cuối cùng là ngày mồng 5 của tháng tiếp theo
Bản đối chiếu số liệu quý này là căn cứ quyết toán BHXH, BHYT. Khi quyết toán đã được duyệt thì không thể thay đổi. Mọi thay đổi được điều chỉnh vào tháng, quý tiếp theo

Mẫu C47b-BH : Danh sách đề nghị điều chỉnh hồ sơ BHXH, BHYT
- Lập khi có sự sai sót hoặc thay đổi của người lao động về địa chỉ, số chứng minh thư, đổi sổ BHXH, cấp lại phiếu KCB, …

Mẫu C45c-BH : Danh sách đề nghị cấp hộ phiếu KCB BHYT
- Lập khi có người lao động đăng ký khám chữa bệnh ở tỉnh khác

Sau đây là file Excel quản lý số liệu BHXH, BHYT trong một năm, áp dụng cho các đơn vị không thực hiện theo thang - bảng lương Nhà nước:
- Để bắt đầu, ta nhập thông tin về đơn vị vào sheet C45 DK, số liệu quyết toán năm trước vào sheet C46 DK
- Sau đó mỗi tháng nhập số liệu phát sinh (nếu có) vào C47 và C47a. Lưu ý mỗi tháng chỉ được dùng tối đa là 02 mẫu C47 và 03 mẫu C47a (lấy ra từ Format/Sheet/Unhide)
- Đến kỳ quyết toán quý, ta nhập số tiền đã nộp từng đợt trong quý vào C46 phần “Theo sổ sách kế toán”, các chứng từ nộp tiền được photo và gửi kèm. Quyết toán quý được duyệt trong thời hạn 30 ngày
 

Đính kèm

  • EFC voi BHXH va BHYT.rar
    29.7 KB · Lượt xem: 2,252
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Đơn vị quản lý thu BHXH, BHYT:
Cơ cấu tổ chức:

Thời gian giải quyết hồ sơ:
1. Lịch tiếp khách: các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6

2. Hồ sơ giải quyết chế độ BHXH: tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ hưởng BHXH do người đại diện đơn vị sử dụng lao động mang đến làm việc với cơ quan BHXH theo nguyên tắc nộp BHXH ở đâu thì giải quyết hồ sơ hưởng ở đó

- Ngày nhận hồ sơ:
+ Đối với các đơn vị khu vực Nhà nước: ngày nhận hồ sơ đợt 1 từ ngày 1 đến 17 hàng tháng; đợt 2 từ ngày 26 đến ngày 1 hàng tháng
+ Đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh: sáng thứ 2 hàng tuần

- Thời gian để giải quyết hồ sơ:
+ Trợ cấp ốm đau, thai sản : 05 ngày
+ Chế độ nghỉ việc một lần : 15 ngày
+ Chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp : 30 ngày
+ Hồ sơ khám chữa bệnh mang đến cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp : 03 ngày
+ Trường hợp hồ sơ khám chữa bệnh cần thiết phải gởi giám định hộ thì thời gian giải quyết là 30 ngày.

Thời hạn giải quyết hồ sơ căn cứ vào ngày ghi trong biên nhận hồ sơ của cơ quan BHXH

3. Hồ sơ quản lý thu nộp BHXH:
- Điều chỉnh quyết toán thu quý: nhận từ ngày 1 đến 15 của tháng đầu quý sau và trả vào ngày 30

- Sổ BHXH:
+ thẩm định tờ khai cấp sổ và ký sổ lần đầu: nhận hồ sơ vào tuần lễ đầu tháng và trả hồ sơ từ ngày 15 của đầu tháng sau
+ chốt sổ phục vụ cho yêu cầu chuyển công tác bảo lưu thời gian tham gia BHXH: thời gian giải quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ (riêng hồ sơ chuyển tỉnh là 30 ngày)
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Thủ tục đăng ký BHXH, BHYT:
Đơn vị lần đầu làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Danh sách lao động, quỹ tiền lương điều chỉnh mức nộp BHXH (Mẫu C47-BH) và Danh sách lao động, quỹ tiền lương bổ sung mức nộp BHXH (Mẫu C47a-BH) (nếu có)
- Hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đã được duyệt
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bảng lương từ ngày đầu thành lập
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:
Đối tượng áp dụng:
Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp theo hướng dẫn tại thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003

Mức trích lập quỹ:
Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.
Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.

Thời điểm trích lập quỹ:
Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm

Quản lý và sử dụng quỹ:
a. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.

b. Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.

c. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

d. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích và báo cáo việc sử dụng quỹ tại phần Thuyết minh Báo cáo tài chính hàng năm bao gồm các chỉ tiêu: tổng số chi trợ cấp, số người được trợ cấp và số trích quỹ dự phòng trong năm.
 
V

vongphuc

Excel Fans Club
11/8/04
300
5
18
Ha Noi
Hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn:
Đối tượng trích nộp kinh phí công đoàn:
- Cơ quan hành chính Nhà nước (bao gồm cả Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn); đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội, xã hội- nghề nghiệp; lực lượng vũ trang nơi có tổ chức công đoàn hoạt động theo Luật công đoàn và Điều lệ công đoàn Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan hành chính sự nghiệp).
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật) nơi có tổ chức công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng nộp kinh phí công đoàn theo quy định tại Thông tư này, nhưng thực hiện việc bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức công đoàn hoạt động theo quy định tại Điều 154 và Điều 155 của Bộ Luật Lao động. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự nguyện trích nộp kinh phí công đoàn thì thực hiện trích, nộp theo thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp và cơ quan công đoàn.

Mức và căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn:
a. Cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây.
b. Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây.
c. Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích, nộp kinh phí công đoàn nêu tại khoản a và b nêu trên thống nhất với khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực (nếu có).
d. Đối với cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Quĩ lương làm căn cứ trích, nộp kinh phí công đoàn không bao gồm hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu; thực hiện theo quy định hiện hành đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Phương thức trích, nộp kinh phí công đoàn:
a. Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp:
- Hàng tháng, khi đơn vị rút kinh phí trả lương, đồng thời lập giấy rút kinh phí công đoàn nộp cho cơ quan Công đoàn qua Kho bạc Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch, căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu kinh phí công đoàn mở tại kho bạc Nhà nước.
- Cuối tháng, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện tất toán tài khoản, chuyển khoản thu kinh phí công đoàn vào tài khoản tiền gửi của cơ quan công đoàn như sau:
+ Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc ngân sách Trung ương, chuyển về tài khoản tiền gửi của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội.
+ Đối với cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc ngân sách địa phương, chuyển về tài khoản tiền gửi của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố.
- Kho bạc Nhà nước các cấp không giải quyết cho các đơn vị rút kinh phí công đoàn để sử dụng vào mục đích khác.

b. Đối với các đơn vị, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nơi có tổ chức công đoàn hoạt động: Thủ trưởng đơn vị, tổ chức; giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trích, nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hạch toán và quyết toán kinh phí công đoàn:
- Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp: Khoản trích nộp kinh phí công đoàn được hạch toán và quyết toán vào tiểu mục 03, mục 106 nhóm mục chi cho con người theo chương, loại, khoản tương ứng.
- Đối với các doanh nghiệp: Khoản trích, nộp kinh phí công đoàn được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông và quyết toán theo quy định hiện hành.
 
P

pthao

Trung cấp
7/10/03
153
0
0
41
Ho Chi Minh City
Hi Vongphuc , tài liệu của Vong phuc hay quá ! Nó sẽ rất có ích cho những người mới chập chững vào nghề như mình có cái nhìn tổng quát về công việc của Phòng Nhân sự. VongPhuc có thể trình bày trên file Word ko và upload lên cho dễ xem . đọc kiểu này hơi bị phê quá :D !!!!!
 
F

fcf01010001

Guest
22/12/04
4
0
0
44
Ha Noi
Xin mọi người chỉ giúp công thức tính tổng số năm số tháng đóng BHXH trong Excel! SOS

Xin chào tất cả mọi người!

Mình đang làm chế độ BHXH cho rất nhiều người LĐ, nên đang gặp khó khăn với việc tính nhẩm tổng số năm và số tháng đã đóng BHXH từ hai mốc thời gian. Tính nhẩm với số lượng lớn dễ nhầm. Mình có thử một vài công thức nhưng chưa đúng. Vậy ai có thể giúp mình lập công thức tính thỏa mãn điều kiện sau:

Anh B đóng BHXH từ tháng 08/1978 (Giá trị ở ô C3) đến 09/2005 (Giá trị ở ô D3) là :27 năm 2 tháng ( Có thể số năm ở một Ô và số tháng ở Ô bên cạnh, hoặc thể hiện kết quả ở một ô là 27,02)

Rất mong được mọi người giúp đỡ!
Fcf01010001
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA