Tài khoản 131 bị âm, nhờ các bạn tư vấn

  • Thread starter nguyenkimloan
  • Ngày gửi
N

nguyenkimloan

Guest
6/3/10
11
0
0
vung tau
Chào các bác!
Em nhờ các bác ĐK hộ e zới.
Cty e làm bên xây dựng và thương mại. Khi quyết toán công trình, e chưa xuất hoá đơn. Khách hàng chuyển khoản về cty, em định khoản :
N 112
C 131
Do chưa xuất hoá đơn nên cuối năm số 131 âm
Em đưa vào bảng cân đối tài khoản ko đc.
Mong các bác giúp e
:dance2:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

luckynthh3108

Guest
2/4/09
9
0
0
Tp. Hồ Chí Minh
Chào các bác!
Em nhờ các bác ĐK hộ e zới.
Cty e làm bên xây dựng và thương mại. Khi quyết toán công trình, e chưa xuất hoá đơn. Khách hàng chuyển khoản về cty, em định khoản :
N 112
C 131
Do chưa xuất hoá đơn nên cuối năm số 131 âm
Em đưa vào bảng cân đối tài khoản ko đc.
Mong các bác giúp e
:dance2:

Sao lai âm??? khách hàng nợ thi ghi No 131, khi khách hành thanh toan hay ung truoc thi ghi Co 131. Bạn cứ ghi N122/C131, khi xuất hoá đơn thì ghi N131/C511, C333
 
payment

payment

Trung cấp
18/11/09
122
1
0
BĐ->Tp. Hồ Chí Minh
Chào các bác!
Em nhờ các bác ĐK hộ e zới.
Cty e làm bên xây dựng và thương mại. Khi quyết toán công trình, e chưa xuất hoá đơn. Khách hàng chuyển khoản về cty, em định khoản :
N 112
C 131
Do chưa xuất hoá đơn nên cuối năm số 131 âm
Em đưa vào bảng cân đối tài khoản ko đc.
Mong các bác giúp e
:dance2:

Bạn đã nghe nói và đọc sách tài khoản lưỡng tính chưa nếu rồi thì TK131 là vậy đó bạn. Số dư có thể là bên nợ hoặc bên có
 
N

nguyenkimloan

Guest
6/3/10
11
0
0
vung tau
Do bên mình có khoản TM nữa nên SD ĐK là 84.637.109
PS N : 80.611.412
PS C: 164.995.921
Zậy SD CK phải âm 79.747.400
e phải làm sao hả các bác
 
N

nguyenkimloan

Guest
6/3/10
11
0
0
vung tau
Sao lai âm??? khách hàng nợ thi ghi No 131, khi khách hành thanh toan hay ung truoc thi ghi Co 131. Bạn cứ ghi N122/C131, khi xuất hoá đơn thì ghi N131/C511, C333
do e đọc trên diễn đàn
Nếu thu tiền của khách hàng mà chưa xuất hđ thì Đk:
N 112
C 131
Nhưng do đk số dư nằm bên nợ
Do khoản N < C nên Ck 131 sẽ âm
VD: SDĐK: 15
PS N: 5
PS C 40
Sd CK: - 20
 
payment

payment

Trung cấp
18/11/09
122
1
0
BĐ->Tp. Hồ Chí Minh
Do bên mình có khoản TM nữa nên SD ĐK là 84.637.109
PS N : 80.611.412
PS C: 164.995.921
Zậy SD CK phải âm 79.747.400
e phải làm sao hả các bác

Nói chung lại giá trị Công trình và thương mại bên kia trả cho cty bạn là : 80.611.412 đ phải không bạn vậy bạn hãy hạch toán theo đúng tài khoản tiền gởi ngân hàng và tiền mặt còn TK131 thì bạn giảm trừ khoản phải thu theo đúng bên kia trả thôi đâu có gì mà phải âm đâu.
Nợ TK112,111 : 80.611.412
Có TK131...(chi tiết) : 80.611.412
Như vậy theo bạn thì âm chỗ nào ?
 
Sửa lần cuối:
N

nguyenkimloan

Guest
6/3/10
11
0
0
vung tau
Nói chung lại giá trị Công trình và thương mại bên kia trả cho cty bạn là : 80.611.412 đ phải không bạn vậy bạn hãy hạch toán theo đúng tài khoản tiền gởi ngân hàng và tiền mặt còn TK131 thì bạn giảm trừ khoản phải thu theo đúng bên kia trả thôi đâu có gì mà phải âm đâu.
Nợ TK112,111 : 80.611.412
Có TK131...(chi tiết) : 80.611.412
Như vậy theo bạn thì âm chỗ nào ?

ko. ý mình ko phải zậy
G.trị c.trình : 15.000.000
N 112 : 15.000.000
C 131 : 15.000.000
như zậy thì ko âm
nhưng Số dư đầu kỳ (Năm 2008): N 131 : 4.000.000 (Bên Thương mại)
như zậy cuối năm 2009 : N 131 sẽ âm 12.000.000
 
D

duongve12tl

Guest
21/3/10
1
0
0
37
HCM
chào các anh, chị trong diễn đàn. Em mới chân ướt chân ráo bước vào kế toán lên còn nhùi thác mắc lắm. Cho em hỏi kê toán công nợ phải làm như thế nào, cách hạch toán các loại tài khoản chính như 112, 111, 131, 331..
Các bác giúp e với.
new.
 
Q

quytda

Cao cấp
10/11/08
1,148
3
38
055
chào các anh, chị trong diễn đàn. Em mới chân ướt chân ráo bước vào kế toán lên còn nhùi thác mắc lắm. Cho em hỏi kê toán công nợ phải làm như thế nào, cách hạch toán các loại tài khoản chính như 112, 111, 131, 331..
Các bác giúp e với.
new.
Kế toán cộng nợ thì bạn quản lý bên công nợ phải thu(131),công nợ phải trả(331),còn tùy thuộc vào công việc cụ thể mà cty bạn giao,bạn có thể nói trường hợp cụ thể mọi người trên diễn đàn sẻ hướng dẫn cho bạn.
 
A

aladin77772000

Trung cấp
30/8/07
117
4
18
hn
ko. ý mình ko phải zậy
G.trị c.trình : 15.000.000
N 112 : 15.000.000
C 131 : 15.000.000
như zậy thì ko âm
nhưng Số dư đầu kỳ (Năm 2008): N 131 : 4.000.000 (Bên Thương mại)
như zậy cuối năm 2009 : N 131 sẽ âm 12.000.000

Theo như bạn nói thì cuối kỳ TK131 của bạn sẽ:
Dư nợ 4.000.000 (TM)
Dư có 15.000.000 (XD)
trên bảng cân đối kế toán thì số dư 4.000.000 sẽ nằm bên phần tài sản mục phải thu khách hàng còn số dư 15.000.000 sẽ nằm bên nguồn vốn mục người mua trả tiền trước.
 
Sửa lần cuối:
C

Cam Lai

Guest
19/10/09
1
0
0
Binh Chanh
Chào các bạn,
Theo mình thì TK công nợ 131,331 đều phải theo dõi chi tiết theo từng khách hàng và đó là những TK có thể dư nợ hoặc dư có tùy theo tình hình thu tiền và xuất hóa đơn
Ví dụ : KH A thanh toán 50tr mà chưa xuất HĐ thì cứ định khoản phần thu tiền thôi : N 111,112 C131. Lúc này TK 131 của A sẽ có số dư Có 50tr. (KH tạm ứng trước)
Khi xuất HĐ 80tr cho Kh A thì định khoản N 131 C511,3331. Lúc này số dư TK 131 của A sẽ có số dư Nợ 30tr (KH còn nợ, chưa thanh toán). Nói tóm lại TK công nợ có thể có SD nợ hoặc có chư không phải âm gì cả
 
R

RohanJP

Cao cấp
6/8/08
346
1
0
41
ha noi
vì vậy nên trên tk 131 bạn phải theo dõi chi tiết theo khách hàng, đây là số dư có chứ ko phải là âm, trên bản cân đối kế toán bạn ghi khoản này vào mã số 313 theo quyết định 48, 15 thì tui kô có mẫu ở đây ( người mua trả tiền trước)
 
T

trinh thi ha

Sơ cấp
26/6/08
17
0
0
Ha Tay
Bạn phải theo dõi chi tiết TK 131. Cuối năm ko được đối trừ số dư bên nợ với số dư bên có. Số dư bên nợ ghi vào mục phải thu khách hàng, số dư bên có ghi vào mục khách hàng trả tiền trước của bảng cân đối kế toán.
 
L

linhdung185

Guest
24/11/09
1
0
0
thanh trì
131 là tk lưỡng tính nó có số dư cả hai bên mà bạn còn lo gì nữa. Cứ định khoản như bt thế thôi
 
A

AnhPhuc

Guest
11/3/08
10
0
0
Biên Hoà - Đồng Nai
Chính xác, cty tôi cũng thường xuyên có số dư bên có (Cty XD) phần mình tạm ứng chi phí xây lắp đó mà...
 
T

tuyethana

Sơ cấp
11/4/10
2
1
0
HCM
Tài khoản 131 và 331 nằm trong nhóm số ít các tài khoản lưỡng tính có số dư cuối kỳ có thể có số dư bên nợ hoặc bên có.
- Tài khoản 131
+ Nếu dư nợ thì số dư nợ phản ánh khoản phải thu của khách hàng ( Doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu đựoc tiền-nó đựoc coi là phần tài sản)
+ Nếu dư có thì số dư có phản ánh khoản người mua (KH) đặt cọc trả trước tiền hàng (doanh nghiệp chưa giao hàng cho KH mà đã nhận tiền-thuộc phần nguồn vốn )
- Tài khoản 331
+ Số dư có phản ánh khoản phải trả cho người bán (Doanh nghiệp mua hàng nhưng chưa trả tiền-đựoc phản ánh ở phần nguồn vốn)
+ Số dư nợ phản ánh khoản trả trứơc cho người bán ( Doanh nghiệp chưa nhận đựoc hàng nhưng đã đặt cọc hoặc trả trước tiền hàng cho bên bán-Thuộc phần tài sản của DN).
Nên cuối kỳ các tài khoản này có thể có số dư bên nợ hoặc bên có ,giúp kế toán có thể xác định rõ các khoản phải thu phải trả của Doanh nghiệp mình .
 
duyvinh

duyvinh

Cao cấp
19/5/07
1,259
74
48
Hà Nội
Ngắn gọn và dễ hiểu hơn 1 chút nhé:
TK 131, 331, hay cả 1388, 3388, 141 đều giống nhau bởi các TK này theo dõi công nợ cho từng khách hàng, cá nhân cụ thể. Đã là công nợ của các đối tượng khác nhau thì không thể bù trừ cho nhau được. Không thể lấy nợ của anh A để trừ nợ của anh B.

Ngoài ra, trên bảng CĐKT khi thiết lập (công thức xây dựng trong phần mềm kế toán):Chỉ tiêu tương ứng trên BCĐ là =No, =Co chứ không phải +No, +Co.
 
vinhlong

vinhlong

Cao cấp
31/5/08
240
92
28
Vĩnh Long-Sài Gòn
Chào các bác!
Em nhờ các bác ĐK hộ e zới.
Cty e làm bên xây dựng và thương mại. Khi quyết toán công trình, e chưa xuất hoá đơn. Khách hàng chuyển khoản về cty, em định khoản :
N 112
C 131
Do chưa xuất hoá đơn nên cuối năm số 131 âm
Em đưa vào bảng cân đối tài khoản ko đc.
Mong các bác giúp e
:dance2:

Thứ nhất theo TT 129 Phần B Mục 1, khoản 2. Thời điểm xác định thuế GTGT
- Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
=> bạn đã sai khi quyết toán công trình mà ko xuất hoá đơn.
Thứ hai: Tài khoản 131 có thề có số dư bên Nợ, bên Có => ko có số âm (tiền thì sao mà âm đựơc), số dư bên có 131 được hiểu là thu tiền trước, số dư ben nợ 131 là còn phải thu thêm.
Thứ ba: theo quyết định 15 về tài khoản 131 như sau:
TÀI KHOẢN 131
PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.
Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư.
2. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu qua Ngân hàng).
3. Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
4. Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 131 - PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG

Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ;
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ;
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".
=> trên bảng cân đối phát sinh tài khoản sổ cái 131 chỉ có số dư 1 bên có or 1 bên Nợ, không thể có số dư đồng thời, việc để số dư đồng thời là nội bộ doanh nghiệp để theo dõi công nợ...nhưng khi lên Bảng cân đối kế toán thì ta phải đề 131 vừa nợ vừa có như hướng dẩn của QD15

Chúc bạn thành công !
 
nalethanh88

nalethanh88

Cao cấp
9/3/10
244
7
18
Lâm Đồng
Chào các bác!
Em nhờ các bác ĐK hộ e zới.
Cty e làm bên xây dựng và thương mại. Khi quyết toán công trình, e chưa xuất hoá đơn. Khách hàng chuyển khoản về cty, em định khoản :
N 112
C 131
Do chưa xuất hoá đơn nên cuối năm số 131 âm
Em đưa vào bảng cân đối tài khoản ko đc.
Mong các bác giúp e
:dance2:

Tại sao lại không được, tk 131 là tài khoản lưỡng tính ( có thể có số dư bên có) mà.
 
M

michau82

Guest
TK 131, 331 không thể bị âm đó là TK có thể có số dư bên nợ hoặc bên có. Bạn đang dùng phần mềm thì bạn chỉnh lại phần Hệ thống TK và cho 131, 331 (1311, 3311) dạng TK có số dư 2 bên, nếu bạn đang sử dụng excel thì cần chỉnh lại công thân.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA