Khởi nghiệp lập doanh nghiệp!

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
A

acc_worldwide

Guest
11/1/06
29
0
0
43
TP.HCM
Hiện nay khi đăng ký thành lập công ty TNHH mình có phải chứng minh số vốn điều lệ của mình là vố thực hay không? Giấy chứng nhận góp vốn của các thành viên chứng minh điều này phải không ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tungson

Guest
23/7/05
674
1
0
Tp.HCM
acc_worldwide nói:
Hiện nay khi đăng ký thành lập công ty TNHH mình có phải chứng minh số vốn điều lệ của mình là vố thực hay không? Giấy chứng nhận góp vốn của các thành viên chứng minh điều này phải không ?

Vốn chủ sở hữu của DN (Vật tư, hàng hoá, TSCD, tiền....) thì DN tự quản lý và làm ăn cho có hiệu quả, và tự kê khai. Nhà Nước sẽ chấp nhận số kê khai hợp lý của DN.
Nhà Nước không can thiệp vào các số liệu kê khai hợp lý (trừ khi có những dấu hiệu không bình thường thì NN có quyền kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế và sổ sách).

Thân mến
 
V

vohamyphuong200

Guest
23/10/05
24
0
1
TPHCM
acc_worldwide nói:
Hiện nay khi đăng ký thành lập công ty TNHH mình có phải chứng minh số vốn điều lệ của mình là vố thực hay không? Giấy chứng nhận góp vốn của các thành viên chứng minh điều này phải không ?

Chào bạn,
Hiện nay đăng ký cty TNHH không cần chứng minh số vốn điều lệ, doanh nghiệp tự kê khai.Trừ một số ngành nghề kinh doanh pháp luật quy định vốn pháp định, thì cần có chứng nhận vốn pháp định. Chi tiết về ngành nghề cần vốn pháp định, bạn có thể tham khảo tại đây: www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/
Thân.
 
P

PAT

PAT
10/12/04
287
1
18
62
Ho chi Minh city
Theo quan điểm của PAT thì các bạn đang bàn luận về các chi tiết cần phải làm khi thành lập một DN thì phải. Mà đấy thì là một chi tiết cần phải làm để khởi sự DN mà thôi. Rất nhiều ông chủ chẳng có nhiều kiến thức về kế toán chẳng hạn vẫn có thể thành lập DN và kinhh doanh rất thành công.

Vậy nên chăng chúng ta thảo luận đúng chủ đề khởi nghiệp lập DN xem sao. Trước đây chúng ta thường hay nghĩ muốn khởi sự DN thì phải luôn cần vốn liếng ($), rồi kinh nghiệm bản thân, rồi kiến thức chuyên môn v.v... nhưng hiện nay theo một số các đặt vấn đề mới thì $ lại không phải là quan trọng nhất. Quan trọng nhất lại là ý tưởng kinh doanh và tinh thần DN của người muốn đứng ra khởi nghiệp lập DN. Trên cơ sở ý tưởng tốt có thể huy động vốn, và tổ chứ ckhởi nghiệp cũng có thể thành công.

Thực tế rất nhiều DN trẻ đã ra đời theo cách như vậy và giành được chỗ đứng nhất định trên thị trường
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,124
113
HCM
www.famaconsulting.vn
PAT nói:
Theo quan điểm của PAT thì các bạn đang bàn luận về các chi tiết cần phải làm khi thành lập một DN thì phải. Mà đấy thì là một chi tiết cần phải làm để khởi sự DN mà thôi. Rất nhiều ông chủ chẳng có nhiều kiến thức về kế toán chẳng hạn vẫn có thể thành lập DN và kinhh doanh rất thành công.

Vậy nên chăng chúng ta thảo luận đúng chủ đề khởi nghiệp lập DN xem sao. Trước đây chúng ta thường hay nghĩ muốn khởi sự DN thì phải luôn cần vốn liếng ($), rồi kinh nghiệm bản thân, rồi kiến thức chuyên môn v.v... nhưng hiện nay theo một số các đặt vấn đề mới thì $ lại không phải là quan trọng nhất. Quan trọng nhất lại là ý tưởng kinh doanh và tinh thần DN của người muốn đứng ra khởi nghiệp lập DN. Trên cơ sở ý tưởng tốt có thể huy động vốn, và tổ chứ ckhởi nghiệp cũng có thể thành công.

Ông chủ thật sự nói có khác :mrstraetz . Anh PAt làm một bài dài để các đàn em được học hỏi kinh nghiệm với.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,083
413
83
46
Ninh Thuận
PAT nói:
Theo quan điểm của PAT thì các bạn đang bàn luận về các chi tiết cần phải làm khi thành lập một DN thì phải. Mà đấy thì là một chi tiết cần phải làm để khởi sự DN mà thôi. Rất nhiều ông chủ chẳng có nhiều kiến thức về kế toán chẳng hạn vẫn có thể thành lập DN và kinhh doanh rất thành công.
Cám ơn PAT đã tham gia, Khởi lập doanh nghiệp thì tất cả những vấn đề gì liên quan đến những cái trước khi doanh nghiệp được sinh ra, tất cả mọi việc đều phải được đánh giá ngang nhau.
PAT nói:
Vậy nên chăng chúng ta thảo luận đúng chủ đề khởi nghiệp lập DN xem sao. Trước đây chúng ta thường hay nghĩ muốn khởi sự DN thì phải luôn cần vốn liếng ($), rồi kinh nghiệm bản thân, rồi kiến thức chuyên môn v.v... nhưng hiện nay theo một số các đặt vấn đề mới thì $ lại không phải là quan trọng nhất. Quan trọng nhất lại là ý tưởng kinh doanh và tinh thần DN của người muốn đứng ra khởi nghiệp lập DN. Trên cơ sở ý tưởng tốt có thể huy động vốn, và tổ chứ ckhởi nghiệp cũng có thể thành công.
Thực tế rất nhiều DN trẻ đã ra đời theo cách như vậy và giành được chỗ đứng nhất định trên thị trường
Mina không biết cái nào là quan trọng nhất mà thấy cái nào cũng là quan trọng tất. Như ngành nghề của Mina đang làm chẳng hạn nếu như không có kinh nghiệm, kiến thức do người khác chỉ dạy và có nơi tìm tòi học hỏi thì có ngày sạt nghiệp mau lắm. Và tiền bạc thì cũng là cái cứu cánh của doanh nghiệp rất nhiều, ý tưởng hay nhưng anh không đủ tài chính để xoay (tiền vay hoặc các tổ chức khác thì cần có thời gian chứ không như đi vay nóng) doanh nghiệp có thể mất ngay cơ hội và có thể chết vì thiếu vốn.....
Có thể một người có ý tưởng rất tốt, đề án đưa ra tốt nhưng việc thực hiện có tốt hay không rất quan trọng.
Hầu như giờ ai thành lập công ty cũng đều có ý tưởng kinh doanh (có thể là rập khuôn, có thể là ý tưởng táo bạo)....
 
P

PAT

PAT
10/12/04
287
1
18
62
Ho chi Minh city
MINA nói:
Cám ơn PAT đã tham gia, Khởi lập doanh nghiệp thì tất cả những vấn đề gì liên quan đến những cái trước khi doanh nghiệp được sinh ra, tất cả mọi việc đều phải được đánh giá ngang nhau.

Mina không biết cái nào là quan trọng nhất mà thấy cái nào cũng là quan trọng tất. Như ngành nghề của Mina đang làm chẳng hạn nếu như không có kinh nghiệm, kiến thức do người khác chỉ dạy và có nơi tìm tòi học hỏi thì có ngày sạt nghiệp mau lắm. Và tiền bạc thì cũng là cái cứu cánh của doanh nghiệp rất nhiều, ý tưởng hay nhưng anh không đủ tài chính để xoay (tiền vay hoặc các tổ chức khác thì cần có thời gian chứ không như đi vay nóng) doanh nghiệp có thể mất ngay cơ hội và có thể chết vì thiếu vốn.....
Có thể một người có ý tưởng rất tốt, đề án đưa ra tốt nhưng việc thực hiện có tốt hay không rất quan trọng.
Hầu như giờ ai thành lập công ty cũng đều có ý tưởng kinh doanh (có thể là rập khuôn, có thể là ý tưởng táo bạo)....

Hihi mina này, có rất nhiều phương án khởi nghiệp và sẽ ko có thể ai nói cái nào hay hơn cái nào. Thước đo cuối cùng là đánh giá sự thành công của DN mà mình khởi sự sau những mốc thời gian nào đó. Các vấn đề mà PAT trao đổi như là một ý kiến của mình về vấn đề này mà thôi.

Với quan điểm đó chúng ta thử xem việc hình thành một DN bắt đầu từ đâu và các yếu tố nào được gọi là quan trọng nhé (mina nói là mọi thứ đều quan trọng hoàn toàn ko sai nhưng ..). hãy bắt đầu từ chuẩn bị hình thành DN xem sao

Luật ko cấm ai đứng ra mở một DN mới - miễn là đầy đủ các điều kiện pháp lý về nhân thân, tài chính, lĩnh vực KD dự kiến ... nhưng cũng có thể chưa phải ai cũng chuẩn bị kỹ càng cho bước hình thành DN. PAT thử nêu một số vấn đề sau cần chuẩn bị kỹ để các bạn cùng trao đổi nhé :

1. Tự hỏi mình có máu và có tinh thần doanh nhân ko : cái này hơi trừu tượng đây - ai chẳng cho mình có máu DN nhỉ - nếu ko tôi lập công ty để KD làm gì. Nếu chỉ nghĩ thế cũng chẳng sai nhưng nếu nghĩ cặn kẽ chữ phẩm chất doanh nhân và hiểu rõ thì sẽ giúp cho mình rất nhiều khi cần đối thầu với thất bại cũng như thành công. Một chuyện ngắn nhỏ về một doanh nhân Anh mà PAT đã đọc để minh họa.



Cuối thế kỷ 19 có một chủ xưởng nhỏ ở Anh chuyên rèn dao, kiếm, nồi niêu xong chảo luôn thắc mắc tại sao chất lượng thép rèn kiếm của mình không dẻo bằng thép Bỉ. Ông ta bèn bàn với vợ con bán xưởng của mình đi sang Bỉ để tìm hiểu. Đầu tiên là bồi bàn cho mấy quán rượu cho CN sau đó ông ta được nhận vào làm và sau 3 năm làm thợ ông ta học được bí quyết làm cho thép dẻo của Bỉ. trở về Anh với bí quyết của mình ông ta trở nên khá giả và đang trên con đường trở thành một trong những lò sản xuất vũ khí lớn của Anh (thời đó). Tuy nhiên ông ta vẫn băn khoăn một câu hỏi tại sao thép Đức lại không bị giòn trong mùa đông. Bán gia tài đi một lần nữa với sự đau khổ của vợ con ông ta sang Đức để tìm hiểu. Sau 4 năm trở lại nước Anh ông ta đức được những nòng đại bác có thể bắn được trong mọi điều kiện thời tiết. Với vũ khí này nước Anh trở thành thủ lĩnh trong nền kinh tế "cướp biển" và ông ta được tôn vinh thành Danh nhân Anh và được chôn cất ở điện Wetminstone.

Một chuyện nhỏ khác : SONY được lập bởi hai người bạn mục đích làm đồ tiêu dùng và công ty cũng rất vất vả để tồn tại. Tuy nhiên SONY thay đổi hẳn khi quyết định mua bản quyền chế tạo transitor mà Mỹ cho là chuyện phù phiếm

Một câu chuyện khác : Nhân viên của CyberSoft (tên ko cxác lắm để PAT xem lại) ngán ngẩm khi thấy ông chủ tương lai của mình đứng trên thùng đựng táo tuyên bố chúng ta sẽ trở thành công ty phân phối software hàng đầu củ Nhật bản. Họ bỏ việc, anh chàng từ osaka về tokyo làm lại từ đầu với một người bạn, Thế rồi công ty lớn dần - Ông chủ bị bệnh ung thư - Để tránh khủng hoảng tinh thần của nhân viên hai người bàn với nhau và dựng lên chuyện xếp đi sang Mỹ học dài ngày. Hàng ngày các thông tin báo cáo được chuyển vào bệnh viện để xử lý. Rất may ông chủ khỏi bệnh và quay về công ty lại và đưa công ty lên thành công ty phân phối phần mềm lớn nhất Nhật bản với doanh số nhiều tỷ USD

Với ví dụ này PAT tóm tắt lại một số nhận thức của mình về phẩm chất doanh nhân như sau : kiên định và làm tất cả cho định hướng của mình, biết tiếp nhận và đón đầu cái mới, biết lạc quan và vượt khó kể cả những lúc hiểm nghèo nhất …

hehe - Bắt đầu nói dai, nói dài và chuẩn bị nói dại rồi đây :pepsi:


(to be continue)
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,083
413
83
46
Ninh Thuận
Cám ơn PAT, phẩm chất doanh nhân đã thấm vào trong tất cả các tế bào của PAT, PAT là doanh nhân bao nhiêu năm rồi nhỉ? Từ ngày vào Sài Gòn... Mina thì không thể nào so bì được với PAT về cách nhìn nhận thành lập doanh nghiệp (Hì, nếu Mina mà giống PAT thì đã có ...... tất cả tài sản giống PAT rồi!). Lấy một ví dụ so sánh khập khiểng cái trứng có trước hay con gà có trước. ....
Ở topic này Mina muốn PAT chia sẻ các kinh nghiệm thực tế trước khi doanh nghiệp được hình thành. PAT nhỉ?
 
PA83

PA83

鸡子鸭子!
4/4/06
231
2
18
TB
MINA nói:
Cám ơn PAT đã tham gia, Khởi lập doanh nghiệp thì tất cả những vấn đề gì liên quan đến những cái trước khi doanh nghiệp được sinh ra, tất cả mọi việc đều phải được đánh giá ngang nhau.

Mina không biết cái nào là quan trọng nhất mà thấy cái nào cũng là quan trọng tất. Như ngành nghề của Mina đang làm chẳng hạn nếu như không có kinh nghiệm, kiến thức do người khác chỉ dạy và có nơi tìm tòi học hỏi thì có ngày sạt nghiệp mau lắm. Và tiền bạc thì cũng là cái cứu cánh của doanh nghiệp rất nhiều, ý tưởng hay nhưng anh không đủ tài chính để xoay (tiền vay hoặc các tổ chức khác thì cần có thời gian chứ không như đi vay nóng) doanh nghiệp có thể mất ngay cơ hội và có thể chết vì thiếu vốn.....
Có thể một người có ý tưởng rất tốt, đề án đưa ra tốt nhưng việc thực hiện có tốt hay không rất quan trọng.
Hầu như giờ ai thành lập công ty cũng đều có ý tưởng kinh doanh (có thể là rập khuôn, có thể là ý tưởng táo bạo)....

Với ví dụ này PAT tóm tắt lại một số nhận thức của mình về phẩm chất doanh nhân như sau : kiên định và làm tất cả cho định hướng của mình, biết tiếp nhận và đón đầu cái mới, biết lạc quan và vượt khó kể cả những lúc hiểm nghèo nhất …

Em thiết nghĩ nếu như 2 bác MINA và PAT kết hợp lại để làm KD thì quả là tuyệt vời...
 
dragon2 nói:
To set up = yết lên,nêu lên,dựng lên,giương lên,đưa ra(một thuyết),bắt đầu(một nghề),mở(một trường học),thành lập(một ủy ban,tổ chức),gây dựng,cung cấp đầy đủ...

Nghĩa của từ được hiểu theo ngữ cảnh và theo phong cách riêng của từng nước sử dụng ( tiếng Anh theo nước Anh, tiếng Anh theo nước Mỹ, tiếng Anh theo nước Việt Nam :wall: )................chứ ko phải tra từ điển rồi viết ra nhá..............:freddy:
 
P

PAT

PAT
10/12/04
287
1
18
62
Ho chi Minh city
Tiếp tục với đề tài khởi nghiệp

Hihi hôm nay rảnh sau lễ tiếp tục đề tài thú vị này chút

2. Tự hỏi về hiểu biết thị trường và lĩnh vực mình định kinh doanh :

Theo PAT khi khởi sự bạn phải luôn tự hỏi mình đã hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà mình định kinh doanh chưa, các điểm thuận lợi và khó khăn của nó ở đâu. Kẽ hở (GAP) của nó ở chỗ nào để mình có thể lách và chen chân vào thị trường. Xu hướng phát triển trong tương lai của nó ra sao để từ đó quyết định mình có nên tham gia vào cuộc chơi hay ko và tham gia bắt đầu từ đâu ? Tránh tình trạng giống như ông bà vẫn thường nói "thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào" để cuối cùng ko đạt được kết quả gì.

Do yếu tố này nên nhiều bạn đã khởi sự doanh nghiệp trong lĩnh vực mà mình đã từng tham gia và làm việc trong suốt thời gian trước đó vì những kinh nghiệm và hiểu biết mà các bạn ấy đã tích lũy được. Với những kinh nghiệm và hiểu biết cộng với nguồn tài chính và tổ chức tốt rất nhiều DN thành công. Có thể kể đến hải sản Minh Phú, Bút bi Thiên Long, giấy Sài gòn... để minh họa cho giải thích này. Tuy nhiên cũng rất nhiều người do phân tích tốt thì không tốn thời gian này vẫn có thể gặt hái kết quả tốt - Trung nguyên, phở 24 thuộc loại hình này.

Bạn nào quan tâm có thể đọc ví dụ về khởi sự DN của công ty phần mềm của Nhật bản mà PAT đã lấy làm ví dụ trong phần 1. Để quyết định mở công ty phân phối phần mềm . Anh sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học ở ở Mỹ trở về Nhật bản và không làm gì chỉ nghiên cứu các lĩnh vực và chọn ra lĩnh vực kinh doanh sau hai năm để trở thành DN rất thành công.
 
T

thidinh

Guest
26/3/06
9
0
0
BD
Khởi nghiệp lập doanh nghiệp

dragon2 nói:
Chắc là bạn không hiểu ý mình.
Và xin thưa với bạn rằng: Ai kinh doanh mà chả nghĩ đến phát triển chứ không phải "nên nghĩ công ty mình sẽ phát triển trong tương lai" như bạn nghĩ đâu.
Và mình không hiểu " chứ đừng để đến lúc nào đó phải thuê người về để set up lại công ty (tốn tiền rất nhiều!)" . Set up = ??? .Bạn dịch giúp mình nhé .
Từ này đáng nhẽ bạn không nên viết vi nó còn nhiều nghĩa hơn là "Tiếng Việt" không dấu :wall: .Thân.

Mình nghĩ MINA sử dụng từ Setup rất chuẩn.
 
T

thixasadec

Sơ cấp
22/3/05
3
0
1
Viet Nam
:dzo:

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH DOANH NGHIỆP
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005



I- Ngành kinh doanh (Điều 7 - Luật Doanh nghiệp năm 2005):



Doanh nghiệp có quyền kinh doanh tất cả các ngành mà pháp luật không cấm trừ kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân.

Điều 7 của Luật Doanh nghiệp:

1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm.

4. Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước.

5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.



II- Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp (Điều 13 - Luật Doanh nghiệp năm 2005):



Điều 13 của Luật Doanh nghiệp:

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.



III-Tên của doanh nghiệp (Điều 31, 32, 33, 34 - Luật Doanh nghiệp năm 2005):



Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 - Luật Doanh nghiệp năm 2005:

Điều 31. Tên doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp;

b) Tên riêng.

2. Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp. Quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.



Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.



Điều 33. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

2. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.



Điều 34. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;

e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.


CV Lê Thiện
HP: 091 373 9571
E_mail: thienlp@gmail.com
 
T

thixasadec

Sơ cấp
22/3/05
3
0
1
Viet Nam
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI THÀNH VIÊN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ CHỦ DOANH NGHIỆP HOẶC

THÀNH VIÊN, CỔ ĐÔNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI,

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM

(Quy định tại TT liên tịch số 10/2000/TTLT/BKH-BTP-BNG-BCA)





HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH :



Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam muốn đầu tư tại Việt Nam ngoài hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật áp dụng đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam thì hồ sơ cần phải có thêm các giấy tờ sau đây :



1. Đối với nhà đầu tư là người Việt Nam định cử ở nước ngoài phải nộp:

a- Bản sao Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; Hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân;

b- Giấy tờ, chứng chỉ liên quan đến trình độ chuyên môn của người điều hành đối với một số ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam quy định phải có.



2. Đối với nhà đầu tư là người có quan hệ huyết thống Việt Nam: cần có Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam và Giấy tờ, chứng chỉ liên quan đến trình độ chuyên môn của người điều hành đối với một số ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam quy định phải có.



3. Đối với nhà đầu tư là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam: cần có Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Giấy tờ, chứng chỉ liên quan đến trình độ chuyên môn của người điều hành đối với một số ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam quy định phải có.

CV LÊ THIỆN
091 373 9571
 
T

thuy_diem24kc1

Guest
17/9/06
3
0
0
Tp. Hồ Chí Minh
LuongKhanhToan nói:
Nói về vấn đề vốn điều lệ thì lại có nhiều cái phải bàn đây. Phải nói rằng Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo ra một không gian "mở" hơn với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp không phải chứng minh số vốn điều lệ của mình.
Một điều mà các doanh nghiệp mới thành lập nên lưu ý khi đăng ký vốn là phải xác định rõ ngành nghề kinh doanh và khả năng tài chính của mình để xác định số vốn điều lệ một cách phù hợp. Điều này rất thuận tiện khi thể hiện trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Vậy theo anh thì vốn điều lệ bao nhiêu là nhỏ, hình như luật doanh nghiệp không quy định mức tối thiểu của vốn điều lệ.
Sẵn tiện cho em hỏi: Với một công ty TM-DV chỉ bán điện gia dụng và sữa chữa thì vốn điều lệ khoản bao nhiêu là hợp lý, 100tr có gọi là quá ít không.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
48
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Vốn điều lệ không có quy định nhưng phải hợp lý: nó sẽ bao gồm các giá trị tài sản, vốn đầu tư đủ để đảm bảo sản xuất kinh doanh trong một quy mô định trước. Nói như vậy thì 100 tr là thừa khả năng để kinh doanh ngành nghề điện dana dụng và sửa chữa.
 
D

Duc Duy

Guest
2/2/07
6
0
0
46
ha noi
Chào các bạn,
Chúng minh vừa mới mở doanh nghiệp cua xong.
Theo mình thì trước khi làm độc lập thì điều quan trọng nhất là phải có được hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa với khách hàng. Điều này giải quyết được rất nhiều vấn đề. Công ty " ma" hay không phải là ma thì chỉ có thể phân biệt được qua tiêu chí này.
Còn về vốn đăng ký. Tôi nghĩ rằng dianh nghiệp việt nam có vốn đăng ký khoảng 10 ty đi thi so với các nước phát triển số vốn này không phải là lớn. Tại thời điểm này tôi nghĩ rằng chúng ta cần có suy nghĩ bình đẳng không chỉ đối với 5 loại hình doanh nghiệp của việt nam mà cần bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp cỉa 149 nước khác trên thế giới. Về bản chất thì chúng ta vẫn phải cạnh tranh hoặc hợp tác với họ trên một sân chơi chung mà xu hướng sẽ tiến tới sự đồng nhất về luật lệ và các văn bản khác.
Tuần tới tôi sẽ phải đang mở tài khoản tại ngân hàng vì vậy bạn nào có mẫu biên bản họp hội đòng thành viên thì gửi cho mình tham khảo với. Theo mình biết thì không có mẫu chính thức , tuy nhiên bạn nào đã từng làm chác có biểu mẫu hợp lý . Cho mình tham khảo với. Chân thành cảm ơn.
ps: Tôi cũng cần có một hợp đồng thuê nhà để làm hồ sơ mua sổ hóa đơn. Bạn nào có cũng cho mình tham khảo vơi.
Mình mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm thực tế với các bạn trên diễn đàn này. Các bước đi cụ thể từ khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, cách sử lý các quan hệ với người cùng góp vốn, cơ quan công quyền.... Đặc biệt là các vấn đề về kế toán trên cách nhìn của người quản lý doanh nghiệp - Người bỏ vốn và chịu trách nhiệm cuối cùng trước pháp luật. Hy vọng sẽ mang tới những trải nghiệm thú vị
Trân trọng
Đức Duy
0987756309
duy264@gmail.com
 
D

Duc Duy

Guest
2/2/07
6
0
0
46
ha noi
Mình muốn chuyển trụ sở kinh doanh. Ban nào có kinh nghiệm chia se với.
thân
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,083
413
83
46
Ninh Thuận
M

MinhDen

Guest
20/4/06
54
0
0
43
Ha Noi
Gửi MINA dễ thương, thông minh

Mina tiếp tục đề tài dang dỡ .....
Ngành nghề kinh doanh: Nên thống kê tất cả các ngành nghề có thế mạnh mà mình sẽ kinh doanh và là thế mạnh trong tương lai (trừ những ngành nghề buộc phải có chứng chỉ hàng nghề như xây dựng dân dụng, liên quan đến y tế, hành nghề hoặc các ngành nghề bắc buộc phải có ký quỹ như bảo hiểm, du lịch lữ hành quốc tế...) mà mình có thể liên quan, tránh tình trạng thay đổi giấy phép hoài.

MINA làm ơn cho mình biết các văn bản thể hiện nội dung mà MiNA vừa tư vấn với mọi người nhé! Mình muốn có văn bản thể hiện rõ nội dung trên hoặc những văn bản quy định về Ngành nghề kinh doanh đó. Mình cũng chuẩn bị thành lập Doanh nghiệp nên rất muốn hiểu rõ về văn bản đó mà không mất quá nhiều thời gian. Cảm ơn MiNA nhiều nhiều!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA