các bác ơi giúp tôi với

  • Thread starter doanthioanh
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
D

doanthioanh

Guest
22/2/05
7
0
0
66
Nguyen An Ninh Ha Noi
Doanh nghiệp tôi thuế thu nhập có số dư nợ vậy khi lên bảng cân đối kế toán phải để ở phần tài sản hay nguồn vốn dưới dạng số âm,các bác ơi giúp mình với mình bí quá.
Cảm ơn các bác nhiều nhé.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Khi lên bảng cân đối bạn để vào phần nợ phải thu khác bên Tài sản và ghi đen bình thường
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bạn hướng dẫn như vậy là sai rồi. Ý nghĩa của TK 333 - "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" với TK 138 - "Phải thu khác" là hoàn toàn khác nhau nên không thể vì TK 333 dư nợ mà lại cho vào TK 138 được.

Hien nói:
Khi lên bảng cân đối bạn để vào phần nợ phải thu khác bên Tài sản và ghi đen bình thường
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Nếu TK 333 dư nợ thì trên Bảng cân đối kế toán bạn vẫn phản ánh bên phần Nguồn vốn tại mã số 314 nhưng ghi số âm bằng cách cho vào ngoặc đơn ( ).

doanthioanh nói:
Doanh nghiệp tôi thuế thu nhập có số dư nợ vậy khi lên bảng cân đối kế toán phải để ở phần tài sản hay nguồn vốn dưới dạng số âm,các bác ơi giúp mình với mình bí quá.

Cảm ơn các bác nhiều nhé.
 
X

xungdanhanhhung

Guest
6/2/05
268
2
0
Hanoi
Trong trường hợp phát sinh những thắc mắc tương tự như thế này, các bạn có thể tìm đọc quy định trong 1141 hoặc thông tư hướng dẫn trong trường hợp đó là các tài khoản bổ sung, mục "Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản..."
Ở đây, mình đồng ý với ý kiến của chị Tú Anh.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
3334 là tài khoản nguồn vốn nên trên bảng cân đối kế toán hiển nhiên là ở bên nguồn rồi nhưng trường hợp của bạn phải ghi âm ( bằng ngoặc đơn hay ngoặc vuông hay bút đỏ thì tuỳ bạn ). Công ty XNK Hải Phòng trước kia mình làm còn ba năm âm liên tiếp mà mình chưa có sao nè. Gì mà bạn kêu cúu khẩn cấp thế. Nói vui vậy thôi , để hình dung là ghi các TK trên bảng cân đối như thế nào bạn cứ có mẫu biểu chuẩn là ghi được . thứ tự các TK đã sắp xếp trong mẫu biểu rồi thì không ai dám di chuyển đi chỗ khác đâu. Không phải cứ TK nào âm lại chuyển qua chuyển lại vốn- nguồn hay nguồn -vốn đâu. Chỉ có một vài trường hợp đặc biệt của 131 hay 331 thì bẳng cân đối kế toán đã sắp xếp rõ nội dung để mình ghi rồi. Còn bác nào ở đâu thì cứ ở đấy âm thì cho âm . Nói nhiều quá có khi xa chủ đề, mình thôi nhé
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Các bạn nên xem xét lại phương pháp lập bảng cân đối kế toán. Trước đây thuế TNDN âm( dư nợ) ghi vào phần phải thu khác. Về bản chất các TK thanh toán có số dư Nợ thì đó là số phải thu đối với hệ thống kế tóan VN, ngoại trừ một số tài khoản điều chỉnh. Hiện nay thuế dư nợ được báo cáo vào khoản mục thuế phải thu. Khoản phải thu khác không chỉ lấy số dư nợ trên Tk 1388 mà còn nhiều TK khác nữa
 
Sửa lần cuối:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Hien nói:
Trước đây thuế TNDN âm( dư nợ) ghi vào phần phải thu khác.

Thế ngày nay nó thế nào?

Hien nói:
Về bản chất các TK thanh toán có số dư Nợ thì đó là số phải thu đối với hệ thống kế tóan VN,

Sao lại là đối với hệ thống kế toán VN? Đối tượng chỉ có thế là: khách hàng, nhà cung cấp, Nhà nước thôi... Bạn phải đứng trên góc độ của doanh nghiệp.

Hien nói:
Hiện nay thuế dư nợ được báo cáo vào khoản mục thuế phải thu.

Khoản mục này tìm toét mắt trên Bảng cân đối tài khoản cũng không có. Bạn lại đứng trên góc độ của Cơ quan thuế rồi.

Hien nói:
Khoản phải thu khác không chỉ lấy số dư nợ trên Tk 1388 mà còn nhiều TK khác nữa

Ngay tên của TK 1388 đã là "Phải thu khác rồi", ngoài các khoản: Phải thu của khách hàng, Trả trước cho người bán, Thuế GTGT được khấu trừ, Phải thu nội bộ khác, Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Theo bạn thì sẽ có thêm TK nào nữa khi cho vào khoản mục "Các khoản phải thu khác"?
 
D

doanthioanh

Guest
22/2/05
7
0
0
66
Nguyen An Ninh Ha Noi
Cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp mình vậy theo mình ta cứ để nó nằm đúng chỗ của nó và thêm cái vòng cho nó phấn khởi hi hi
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Các bạn xem lại chế độ báo cáo tài chính. Theo thông tư 23 có các khoản thuế phải thu ở phần TS ngắn hạn. Trước đây khoản mục phải thu khác gồm số dư nợ các TK 1388, 333,334, 338. Các TK thanh toán có số dư nợ về bản chất là khoản phải thu(Tài sản) của DN,chứ không phải là khoản nợ điều chỉnh giảm nợ phải trả( Không được phép bù trừ). Do vậy ko được ghi âm phần NV
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Mình đồng ý là TK 1388 và 3388 có trường hợp có thể ghi được ở cả phần TS, phần nguồn vốn. Nhưng những TK 334,333 không bao giờ ghi ở phần TS cả. Nếu các TK đó dự Nợ thì cũng phải ghi ở bên nguồn và ghi âm. Đó là quy định của Bộ tài chính. Nếu Hiền còn thắc mắc bạn hãy cho chúng mình trích dẫn của thông tư mà bạn khẳng định lập trường của bạn.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
lequanghuy nói:
Mình đồng ý là TK 1388 và 3388 có trường hợp có thể ghi được ở cả phần TS, phần nguồn vốn. Nhưng những TK 334,333 không bao giờ ghi ở phần TS cả. Nếu các TK đó dự Nợ thì cũng phải ghi ở bên nguồn và ghi âm. Đó là quy định của Bộ tài chính. Nếu Hiền còn thắc mắc bạn hãy cho chúng mình trích dẫn của thông tư mà bạn khẳng định lập trường của bạn.
Đã đồng ý với 1388, 3388 rồi mà không đồng ý với 334,333 là sao???? Bạn Hien đã đưa ra giải thích và link rõ như thế rồi mà bạn vẫn chưa hiểu rõ bản chất à! Bạn tự vào TT23 mà xem lại nhé!
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
to: lannhu
Có nghỉa là bạn khẳng định 333, 334 nếu dư Nợ là ghi ở phần TS à. Còn ghi âm ở phần nguồn vốn là sai sao. Vậy mà từ trước tới giờ mình chưa thấy công ty nào hạch toán như vậy( có lẽ trừ công ty bạn) .Mình đồng với 1388 và 3388 vì nếu 1388 dư Có thì Có thể ghi vào khoản phải trả khác ở bên nguồn ( 3388) còn 3388 dư Nợ thì có thể ghi ở phần phải thu khác ( 1388) ở bên vốn ( TS) . Đồng ý với Hiền về hai TK này vì nó có căn cứ và cơ sở khoa học bởi vì theo quy định là như vậy. Ai không đọc thông tư nhưng trong mẫu biểu BCĐKT cũng có các dòng liệt kê nội dung tên TK để giúp ghi vào bảng cân đối thì cũng có thể hiểu được. Còn 334 và 333 thì never ghi ở bên TS trong bảng cân đối . Mong nhận được hồi âm từ tất cả các thành viên trong WKT về vấn đề này . Chúng mình tranh luận dựa trên cơ sở khoa học chứ không phải chỉ bằng mấy câu nói theo ai đúng ai sai hay chỉ mang tiêu đề của thông tư ra đẻ nói .
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Ngay tác giả đề tài cũng đồng ý với câu trả lời của tớ, Tú Anh , xungdanhanhhung ..
Nhưng thôi mình cũng không để ý tác giả nữa, vấn đề đặt ra là Bạn Hiền nói trước đây là như vậy , vậy cho mình hỏi mình đang làm theo cái mới hay cái cũ. Và cái mới ở đây là như thế nào mà khẳng định việc TK 334, 333 nếu dư Nợ thì ghi ở bên nguồn vốn ( ghi âm ) là sai. Mong nhận được lý luận từ Lan Nhu. Cái mình cần là nội dung câu trả lời cụ thể chứ không phải là đưa tên thông tư và bảo người khác đi đọc đẻ hiểu. Như vậy tất cả các câu hỏi đưa ra trên diễn đàn cũng chỉ cần bảo đi đọc thông tư thì người hỏi họ cần gì hỏi nữa. Tất cả những gì mình viết ở đây cũng chỉ mang tính chất xây dựng chứ không có chiến tranh lạnh gì đâu mong các bạn đừng hiểu lâm. Cuộc tranh luận nào cũng phải có kết quả như vậy chúng ta mới thoải mái tư tưởng được. Có thể tôi đúng anh sai hay ngược lại nhưng cái chính phải có lý luận khoa học đẻ đánh giá. Thân
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Hichic, chắc tôi đến chết với bạn mất thôi!

lequanghuy nói:
Mình đồng với 1388 và 3388 vì nếu 1388 dư Có thì Có thể ghi vào khoản phải trả khác ở bên nguồn ( 3388) còn 3388 dư Nợ thì có thể ghi ở phần phải thu khác ( 1388) ở bên vốn ( TS) . Đồng ý với Hiền về hai TK này vì nó có căn cứ và cơ sở khoa học bởi vì theo quy định là như vậy
Quy định như vậy là quy định nào?

Các bạn xem lại chế độ báo cáo tài chính. Theo thông tư 23 có các khoản thuế phải thu ở phần TS ngắn hạn.
Đã đưa ra link cụ thể như thế này rồi mà bạn còn không chịu vào đó mà xem coi người ta nói cái gì à. Hay là đợi phải bày cỗ ra sẵn vậy? Chịu khó tìm thì mới nhớ lâu và hiểu được cặn kẽ bản chất bạn ạ! Đáng lẽ tôi cũng chẳng muốn tham gia vào thread này đâu nhưng thấy câu trả lời của bạn chướng quá nên ý kiến tí thôi và bây giờ bạn vẫn thế...
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
lequanghuy nói:
Ngay tác giả đề tài cũng đồng ý với câu trả lời của tớ, Tú Anh , xungdanhanhhung ..
Nhưng thôi mình cũng không để ý tác giả nữa, vấn đề đặt ra là Bạn Hiền nói trước đây là như vậy , vậy cho mình hỏi mình đang làm theo cái mới hay cái cũ. Và cái mới ở đây là như thế nào mà khẳng định việc TK 334, 333 nếu dư Nợ thì ghi ở bên nguồn vốn ( ghi âm ) là sai. Mong nhận được lý luận từ Lan Nhu. Cái mình cần là nội dung câu trả lời cụ thể chứ không phải là đưa tên thông tư và bảo người khác đi đọc đẻ hiểu. Như vậy tất cả các câu hỏi đưa ra trên diễn đàn cũng chỉ cần bảo đi đọc thông tư thì người hỏi họ cần gì hỏi nữa. Tất cả những gì mình viết ở đây cũng chỉ mang tính chất xây dựng chứ không có chiến tranh lạnh gì đâu mong các bạn đừng hiểu lâm. Cuộc tranh luận nào cũng phải có kết quả như vậy chúng ta mới thoải mái tư tưởng được. Có thể tôi đúng anh sai hay ngược lại nhưng cái chính phải có lý luận khoa học đẻ đánh giá. Thân
Trích TT23: 1- Các khoản thuế phải thu ( Mã số 152):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ và khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Các khoản thuế phải thu” căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 133 “Thuế giá trị giá tăng được khấu trừ” và chi tiết số dư Nợ Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ Cái.
 
A

AC3K

Cao cấp
27/6/05
679
6
18
HCM
Mình tham gia một chút nhé.
Mình cũng không khẳng định ai đúng ai sai. Về vấn đề này đúng là các doanh nghiệp cũng rất hay sai. Tuy nhiên theo mình về 131, 138, 331, 331 thì khẳng định chắc chắn là đúng như các bạn đã khẳng định.

Tuy nhiên còn TK 334, 333 Có số dư nợ thì nằm bên TS Hay nguon von thì mình chỉ nhận định ý kiến của ai cũng có cơ sở cả, và những thông tư, chuẩn mực thì cũng không nói rõ vấn đề này lắm.

Nhưng theo mình đứng trên góc độ Bảng cân đối kế toán thì mình lại đồng ý đưa lên phần TS, Vì như vậy Phần Tổng Tài Sản mới thể hiện đúng.

Tuy nhiên về góc độ đỡ phải giải thích rờm rà và ông bà ta từ trước hay làm (với lại TK 333 có số dư nợ thì nhà nước cũng cứ để đó rồi xử lý sau chứ đâu có trả lại.......) Thì mình lại để bên nguồn vốn.

Mình nói vậy không phải ba phải, tuy nhiên về luật kế toán thì mình rất thích có quy định cụ thể để đưa luôn 334 và 333 Có số dư nợ khi lên bảng cân đối kế toán thì phải vào phần Tài Sản.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
to lannhu
- Quy định tôi nói là quy định của bộ tài chính. Thôi theo cách nói của " kế toán nông dân" thì quy định ở đây là nội dung các sách giáo khoa hướng dẫn hạch toán như vậy. Sách hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán mới của TS. Đặng Kim Cương và sách hướng dẫn thực hành kế toán mới của TS. Võ Văn Nhị ( đại học KTHCM - quê hương bạn đấy) xuất bản tháng 4 năm 2005 -phần hướng dẫn lập và phân tích bảng cân đối kế toán.
- Tôi thấy đa phần các công ty đều hạch toán như vậy nếu sai thì sai tập thể à mà xin nói không bao giờ sai. Có thể kiểu hạch toán của bạn cũng có cơ sở gì đó nhưng bạn không thể khẳng định rằng việc ghi âm các TK 334, 3334 bên nguồn vốn trên BCĐKT trong trường hợp các TK này dư Nợ là sai được . Cái đó mà bạn bảo sai thì bạn đợi thông tư số 24 trong tương lai cho tôi mượn tham khảo tôi cũng còn phải xem lại liệu thông tư đó có phải thông tư "xịn" của bộ tài chính? trang bao nhiêu? dòng bao
nhiêu?
- Tôi làm kế toán cũng không lâu nhưng đợi lúc bạn dọn cỗ cho tôi xem mấy cái dòng kia thì có lẽ tôi cũng chết đói từ lâu rồi.
- Tôi chỉ bảo Hiền nếu khẳng định lập trường của mình thì đưa ra một giải thích cụ thể. Đợi lúc tìm đọc thông tư đó của các bạn chắc người hỏi cũng lặn luôn chả cần quay lại cái đề tài này nữa. Lý thuyết ai nói chả hay, cái chính người hỏi muốn hỏi được điều người ta cần hỏi cơ.
- Đọc sách , xem thông tư trên mạng bộ tài chính nhớ lâu đúng nhưng không có nghiẫ là chỉ cả ngày đi tìm thông tư đó để đọc . Dù gì đó cũng chỉ là lý thuyết, thực tế mới là quan trọng. Thuộc lòng thông tư cũng không phải là cái quyết định mà chỉ là điều kiện cần. Trường hợp trên cứ cho là tôi chưa cập nhật thông tư đi nhưng cách xử lý hạch toán của tôi thì không sai luật và nếu sai có lẽ công ty tôi bị phạt từ lâu rồi. Hay là cán bộ thuế ở chỗ tôi không thuộc thông tư nhỉ.
- Yêu cầu rất tế nhị của tôi chỉ bảo Hiền đưa ra nội dung cụ thể để giải thích mà là câu hỏi chướng thì những gì bạn viết còn chuối hơn.
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
to lannhu
Sao trên BCĐKT tôi không tìm thấy TK nào có tên là " các khoản thuế phải thu "nhỉ. Tôi đeo kính rồi mà tìm trong mẫu biểu B01 DN không thấy có tên TK này . Lan nhu lấy kính núp soi hộ xem nó ở đâu nhỉ. Cứ cho là "BCĐKT mới" của bạn thêm chỉ tiêu này đi thì cùng xem nội dung thông tư bạn đưa ra nhé;
- Nguyên văn "Các khoản thuế phải thu ( Mã số 152):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ và khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo "
Hay nhỉ, bạn không phân biệt được thuế nộp thừa với thuế TNDN âm không phải nộp à. Thuế nộp thừa, trong trường hợp hoàn thuế người ta cũng bổ sung lợi nhuận chứ không cho vào cái "Các khoản thuế phải thu" mới có của bạn đâu. Mới chả thấy đâu, chỉ thấy lạ so với thực tế thôi.
Mà đặt trường hợp âm 3 năm liên tiếp đi, dư Nợ 3334 trong 3 năm, như thế có phải mình thu được gì trong "Các khoản thuế phải thu" trong 3 năm của bạn không? Như thế này có lẽ từ "các khoản phải trả phải nộp nhà nước" bỗng nhiên thành "Các khoản thuế phải thu" nhà nước. Thông tư bộ tài chính kiểu này chắc có vấn đề . Cho mình địa chỉ mail của nơi ban hành thông tư đẻ mình trực tiếp xin tư vấn. Âm không phải nộp thuế rồi giờ còn có "Các khoản thuế phải thu" mới hay chứ. Ngay cái tên gọi đã không đúng rồi. Còn không đúng hơn so với trường hợp cho cái âm này vào khoản phải thu khác như bạn Hiền nói. Thế mà có sức thuyết phục.
-Đưa thông tư cho người khác xem phải hiểu rõ về nó để giải thích chứ. Thông tư ở đâu mà kế toán nông dân như tôi còn thấy nhiều chỗ ngôn từ không rõ ràng thế thì các lão làng kế toán còn phải trải qua mấy cuộc hội thảo nữa đây
- Ở đây còn chưa nói ngưới ta nói một đằng hiểu một nẻo " thuế TNDN âm không phải nộp lại cho là " khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo" và cho vào " các khoản thuế phải thu " Có nộp đâu mà bảo nộp thừa. Đúng là chuối hơn cả chuối. Bảng cân đói kế toán như vậy dẫu có cân nhưng cân cũng sắp vỡ vì bị thuế hành bởi những cái chả giống ai. Chờ phản hồi từ phía đồng chí.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
lequanghuy nói:
to lannhu
Sao trên BCĐKT tôi không tìm thấy TK nào có tên là " các khoản thuế phải thu "nhỉ. Tôi đeo kính rồi mà tìm trong mẫu biểu B01 DN không thấy có tên TK này . Lan nhu lấy kính núp soi hộ xem nó ở đâu nhỉ. Cứ cho là "BCĐKT mới" của bạn thêm chỉ tiêu này đi thì cùng xem nội dung thông tư bạn đưa ra nhé

lequanghuy xem lại Thông tư số 23/2005/TT-BCT trên Thư viện của WKT ấy. Trong đó có cả mẫu Bảng cân đối kế toán mới (Mẫu số B01-DN) Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Mã số 152 chính là "Các khoản thuế phải thu".
lequanghuy nói:
- Nguyên văn "Các khoản thuế phải thu ( Mã số 152):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ và khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo "

Bạn nên xem câu trích tiếp theo của lannhu nữa thì mới chính xác. Cũng có ở cả trong Thông tư số 23/2005/TT-BTC đấy!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA