Dự phòng rủi ro trong ngân hàng

  • Thread starter chang` ngoc'
  • Ngày gửi
C

chang` ngoc'

Guest
6/3/05
43
0
0
42
HN
Em đọc cái quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về ban hành Qui định về phân loại trích nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng mà không hiểu rõ cách tính thế nào. Có bác nào có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể không ạ, chỉ giáo cho em với. Cảm ơn các bác trước ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

hong hot

Cao cấp
Nhờ các bạn giải đáp giúp, xin cảm ơn.

Ở Việt Nam, nếu tôi muốn test background của một khách hàng định đến vay tiền tôi thì có tổ chức nào cung cấp thông tin về tình trạng tín dụng của khách hàng đó không nhỉ?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
@Hong hot, hiện nay chắc chưa có tổ chức nào đứng ra cung cấp thông tin tình trạng tín dụng của một công ty định vay tiền của bạn, chỉ có cách là nhân viên công ty của bạn thẩm định hồ sơ và dự án chuẩn bị vay tiền có khả thi hay không mà thôi.
 
H

hong hot

Cao cấp
Cảm ơn Letrans, tớ đã vào rồi, rất hữu ích đấy, còn mất phí là đương nhiên rồi, né hạ thì phải vào gà chứ.

Còn một câu hỏi nữa liên quan đến dự phòng là. Có guidline nào của Quốc tế cũng như VN về "Adequacy of the overall allowance" không nhỉ? ở VN, tớ thấy quy định mức dự phòng là 0,75% các nhóm từ 1-4 nhưng không hiểu 0,75% này các bác ấy lấy ở đâu ra? vả lại các bác ấy bảo cứ tích lũy đi, miến 5 năm nữa đủ 0,75% là được thì một hai năm tới làm như nào nhỉ???
 
L
Còn về dự phòng của Việt nam thì xin nói với bác như sau:
TCTD phân ra làm 2 loại dự phòng:
Dự phòng chung và Dự phòng cụ thể.

Dự phòng cụ thể là khoản dụ phòng được trích lập trên cơ sở phân loại các khoản nợ theo quy định để xử lý những khoản rủi ro cụ thể có thể xảy ra.

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác địmh trpmg quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể....

DỰ phòng cụ thể được lập cho từng nhóm theo tỷ lệ sau:

Nhóm 1: 0%
Nhóm 2: 5%
Nhóm 3: 20%
Nhóm 4: 50%
Nhóm 5: 100%

Còn dự phòng chung được trích lập trên tổng dư nợ tín dụng nhóm 1 đến nhoms 4 với tỷ lệ 0.75%


(đi ăn cái đã, chốc trả lời tiếp.. anh em đang chờ ...bác chờ nhé)
 
L
Việc trích lập dự phòng chung đuợc tính bằng 0.75% tổng dư nợ nhóm 1 đến nhóm 4 vào thời điểm cuối năm thứ 5 nên mới có chuyện: "miến 5 năm nữa đủ 0,75% là được" như bác nói.
Về cơ bản, các tổ chức tín dụng cần trích lập một phương án thích hợp, theo đó, việc đáp ứng yêu cầu về dự phòng chung càng sớm càng tốt. Mỗi năm TCTD cần trích lập dự phòng chung đạt mức 20% yêu cầu của QĐ 493.
\Ví dụ:
Năm thứ nhất: 0.15%
Năm thứ 2: 0.3%
Năm thứ 3: 0.45%
Năm thứ 4: 0.6%
Năm thứ 2: 0.75%

thì sẽ là tối ưu...
(ví dụ chỉ mang tính minh hoạ, không mang tính áp đặt)
 
H

hong hot

Cao cấp
Như vậy có nghĩa là SBV expects là mức dự phòng chung 0,75% là đủ an toàn, nhưng để đạt được mức này ngay lập tức thì có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả tài chính của các TCTD nên SBV cho "dãn" ra. Không biết ý các bác ấy có phải như vậy không. Nhưng cuối cùng, theo SBV thì phải đạt 0,75% mới đủ.
 
H

hong hot

Cao cấp
Một vấn đề nữa là số liệu dự phòng quý 4 được lấy đến 30/11, sau đó không đả động gì đến biến động sau thời điểm đó. Văn bản chính thức thì như vậy, không biết SBV có hướng dẫn gì thêm không?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
letrans nói:
Báo cáo các bác là vẫn có đấy ạ:

Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước hẳn hoi:

http://www.creditinfo.org.vn/cicweb/index.jsp

Nhưng lưu ý với bác là mất phí đấy nhé...
Thông tin này thực sự có ích, từ ngày trước các công ty đấu thầu mua hàng hóa mình chẳng biết được hết tình hình của đối tác như thế nào....
 
L
hong hot nói:
Như vậy có nghĩa là SBV expects là mức dự phòng chung 0,75% là đủ an toàn, nhưng để đạt được mức này ngay lập tức thì có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả tài chính của các TCTD nên SBV cho "dãn" ra. Không biết ý các bác ấy có phải như vậy không. Nhưng cuối cùng, theo SBV thì phải đạt 0,75% mới đủ.

Em mạn phép xin không bàn đến quan điểm của các nhà làm chính sách dưới góc độ ý tưởng hay thực tiễn. Dưới góc nhìn và nhận xét cá nhân, em thấy đó là một phần của chính sách của SBV.

Thực tế, theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì cứ sau 5 năm, anh đạt được mức dự phòng rủi ro chung là 0.75% trên tổng số dư nợ nhóm 1- 4 là ổn. (Đề nghị bác xem kỹ điều 9 của QĐ 493 nhé).
 
L
trích Hong hot: "Một vấn đề nữa là số liệu dự phòng quý 4 được lấy đến 30/11, sau đó không đả động gì đến biến động sau thời điểm đó. Văn bản chính thức thì như vậy, không biết SBV có hướng dẫn gì thêm không?"
__________________

Đối với Quý IV, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng chỉ được thực hiện trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12 và tính đến 30/11 là để TCTD quyết toán năm, tính thuế, lỗ lãi để chia cổ tức. Việc phân loại nợ và trích dự phòng phát sinh trong tháng 12 được thực hiện vào Quý I, năm kế tiếp.
 
L
MINA nói:
Thông tin này thực sự có ích, từ ngày trước các công ty đấu thầu mua hàng hóa mình chẳng biết được hết tình hình của đối tác như thế nào....

Điều này có nghĩa là các tiếp thị về dịch vụ của CIC là còn kém. Cái dịch vụ được doanh nghiệp chào đón như này mà không ai biết.....

Lạ Thật,
 
D

dangkhoa2k

Guest
26/12/04
15
0
0
VietNam
Hỏi đáp về Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN

Tô xin mạn phép góp bài hỏi đáp về Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN để các bác tiện nghiên cứu.

1. Về Điều 1
1) Hỏi: Tại sao Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) không phải thực hiện quy định này?
Đáp: NHCSXH thực hiện các nhiệm vụ cho vay theo các chương trình của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ cho các mục đích xoá đói giảm nghèo, cho vay các đối tượng là người nghèo không vì mục tiêu lợi nhuận. Toàn bộ rủi ro trong hoạt động của NHCSXH được Ngân sách Nhà nước bảo đảm, do vậy NHCSXH không thuộc đối tượng điều chỉnh của QĐ 493.
2) Hỏi: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của ngân hàng mẹ có tạo nên sự không đồng nhất trong việc áp dụng chuẩn mực quy định trong QĐ 493 hay không? Muốn được áp dụng chính sách của ngân hàng mẹ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần làm gì? Trong thời gian NHNN xem xét chấp thuận cho áp dụng việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng của ngân hàng mẹ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thực hiện theo QĐ 493 hay không?
Đáp:
a. Cơ sở cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của ngân hàng mẹ như sau:
- Tại nhiều nước trên thế giới, Ngân hàng Trung Ương hoặc cơ quan giám sát chỉ đưa ra những nguyên tắc chung, quy định mức sàn trong phân loại nợ và trích lập dự phòng. Căn cứ trên những nguyên tắc này, các ngân hàng cụ thể hoá các nguyên tắc để xây dựng chính sách riêng cho mình phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của từng ngân hàng. Do vậy, tại một nước, chính sách trích lập dự phòng của các ngân hàng khác nhau ở từng quốc gia cũng có nhiều điểm khác nhau dù vẫn phản ánh những nội dung của các nguyên tắc chung. Như ở Anh, Cơ quan giám sát (FSA) không đề ra chính sách chung này mà từng ngân hàng quy định chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS 39) với mục tiêu là phân loại nợ và trích lập dự phòng phản ánh đúng chất lượng tín dụng và khả năng tổn thất mà ngân hàng gặp phải trên cơ sở phân tích tình trạng lưu chuyển tiền mặt của khách hàng. Nhìn chung, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện những quy định tiên tiến về phân loại nợ, trích lập dự phòng cũng không khác biệt nhiều với những quy định tại QĐ 493 (Điều 7). Do vậy, không có sự không đồng nhất trong việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo ngân hàng mẹ và thực hiện theo các quy định tại QĐ 493.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là pháp nhân, việc tạo điều kiện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách chung của ngân hàng mẹ sẽ tạo điều kiện hoạt động thuận lợi và giảm bớt các chi phí không cần thiết.
- Chỉ những ngân hàng nước ngoài có chính sách trích lập dự phòng ưu việt hơn, tiên tiến hơn các quy định tại QĐ 493 mới được NHNN xem xét cho phép áp dụng.
- Ngành ngân hàng Việt Nam, nhất là NHNN sẽ học hỏi được nhiều qua quá trình đánh giá và phân tích các chính sách về phân loại nợ và trích lập dự phòng của các ngân hàng nước ngoài, từ đó hướng tới xây dựng các quy định tiên tiến để áp dụng tại Việt Nam trong tương lai.
b. Để được phép thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định của ngân hàng mẹ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần trình lên NHNN (thông qua Vụ Các Ngân hàng) các tài liệu sau đây (tiếng Anh và tiếng Việt):
- Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng của ngân hàng mẹ.
- Quy định của nước nguyên xứ nơi ngân hàng mẹ có trụ sở chính về phân loại nợ và trích lập dự phòng (nếu có).
- Đánh giá việc phân loại nợ, trích lập dự phòng của ngân hàng mẹ so với QĐ 493 liên quan đến nghĩa vụ thuế, dự phòng chung và bảo đảm an toàn cho hoạt động của chi nhánh.
Trong thời gian NHNN xem xét, chấp thuận cho áp dụng việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của ngân hàng mẹ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo QĐ 493 và chỉ được áp dụng theo quy định của ngân hàng mẹ khi NHNN chấp thuận bằng văn bản.

2. Về Điều 2
1) Hỏi: Trích lập dự phòng được tính theo dư nợ gốc, vậy lãi thì xử lý như thế nào?
Đáp: Việc xử lý lãi của các khoản vay được thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các TCTD. Cụ thể, tại Thông tư 92/2000/BTC ngày 14/9/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về Chế độ tài chính đối với các TCTD.
2) Hỏi: Các hình thức “Nợ” quy định trong quy chế đã đầy đủ chưa? Các định nghĩa về “Nợ quá hạn”, “Nợ xấu” có ý nghĩa gì?
Đáp: Tiết d Khoản 3 Điều 2 QĐ 493 đã nêu rõ các hình thức về nợ. Tuy nhiên, trong hoạt động ngân hàng, các hình thức mới của hoạt động tín dụng có thể được tạo ra, vì vậy, quy định cũng nêu rõ “Các hình thức tín dụng khác” để TCTD chủ động trong hoạt động và quy định của mình để khi có các hình thức tín dụng mới phát sinh thì có thể tiến hành việc phân loại nợ và trích lập dự phòng.
Các định nghĩa về “Nợ quá hạn”, “Nợ xấu” là để thống nhất thuật ngữ trong ngành ngân hàng. Mặt khác, đây là những khái niệm dựa trên thông lệ quốc tế để xác định chất lượng hoạt động cấp tín dụng của các TCTD.
3) Hỏi: “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” được thực hiện như thế nào? Tài sao QĐ 493 và QĐ 127 lại có những quy định khác nhau đối với các “Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ”? TCTD cần chú ý gì tới các khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ?
Đáp: Cơ cấu lại nợ là việc làm bình thường trong hoạt động tín dụng của các TCTD. Tuy nhiên, NHNN yêu cầu các TCTD phải thận trọng, nghiêm túc khi tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ. TCTD chỉ cơ cấu lại nợ khi có đủ các dữ liệu, cơ sở để đánh giá khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi theo thời hạn cơ cấu lại. Các khoản nợ cơ cấu lại được phân loại vào nhóm 2 (không phải là Nợ xấu). Tuy nhiên, TCTD có các khoản nợ cơ cấu lại thuộc nhóm 2 chiếm quá 7% tổng dư nợ sẽ phải giám sát chặt chẽ tình hình chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Đồng thời NHNN cũng sẽ lưu ý và theo dõi đặc biệt trong quá trình thanh tra giám sát.
Ngày 31/5/2005, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, theo đó việc phân loại nợ thực hiện theo QĐ 493.

3. Về Điều 3
1) Hỏi: Điều 3 quy định “ít nhất mỗi quý một lần”, vậy thì bao nhiêu lần trong quý thì đủ? Tại sao Quý IV lại phải thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12 và trích lập dự phòng rủi ro đến cuối ngày 30/11?
Đáp: Tùy theo khả năng của mình, TCTD thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phòng rủi ro theo hàng quý hoặc hàng tháng, thậm chí hàng tuần.
Đối với Quý IV chỉ thực hiện trong 15 ngày đầu tiên của tháng 12 và tính đến cuối ngày 30/11 là để TCTD quyết toán năm, tính về thuế, lỗ, lãi, để chia cổ tức. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng phát sinh trong tháng 12 sẽ được thể hiện vào Quý I của năm kế tiếp.
2) Hỏi: Tại sao các khoản ngoại bảng như bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán lại phải phân loại và trích lập dự phòng chung?
Đáp: Thông lệ quốc tế cho rằng những khoản ngoại bảng như bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán là những khoản gần giống “Nợ” và dẫn đến nợ là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, những khoản này tiềm ẩn những rủi ro như rủi ro tín dụng, do đó cần được theo dõi chặt chẽ và trích lập dự phòng chung như quy định tại Khoản 4 Điều 3 QĐ 493.
3) Hỏi: Các cam kết cho vay được hiểu thế nào? Hạn mức tín dụng, hiệp định tín dụng khung có phải phân loại vào nhóm 1 và trích dự phòng chung không? Trường hợp TCTD có đủ cơ sở xác định mức độ rủi ro của các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán thì có thể thực hiện việc phân loại nợ vào các nhóm theo mức độ rủi ro?
Đáp: Cam kết cho vay là thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng mà theo đó TCTD cam kết sẽ cho khách hàng vay vào thời điểm hoặc trong khoảng thời gian tương lai. Cũng như các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay được coi là các khoản thay thế tín dụng trực tiếp và có rủi ro tín dụng tương tự như các khoản nợ. Các cam kết cho vay được thỏa thuận dưới nhiều hình thức và mức độ trách nhiệm khác nhau, trong đó các cam kết cho vay phân loại vào nhóm 1 và trích lập dự phòng chung phải có các đặc điểm sau:
- Không hủy ngay trong bất cứ hoàn cảnh nào (cam kết vô điều kiện).
- Ấn định ngày cụ thể thực hiện cam kết.
Hiệp định tín dụng khung, hạn mức tín dụng, hạn mức thấu chi là các cam kết hủy ngang hoặc không hủy ngang có điều kiện. Do đó, các hiệp định tín dụng khung, hạn mức tín dụng, hạn mức thấu chi không phải phân loại vào nhóm 1 và trích lập dự phòng chung.
Trường hợp có đủ cơ sở xác định mức độ rủi ro của các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp thuận thanh toán thì TCTD thực hiện như sau:
- Khi chưa phát sinh số dư thì phân loại các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp thuận thanh toán vào nhóm 1 và trích lập dự phòng chung.
- Khi phát sinh số dư thì phân loại các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp thuận thanh toán vào các nhóm tương ứng với mức độ rủi ro đã xác định.
4) Hỏi: Đối với các khoản bảo lãnh, TCTD phân loại vào nhóm 1 theo giá trị của khoản bảo lãnh hay giá trị trừ đi khoản tiền khách hàng đã ký quỹ tại TCTD?
Đáp: Theo Khoản 4 Điều 3 QĐ 493, các khoản bảo lãnh phân loại vào nhóm 1 và trích dự phòng chung. Việc trích lập dự phòng chung tính trên giá trị của khoản bảo lãnh đó không trừ đi khoản tiền khách hàng đã ký quỹ tại TCTD.
5) Hỏi: Khoản 3 Điều 3 có quy định: “Đối với các khoản cho vay... thì TCTD không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định...” Như vậy, khi thể hiện các khoản vay này trên báo cáo mẫu 1A và 2A như thế nào cho hợp lý?
Đáp: Theo Khoản 3 Điều 3 QĐ 493, các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của TCTD khác nà TCTD không chịu bất cứ rủi ro nào thì TCTD không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng. Do đó, TCTD không cần báo cáo các khoản vay này trên mẫu 1A và 2A. Tuy nhiên, để phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng, TCTD lập bảng riêng để theo dõi đối với các khoản vay này.
 
D

dangkhoa2k

Guest
26/12/04
15
0
0
VietNam
4. Về Điều 4
1) Hỏi: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có ý nghĩa gì? Được TCTD sử dụng như thế nào theo quy chế này? Ngân hàng cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng có phải làm không?
Đáp: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ rất quan trọng và là cách thức quản lý chất lượng tín dụng tiên tiến mà TCTD muốn quản lý rủi ro tốt cần phải có. NHNN khuyến cáo các TCTD khẩn trương xây dựng hệ thống này.
TCTD muốn thực hiện phân loại nợ một cách chính xác (dù áp dụng phương pháp phân loại nợ tại Điều 6 hay Điều 7 của QĐ 493) đều cần phải sử dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ là cơ sở quan trọng, tin cậy cho TCTD khi TCTD thực hiện phân loại nợ theo Điều 6 QĐ 493. Ví dụ trường hợp, trên cơ sở Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nếu khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ, TCTD tự quyết định phân các khoản nợ vàu các nhóm có rủi ro cao hơn theo quy định tại Khoản 4 Điều 6.
Đối với TCTD thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 thì Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một trong những điều kiện tiên quyết và không thể thiếu.
Ngân hàng cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng cơ sở không bắt buộc thực hiện, tuy vậy, NHNN khuyến khích các TCTD này xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nếu có điều kiện và có khả năng.
2) Hỏi: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng theo nguyên tắc nào?
Đáp: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thông thường được xây dựng theo nguyên tắc chấm điểm hoặc xếp hạng trên cơ sở các chỉ số tài chính kết hợp với yếu tố phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hoá các rủi ro tín dụng mà TCTD sẽ phải đối mặt. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng các phương pháp chấm điểm hoặc xếp hạng riêng đối với từng đối tượng khách hàng. Thông thường có thể chia thành 3 nhóm đối tượng khách hàng như sau: (i) các tổ chức tài chính; (ii) các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và (iii) các cá nhân. Một số các yếu tố phi tài chính thường được sử dụng trong Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD bao gồm:
- Quy mô hoạt động của khách hàng (vốn, số lượng lao động, doanh thu…);
- Trình độ quản lý của khách hàng (năng lực điều hành, khả năng xử lý các vấn đề như bãi công, hệ thống kiểm soát nội bộ…);
- Mức chịu đựng các thay đổi thị trường của khách hàng;
- Danh tiếng, uy tín, chất lượng nhân lực và năng suất lao động của khách hàng;
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng;
- Các chỉ số về tốc độ tăng trưởng về vốn, tài sản, nợ, doanh thu, lợi nhuận qua từng kỳ.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thường sử dụng các chỉ tiêu tài chính phản ánh hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độ cân nợ, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán tiền lãi của các doanh nghiệp.
1- Các chỉ tiêu chính phản ánh hoạt động kinh doanh cho biết tình hình sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp gồm:
+ Doanh thu thuần / Các khoản phải thu
+ Kỳ thu tiền bình quân: Các khoản phải thu / Doanh thu bình quân hàng ngày.
+ Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân trong kỳ.
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Doanh thu thuần / Tài sản cố định.
+ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: Doanh thu thuần / Tổng toàn bộ tài sản.
+ Hiệu suất sử dụng vốn: Doanh thu thuần / Vốn chủ sở hữu.
2- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ của doanh nghiệp gồm:
+ Khả năng thanh khoản hiện tại: Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn.
+ Khả năng thanh toán nhanh: (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn.
+ Tỷ lệ doanh thu trên vốn ngắn hạn: Doanh thu thuần / (Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn).
+ Tỷ lệ tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn: Tài sản dài hạn (bao gồm cả đầu tư) / Vốn chủ sở hữu và Nợ dài hạn.
3- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ cân nợ để đánh giá mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay cho các hoạt động kinh doanh của mình, gồm:
+ Tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản: Tổng nợ phải trả (nợ vay + nợ thương mại) / Tổng tài sản.
+ Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu.
+ Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu: Tổng nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ với ngân hàng: Nợ quá hạn / Tổng dư nợ của tất cả các ngân hàng.
+ Tỷ lệ lợi nhuận để lại trên tổng tài sản: Lợi nhuận để lại / Tổng tài sản.
+ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản: (Vốn chủ sở hữu - TSCĐ vô hình) / (Tổng tài sản - TSCĐ vô hình - Tiền).
4- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lưòi để đánh giá hiệu quả sản xuất,kinh doanh và khả năng quản lý của doanh nghiệp, gồm:
+ Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận / Doanh thu thuần.
+ Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản: Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản.
+ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu.
+ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản: Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản.
5- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tiền lãi:
+ Thu nhập trước lãi và thuế / Chi phí trả lãi.
+ Thu nhập trước thuế / Chi phí trả lãi.
+ Thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao / Chi phí trả lãi.
Trong Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đối với các khoản cho vay cá nhân (khoản vay nhỏ và số lượng khoản vay nhiều), TCTD thường gộp thành từng nhóm khách hàng có chung hoặc tương đồng về rủi ro tín dụng, tài sản bảo đảm để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Các TCTD cần nghiên cứu sử dụng, bổ sung, hoàn thiện các yếu tố phi tài chính và chỉ tiêu tài chính nói trên để xây dựng các chỉ tiêu cơ bản cho Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động tín dụng của mình.

5. Về Điều 6
1) Hỏi: Điều 6 cần chú ý những gì? Trường hợp khách hàng vì lý do nào đó mà một khoản tín dụng bị xuống hạng thì các khoản nợ khác của khách hàng đó (nếu có) thì phải phân loại như thế nào? Khi khách hàng đã trả nợ đúng hạn khoản nợ bị xuống hạng đó thì TCTD phân loại lại các khoản nợ khác của khách hàng đó như thế nào?
Đáp: Vào thời điểm này, các TCTD sẽ thực hiện phân loại nợ theo Điều 6 QĐ 493 vì hiện nay các TCTD chưa đủ điều kiện và khả năng áp dụng phân loại nợ theo Điều 7.
TCTD cần lưu ý rằng Điều 6 chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản, do đó từng TCTD phải cụ thể hoá việc phân loại nợ tại Điều 6 khi thực hiện phân loại nợ, đặc biệt nhằm hướng dẫn cho các chi nhánh của TCTD thực hiện. Khi hướng dẫn cụ thể, các TCTD cần chú ý những điểm sau đây:
- Khoản 2 cho phép TCTD được đưa lên nhóm 1 đối với những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khách hàng đã bắt đầu trả được gốc và lãi theo kỳ hạn cơ cấu lại và được TCTD đánh giá có khả năng trả được đầy đủ gốc và lãi đúng các kỳ hạn cơ cấu lại còn lại. Thời hạn “thử thách” để khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đó lên nhóm 1 tối thiểu 1 năm đối với các khoản nợ trung dài hạn và 3 tháng với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả được gốc và lãi. Khoản 2 Điều 6 quy định “tối thiểu” không quy định “tối đa” để TCTD có quyền tự quyết định thời hạn để phân loại lại vào nhóm 1, chẳng hạn nếu TCTD thấy rằng sau thời hạn đó chưa cảm thấy yên tâm thì TCTD tiếp tục phân loại khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đó ở nhóm 2 để theo dõi mà không bắt buộc phải đưa lên nhóm 1. Một số ý kiến cho rằng thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 6 còn quá dài, chưa thật sự hợp lý nhất là đối với khoản vay trung - dài hạn. Về vấn đề này, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thực hiện QĐ 493, NHNN sẽ nghiên cứu, chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Hiện tại, TCTD vẫn phải thực hiện quy định này.
- Khoản 3 Điều 6 quy định khi khách hàng có 1 khoản nợ (giả định là khoản nợ A) bị phân loại vào nhóm có rủi ro cao hơn thì các khoản nợ còn lại của khách hàng đó (nếu có) phải phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro tương ứng.Việc quy định như vậy có tính chất nguyên tắc là TCTD phải chuyển các khoản nợ còn lại đó vào nhóm rủi ro cao hơn, còn cụ thể nhóm nào là do TCTD chủ động quyết định tùy theo mức độ rủi ro mà TCTD thấy là hợp lý. Để việc chuyển nhóm các khoản nợ được đơn giản hơn và thuận lợi cho việc theo dõi khách hàng, phản ánh được tình hình tài chính của khách hàng, TCTD nên phân loại các khoản nợ còn lại vào cùng nhóm với khoản nợA.
Ví dụ: Một khách hàng có 3 khoản nợ đang được phân loại vào nhóm 1. Nếu một khoản nợ trong số 3 khoản nợ trên bị phân loại vào nhóm 3 thì hai khoản nợ còn lại được phân loại vào nhóm 3.
- Khoản 4 Điều 6 là phần định tính nhất trong Điều 6 quan trọng này. TCTD cần phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng, phải thường xuyên theo dõi, đánh giá chính xác tình hình tài chính, tình trạng lưu chuyển tiền mặt của khách hàng để qua đó đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng. Đây chính là sự khác biệt giữa TCTD quản lý rủi ro tín dụng tốt và TCTD quản lý rủi ro chưa tốt. Với việc chủ động, đánh giá được rủi ro của khoản vay thông qua đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng theo Khoản 4 này, TCTD cải thiện đáng kể khả năng quản lý rủi ro, tăng cường sức cạnh tranh, kể cả khi hội nhập và có đủ nguồn tài chính dự phòng để bù đắp khi tổn thất xảy ra.
2) Hỏi: Việc chuyển khoản nợ từ các nhóm dưới lên nợ nhóm 1 được thực hiện khi nào và như thế nào?
Đáp: Điều 6 chưa nêu rõ, cụ thể việc chuyển nợ lên nhóm trên. Tuy nhiên, TCTD chỉ chuyển khoản nợ đó lên nhóm trên như sau:
- Đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (thực hiện theo Khoản 2 Điều 6).
- Đối với khoản vay chậm trả nợ vì lý do kỹ thuật, khách hàng trả nợ đầy đủ mà TCTD đánh giá tình hình tài chính của khách hàng tốt thì mới đưa lên nhóm 1.
- Đối với khách hàng có nhiều hơn một khoản vay, mà có bất cứ khoản vay nào ở từ nhóm 2 trở xuống, thì TCTD cũng không được xếp hạng khoản vay trả nợ đầy đủ vào nhóm 1, vì lúc đó khách hàng đã có những vấn đề nhất định về khả năng trả nợ mà TCTD cần quan tâm.
3) Hỏi: Liệu có quá khắt khe đối với việc chuyển nợ nhóm 2 khi khoản nợ đó mới quá hạn vài ngày hay không, nhất là đối với những lỗi kỹ thuật mà khách hàng muộn trả nợ vài ba ngày hay không?
Đáp: Việc phải chuyển ngay các khoản nợ quá hạn vào nhóm 2 là không quá khắt khe vì một khoản nợ bị quá hạn dù với bất kỳ lý do nào cũng cần phải được lưu ý. Thêm vào đó, khi một khoản nợ quá hạn không phải lúc nào TCTD cũng có thể chắc chắn xác định rằng việc quá hạn đó là do lỗi kỹ thuật hay khách hàng có vấn đề thực sự. Với một khách hàng không có ý thức trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng cho dù không gặp vấn đề gì về tài chính thì khoản nợ của khách hàng đó cũng cần được lưu ý. Theo QĐ 493, nợ nhóm 2 không có nghĩa khoản nợ đó là nợ xấu và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể 5% không phải là một con số quá lớn. Điều quan trọng là TCTD cũng phải có biện pháp nâng cao ý thức trả nợ của khách hàng và thông báo cho khách hàng ngày cần trả nợ để họ quan tâm hơn. Về vấn đề này, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thực hiện QĐ 493, NHNN sẽ nghiên cứu, chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Hiện tại TCTD vẫn phải thực hiện đúng quy định này.
4) Hỏi: Đối với các khoản vay trung hạn, đến kỳ hạn trả nợ khách hàng không trả được thì món nợ bị quá hạn, tiếp theo đó thêm các kỳ hạn tiếp theo cuãng bị quá hạn. Sau đó khách hàng trả được một số phân kỳ hạn nhưng khoản nợ đó vẫn quá hạn. khi phân loại nợ thì việc xác định nhóm sẽ căn cứ vào ngày chuyển nợ quá hạn hay căn cứ vào phân kỳ bị quá hạn chưa thu hồi được có thời gian lâu nhất?
Đáp: Căn cứ theo Điều 6 QĐ 493, TCTD tiến hành việc phân loại khoản nợ trên cơ sở số ngày quá hạn của khoản vay tính đến thời điểm phân loại nợ. Trường hợp khoản nợ bị quá hạn một số kỳ hạn thì số ngày quá hạn làm cơ sở đến phân loại nợ là số ngày quá hạn nhiều nhất.
5) Hỏi: Khách hàng trễ bao nhiêu kỳ hạn gốc hoặc lãi thì cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản nợ đó?
Đáp: Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với một khoản nợ do TCTD tự quyết định. Tuy nhiên, TCTD chỉ được phép cơ cấu lại khoản nợ khi có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại (thời hạn trả nợ mới).
6) Hỏi: Đối với các khách hàng có nhiều hơn một khoản vay, khi có bất kỳ một khoản vay nào bị chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì toàn bộ dư nợ vay còn lại của khách hàng phải phân loại vào các nhóm có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Trường hợp có một vài khoản nợ có mức độ rủi ro cao được tất toán thì các khoản nợ còn lại có được chuyển sang nhóm rủi ro thấp hơn hay không?
Đáp: Trường hợp hàng có nhiều hơn một khoản vay, khi có bất kỳ một khoản vay nào bị chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì các khoản nợ còn lại của khách hàng phải phân loại vào các nhóm có rủi ro cao hơn. Khi khách hàng đó tất toán được khoản nợ có mức độ rủi ro cao thì căn cứ vào Điều 6 TCTD tiến hành việc phân loại các khoản nợ còn lại. Trường hợp theo Điều 6 mà khoản nợ đó phân loại vào các khoản nợ còn lại được phân loại vào nhóm rủi ro thấp hơn thì chuyển các khoản nợ còn lại sang nhóm rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, TCTD cần lưu ý các khoản nợ còn lại chỉ được phân loại vào nhóm 1 khi các khoản nợ còn lại đó trong hạn và TCTD có đủ cơ sở để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng đã được phục hồi thực sự và có khả năng trả nợ đúng thời hạn đối với các khoản nợ vay.
7) Hỏi: Đối với khoản nợ quá hạn, khi khách hàng trả nợ thì có được phân loại ngay vào nợ nhóm 1 hay không?
Đáp: Trường hợp khoản nợ bị quá hạn, sau đó khách hàng đã trả nợ kỳ hạn nợ quá hạn đó thì TCTD có thể phân loại khoản nợ đó vào nhóm 1 khi và chỉ khi các kỳ hạn tiếp theo vẫn đang trong hạn và TCTD có đầy đủ cơ sở đánh giá khách hàng có đủ khả năng trả nợ đúng thời hạn đối với các kỳ hạn nợ tiếp theo.
8) Hỏi: Khách hàng có một khoản nợ ngày 01/6/2005, TCTD điều chỉnh lại ngày trả nợ là 01/6/2006. Ngày 01/6/2005 khách hàng trả nợ đúng hạn thì khoản nợ này phải chờ đến 01/6/2007 mới được chuyển lại nợ nhóm 1 có đúng không?
Đáp: Trường hợp nêu trong câu hỏi thì khoản nợ đó phải chờ đến 01/6/2007 TCTD mới được chuyển lại nợ nhóm 1.
9) Hỏi: Giả sử đến ngày 30/6/2005 một khách hàng có các khoản nợ đối với TCTD như sau:
- Khoản nợ A: quá hạn 190 ngày.
- Khoản nợ B: quá hạn 10 ngày.
- Khoản nợ C: trong hạn.
Thời điểm 306/2005, việc phân loại các món nợ A, B và C thực hiện như thế nào? Tại thời điểm 15/11/2005, tình hình trả nợ như sau: thu được khoản nợ A, khoản nợ B vẫn tiếp tục quá hạn, khoản nợ C vẫn trong hạn. Tại thời điểm 30/11/2005, việc phân loại các món nợ B và C thực hiện như thế nào?
Đáp: Để tiện theo dõi khách hàng và đơn giản trong việc chuyển nhóm nợ, TCTD phân loại các khoản nợ A, B và C như sau:
- Tại thời điểm 30/6/2005:
+ Khoản nợ A: nhóm 4 do quá hạn 190 ngày (theo Khoản 1.d Điều 6).
+ Khoản nợ B: nhóm 4 do khoản nợ A thuộc nhóm 4 (theo Khoản 3 Điều 6) mặc dù mới quá hạn 10 ngày.
+ Khoản nợ C: nhóm 4 do khoản nợ A thuộc nhóm 4 (theo Khoản 3 Điều 6) mặc dù vẫn trong hạn.
- Tại thời điểm 30/11/2005:
+ Khoản nợ B: nhóm 3 do quá hạn 160 ngày (theo Khoản 1.c Điều 6).
+ Khoản nợ C: nhóm 3 do khoản nợ B thuộc nhóm 3 (theo Khoản 3 Điều 6) mặc dù vẫn trong hạn.

6. Về Điều 7
Hỏi: Thực hiện theo Điều 7 thì như thế nào? TCTD nào sẽ làm được?
Đáp: Qua các đợt khảo sát vừa qua ở một số ngân hàng được đánh giá quản lý tốt, đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ở Việt Nam nhưng theo đánh giá của những cán bộ chuyên môn của các ngân hàng đó cũng như đánh giá chuyên môn của Vụ các ngân hàng thì các ngân hàng đó vẫn chưa đủ điều kiện và cơ sở để thực hiện phân loại nợ theo Điều 7. Do vậy, hiện tại các ngân hàng Việt Nam vẫn thực hiện phân loại nợ theo Điều 6.
Muốn thực hiện phân loại nợ theo Điều 7, TCTD cần phải cố gắng ở các mặt sau: (i) Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; (ii) Nâng cao khả năng quản trị điều hành; (iii) Nâng cao hệ thống thu thập, quản lý và phân tích thông tin khách hàng; (iv) Nâng cao chất lượng cán bộ; (v) Xây dựng cho mình một hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ có hiệu quả… thì TCTD đó mới có thể thực hiện phân loại nợ theo Điều 7.
 
D

dangkhoa2k

Guest
26/12/04
15
0
0
VietNam
7. Về Điều 8
1) Hỏi: Công thức R = max {0,(A - C)} x r có âm không trong trường hợp A < C? Những tài sản quy định nêu trên đã đầy đủ chưa?
Đáp: Công thức toán học cho thấy R không thể bị âm, vì 0 là giới hạn tối thiểu.
Một ví dụ để làm rõ thêm:
Khoản vay X có giá trai A là 5 tỷ đồng, khoản vay này thuộc nhóm 3 phải trích lập dự phòng cụ thể theo tỷ lê 20%, khách hàng có tài sản thế chấp là bất động sản có giá trị 8 tỷ và TCTD đưa ra tỷ lệ áp dụng để xác định giá trị tài sản đảm bảo là 50%. Như vậy số tiền dự phòng cụ thể R phải trích lập như sau:
C = 8 tỷ x 50% = 4 tỷ
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích lập như sau:
R = {5 tỷ (A) - 4 tỷ} x 20% = 200 triệu
Giả sử tài sản thế chấp là bất động sản có giá trị 20 tỷ thì khi đó C = 10 tỷ và như vậy A - C < 0, khi đó công thức R = max {0,(A - C)} x r sẽ có giá trị = 0.
Đối với trường hợp một tài sản thế chấp có được giá trị lớn được thế chấp cho nhiều khoản vay, thì C được tính theo phần nào, giá trị bao nhiêu dành thế chấp cho khoản vay đó. Đương nhiên, việc thực hiện nàyphải phù hợp với các quy định khác của pháp luật về tài sản bảo đảm.
Không phải nước nào cũng áp dụng tài sản bảo đảm trong trích lập dự phòng, vì giải quyết vấn đề tài sản bảo đảm không phải một sớm một chiều. QĐ 493 tuy đã đưa vào tài sản bảo đảm nhưng cũng đã đưa ra một chỉ số trừ lùi rất rộng đề phòng tài sản bảo đảm giảm giá, khó xử lý. TCTD cần thận trọng trong việc đánh giá tài sản bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
2) Hỏi: Thư bảo lãnh của TCTD khác áp dụng tỷ lệ tối đa để tính tài sản bảo đảm là bao nhiêu?
Đáp: Căn cứ quy định về bảo đảm tiền vay thì thư bảo lãnh của TCTD khác (dùng tín nhiệm của mình để bảo đảm khoản vay) không phải là tài sản bảo đảm (tài sản cầm cố và tài sản thế chấp) do vậy, thư bảo lãnh của TCTD khác không được tính khi tính số tiền trích dự phòng rủi ro cụ thể. Trường hợp bảo lãnh của bên thứ ba dùng tài sản để bảo đảm cho khoản bảo lãnh đó thì khi trích dự phòng rủi ro cụ thể TCTD được phép trừ đi giá trị tài sản bảo đảm đó theo công thức R = (A - C) x r.
3) Hỏi: Khách hàng thế chấp căn nhà 10 tỷ để bảo đảm khoản vay 2 tỷ và bảo đảm cho cam kết ngoại bảng 6 tỷ. Khi trích dự phòng cụ thể khoản vay 2 tỷ thì TCTD tính như thế nào đối với tài sản thế chấp?
Đáp: Khách hàng thế chấp căn nhà 10 tỷ cho 8 tỷ (gồm khoản vay 2 tỷ và cam kết ngoại bảng 6 tỷ). Khi tính dự phòng cụ thể cho khoản vay 2 tỷ, trước hết TCTD cần xác định tỷ lệ áp dụng (theo Điều 8 QĐ 493 tỷ lệ áp dụng không vượt quá 50%) đối với tài sản thế chấp đó ở đây là căn nhà được định giá là 10 tỷ. Giả sử TCTD xác định tỷ lệ áp dụng để tính là 40% và không có thỏa thuận quy định cụ thể về tài sản bảo đảm đối với từng khoản cam kết và cho vay giữa TCTD và khách hàng, thì giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay 2 tỷ được tính như sau:
Giá trị tài sản bảo đảm = (10 tỷ / 8 tỷ) x 2 tỷ x 40%
= 2,5 tỷ x 40% = 1 tỷ
4) Hỏi: Tài sản bảo đảm của khoản vay là tài sản được hình thành từ vốn vay thì áp dụng tỷ lệ nào để xác định giá trị tài sản bảo đảm để trừ đi khi tính dự phòng cụ thể? Khi chưa xác định được giá trị cụ thể của tài sản hình thành từ vốn vay thì xử lý như thế nào?
Đáp: Trước hết TCTD phải xác định xem tài sản hình thành từ vốn vay là loại tài sản gì, để chủ động đưa ra tỷ lệ áp dụng cho phù hợp và không vượt quá tỷ lệ tối đa quy định tại Khoản 3 Điều 8 QĐ 493.
Ví dụ: TCTD cho một khách hàng vay một món vay 1 tỷ đồng được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là máy móc, thiết bị có giá trị ghi trên hợp đồng là 1,6 tỷ đồng. Khi xác định giá trị tài sản bảo đảm của khoản vay này, TCTD đưa ra tỷ lệ áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm. Tỷ lệ này phải nhỏ hơn hoặc tối đa bằng 30% (theo Khoản 3 Điều 8 QĐ 493, máy móc, thiết bị thuộc loại các tài sản bảo đảm khác với tỷ lệ áp dụng tối đa là 30%). Giả sử TCTD đưa ra một tỷ lệ áp dụng là 20%. Trong trường hợp này, giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau:
Giá trị tài sản bảo đảm = 1,6 tỷ x 20% = 320 triệu
Trường hợp tại thời điểm trích lập tài sản hình thành từ vốn vay chưa xác định được giá trị cụ thể thì TCTD chủ động hạ thấp tỷ lệ áp dụng, thậm chí sử dụng tỷ lệ áp dụng bằng 0% nếu cần thiết để xác định giá trị tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo dự phòng rủi ro đủ để bù đắp khi tổn thất xảy ra.
5) Hỏi: Đối với công ty cho thuê tài chính, số tiền ký cược của khách hàng cho hợp đồng thuê tài chính có được coi là tài sản bảo đảm và được trừ vào khoản nợ khi tính số tiền dự phòng rủi ro không?
Đáp: Đối với công ty cho thuê tài chính, số tiền ký cược của khách hàng cho hợp đồng thuê tài chính được coi là tài sản bảo đảm của khoản cho thuê tài chính đó và được trừ vào số tiền dự phòng rủi ro cụ thể phải trích.

8. Về Điều 9
1) Hỏi: Tại sao lại cần dự phòng chung? Thời hạn tối đa 5 năm để trích lập đủ 0,75% tổng nhóm 1 đến nhóm 4 cần thực hiện như thế nào?
Đáp: Dự phòng chung là để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể được xác định trên cơ sở 5 nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, thực tế trong cùng một nhóm nợ thì các khoản nợ có mức tổn thất khác nhau mặc dù trích lập dự phòng cụ thể là như nhau. Do đó, dự phòng chung nhằm để bù đắp những tổn thất mà dự phòng cụ thể không đủ để bù đắp khi tổn thất xảy ra. Mặt khác, khi chu kỳ kinh tế đi xuống, khả năng tổn thất của các khoản nợ sẽ cao hơn, nợ xấu sẽ tăng nhanh, khi đó khả năng trích lập dự phòng cụ thể của TCTD bị suy giảm, lúc đó dự phòng chung được trích lập trước đây là khoản tài chính quan trọng để hỗ trợ cho TCTD.
NHNN thấy rằng từng TCTD phải xây dựng phương án trích lập dự phòng chung để đáp ứng đủ càng sớm càng tốt. Mỗi năm TCTD nên trích lập dự phòng chung đạt 20% yêu cầu của QĐ 493 (ví dụ: năm thứ nhất tối thiểu 15%, năm thứ hai 0,30%, năm thứ ba 0,45%, năm thứ tư 0,60% và năm thứ năm đủ 0,75%).
2) Hỏi: Việc trích dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng dư nợ nhóm 1 đến nhóm 4 vào thời điểm cuối năm thứ 5 hay bình quân tổng dư nợ nhóm 1 đến nhóm 4 trong 5 năm?
Đáp: Việc trích lập dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng dư nợ nhóm 1 đến nhóm 4 vào thời điểm cuối năm thứ 5.

9. Về Điều 11
Hỏi: Những vấn đề gì cần quan tâm khi sử dụng dự phòng?
Đáp:
- TCTD phải bảo đảm rằng việc truy thu nợ vẫn phải được tiến hành triệt để và khách hàng không biết việc sử dụng dự phòng để xoá nợ. Các khoản nợ đx xử lý rủi ro được đưa ra ngoại bảng để tiếp tục theo dõi. Năm (05) năm sau kể từ ngày đưa ra ngoại bảng, TCTD cổ phần được xuất toán khỏi ngoại bảng các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng. Đối với NHTM Nhà nước việc xuất toán chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài chính và NHNN chấp thuận. NHNN xin đính chính: Do sai sót trong in ấn, Khoản 4 Điều 10 sửa lại như sau: “Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng đối với các trường hợp quy định tại Điều 10 quy định này (thay cho Khoản 1 Điều 10). Riêng đối với các NHTM Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi được Bộ Tài chính và NHNN chấp thuận.
- Ngoài ra còn có một số lỗi đánh máy cần chỉnh sửa như sau:
+ Khoản 3 Điều 14: “Quyết nghị việc xử lý...” được sửa thành “Quyết định việc xử lý...”
+ Khoản 2 Điều 15: “Đối với những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 11 Quy định này...” được sửa thành “Đối với những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy định này...”

10. Về Điều 17
1) Hỏi: Hệ thống kế toán sẽ phải thay đổi như thế nào sau QĐ 493? Giả sử khoản vay 5 tỷ đồng, trích lập dự phòng cụ thể 1 tỷ, tài sản thế chấp được tính là 4 tỷ, vậy thì hạch toán và báo cáo như thế nào khi khoản vay đó thuốc nhóm 5 cần xử lý. Mẫu biểu 1B không nêu rõ khi chờ xử lý phát mại tài sản thì báo cáo thế nào?
Đáp: Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các TCTD ban hành kèm theo Quyết định 470/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN. Các bổ sung, sửa đổi các tiểu khoản đã thể hiện những thay đổi của nội dung của QĐ 493 so với QĐ 488 cũ.
Về ví dụ trên, khi khoản nợ chưa được sử dụng dự phòng để xử lý: hạch toán vào TK Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Dự phòng cụ thể của khoản nợ trên được hạch toán vào TK “Dự phòng cụ thể”.
Khi TCTD quyết định sử dụng dự phòng để xử lý, thì quy trình được tiến hành như sau:
- Đầu tiên sử dụng 1 tỷ đồng dự phòng cụ thể để xử lý. Kết quả khoản nợ còn 4 tỷ vẫn hạch toán vào TK Nợ nhóm 5. TCTD phải báo cáo việc sử dụng 1 tỷ dự phòng rủi ro cụ thể nói trên theo biểu mẫu báo cáo 1B hoặc 2B - mục sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong quý;
- TCTD tiến hành phát mại tài sản bảo đảm. Số tiền thu được từ phát mại tài sản bảo đảm được sử dụng để tiếp tục xử lý đối với phần 4 tỷ còn lại. Nếu thiếu, TCTD được sử dụng dự phòng chung để xử lý. Nều thừa thì xử lý theo các quy định tại Hợp đồng tín dụng.
Khi làm báo cáo Bộ Tài chính: Nếu mẫu biểu 1B chưa đủ, TCTD có thể bổ sung thêm phần tài sản bảo đảm chờ phát mại:
Ví dụ: Các khoản thuộc nhóm 5:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày: 1 tỷ đồng.
+ Tài sản chờ phát mại: 4 tỷ đồng.
TCTD phải thực hiện báo cáo đầy đủ các mục tại Mẫu biểu báo cáo. Các mẫu biểu chỉ đưa ra mục có tính chất tổng hợp, nếu TCTD thấy phần nào cần phải báo cáo rõ hơn thì có thể bổ sung thêm những mục chi tiết hơn nhưng việc này không bắt buộc. Số liệu các cơ quan Nhà nước cần là số liệu tổng hợp. Trong trường hợp NHNN, Bộ Tài chính hoặc Cục thuế yêu cầu số liệu cụ thể và chi tiết hơn khi đó TCTD mới phải báo cáo chi tiết hơn.
2) Hỏi: Báo cáo 9A3 - Các chỉ tiêu về trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là báo cáo quý, phải báo cáo vào ngày 12 của tháng đầu quý tiếp theo. Trong khi đó QĐ 493 quy định TCTD trích lập dự phòng rủi ro trong vòng 15 ngày làm việc của tháng đầu quý tiếp theo. Như vậy thì TCTD thực hiện như thế nào?
Đáp:
- Điều 3 QĐ 493 quy định trong vòng 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, TCTD thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước để TCTD có đủ thời gian thực hiện việc phân loại và trích lập dự phòng.
- Điều 17 QĐ 493 quy định TCTD báo cáo việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các TCTD do NHNN quy định. Như vậy, TCTD phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong thời hạn phải gửi chỉ tiêu báo cáo theo quy định tại Chế độ báo cáo nêu trên, cụ thể nếu TCTD lập báo cáo tháng về phân loại nợ và trích lập dự phòng thì chậm nhất vào 7 ngày tháng tiếp theo hoặc báo cáo quý thì chậm nhất 12 ngày tháng đầu quý tiếp theo. Riêng đối với báo cáo quý IV (thường là báo cáo năm) thì thực hiện theo thời hạn báo cáo năm (15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên năm tiếp theo).
11. Về Điều 20
Hỏi: Trường hợp TCTD vi phạm quy định tại QĐ 493 bị xử phạt “Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ”. Điều này thực hiện theo quy định nào?
Đáp: Trường hợp TCTD vi phạm quy định tại QĐ 493 bị áp dụng hình thức xử phạt là “Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ” có nghĩa là trong trường hợp đó Thanh tra NHNN thấy rằng việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của TCTD không tương ứng với mức độ rủi ro. Do đó, TCTD yêu cầu phải thực hiện phân loại đúng nhóm có rủi ro tương ứng và trích lập đầy đủ theo quy định tại QĐ 493./.

mệt quá, nghỉ tay được rồi.
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Bác nào cho em hỏi cái đoạn discussion ở trên em có thể tìm chi tiết nó ở đâu ạ? Các bác cho cái source of information phát.


Em cảm ơn.
 
L
quickquickslow nói:
Bác nào cho em hỏi cái đoạn discussion ở trên em có thể tìm chi tiết nó ở đâu ạ? Các bác cho cái source of information phát.


Em cảm ơn.

Tài liệu hỏi đáp về Quyết định 493 (Tài liệu tham khảo không mang tính pháp lý) do Ngân hàng Nhà nước thực hiện vào tháng 9/2005.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA