Góp vốn liên doanh!!!

  • Thread starter xanha78
  • Ngày gửi
xanha78

xanha78

Cao cấp
21/7/04
222
45
28
Chào các bác!!!

Xin các bác có thể giúp E nghiệp vụ về góp vốn liên doanh không: Công ty đứng ra kinh doanh (A)(loại hình kinh doanh là vận tải, em sử dụng hình thức Nhật ký chung)cùng liên kết với một công ty khác trong nước(B) và hợp tác làm ăn với một công ty Hàn Quốc(C). Nghiệp vụ như sau:
B chuyển tiền qua NHg cho A là: 100tr
C chuyển cho A là 500tr (qua NHg) + 3 ôtô (mỗi cái trị 800tr)

Mong các bác trả lời sớm giúp E!!! Xin trân thành cảm ơn!!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
xanha78 nói:
Xin các bác có thể giúp E nghiệp vụ về góp vốn liên doanh không: !!!
Giúp nghiệp vụ là giúp cái gì hả bạn!
Chắc công ty bạn liên doanh liên kết không thành lập pháp nhân mới đúng không?
Nếu đúng thì bạn hạch toán như thế này nhé:
1.Nợ TK 112: 100 tr.
Có TK 3388.Cty B: 100 tr.
2.Nợ TK 112: 500 tr.
Nợ TK 2114: 2,400 tr.
Có TK 3388.Cty C: 2,900 tr.
Cheers,
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Theo mình thì ở A hạch toán như sau:
N112/C411(B) 100.000.000
N112 500.000.000
N211 2.400.000.000
C411 C 2.900.000.000
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Hien nói:
Theo mình thì ở A hạch toán như sau:
N112/C411(B) 100.000.000
N112 500.000.000
N211 2.400.000.000
C411 C 2.900.000.000
Sao lại có nguồn vốn kinh doanh của B & C trong TK của cty A?
Tôi thì hach 5toán thế này:
- Khi B chuyển itền góp 100tr : Nợ 112/Có 411
- Khi C chuyển tiền góp 500tr : Nợ 112/Có 411
- Khi C chuyển giao ôtô góp vốn : Nợ 211/Có 411.

Khi người ta tham gia góp vốn==>Tăng tài sản, tăng nguồn vốn.
Bao giờ người ta rút vốn về ==> giảm tài sản, giảm nguồn vốn
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
xuantham nói:
Khi người ta tham gia góp vốn==>Tăng tài sản, tăng nguồn vốn.
Bao giờ người ta rút vốn về ==> giảm tài sản, giảm nguồn vốn
Việc tăng giảm vốn chủ sở hữu không thể đơn giản như thế này được. Nếu việc liên doanh liên kết thành lập hẳn một pháp nhân mới thì làm như bạn là đúng. Tuy nhiên ở đây mới chỉ dừng lại ở hợp đồng liên doanh liên kết, các khoản tiền vốn có tính chất tạm thời như vậy chỉ đưa vào TK 3388.
Hình thức liên doanh liên kết này rất phổ biến ở các doanh nghiệp cơ khí, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất ô tô xe máy.
Bạn kiểm tra lại nhé!
Cheers,
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Theo như đề bài đưa ra thì TH của xanha78 là liên doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập cơ sở kinh doanh mới. Mình đồng ý với cách hạch tóan của hat.
- Vốn tại A chỉ tăng khi B và C (và thêm xyz nào đó nữa) là đồng chủ sở hữu về vốn trong A, tức B, C là thành viên góp vốn trong A. TH này chỉ xảy ra khi B, C liên doanh thành lập A hoặc A nhận thêm vào 2 thành viên mới là B và C.
- Đối với HĐ hợp tác kinh doanh thì tài sản của ai vẫn thuộc sở hữu của người đó mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu (TS chỉ chuyển dịch nơi sử dụng từ BC sang A khi tham gia hợp tác). Do đó đối với phần vốn góp là TSCD thì tại A không hạch tóan gì cả. Còn nếu BC đồng ý chuyển giao quyền sở hữu cho A thì coi như là khoản thu nhập của A và sẽ hạch tóan vào 711.
Còn về tiền mặt như hat giải thích, đó là khoản tiền vốn có tính chất tạm mà A huy động được (có thể hiểu như là vay của BC vì thực ra đã đem đi góp vào A nhưng tiền này vẫn là của BC) nên sẽ hạch tóan vào 3388.

Mong mọi người góp ý để cách hạch tóan được rõ ràng hơn vì hình như vấn đề này chưa được quy định cụ thể tại VB nào cả.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình ghi C411(B), 411(C) theo nghĩa là công ty A theo doi chi tiết số vốn góp đó theo các đối tượng góp vốn. Nếu là hoạt động góp vốn thật sự, không nhất thiết phải thành lập pháp nhân mới thì A hạch toán như vậy là ổn. Điều đó cũng tương tự DN TNHH nhận thêm vốn góp thôi mà.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Hien nói:
Nếu là hoạt động góp vốn thật sự, không nhất thiết phải thành lập pháp nhân mới thì A hạch toán như vậy là ổn. Điều đó cũng tương tự DN TNHH nhận thêm vốn góp thôi mà.
Không hề tương tự đâu bạn ạ. Khác nhau hòan tòan đấy! Bạn suy nghĩ thêm tí nữa nhé!
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Tình huống bạn xanha78 đưa ra không nói rõ là số vốn đó các bên góp vào lam ăn lâu dài hay là các liên doanh theo vụ việc ( Hoạt động liên doanh đồng kiểm soát). Nếu là hoạt động liên doanh đồng kiểm soát thì A khác. Nhưng theo ý của tình huống thì đây là hoạt động làm ăn lâu dài, A nhận thêm vốn góp và các thành viên khác có quyền sở hữu với số vốn góp vào đó, tất nhiên là sở hữu phần vốm góp, còn TS đã chuyển quyền sở hữu. Do vậy A hạch toán tăng Nguồn vốn kinh doanh là hợp lý.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Hien nói:
Tình huống bạn xanha78 đưa ra không nói rõ là số vốn đó các bên góp vào lam ăn lâu dài hay là các liên doanh theo vụ việc ( Hoạt động liên doanh đồng kiểm soát). Nếu là hoạt động liên doanh đồng kiểm soát thì A khác. Nhưng theo ý của tình huống thì đây là hoạt động làm ăn lâu dài, A nhận thêm vốn góp và các thành viên khác có quyền sở hữu với số vốn góp vào đó, tất nhiên là sở hữu phần vốm góp, còn TS đã chuyển quyền sở hữu. Do vậy A hạch toán tăng Nguồn vốn kinh doanh là hợp lý.
Mình có cảm giác là bạn vẫn chưa phân biệt được giữa liên doanh trên cơ sở HĐ hợp tác kinh doanh(1) (bao gồm tài sản đồng kiểm soát và họat động đồng kiểm sóat) và liên doanh thành lập cơ sở kinh doanh mới(2).
A liên doanh với BC thì không phụ thuộc vào việc liên doanh đó là lâu dài hay vụ việc mà cho đó là (1) hay (2). Nếu là liên doanh về lâu dài thì (1) vẫn được. Nó phụ thuộc vào nội dung và hình thức của HĐ là HĐ hợp tác kinh doanh hay là HĐ liên doanh.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Bây giờ cứ coi như tình huống của bạn xanha78 là liên doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đi. Vậy bạn sẽ hạch tóan ntn???
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Nếu các bạn xem lại kết cấu và nội dung phản ảnh của TK 411, các bạn sẽ đồng ý với tôi thôi.

-Bên Nợ: Nguồn vốn kinh doanh giảm do nộp trả vốn cho ngân sách cho Nhà nước, vốn bị điều động cho Dn khác, trả vốn cho các bên tham gia liên doanh và các cổ đông

- Bên Có: Nguồn vốn kinh doanh tăng do Ngân sách NN cấp, do nhận vốn điều động từ Dn khác đền, do các bên tham gia liên doanh và các cổ đông góp vốn, do thu tiền bán cổ phần, hoặc do bổ sung từ hoạt động sxkd.

Đây là khoản góp vốn liên doanh, là một hoạt động đầu tư nên vẫn có thể lãi và vẫn có thể lỗ. Khi lãi thì sau khi chấm dứt liên doanh thì số tiền đối tác sẽ là số vốn góp+lãi; còn nếu như lỗ thì số tiền đó sẽ là : số vốn góp-lỗ. Nếu phản ánh trên 3388 thì xem như DN mượn tiền.

Mặc dù trên BCĐKT của A đã tăng Tài Sản, tăng Nguồn Vốn. Nhưng chủ sở hữu đích thực cũng là B & C, cũng giống như Tài Sản là của công ty- nhưng chính xác hơn là của cổ đông góp vốn.

Khi B & C đem tiền của đi góp vốn thì đó là một khoản đầu tư tài chính, và họ cũng theo dõi lãi -lổ, vẫn là tài sản của B& C. Trong trường hợp này khi đem góp vốn. Kế toán B & C sẽ hạch toán : Nợ 222/ Có 111,112,211.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
43
~S~
Em sẽ nhất trí hòan tòan với chị Thắm nếu là liên doanh thành lập 1 cơ sở kinh doanh mới và cơ sở kinh doanh này sẽ hạch tóan như thế. Còn TH liên doanh trên cơ sở HĐ hợp tác kinh doanh thì khác chị ơi. Nói liên doanh nghe "kiêu" thế thôi chứ thực ra là hợp tác làm ăn cùng hưởng lợi ấy mà.

Mặc dù trên BCĐKT của A đã tăng Tài Sản, tăng Nguồn Vốn. Nhưng chủ sở hữu đích thực cũng là B & C, cũng giống như Tài Sản là của công ty- nhưng chính xác hơn là của cổ đông góp vốn.
Mâu thuẫn quá chị ơi!!!
Cổ đông góp vốn ở đâu vậy ạ???
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
lannhu nói:
Em sẽ nhất trí hòan tòan với chị Thắm nếu là liên doanh thành lập 1 cơ sở kinh doanh mới và cơ sở kinh doanh này sẽ hạch tóan như thế. Còn TH liên doanh trên cơ sở HĐ hợp tác kinh doanh thì khác chị ơi. Nói liên doanh nghe "kiêu" thế thôi chứ thực ra là hợp tác làm ăn cùng hưởng lợi ấy mà.


Mâu thuẫn quá chị ơi!!!
Cổ đông góp vốn ở đâu vậy ạ???


Thôi thì thế này.
1.Đến bây giờ QĐ 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính Vẫn còn hiệu lực. Em và hien tham khảonội dung kết cấu nhóm tài khoản 33 để xem có được phản ánh việc đem góp vốn kinh doanh vào phản ánh không nhé!
2. Luật Doanh Nghiệp(12/6/1999) cũng còn hiệu lực. Em tham khảo để thấy việc tăng, giảm vốn điều lệ được qui định như thế nào.

Vấn đề ở đây là nhầm lẫn giữa vốn kinh doanh và vốn điều lệ. Theo Luật Doanh nghiệp thì công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng 1 cách (có nhiều cách):"Điều chỉnh tăng vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên".
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
xuantham nói:
"Vấn đề ở đây là nhầm lẫn giữa vốn kinh doanh và vốn điều lệ. Theo Luật Doanh nghiệp thì công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng 1 cách (có nhiều cách):"Điều chỉnh tăng vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên".
Hic, hic..Như thế này thì chắc là các doanh nghiệp suốt ngày phải điều chỉnh vốn điều lệ tăng giảm à. Thực tế một chút đi bà con ơi.
Mình lấy Vd như thế này cho các bạn dễ hiểu: một doanh nghiệp sản xuất ô tô, họ ký hợp đồng liên doanh liên kết với khoảng 30 doanh nghiệp cơ khí khác. Các doanh nghiệp góp vốn với nhau bằng tiền, máy móc và bằng cả thương hiệu sản phẩm. Nếu xử lý như các bạn là cứ ghi tăng nguồn vốn kinh doanh thì có mà loạn mất, hi hi...
Ở đây mình chỉ thấy cách của bạn lannhu là đúng và thực tế nhất:
lannhu nói:
- Vốn tại A chỉ tăng khi B và C (và thêm xyz nào đó nữa) là đồng chủ sở hữu về vốn trong A, tức B, C là thành viên góp vốn trong A. TH này chỉ xảy ra khi B, C liên doanh thành lập A hoặc A nhận thêm vào 2 thành viên mới là B và C.
- Đối với HĐ hợp tác kinh doanh thì tài sản của ai vẫn thuộc sở hữu của người đó mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu (TS chỉ chuyển dịch nơi sử dụng từ BC sang A khi tham gia hợp tác). Do đó đối với phần vốn góp là TSCD thì tại A không hạch tóan gì cả. Còn nếu BC đồng ý chuyển giao quyền sở hữu cho A thì coi như là khoản thu nhập của A và sẽ hạch tóan vào 711.
Còn về tiền mặt như hat giải thích, đó là khoản tiền vốn có tính chất tạm mà A huy động được (có thể hiểu như là vay của BC vì thực ra đã đem đi góp vào A nhưng tiền này vẫn là của BC) nên sẽ hạch tóan vào 3388.
Cheers,
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
To xanha78

Tôi không tham gia tranh luận với các bạn trên diễn đàn, bởi vì các khái niệm cơ bản về kế toán, cũng như về tài chính tôi khác các bạn ấy. Với tôi Vốn kinh doanh khác Nguồn vốn Kinh Doanh. Nếu bạn muốn tham khảo ý kiến riêng của tôi thì xin liên hệ với tôi, tôi sẳn lòng trao đổi. Post bài qua lại trên diễn đàn như mấy ngày qua mọi người sẽ thấy chán .

Chúc ab5n chọn được giải pháp đúng
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
lannhu nói:
Bây giờ cứ coi như tình huống của bạn xanha78 là liên doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đi. Vậy bạn sẽ hạch tóan ntn???
Nếu là hoạt động liên doanh đồng kiểm soát thì không có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản vào liên doanh. Các bên vẫn hạch toán các tài sản dùng vào hoạt động liên doanh đồng kiểm soát trên bảng CĐKT của mình. Cứ cho là B và C cùng với A thực hiện liên doanh hoạt động liên doanh đồng kiểm soát thì nếu có chuyển quyền sở hữu tài sản thì A phải hạch toán mua TS. Như vậy không đúng trong tình huống này. Các bên B, C góp thêm vốn vào DN A để kinh doanh nên DN A phải hạch toán tăng vốn chủ sở hữu.
Ở đây không thể hạch toán TS A nhận của B và C là thu nhập khác được. Vì B và C cũng có quyền với phần TS của A khi góp vốn vào A. Nó không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ.
T xuantham
Bạn cũng nói B, C vẫn có quyền sở hữu với số TS góp vốn thì mâu thuẫn với cách xử lý ở A là ghi vào thu nhập khác. Còn ở B, C cũng không đơn giản như bạn nghĩ đâu. B, C phải căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của mình để hạch toán.
B, C ghi vào TK 228 hay 222 tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của B, C tới liên doanh. Bạn nên xem lại các chuẩn mực kế toán mới và hạch tóan dựa vào bản chất của nghiệp vụ. CĐKT theo 1141 có nhiều vấn đề lạc hậu, ko còn phù hợp.
 
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
xanha78 nói:
Xin các bác có thể giúp E nghiệp vụ về góp vốn liên doanh không: Công ty đứng ra kinh doanh (A)(loại hình kinh doanh là vận tải, em sử dụng hình thức Nhật ký chung)cùng liên kết với một công ty khác trong nước(B) và hợp tác làm ăn với một công ty Hàn Quốc(C). Nghiệp vụ như sau:
B chuyển tiền qua NHg cho A là: 100tr
C chuyển cho A là 500tr (qua NHg) + 3 ôtô (mỗi cái trị 800tr)...
Bạn xanha78 đâu rồi mà không thấy tham gia ý kiến nhỉ?
Thực ra trường hợp của bạn còn phải làm rõ thêm, đó là sau khi kết thúc hợp đồng góp vốn liên doanh kia, thì hợp đồng có đề cập đến vấn đề bên A phải trả lại tiền (tổng cộng là 600tr) và ô tô cho các bên B và C hay không? Khi đó mới có thể xử lý chính xác được.
Cheers,
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
59
TP. Hồ Chí Minh
Hien nói:
Nếu là hoạt động liên doanh đồng kiểm soát thì không có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản vào liên doanh. Các bên vẫn hạch toán các tài sản dùng vào hoạt động liên doanh đồng kiểm soát trên bảng CĐKT của mình. Cứ cho là B và C cùng với A thực hiện liên doanh hoạt động liên doanh đồng kiểm soát thì nếu có chuyển quyền sở hữu tài sản thì A phải hạch toán mua TS. Như vậy không đúng trong tình huống này. Các bên B, C góp thêm vốn vào DN A để kinh doanh nên DN A phải hạch toán tăng vốn chủ sở hữu.
Ở đây không thể hạch toán TS A nhận của B và C là thu nhập khác được. Vì B và C cũng có quyền với phần TS của A khi góp vốn vào A. Nó không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ.
T xuantham
Bạn cũng nói B, C vẫn có quyền sở hữu với số TS góp vốn thì mâu thuẫn với cách xử lý ở A là ghi vào thu nhập khác. Còn ở B, C cũng không đơn giản như bạn nghĩ đâu. B, C phải căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của mình để hạch toán.
B, C ghi vào TK 228 hay 222 tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của B, C tới liên doanh. Bạn nên xem lại các chuẩn mực kế toán mới và hạch tóan dựa vào bản chất của nghiệp vụ. CĐKT theo 1141 có nhiều vấn đề lạc hậu, ko còn phù hợp.

Xin đính chính lại nhe! Tớ không quan niệm sử dụng TK thu nhập khác trong trước hợp này.

Bạn vui lòng chỉ giúp tớ chuẩn mực kế toán nào hướng dẫn khi đem tiền góp vốn liên doanh thì hạch toán vào TK228? Và chuẩn mực nào hướng dẫn rằng khi công ty đem tìền góp vốn với đơn vị khác thì phải xem xét mức độ ảnh hưởng của mình với đối tác nhận góp vốn để hạch toán?

Lâu nay tớ chỉ căn cứ trên bản chất của NVKTPS để hạch toán, vậy bây giờ theo như bạn nói theo chuẩn mực kế toán thì khi chi tiền mình phải xem xét đến mức độ ảnh hưởng của mình đối với người nhận tiền để rồi mới hạch toán? Ủa mà mức độ ảnh hưởng về cái gì? Ảnh hưởng đến uy tín của người nhận, hay ảnh hưởng đến tài sản của người nhận, hay ảnh hưởng giá trị của công ty người nhận? hay ảnh hưởng đến cổ tức của công ty nhận.... Bạn nói cụ thể tí đi. Thanks
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,511
113
Hà Nội - Thái Nguyên
To Xuantham
Bạn xem CMKT thông tin về các khoản góp vốn liên doanh và chuẩn mực kế toán đàu tư vào công ty con, CM đầu tư vào công ty liên kết.
Khi bạn góp vốn vào một DN khác mà không có ảnh hưởng đáng kể thì hạch toán vào TK 228
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA