Case study: VAT với Doanh thu chưa thực hiện ???

  • Thread starter letrans
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
L
Các bác làm ơn thảo luận về vấn đề này nhé:

Công ty em cung cấp một loại dịch vụ trong 2 năm, tổng số phí thu được là 110 triệu (trong đó VAT là 10%). Tuy nhiên, do việc cung cấp dịch vụ này trong 2 năm nên công ty tôi phân bổ doanh thu ra thành 2 năm, mỗi năm ghi nhận doanh thu thực hiện là 50 Triệu (phần còn lại ghi nhận doanh thu chưa thực hiện hay còn gọi là doanh thu chờ phân bổ).
Vấn để phát sinh là do công ty chỉ xuất hoá đơn và thu tiền một lần vào ngày ký hợp đồng nên sẽ ghi nhận luôn số VAT đầu ra là 10 Triệu.
Như vậy, nếu năm nay công ty tôi nộp thuế VAT thì trên quyết toán, số liệu phản ánh như sau:
- Năm nay (2005)
Doanh thu thực hiện: 50Triệu
VAT phải nộp: 10 Triệu
- Năm sau (2006)
Doanh thu thực hiện 50 triệu (được chuyển từ doanh thu chưa thực hiện kỳ trước)
VAT phải nộp: 0 VNĐ

Theo quan điểm cá nhân tôi thì việc ghi nhận như này không phản ánh đúng mối quan hệ giữa doanh thu thực hiện và VAT phải nộp. Tuy nhiên, theo em được biết thì hầu như trước tới nay không có tiền lệ phân bổ thuế theo doanh thu thực hiện.(Qua tìm hiểu và tham khảo ý kiến chuyên gia, tôi được biết trường hợp này chỉ xảy ra đối với việc bán thẻ GOLF cho thành viên mà thôi).

Các bác làm ơn cho quan điểm về vấn đề này nhé?

Chân thành cảm ơn.
Trân trọng
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
Đây chỉ là doanh thu nhận trước thôi mà.
Trường hợp này cũng giống như xuất hóa đơn tiền thuê nhà vậy đó. VAT sẽ được kê khai trong năm đầu tiên.
Đâu có ai quy định VAT phải phù hợp với doanh thu đâu.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Bác letrans ơi, khoản VAT này thực ra là khoản mà DN nộp hộ cho khách hàng, đối tượng chịu thuế là khách hàng. Còn DT là của đơn vị bác. Hai cái này không liên quan gì đến nhau cả.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Đối với thuế, khi có hóa đơn là phải kê khai rồi và họ coi khoản doanh thu và thuế GTGT phải nộp đã được ghi nhận, coi như đó là doanh thu của năm 2005 mà thôi.

Đối với kế toán thì khác, họ sẽ hiểu là khách hàng đã ứng trước tiền dịch vụ và công ty mới chỉ cung cấp một nửa công việc trong năm 2005 mà thôi.

Quan điểm của thuế và kế toán có thể khác nhau.

letrans nói:
Các bác làm ơn thảo luận về vấn đề này nhé:

Công ty em cung cấp một loại dịch vụ trong 2 năm, tổng số phí thu được là 110 triệu (trong đó VAT là 10%). Tuy nhiên, do việc cung cấp dịch vụ này trong 2 năm nên công ty tôi phân bổ doanh thu ra thành 2 năm, mỗi năm ghi nhận doanh thu thực hiện là 50 Triệu (phần còn lại ghi nhận doanh thu chưa thực hiện hay còn gọi là doanh thu chờ phân bổ).
Vấn để phát sinh là do công ty chỉ xuất hoá đơn và thu tiền một lần vào ngày ký hợp đồng nên sẽ ghi nhận luôn số VAT đầu ra là 10 Triệu.
Như vậy, nếu năm nay công ty tôi nộp thuế VAT thì trên quyết toán, số liệu phản ánh như sau:
- Năm nay (2005)
Doanh thu thực hiện: 50Triệu
VAT phải nộp: 10 Triệu
- Năm sau (2006)
Doanh thu thực hiện 50 triệu (được chuyển từ doanh thu chưa thực hiện kỳ trước)
VAT phải nộp: 0 VNĐ

Theo quan điểm cá nhân tôi thì việc ghi nhận như này không phản ánh đúng mối quan hệ giữa doanh thu thực hiện và VAT phải nộp. Tuy nhiên, theo em được biết thì hầu như trước tới nay không có tiền lệ phân bổ thuế theo doanh thu thực hiện.(Qua tìm hiểu và tham khảo ý kiến chuyên gia, tôi được biết trường hợp này chỉ xảy ra đối với việc bán thẻ GOLF cho thành viên mà thôi).

Các bác làm ơn cho quan điểm về vấn đề này nhé?

Chân thành cảm ơn.
Trân trọng
 
B

BILY

Guest
28/8/05
51
0
0
42
HCM City
Nguyen Tu Anh nói:
Đối với thuế, khi có hóa đơn là phải kê khai rồi và họ coi khoản doanh thu và thuế GTGT phải nộp đã được ghi nhận, coi như đó là doanh thu của năm 2005 mà thôi.

Đối với kế toán thì khác, họ sẽ hiểu là khách hàng đã ứng trước tiền dịch vụ và công ty mới chỉ cung cấp một nửa công việc trong năm 2005 mà thôi.

Quan điểm của thuế và kế toán có thể khác nhau.

Quan điểm này của Chi Tú Anh là đúng rồi, Kế toán thuế và Kế toán tài chính luôn xãy ra những chênh lệch như thế này. Để phản Ảnh đúng tình hình tài chính của Doanh nghiệp và theo nguyên tắc phù hợp Doanh thu và Chi phí thì năm 2005 chỉ ghi nhận vào Doanh thu 50t thôi, còn 50t ghi nhận vào Doanh thu nhận trước (3387), còn thuế thì chắc thấy hóa đơn và nó chộp rồi...về lâu dài thì khoản thuế nó cũng Defer hết.
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Nguyen Tu Anh nói:
Đối với thuế, khi có hóa đơn là phải kê khai rồi và họ coi khoản doanh thu và thuế GTGT phải nộp đã được ghi nhận, coi như đó là doanh thu của năm 2005 mà thôi.

Đối với kế toán thì khác, họ sẽ hiểu là khách hàng đã ứng trước tiền dịch vụ và công ty mới chỉ cung cấp một nửa công việc trong năm 2005 mà thôi.

Quan điểm của thuế và kế toán có thể khác nhau.

Tú Anh nói hay quá, bạn letrans cứ nghĩ VAT là mình phải nộp, thực ra bản chất của VAT là mình nộp hộ người tiêu dúng, DN chắng mất đi cũng chẳng thêm lên xu nào, nên letrans cứ lấn cấn DT với VAT.
BTC ra TK 3387 để giải quyết vấn đề này cho bạn khi hạch tóan DT nhận trước fù hợp với thực tế , làm căn cứ để tính TNDN và quản trị TCDN.
Đúng không Tú Anh ?
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Vivavina nói:
Tú Anh nói hay quá, bạn letrans cứ nghĩ VAT là mình phải nộp, thực ra bản chất của VAT là mình nộp hộ người tiêu dúng, DN chắng mất đi cũng chẳng thêm lên xu nào, nên letrans cứ lấn cấn DT với VAT.
BTC ra TK 3387 để giải quyết vấn đề này cho bạn khi hạch tóan DT nhận trước fù hợp với thực tế , làm căn cứ để tính TNDN và quản trị TCDN.
Đúng không Tú Anh ?

Sao lại treo trên TK 3387, phải ghi nhận số doanh thu chưa thực hiện trên TK công nợ chứ ?
 
H

hvtgroup

Ông lái đò...
15/3/04
377
0
16
HaiPhong
Virgin nói:
Sao lại treo trên TK 3387, phải ghi nhận số doanh thu chưa thực hiện trên TK công nợ chứ ?

Nhưng trường hợp này doanh thu nhận trước chứ có phải công nợ đâu?
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Virgin nói:
Sao lại treo trên TK 3387, phải ghi nhận số doanh thu chưa thực hiện trên TK công nợ chứ ?

Nhìn thấy Virgin có 5 sao, nhìn lại mình cảm thấy ớn lạnh quá, nhưng cũng ráng gồng mình lên vậy, lỡ có thất thố thì 5 sao dạy bảo thêm nhé.

Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động kéo dài nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).

- Đồng thời, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thực hiện, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu thực tế thực hiện trong kỳ.

- Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu của kỳ kế toán sau.

- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp hàng hóa - dịch vụ không được thực hiện (nếu có), ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Trường hợp đã ghi doanh thu
trong kỳ theo giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động cung cấp HHDV cho khách hàng không được thực hiện)
Có TK 111, 112, 331… (Tổng số tiền trả lại).
 
Sửa lần cuối:
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước cho nhiều năm, ghi:

Nợ các TK 111, 112… (Tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận được).

Đồng thời, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thu tiền, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu
- Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 - Doanh thu của kỳ kế toán sau.

- Cuối mỗi kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ không được thực hiện (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ)
Có các TK 111, 112…. (Tổng số tiền trả lại).


Vài lời thô thiển gửi tới góp vui ........
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Doanh thu chưa thực hiện

hvtgroup nói:
Nhưng trường hợp này doanh thu nhận trước chứ có phải công nợ đâu?
TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện là TK công nợ đấy chứ. Khi lập bảng cân đối kế toán nó được báo cáo phần nợ phải trả, khoản mục người mua trả trước.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Các bác đi xa quá! Đã sang tận phần định khoản rồi cơ ạ?

Em đang giải thích cho letrans sự khác nhau giữa thuế và kế toán khi hiểu bản chất một "hiện tượng" thôi chứ không có ý nghĩ gì cao siêu cả. Khi hạch toán thì các bác hãy nghĩ đơn giản đi một tí, đừng phức tạp hóa vấn đề.

TK 3387 - "Doanh thu chưa thực hiện": gồm số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản (cho thuê hoạt động); khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm trả góp theo cam kết với giá trả ngay; khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ... (trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu...).

Do đó, với nội dung mà TK 3387 phản ánh em không đưa vào hạch toán trong nghiệp vụ này. Chúng ta có thể hạch toán như sau ạ:

- Năm 2005:

+ Nợ TK 111: 110 tr

Có TK 131: 110 tr

+ Nợ TK 131: 60 tr

Có TK 511: 50 tr

Có TK 3331: 10 tr

- Năm 2006:

Nợ TK 131: 50 tr

Có TK 511: 50 tr
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
NV Tú Anh : TK 3387 - "Doanh thu chưa thực hiện": gồm số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản (cho thuê hoạt động); khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm trả góp theo cam kết với giá trả ngay; khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ... (trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu...).

Tú Anh à, theo mình vẫn phải sử dụng TK 3387 . TK này không chỉ có nội dung như TA nói, ý nghĩa của nó là phản ánh phần nghĩa vụ DN phải thực hiện cho khách hàng bằng sản phẩm hay dịch vụ . Nếu nghĩ sâu hơn một chút sẽ thấy nó khác với các TK lọai 3 khác.( bạn phâh biệt từ "nhận trước" so với các từ "tạm ứng", "nợ" , "phải trả",.... rõ ràng là nó khác nhau, cũng như theo NĐ 23/2005, BTC đổi tên TK 222 từ Góp vốn LD sang Vốn góp LD vậy)


TK 3387 còn sử dụng rất nhiều trong các công ty xây dựng, và các nghiệp vụ như bạn letrans hỏi.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Trước tiên là phải xin lỗi letrans vì mình đã lái chủ đề đi không đúng hướng, nhưng về vấn đề của bạn thì mình đồng ý với các bài viết trước nên không đưa ý kiến được.

Treo công nợ ở đây mình muốn nói đó là TK 131. Cách hạch toán thì mình đồng ý với NTA.

Đọc đi đọc lại TT89 mà cũng chưa thể nhất trí với bác VIVIVIna được, chắc là mình chưa nghĩ sâu được;phần nào có quy định thì mình hạch toán vào 3387, chưa quy định thì mình vẫn làm như cũ, cho vào 131.

bác viavavina
Nhìn thấy Virgin có 5 sao, nhìn lại mình cảm thấy ớn lạnh quá, nhưng cũng ráng gồng mình lên vậy, lỡ có thất thố thì 5 sao dạy bảo thêm nhé.
bác nói thế thì chắc Virgin không dám phát biểu nửa
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
131 được gọi là các khoản phải thu
331 thi mới gọi là công nợ chứ
phải không bác Virgin, bác nhầm thuật ngữ rùi
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Thực ra hạch tóan 131 hay 3387 thì khi lên BS nó cũng đều là nợ phải trả cả. Nhưng hạch tóan 3387 sẽ đúng bản chất tài khoản và nghiệp vụ phát sinh hơn. Ghi 131 thì sẽ dễ nhầm lẫn với khách hàng ứng trước tiền, tức là KH chuyển tiền khi dịch vụ chưa được bắt đầu thực hiện. Còn ở đây, dịch vụ cho năm thứ 2 này được xem là đã bắt đầu thực hiện kể từ khi thực hiên HĐồng này (năm thứ nhất). Dó đó ghi nhận như là 1 khỏan doanh thu chưa thực hiện sẽ đúng hơn là khách hàng trả tiền trước.

Khi hạch tóan ta nên xem xét bản chất của sự việc và tài khoản để hạch tóan cho linh động chứ không phải người ta ví dụ ra ba dấu gạch đầu dòng thì áp dụng chỉ cho 3 dấu gạch đầu dòng đó.
 
H

hvtgroup

Ông lái đò...
15/3/04
377
0
16
HaiPhong
Đồng ý với phân tích của Lannhu, về mặt số liệu là không sai nhưng về bản chất nghiệp vụ p/s thì sử dụng TK3387 thì phù hợp hơn!
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
lannhu nói:
Thực ra hạch tóan 131 hay 3387 thì khi lên BS nó cũng đều là nợ phải trả cả. Nhưng hạch tóan 3387 sẽ đúng bản chất tài khoản và nghiệp vụ phát sinh hơn. Ghi 131 thì sẽ dễ nhầm lẫn với khách hàng ứng trước tiền, tức là KH chuyển tiền khi dịch vụ chưa được bắt đầu thực hiện. Còn ở đây, dịch vụ cho năm thứ 2 này được xem là đã bắt đầu thực hiện kể từ khi thực hiên HĐồng này (năm thứ nhất). Dó đó ghi nhận như là 1 khỏan doanh thu chưa thực hiện sẽ đúng hơn là khách hàng trả tiền trước.

Khi hạch tóan ta nên xem xét bản chất của sự việc và tài khoản để hạch tóan cho linh động chứ không phải người ta ví dụ ra ba dấu gạch đầu dòng thì áp dụng chỉ cho 3 dấu gạch đầu dòng đó.

Hoan hô Lannhu, bắt tay cái nhé.

Các bạn à, thực ra ngày trước mình cũng hay nghĩ đơn giản lắm, làm để đối phó mà. Nhưng sau nghĩ lại, mình làm nghề TCKT, mình phải làm đúng theo bản chất nghề nghiệp của mình, nghĩa là hiểu đúng, làm đúng, chi tiết , phân tích kỹ càng các nghiệp vụ KT .... Làm như các bạn (131, 331) , theo mình là : Có thể chấp nhận, nhưng đúng thì chưa chắc.

Các bạn đọc TT 23/2005, người ta hướng dẫn rất nhiều vấn đề, tóm lại là rất chi tiết. Ở đây cũng vậy, chẳng phải tự nhiên mà BTC đẻ ra TK 3387 (rất lâu rồi, từ trước khi có TT 23 về TSCĐ đầu tư kìa), nó phải phục vụ một mục đích nào đó, đúng không ạ?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bác Virgin không nhầm thuật ngữ đâu ạ.

Nếu khách hàng ứng trước tiền mua hàng cho chúng ta thì TK 131 sẽ nhảy sang bên Có và lúc này ta đang còn "công nợ" đối với khàch hàng.

Nếu chúng ta ứng trước tiền mua hàng cho nhà cung cấp thì TK 331 sẽ nhảy sang bên Nợ và lúc này ta đang có "khoản phải thu" đối với nhà cung cấp.

snoopy2004 nói:
131 được gọi là các khoản phải thu
331 thi mới gọi là công nợ chứ
phải không bác Virgin, bác nhầm thuật ngữ rùi
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
lannhu nói:
Ghi 131 thì sẽ dễ nhầm lẫn với khách hàng ứng trước tiền, tức là KH chuyển tiền khi dịch vụ chưa được bắt đầu thực hiện. Còn ở đây, dịch vụ cho năm thứ 2 này được xem là đã bắt đầu thực hiện kể từ khi thực hiên HĐồng này (năm thứ nhất).
Thì đây chính là trường hợp khách hàng ứng trước tiền hàng đấy thôi. Rồi sau đó mới thực hiện từng nào thì ghi nhận doanh thu bán hàng chừng ấy, quá đúng bản chất và sự việc!

lannhu nói:
Khi hạch tóan ta nên xem xét bản chất của sự việc và tài khoản để hạch tóan cho linh động chứ không phải người ta ví dụ ra ba dấu gạch đầu dòng thì áp dụng chỉ cho 3 dấu gạch đầu dòng đó.
Chị đố em biết nhé: Tại sao TK 3387 này lại chui sang loại tài khoản 3 - Nợ phải trả, trong khi nó lại mang tên Doanh thu chưa thực hiện?
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Similar threads

H
Trả lời
3
Lượt xem
6K
Thuế GTGT
lengocling
L
H
Trả lời
4
Lượt xem
7K
Thuế GTGT
Trương Lan
Trương Lan

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA