Dúng rồi, tôi ủng hộ ý kiến của pác và có một số đóng góp sau:
Từ sau sự sụp đổ của ENRON, yêu cầu về kiểm toán nói chung và về gian lận (fraud) nói riêng trở nên chặt chẽ hơn, theo như nghiên cứu thì gian lận bằng cách ghi tăng (ghi khống) về doanh thu là cực kì lớn so với việc gian lận như ăn cắp tài sản, ghi tăng hóa đơn như mọi người hay làm hehe. Việc gian lận như ghi tăng doanh thu lại thường được cố tình thực hiện bởi Ban Giám Đốc cho nên rất nguy hiểm và để lại hậu quả rất lớn.
Việc ghi nhận DT (reve recognition) cực kì quan trọng, vì nó chính là điểm mấu chốt của vấn đề, BGD có thể cố tình ghi tăng doanh thu.
Ví dụ: Bạn là ông chủ của DK một công ty chuyên bán bánh kẹo, tại 31/12/2005 bạn còn 4000 tấn bánh ChipChip trị giá 5O tỷ trong kho, nhưng bạn cứ ghi nhận doanh thu của nó và trả lời với cơ quan chức năng hoặc kiểm toán là hàng đó đã bán, và khách hàng gửi. Ở vị trí kiểm toán viên, 50 tỷ trên không được phép ghi nhận là doanh thu trừ khi khách hàng có cam kết là mọi rủi ro (cháy nổ, lũ lụt, mất cắp...) nếu có, đối với bánh để tại kho của DK do khách hàng chịu trách nhiệm hết, DK không có trách nhiệm gì hết nếu có sự cố xảy ra. (significant risk was transferred to the customer and the revenues were measured realibly)
-----------------------
hong hot nói:
Revenue là một chỉ tiêu hết sức nhạy cảm, đối với các doanh nghiệp public, chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng của thị trường chứng khoán vì nó liên quan trực tiếp đến ván đề lợi nhuận.
Revenue là bao nhiêu lại phụ thuộc nhiều vào recognition policy mà policy rất dễ bị overide ở higher level management. Để thay đổi hình ảnh về khả năng lợi nhuận thì thay đổi chút xíu cách ghi nhận doanh thu cũng mang lại kết quả hết sức mỹ mãn cho nhà quản lý. Vì vậy ISA 240 đề nghị KTV phải đặt hoài nghi nghề nghiệp cao hơn mức bình thường chứ không phải bắt KTV cho răng revenue có SIR như bạn thanhvn nói.
Ai cũng biết, sự kiện enron bắt nguồn từ đâu và cũng từ sau sự kiện này (có lẽ) ISA240 mới được update và chú trọng hơn đến vấn đề này.
Ở VN, hiện nay có hiện tượng các doanh nghiệp trước khi lên sàn thường đánh bóng tên tuổi của mình và một trong các công cụ dễ dùng để làm đẹp chỉ tiêu lợi nhuận chính là revenue recognition, vì vậy VSA tôi nghĩ cũng cần phải update cho phù hợp để các DNKT thận trọng hơn hoặc UBCKNN có khi cũng cần có yêu cầu đặc biệt đối với kiểm toán các public entities. đúng không cac bác hỉ?