Trao doi va nghien cuu

  • Thread starter tckt-vl
  • Ngày gửi
T

tckt-vl

Guest
3/8/05
1
0
0
HCMC
THAY ĐỔI CẤU TRÚC CỦA MỘT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP & MỘT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
(Nghiên cứu trao đổi)

Từ trước đến nay, giáo viên hướng dẫn trong các ngành kinh tế thường định hướng cho sinh viên thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) hay một khóa luận tốt nghiệp theo một khuôn mẫu đã định. Khuôn mẫu ấy thường có kết cấu gồm 3 phần: Cơ sở lý luận; Nghiên cứu tình hình thực tế; và kết luận, kiến nghị. Vậy thì kết cấu này có ổn không hay đã là chuẩn? Đối với nhiều người, kết cấu như vậy đã là hợp lý và chặt chẽ, nên nó đã được áp dụng qua nhiều thập niên. Mọi người cho rằng muốn nghiên cứu một vấn đề nào đó thì phải có kiến thức và cơ sở lý luận vững chắc thì mới xây dựng được phương pháp nghiên cứu. Điều này trình bày ở phần “Cơ sở lý luận”. Vậy cơ sở lý luận này từ đâu ra? Xin thưa, từ tài liệu, sách báo, giáo trình! Phần tiếp theo là nghiên cứu thực tế về một vấn đề mà hình như không liên quan gì mấy đến cơ sở lý luận vừa nêu. Sau đó, nếu thấy tình hình thực tế của doanh nghiệp không giống với lý thuyết thì cho là nhược điểm, còn nếu giống thì không có gì để kiến nghị. Vậy, cách tiếp cận như trên để thực hiện một đề tài có hợp lý không?
Qua một thời gian, hướng dẫn sinh viên viết đề tài, tôi thấy nhược điểm đầu tiên là sinh viên có thể sao chép và rập khuôn một cách dễ dàng từ năm này sang năm khác và người hướng dẫn khó mà phát hiện. Nhược điểm thứ hai là vô hình chung, chúng ta tập cho sinh viên tư duy theo lối rập khuôn, bị động, ít sáng tạo vì họ thường dựa theo lý thuyết đã có và những đề tài tham khảo và chỉ có một việc là đối chiếu, so sánh. Sinh viên không đánh giá vấn đề một cách khách quan và không phân tích được tính hợp lý của vấn đề. Nhược điểm thứ ba là những kiến nghị tưởng chừng là những giải pháp sáng tạo thì thực tế lại là những cái đã có sẵn mà đó lại chính là những lý luận mang tính lý thuyết.
Theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận theo hướng này còn mang nặng tính lý thuyết, trong khi các đề tài NCKH hiện nay đòi hỏi tính ứng dụng cao hơn. Dựa trên quan điểm Triết học duy vật, khi tiếp cận một vấn đề phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một hướng tiếp cận mới với một kết cấu khác với kết cấu truyền thống gồm 3 phần. Đó là đi từ tiếp cận vấn đề trực tiếp và nghiên cứu tình hình thực tế của một hiện tượng, một sự kiện đang xảy ra, từ đó tìm hiểu một cách sâu sắc nguyên nhân của vấn đề và đi tìm giải pháp để khắc phục những tồn tại. Đến giai đoạn này, người nghiên cứu bắt đầu vận dụng các cơ sở lý luận, các kiến thức mà mình đã biết để đưa ra những giải pháp khoa học nhất. Chúng ta hình dung như một bác sĩ khám và chữa bệnh. Giai đoạn đầu là khám bệnh. Họ phải tìm hiểu triệu chứng, làm các xét nghiệm để phân tích nguyên nhân. Tiếp theo, dựa vào những biểu hiện thực tế, họ vận dụng những kiến thức đã có để chẩn bệnh và sau đó mới bắt đầu chữa bệnh. Có nghĩa là, kiến thức đã sẵn có trong đầu không cần phải nêu ra nữa, vấn đề là từ sự việc thực tế, chúng ta phải biết nhận định, phân tích rồi mới có biện pháp giải quyết. Vậy, kết cấu mới này có phải là loại bỏ phần Cơ sở lý luận không? Không nhất thiết là bỏ, nhưng trong quá trình triển khai một đề tài, chúng ta có thể lồng ghép lý luận để giải quyết vấn đề tại chỗ. Với cách triển khai này, tác giả có thể đánh giá vấn đề một cách khách quan và sáng tạo hơn, từ đó sẽ có những giải pháp giải quyết vấn đề triệt để hơn, và với cách tiếp cận này chúng ta không cần thiết phải cấu trúc một cách rạch ròi một khóa luận hay một đề tài NCKH theo 3 phần như cách truyền thống.
Cách tiếp cận này có gì khó khăn khi thực hiện không? Trước hết, người nghiên cứu rất lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm thế nào? Ví như, những bác sĩ chưa có kinh nghiệm mới tập bắt mạch bệnh nhân và khả năng chẩn đoán đúng bệnh không phải là dễ. Hơn nữa, sinh viên đã quen với cách nghiên cứu theo lối cũ. Họ cần có thời gian để thay đổi tư duy vì kết cấu truyền thống đã ăn sâu trong tiềm thức của cả người hướng dẫn lẫn sinh viên thực hiện. Theo tôi, nếu triển khai đề tài theo hướng tiếp cận này, đề tài sẽ có tính ứng dụng cao hơn, sáng tạo hơn khi giải quyết một vấn đề thực tế.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường đại học, chúng ta cần xem xét và tiếp cận các vấn đề ở những khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, tuy tôi đã vài lần thử nghiệm hướng dẫn sinh viên theo hướng này nhưng chưa được sự ủng hộ của một số người. Nếu đó là cách hay hơn, tốt hơn, thì chúng ta hãy mạnh dạn đổi mới. Để làm được điều này, theo tôi cần phải đổi mới cả chương trình đào tạo, phải tập cho sinh viên những kỹ năng viết, nghiên cứu từ khi mới bước vào trường, phải tập cho họ tư duy theo cách mới. Tuy nhiên, tùy theo trình độ và yêu cầu của việc nghiên cứu mà chúng ta có những cách triển khai khác nhau. Chúng ta có thể tập cho sinh viên bắt đầu viết các tiểu luận môn học, đề án nhỏ để sinh viên quen dần với việc nghiên cứu, trình bày. Dần dần tạo cho sinh viên niềm đam mê NCKH. Đối với một tiểu luận hoặc một khóa luận, chỉ cần tổng hợp tài liệu, chọn lọc và sắp xếp hợp lý và quan trọng là tổng hợp kiến thức của nhiều môn học. Đối với đề tài NCKH đòi hỏi trình độ cao hơn, sinh viên phải sáng tạo và chuyên nghiệp hơn, tức là mức độ đóng góp cho khoa học, mức độ ứng dụng thực tiễn phải cao hơn.
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi. Để khẳng định được tính khoa học của quan điểm này, cần phải có những trao đổi, thảo luận và đóng góp của các thầy cô, các nhà nghiên cứu khoa học, các bạn sinh viên. Tôi rất mong được chia sẻ những suy nghĩ, những quan điểm này với các đồng nghiệp, các giảng viên nhằm tìm ra một hướng đi mới trong phương pháp NCKH cho sinh viên.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

h0ch0i

Guest
22/3/05
4
0
0
42
Q1,Tp HCM
Chào thầy!
Đọc bài viết này, em có thể cảm nhận thầy là một nhà giáo khá tâm huyết và mạnh dạn áp dụng những điều mới mẻ. Là sinh viên mới hoàn tất khóa luận tốt nghiệp lại được hướng dẫn theo phương pháp mới này nên em có thể hiểu những ưu tư của thầy và có đôi điều muốn chia sẻ cùng thầy.
Như thầy đã đề cập, em đồng ý là phương pháp mới có nhiều tính ưu việt và hay hơn phương pháp truyền thống vẫn thường làm. Thứ nhất, phương pháp này đòi hỏi cao hơn ở sinh viên thực hiện. Muốn viết được một đề tài mà từng vấn đề được xem xét, lý luận, giải quyết một cách chặt chẽ, xúc tích, thì sinh viên thực hiện phải có một kiến thức nền tảng vững vàng, thời gian và sự tập trưng thực hiện đề tài đòi hỏi nhiều hơn, cao hơn, sự hiểu biết vấn đề cũng sâu sắc hơn, tường tận hơn. Thứ hai, ngoài nắm rõ vấn đề nghiên cứu, mỗi sinh viên lại có cách nhìn nhận khác nhau dựa trên kiến thức cơ sở đã được cung cấp sau 4 năm học nên mỗi đề tài sẽ có tính sáng tạo rất cao, mang đậm phong cách của mỗi sinh viên. Chính điều này sẽ giúp cho các giảng viên cảm thấy thú vị khi hướng dẫn cũng như cho điểm và đánh giá chính xác hơn kiến thức của sinh viên cũng như chất lượng giảng dạy. Thứ ba, đó là khả năng ứng dụng đề tài vào thực tiễn. Đề tài được hình thành từ những tồn tại thực tế, sau đó được sinh viên đem ra phân tích, mổ xẻ để tìm ra được bản chất của vấn đề cần giải quyết ở điểm nào, từ đó mới đưa ra những giải pháp phù hợp. Vấn đề được giải quyết triệt để hơn, cũng giống như ngừơi bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và cho thuốc đúng.
Biết là phương pháp mới hay như vậy, tuy nhiên muốn thay đổi một vấn đề đã đi sâu vào nếp nghĩ, hành động của mọi người quả không phải là dễ, cần phải có thời gian để những đối tượng có liên quan thấy rõ hơn tính ưu việt của phương pháp mới so với phương pháp truyền thống cũng như có sự chứng minh từ thực tế…Đối tượng có liên quan ở đây là những người làm công tác giáo dục và sinh viên. Vấn đề được giải quyết khi tư duy của những người trong cuộc thay đổi. trong đó người có tầm ảnh hưởng quan trọng chính là Giảng viên – người trực tiếp hướng dẫn sinh viên nghiên cứu. Đặt vấn đề, giảng viên là ngừơi bảo thủ, còn sinh viên được hướng dẫn là người có tư duy tiến vộ, yêu thích cái hay, cái mới. Tất nhiên giảng viên này sẽ khăng khăng bảo vệ phương pháp cũ, còn ngừoi sinh viên tháy được cái hay, cái mới liền nhẹ nhàng thuyết phục thầy mình. Tuy vậy, câu trả lời cuối cùng mà người thầy đưa ra sẽ là “ tôi là giảng viên hướng dẫn hay em là giảng viên hướng dẫn?”. Sự mâu thuẫn xuất hiện, vấn đề được giải quyết đến đâu? Mặc dù quan điểm của mình là đúng, tuy nhiên do tínhchất quan trọng của khóa học cuối cùng mà sinh viên này không dám làm theo ý mình vì phần điểm số đã thuộc quyền quyết định của giảng viên. Quan điểm tiến bộ không được nhìn nhận. Tình huống thứ hai, người thầy hiểu được cái hay của phương pháp mới nhưng lại ngại thay đổi do lo ngại sự đụng chạm với giáo viên khác, ngại sự ảnh hương đến thành tích… còn trò thì chưa hề biết về phương pháp này. Kết quả cuối cùng, phương pháp mới không được truyền đạt và lối tư duy cũ vẫn được tiếp tục.
Ngoài giảng viên hướng dẫn ra thì vai trò của sinh viên nghiên cứu cũng không kém phần quan trọng. đây chính là nhân vật trung tâm của vấn đề. Nếu mà gặp một sinh viên có kiến thức vững vàng, say mê nghiên cứu thì sự cố gắng của cả thầy lẫn trò sẽ mang tới một kết quả tốt đẹp. Nếu sinh viên thực hiện không có kiến thức cơ bản vững, không có sự say mê nghiên cứu hoặc không có kỹ năng tự nghiên cứu thì sự cố gắng của thầy cô cũng chỉ dừng lại ở con số 0.
Từ sự nhìn nhận trên, để phương pháp nghiên cứu mới được thực hiện, theo em cần phải có những viện pháp để thay đổi cách suy nghĩ, nhìn nhận của cả giảng viên lẫn sinh viên về phương pháp học, giảng dạy và nghêin cứu. Về phía trường học hay cấp cao hơn, cần đưa vấn đề ra thảo luận một cách nghiêm túc, có thể là nhựng buổi hội thảo khoa học nhẳm lấy ý kiến sâu rộng của những nhà giáo tâm huyết, có kinh nghiệm; đưa ra những giải pháp khuyến khích, hỗ trợ giảng viên, sinh viên thực hiện; tổ chức nhiều hơn những buổi hội thảo về phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên ngay từ những năm học đầu tiên; phát động việc nghiên cứu khoa học thành phong trào sâu rộng trong sinh viên… Về phía giảng viên, nên thay đổi phương pháp giảng dạy, tập cho sinh viên quen dần với công tác nghiên cứu bằng cách khơi gợi những đề tài có liên quan đến môn học và tận tình hướng dẫn sinh viên cách tiếp cận, giải quyết vấn đề… Về phía sinh viên, các bạn phải chủ động hơn trong việc học của mình, nghiên cứu sách vở nhiều hơn là phụ thuộc vào bài giảng của giáo viên.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA