Case study: VAT với Doanh thu chưa thực hiện ???

  • Thread starter letrans
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Nguyen Tu Anh nói:
Thì đây chính là trường hợp khách hàng ứng trước tiền hàng đấy thôi. Rồi sau đó mới thực hiện từng nào thì ghi nhận doanh thu bán hàng chừng ấy, quá đúng bản chất và sự việc!
Chị ơi, HĐồng này đã bắt đầu thực hiện rồi, cho nên những khoản tiền trả cho HĐ này nhưng phần dịch vụ thực sự phát sinh vào các niên độ sau thì không thể goi là ứng trước tiền. Gọi là khách hàng ứng trước chỉ đối với những HĐồng chưa bắt đầu thực hiện, dịch vụ chưa thực sự phát sinh khi khách hàng chuyển tiền.
Nếu hiểu “ứng trước tiền” như chị thì không có khoản nào gọi là doanh thu chưa thực hiện cả (mà cái cũ gọi là doanh thu nhận trước ý)

Chị đố em biết nhé: Tại sao TK 3387 này lại chui sang loại tài khoản 3 - Nợ phải trả, trong khi nó lại mang tên Doanh thu chưa thực hiện?
Hì, cái này chắc là phải cho qua mục “đố vui” nhỉ!

Em cũng xin giải đáp luôn tại đây. Nó mang tên “Doanh thu chưa thực hiện” mà thuộc tk lọai 3 vì nó có chữ “chưa”. Hehe..vì chưa cho nên mới phải làm cho thành có (nghĩa vụ phải thực hiện đối với phần lợi ích đã nhận 1 cách chắc chắn).
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Liên quan đến tình huống này, tôi xin các bạn chỉ giáo cho 1 vấn đề có tính nguyên lý:
- Tại sao chế độ kế toán lại bổ xung TK 3387? và tại sao VAT lại được đơn vị nộp theo cách thức như chế độ kế toán quy định?

Nếu các bạn phân tích được bản chất vấn đề này, thì các bạn sẽ có câu trả lời cho tình huống mà Letrans đưa ra.
Mong các bạn đưa ra lời phân tích.
 
S

snoopy2004

Trung cấp
19/7/05
118
1
16
tphcm
TK 3387 thuộc dạng deferal, doanh thu đã thu tiền rồi nhưng chưa được ghi nhận.
Còn thuế 3331 đối tượng nộp thuế là người tiêu dùng, nên DN không cần phải tách ra giống như TK 5111 và 3387.
 
N

November-rain

Guest
14/11/04
37
0
0
40
Ha Noi
Ý kiến của em thế này nhé, các bác đang tranh luận về vấn đề với case mà bác letrans đưa ra thì hạch toán vào TK 131 hay TK 3387, đúng không ạ? Vấn đề là khi hạch toán thì các bác phải dựa vào các chứng từ kế toán và bản chất của nghiệp vụ phát sinh, trong trường hợp bác letrans đưa ra thì "… công ty chỉ xuất hóa đơn và thu tiền một lần vào ngày ký hợp đồng", do vậy theo hóa đơn này thì các bác đã ghi nhận đó là một khoản doanh thu (và do vậy mới xác định VAT đầu ra là 10 tr trên TK 3331 ngay từ năm thứ nhất), tuy nhiên do hợp đồng này thực hiện trong vòng 2 năm, do vậy theo nguyên tắc phù hợp phải treo trên TK 3387 là TK doanh thu chưa thực hiện và phân bổ dần vào năm sau đó. Chỉ hạch toán vào Tk 131 khi khách hàng ứng trước tiền và công ty bác letrans xuất hóa đơn cho từng năm chứ không phải xuất hóa đơn 1 lần, khi ấy hạch toán như bác Nguyen Tu Anh là gần đúng. Tại sao em lại nói là gần đúng? vì lúc ấy VAT đầu ra sẽ được ghi nhận theo hóa đơn mà công ty bác xuất cho khách hàng từng năm, tức là không phải tính luôn vào năm thứ nhất mà tính trên doanh thu từng năm. Như vậy trong trường hợp bác letrans đưa ra thì phải hạch toán vào TK 3387 mới là đúng bản chất kế toán. Ứng trước tiền hàng là ứng trước tiền hàng chứ, đâu có thể lẫn với doanh thu chưa thực hiện được.
 
B

BILY

Guest
28/8/05
51
0
0
42
HCM City
November-rain nói:
Ý kiến của em thế này nhé, các bác đang tranh luận về vấn đề với case mà bác letrans đưa ra thì hạch toán vào TK 131 hay TK 3387, đúng không ạ? Vấn đề là khi hạch toán thì các bác phải dựa vào các chứng từ kế toán và bản chất của nghiệp vụ phát sinh, trong trường hợp bác letrans đưa ra thì "… công ty chỉ xuất hóa đơn và thu tiền một lần vào ngày ký hợp đồng", do vậy theo hóa đơn này thì các bác đã ghi nhận đó là một khoản doanh thu (và do vậy mới xác định VAT đầu ra là 10 tr trên TK 3331 ngay từ năm thứ nhất), tuy nhiên do hợp đồng này thực hiện trong vòng 2 năm, do vậy theo nguyên tắc phù hợp phải treo trên TK 3387 là TK doanh thu chưa thực hiện và phân bổ dần vào năm sau đó. Chỉ hạch toán vào Tk 131 khi khách hàng ứng trước tiền và công ty bác letrans xuất hóa đơn cho từng năm chứ không phải xuất hóa đơn 1 lần, khi ấy hạch toán như bác Nguyen Tu Anh là gần đúng. Tại sao em lại nói là gần đúng? vì lúc ấy VAT đầu ra sẽ được ghi nhận theo hóa đơn mà công ty bác xuất cho khách hàng từng năm, tức là không phải tính luôn vào năm thứ nhất mà tính trên doanh thu từng năm. Như vậy trong trường hợp bác letrans đưa ra thì phải hạch toán vào TK 3387 mới là đúng bản chất kế toán. Ứng trước tiền hàng là ứng trước tiền hàng chứ, đâu có thể lẫn với doanh thu chưa thực hiện được.
Ha ha, khá lắm mới 21 tuổi mà đã phân tích được như thế thì tương lai lắm đây. Anh hoàn toàn đồng ý với lập luận của Em!!!
Nào, có ai có ý kiến khác nữa không?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Vậy nếu tình huống là việc thu tiền được thực hiện vào cuối năm thứ hai ( thay cho đầu năm thứ nhất) thì sẽ hạch toán như thế nào? :wall:
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Mỗi người có một quan điểm và em cũng tôn trọng điều đó. Tuy nhiên, chúng ta làm nghề kế toán thì còn phải tôn trọng chuẩn mực kế toán nữa vì đó là quy định chuyên môn chúng ta cần tuân thủ.

Xin mời các bác xem hộ em Thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Doanh thu và thu nhập khác".

Hoạt động của DN mà letrans nói tới ở đây là hoạt động cung cấp dịch vụ như bao dịch vụ thông thường khác. Và tình huống này đã được đề cập đến trong Thông tư này như sau:

Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" mà chỉ hạch toán vào bên Có Tài khoản 131- "Phải thu của khách hàng" về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.

Đó là với TK 131 và TK 511, chúng ta sẽ tiếp sang TK 3387 nhé! Quy định lại còn rõ hơn thế:

Doanh thu chưa thực hiện gồm:

- Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản (cho thuê hoạt động);

- Khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay;

- Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu...).

Vậy thì TK 3387 chỉ phản ánh ba hoạt động này thôi, không hơn vì các bác nhìn dấu chấm hết (.) mà xem.

Nhân tiện cũng nói thêm một chút. Chúng ta không nên nghe hoàn toàn hết vào tên gọi của tài khoản mà hãy chú ý vào nội dung nó phản ánh và áp dụng cho đối tượng nào. Một cái tên không mang hết nội dung.

Ví thử như TK 141 "Tạm ứng". Người mua và người bán ứng trước tiền ra mua hàng thì có gọi là tạm ứng không ạ? Có quá đi chứ! Nhưng chúng ta đâu có được hạch toán sang TK 141 với cái tên y hệt với nội dung đó mà phải hạch toán sang TK có cái tên chẳng giống với nội dung gì cả: "Phải thu của khách hàng" hoặc "Phải trả cho người bán".

TK 3387 cũng vậy. Không thể nghe cái tên "Doanh thu chưa thực hiện" mà gán cho nó vào bất cứ đối tượng nào cũng được. Nó chỉ áp dụng cho một vài đối tượng mà thôi.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì....
thì số lượng hàng hóa kỳ sau sẽ được giao cho khách hàng theo cách thức như thế nào? Chứng từ kế toán nào sẽ làm căn cứ để đảm bảo tính pháp lý của hàng hóa lưu thông?
Và khi đó, cơ quan Quản lý thị trường sẽ xử lý tình hình như thế nào?
Quả thật, vẫn biết Tú Anh trích dẫn chính xác tuyệt đối. nhưng việc vận dụng luật và các văn bản pháp quy phải linh hoạt, nếu không sẽ tự đưa đầu vào tròng.
Với tình huống theo thông tư, DN có nên viết hóa đơn bán hàng trước không? cho dù có nhận tiền trước của khách hàng.
Và nữa, hàng hóa và dịch vụ là khác nhau.
Và TK 3387 được sử dụng phổ biến trong các DN xây dựng.

Còn thêm tình huống phát sinh giả định như thế này: Nếu năm sau, thuế suất của dịch vụ thay đổi, thì tình hình sẽ diễn ra như thế nào đối với DN? và đối với NSNN?
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bathanh nói:
thì số lượng hàng hóa kỳ sau sẽ được giao cho khách hàng theo cách thức như thế nào? Chứng từ kế toán nào sẽ làm căn cứ để đảm bảo tính pháp lý của hàng hóa lưu thông?
Và khi đó, cơ quan Quản lý thị trường sẽ xử lý tình hình như thế nào?
Có nhiều chứng từ kế toán đi kèm theo hóa đơn và vẫn được coi là hợp lệ. Ví dụ như: hợp đồng, phiếu xuất kho, phiếu thu...

Bathanh nói:
Với tình huống theo thông tư, DN có nên viết hóa đơn bán hàng trước không? cho dù có nhận tiền trước của khách hàng.
Thông tư nói đến tình huống như vậy chứng tỏ trong thực tế có thể xảy ra và không nói là cấm, chỉ là hướng dẫn cách giải quyết thôi.

DN có nên viết hóa đơn ra không thì phải tùy mục đích cụ thể của DN là gì. Ai làm việc cũng có mục đích cả. Có lợi ích có thể lượng hóa ngay được nhưng có lợi ích thì chưa thể lượng hóa ngay được, phải xem vào tầm nhìn xa trông rộng.

Bathanh nói:
Và nữa, hàng hóa và dịch vụ là khác nhau.
Nếu phân tách hàng hóa và dịch vụ là khác nhau thì với trường hợp này, giao dịch vụ lại càng dễ, dịch vụ là thứ vô hình; thì sao lo quản lý thị trường bắt gặp chứ!

Bathanh nói:
Còn thêm tình huống phát sinh giả định như thế này: Nếu năm sau, thuế suất của dịch vụ thay đổi, thì tình hình sẽ diễn ra như thế nào đối với DN? và đối với NSNN?
Bác nói tới tầm vĩ mô hả?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Có nhiều chứng từ kế toán đi kèm theo hóa đơn và vẫn được coi là hợp lệ. Ví dụ như: hợp đồng, phiếu xuất kho, phiếu thu...

Bạn chưa đụng với Quản lý thị trường bao giờ, đúng không vậy?
Bạn cứ thử dùng những chứng từ này xem. die là cái chắc.
Chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ, là một phần không thể ko nắm của kế toán.

Bác nói tới tầm vĩ mô hả?

Thực ra, tình huống này chỉ là gợi ý cho các khả năng trong tình huống được đưa ra đầu tiên.
Một cách hết sức vô duyên, nếu người làm tài chính lại để cho NSNN( hay đối tác nói chung) sử dụng vốn của mình một cách thiếu khoa học như vậy.
Cách tối ưu là chiếm dụng các nguồn vốn ko phải trả phí. và không cho ai chiếm dụng nguồn vốn của mình mà không phải trả phí cả.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bathanh nói:
Bạn cứ thử dùng những chứng từ này xem. die là cái chắc.
Chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ, là một phần không thể ko nắm của kế toán.
Thực tế người ta vẫn xuất hàng hóa mà không có hóa đơn đấy thôi. Luật thì thế, ai mà chẳng rõ nhưng khi áp dụng vào thực tế thì đâu có thể đạt đến mức độ tuyệt đối?

Nếu gặp quản lý thị trường ạ? Làm sao mà die được, lôi "chứng từ" khác ra.
Bathanh nói:
Một cách hết sức vô duyên, nếu người làm tài chính lại để cho NSNN( hay đối tác nói chung) sử dụng vốn của mình một cách thiếu khoa học như vậy.
Thế thì khách hàng của letrans trong trường hợp này vô duyên hết sức! Bác đã có chỗ nhờ tư vấn tài chính rồi đấy!
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Bạn Tú Anh thân mến!
Cho dù, văn phong của chúng ta có thể hài hước, có thể châm biếm. nhưng nội dung của nó phải thể hiện được tính chuyên môn. Và tôi cũng đang cố gắng làm như vậy.
Xin giải trình với bạn một cách chi tiết về tình huống này như sau:
1. Nếu bạn phát hành hóa đơn, và nộp thuế VAT cho cả 2 năm là bạn đã thiệt thòi rồi. Nếu như hết năm đầu tiên, khách hàng không thuê nữa, bạn phải trả lại tiền thuê đã ứng trước cho người ta, ( giả định trong trường hợp hợp đồng ko quy định là không được đòi lại) khi đó tiền thuế bạn đâu có dễ gì đòi lại từ NSách?
2. Với số tiền khách hàng ứng trước như vậy, NSNN muốn có sự chắc chắn số thu, nên đã đề ra quy định, vậy giữa ng cho thuê và ng đi thuê cũng có thể đưa ra các ràng buộc phù hợp với quy định để đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Có thể tiền thuê đã thấp, nên ng đi thuê chấp nhận trả trước( họ tính rằng như vậy có lợi), nhưng điều đó không có nghĩa rằng họ sẽ ko tạo điều kiện cho bên cho thuê.
3. Quy định với việc cho thuê ( đặc biệt cho thuê nhà này); NSNN sẽ thu trên số tiền thu được ( mà ng đi thuê thanh toán cho người cho thuê). Như vậy, việc nộp NSNN trước hay sau( một cách đúng luật) phụ thuộc vào thỏa thuận giữa 2 bên. Số tìên thuê của năm thứ 2 đó không có lý gì ko chuyển được thành khoản tiền thanh toán cho nội dung khác - ký quỹ chẳng hạn - và khi đó, bạn có thể ko phải nộp thuế trước khoản này, với lãi suất Ngân hàng bây giờ > 12% năm thì bạn đã có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho DN rồi?
4. Trong trường hợp bán hàng hóa, tôi nói thật rằng, nếu hàng hóa của bạn đi trên đường mà có những chứng từ ( như bạn nói), chỉ cần thiếu 1 cái chứng từ thôi: Hóa đơn ( hoặc PXK kiêm VCNB cùng lệnh xuất kho, nếu bạn chuyển hàng cho chi nhánh, đại lý bán hàng hưởng hoa hồng) thì hàng hóa của bạn không thể không bị giữ lại. Tất cả các chứng từ khác của bạn nói đều không hợp lệ với hàng đi đường.
bạn có thể yên tâm rằng, những góp ý của tôi, thực sự là những góp ý có tính chất gợi mở hướng xử lý. Tôi không muốn góp ý theo kiểu trả lời có tính chất chốt chặt vấn đề lại ( điều này, chính các bạn đã góp ý cho tôi hồi đầu năm 2005).
Còn giọng văn viết, mong các bạn đọc hết sức độ lượng. tôi thực sự không có ý châm biếm, đùa cợt, mà chỉ muốn làm cho ko topic có thêm 1 giọng văn khác. Tôi hoàn toàn thành ý với tất cả các bạn.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh


Ôi ! Sao các bác ngĩ sao mà phức tạp quá nhỉ? Tôi thì nghĩ hết sức đơn giản.
Năm 2005, phát hành hoá đơn 110triệu (cả thuế GTGT). Thế thì tôi sẽ hạch toán vầy:
-Căn cứ hoá đơn xuất, hạch toán:
Nợ 131: 110triệu
Có 511: 100triệu
Có 33311: 10triệu


-Khách hàng trả hết ti ền tr ên ho á đ ơn, Hach To án:
Nợ 111,112: 110tri ệu
Có 131 : 110tri êu

-Nhưng mà thực tế doanh thu thực hiện của năm 2005 chỉ có 50triệu thôi; thế thì hạch toán chuyển bớt 50triệu thành doanh thu chưa thực hiện 3387. Nghe có vẽ hợp lý quá phải không? nhưng cái tài khoản 3387 hình như chỉ dùng trong hoạt động xây dựng và cho thuê TSCDĐ cho thuê tài chính thôi phải khg?Vậy thì phải xem đây là khoản khách hàng trả trước (chính xác là vậy).
Nơ 511: 50triệu
Có 131 : 50triệu


-Sang năm 2006, sẽ chuyển cái kho ản tr ả tr ư ớc n ày th ành doanh thu n ăm 2006 hạch toán:
Nợ 131: 50triệu
Có 511 : 50triệu.




 
Sửa lần cuối:
D

duonglieu

Guest
2/11/04
6
0
0
TPHCM
Nguyen Tu Anh nói:
Doanh thu chưa thực hiện gồm:

- Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản (cho thuê hoạt động);

- Khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay;

- Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu...).

Vậy thì TK 3387 chỉ phản ánh ba hoạt động này thôi, không hơn vì các bác nhìn dấu chấm hết (.) mà xem.

Em không nghĩ thế đâu, khi xem xét một nghiệp vụ để định khoản thì cần linh hoạt hơn, căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế để ghi nhận. Thông tư chỉ mang tính hướng dẫn thôi mà. Mà đã "hướng dẫn" thì chẳng thể nào bao quát tất cả được. Và nếu các bác có đọc hết những lời hướng dẫn của thông tư cũng chưa chắc dám khẳng định mình đã hiểu hết về nó. Vậy nên mới cần có những đề tài về "hoàn thiện chuẩn mực kế toán / thông tư hướng dẫn" chứ.
Có lẽ em đã đi quá xa.
Trở lại đề tài này :Theo em nghĩ: giữa ghi Nợ 131 và ghi có 3387 phân biệt như sau : Những khoản tiền nhận trước của khách hàng mà có gì liên quan đến thời hạn (ngắn thôi) như 2 tháng, 6 thang, 1năm, 2 năm .Thì cần xem như " Doanh thu chưa thực hiện" vì khoản tiền mình nhận trước cho hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách hàng có yếu tố chắc chắn xảy ra nhiều hơn , tức là có yếu tố doanh thu chắc chắn hơn ,so với khách hàng ứng trước tiền cho mình (chưa xác định được sẽ mua hàng, giao hàng lúc nào, vì vậy chỉ xem như một khoản nhận trước tiền hàng thôi).
Và mọi người có thể cho biết ý kiến thêm về trường hợp này : Đối với việc ghi nhận khoản tiền khách hàng đặt báo tháng, quý, năm,.. sẽ ghi như thế nào ? Em nghĩ chắc chắn phải ghi 3387 rồi. Đúng không ạ? (Khoản này yếu tố doanh thu chắc chắn nhiều hơn mà) .
Chỉ là một ý kiến cá nhân, mong mọi người góp ý. Cảm ơn mọi người nhiều !
 
N

November-rain

Guest
14/11/04
37
0
0
40
Ha Noi
Ok, không thể nói lập luận của bác Nguyen Tu Anh là không thuyết phục được, việc nắm rõ các chuẩn mực và các thông tư là điều rất cần thiết với người làm kế toán và kiểm toán. Về vấn đề bác trích dẫn thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn chuẩn mực " DT và thu nhập khác", em có ý kiến như sau:
"Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" mà chỉ hạch toán vào bên Có Tài khoản 131- "Phải thu của khách hàng" về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu."
Thế thì hạch toán vào TK 3387 không đúng với thông tư này ở điểm nào thế ạ? "DT chưa thực hiện" là doanh thu chưa thực hiện, nó không đồng nhất với khái niệm "DT bán hàng và cung cấp dịch vụ " đâu bác nhé. "Nhân tiện cũng nói thêm một chút. Chúng ta không nên nghe hoàn toàn hết vào tên gọi của tài khoản mà hãy chú ý vào nội dung nó phản ánh và áp dụng cho đối tượng nào." Em đồng ý với câu này của bác.
Nhân tiện trích câu này của bác thì đọc lại em thấy hình như bác hiểu nhầm ý bài viết trước của em, bài viết trước của em là ý thế này đây: khi hạch toán cần dựa trên bản chất của nghiệp vụ và các chứng từ để ghi nhận, vì các bác đều biết là bất cứ một hình thức ghi sổ nào ( cho dù là chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ hay gì khác) cũng đều bắt đầu từ các chứng từ kế toán. Trở lại với case bác letrans đưa ra. Theo bút toán thứ 2 của bác Nguyen Tu Anh:
BT2: Nợ Tk 131: 60 tr
Có Tk 511: 50 tr
Có Tk 3331: 10 tr
Chà, cái này có vẻ thế nào ấy nhỉ, hóa đơn em xuất một lần, trên đấy có ghi tổng tiền dịch vụ chưa thuế là 100 tr, VAT là 10 tr. Thế mà chẳng thấy bút toán thể hiện tổng tiền dịch vụ chưa thuế là 100 tr cả. Thế thì có phải là nên để trên Tk 3387 thì hợp lý không ạ? Vừa dễ theo dõi lại vừa phản ánh được đầy đủ nội dung của chứng từ kế toán ( ở đây là hóa đơn công ty xuất ngay một lần cho khách).
Thế nên đối với trường hợp khách hàng ứng trước tiền nhưng công ty xuất hóa đơn cho khách hàng theo từng năm, em sẽ phản ánh như bác( tất nhiên khác một chút là năm đầu thì em chỉ ghi nhận VAT theo doanh thu chưa thuế trên hóa đơn là 5 tr thôi):
Nợ Tk 131: 55 tr
Có Tk 511: 50 tr
Có Tk 3331: 5 tr
Tức là khi xuất hóa đơn cho năm nào thì em sẽ phản ánh đúng nội dung kinh tế ghi trên hóa đơn. Thế nghĩa là khi hạch toán em căn cứ trên nội dung kinh tế của nghiệp vụ chứ không phải em coi trọng cái tên của Tk đâu bác ạ.
Em không hề nói cách hạch toán của bác là sai, rõ ràng là cả 2 cách hạch toán này đều không làm ảnh hưởng gì tới báo cáo tài chính và thuế ( 2 vấn đề nhạy cảm đối với doanh nghiệp, hì hì). Còn theo quan điểm của em thì cái gì em thấy đúng và hợp lý thì làm theo thôi. Bác có quan điểm riêng của bác, thế thì bác cứ hạch toán theo những gì bác nghĩ, miễn là nó không sai là được. Em thì em tôn trọng ý kiến của bác.
To bác BILY: thanks bác nhé, nhưng bác đã quá overestimate khi đánh giá em đấy ạ, em còn phải học hỏi các bác nhiều vì kiến thức là vô tận, với lại các bác lại "già" hơn em nên lại càng phải" kính lão đắc thọ" thì mới mong được các bác chỉ bảo chứ.he he…
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Vấn đề chính là nên hạch toán vào tài khoản nào để phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ và tài khoản sử dụng trên góc độ kế toán, hãy bỏ qua khía cạnh thuế cũng như các khía cạnh liên quan khác. Do đó mọi người không nên dựa trên cơ sở hóa đơn để phân tích. Hóa đơn chỉ là tấm vé thông hành đối với DN và là công cụ để NN quản lý thu thuế thôi. Còn đối với kế tóan thì dù cho có hay chưa có hóa đơn cũng phải phản ánh vào doanh thu tương ứng với phần việc đã thực hiện xong hoặc nghĩa vụ đã hòan thành. Phần trích dẫn đầu của chị TA có lẽ đã nhầm lẫn, đó là hướng dẫn đối với doanh thu bán hàng, còn trong TH này là doanh thu cung cấp dịch vụ. Cơ sở để xác định 2 lọai này là hòan tòan khác nhau nên không thể đem ra làm ví dụ trong TH này được.

Nếu hạch tóan doanh thu năm đầu là 511 và năm thứ 2 là 131 thì quy trình này có đi ngược quá không. Vì thông thường khi thực hiện 1 HĐồng thì ứng trước tiền --> thực hiện --> ghi nhận doanh thu, chứ có bao giờ lại ứng trước tiền đi sau ghi nhận doanh thu cả.

Em thử 1 ví dụ như thế này nữa nhé! Cty em ký HĐ bảo hiểm cho xe của khách hàng trong 2 năm và khách hàng trả tiền ngay khi ký. Vậy các bác có thể đem TH này ra so sánh vớI TH ký HĐ cho thuê nhà trong 2 năm xem sự việc nó giống nhau hay khác nhau.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
xuantham nói:


Ôi ! Sao các bác ngĩ sao mà phức tạp quá nhỉ? Tôi thì nghĩ hết sức đơn giản.
Năm 2005, phát hành hoá đơn 110triệu (cả thuế GTGT). Thế thì tôi sẽ hạch toán vầy:
-Căn cứ hoá đơn xuất, hạch toán:
Nợ 131: 110triệu
Có 511: 100triệu
Có 33311: 10triệu


-Khách hàng trả hết ti ền tr ên ho á đ ơn, Hach To án:
Nợ 111,112: 110tri ệu
Có 131 : 110tri êu

-Nhưng mà thực tế doanh thu thực hiện của năm 2005 chỉ có 50triệu thôi; thế thì hạch toán chuyển bớt 50triệu thành doanh thu chưa thực hiện 3387. Nghe có vẽ hợp lý quá phải không? nhưng cái tài khoản 3387 hình như chỉ dùng trong hoạt động xây dựng và cho thuê TSCDĐ cho thuê tài chính thôi phải khg?Vậy thì phải xem đây là khoản khách hàng trả trước (chính xác là vậy).
Nơ 511: 50triệu
Có 131 : 50triệu

-Sang năm 2006, sẽ chuyển cái kho ản tr ả tr ư ớc n ày th ành doanh thu n ăm 2006 hạch toán:
Nợ 131: 50triệu
Có 511 : 50triệu.


Sao bạn có được cách nhìn nhận vấn đề giản dị thế nhỉ.
Điều này cũng tốt, nhưng có 1 điều phiền toán nhỏ: Thế cái món thuế VAT 10 triệu của gia chủ giờ nó đi đâu mất rồi? Rồi các tờ khai thuế VAT sẽ được cân chỉnh thế nào được đây?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Trở lại với case bác letrans đưa ra. Theo bút toán thứ 2 của bác Nguyen Tu Anh:
BT2: Nợ Tk 131: 60 tr
Có Tk 511: 50 tr
Có Tk 3331: 10 tr
Chà, cái này có vẻ thế nào ấy nhỉ, hóa đơn em xuất một lần, trên đấy có ghi tổng tiền dịch vụ chưa thuế là 100 tr, VAT là 10 tr. Thế mà chẳng thấy bút toán thể hiện tổng tiền dịch vụ chưa thuế là 100 tr cả. Thế thì có phải là nên để trên Tk 3387 thì hợp lý không ạ? Vừa dễ theo dõi lại vừa phản ánh được đầy đủ nội dung của chứng từ kế toán ( ở đây là hóa đơn công ty xuất ngay một lần cho khách).
Thế nên đối với trường hợp khách hàng ứng trước tiền nhưng công ty xuất hóa đơn cho khách hàng theo từng năm, em sẽ phản ánh như bác( tất nhiên khác một chút là năm đầu thì em chỉ ghi nhận VAT theo doanh thu chưa thuế trên hóa đơn là 5 tr thôi):
Nợ Tk 131: 55 tr
Có Tk 511: 50 tr
Có Tk 3331: 5 tr
Tức là khi xuất hóa đơn cho năm nào thì em sẽ phản ánh đúng nội dung kinh tế ghi trên hóa đơn.
Vấn đề theo cách thể hiện thì chưa có ổn lắm.
Vì đơn vị đã phát hành hóa đơn ( vì đã thu tiền của khách, chẳng biết khách có yêu cầu phải xuất hóa đơn toàn bộ không nữa). nên VAT đã bị ấn định nộp trước cho phần doanh số năm sau.
Có lẽ:
1. Nên rút kinh nghiệm, ko nên phát hành hóa đơn cho phần DS của năm sau.
2. Căn cứ Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê dài kỳ, KT hạch toán: Nợ 131- Có 3387 ( tổng giá trị HĐ - ko bao gồm thuế VAT).
3. Căn cứ số tiền khách trả hạch toán: Nợ 111/112 - Có 131.
4. Căn cứ DS thực hiện từng kỳ ( theo hợp đồng - tháng/quý năm): phát hành hóa đơn cho khách và định khoản: Nợ 3387-Có 511; Đồng thời xác định thuế VAT khách hàng phải nộp: nợ 131- Có 333 ( theo hóa đơn phát hành).
Ở bước 2 có thể hạch toán ước cả thuế phải nộp vào tổng giá trị thanh toán
Khi đó ở bước 4 sẽ điều chỉnh bút toán: Nợ 3387-Có 511(phần doanh số ko thuế) ( và có 333 - phần thuế).

Do đó, vấn đề mấu chốt trong tình huống bạn đưa ra là ở chỗ, ĐV bạn đã phát hành hóa đơn và xác định thuế VAT cho cả toàn bộ số tiền khách hàng thanh toán cho nhiều kỳ thuê TS.
Và như vậy, việc tổ chức chứng kế toán sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến trình tự hạch toán và ghi sổ kế toán.
 
L
Trước hết, xin chân thành cảm ơn những ý kiến tham gia của anh chị em. Thực ra đây là một trường hợp mà tôi đang tư vấn để thực hiện thôi. Công ty em không phát sinh nghiệp vụ này. Tuy nhiên, sau khi trao đổi cùng một số chuyên gia trên WKT, anh VAT, VVN đã bảo tôi nên post lên để mọi người thảo luận như một nội dung nghiên cứu. Vấn đề chính của nội dung này nằm ở việc liệu chúng ta có thể thuyết phục và đặc biệt là cơ quan thuế có chấp nhận việc nộp thuế phân bổ theo doanh thu hay không mà thôi. Tôi cũng hiểu rằng, thuế và kế toán tài chính có những khoảng cách nhất định. Tuy nhiên, với mong muốn hệ thống thông tin kế toán phản ánh chính xác theo nguyên tắc phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên tôi mong các bạn nói lên quan điểm của mình mà thôi. Tôi đã đọc rất kỹ những phần tham gia ý kiến của các bạn và tôi không ngạc nhiên với những lập luận sắc bén của các bạn bởi tôi biết đó là ý kiến của các chuyên gia WKT.

Trên thực tế, đối với trường hợp này, tôi đã đề nghị kế toán làm việc với bộ phận thuế chuyên quản để có được sự đồng thuận trước khi thực hiện. Và về cơ bản, kết luận rút ra như sau:
- Thứ nhất, do chúng ta chỉ xuất hoá đơn và thu tiền một lần nên rõ ràng chúng ta không thể giữ số tiền thuế thu hộ đó được mà phải thanh toán ngay cho cơ quan thuế.
- Thứ hai: Tôi ủng hộ quan điểm phần doanh thu năm thứ 2 cần được treo trên tài khoản Doanh thu chưa thực hiện (3387).

Một lần nữa xin được chân thành cảm ơn ý kiến tham gia của các bạn. Những ý kiến đó là xác đáng và tôi rất kính phục kiến thức của các bạn.
Xin cảm ơn.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
xuantham nói:


-Căn cứ hoá đơn xuất, hạch toán:
Nợ 131: 110triệu
Có 511: 100triệu
Có 33311: 10triệu



To BA THANH:
Đây cái thuế nó nằm ở đây bác ạ!

Tôi không cho rằng cần phức tạp hoá vấn đề khi không cần thiết thôi. Vấn đề ở đây chỉ là treo doanh thu 50triệu vài TK nào, bên Có 131, hay 3387 ? Dù treo ở đâu cũng không làm thay đổi BCĐKT. Vì vậy khi sử dụng TK nào thì mình phải lý giai được tại sao mình dùng TK đó. Nhưng tôi thấy ở đây cho dù dùng TK nào đi nữa thì cũng khg có một cái gì sai phạm về thuế.

Bác BA THANH yên tâm đi, tuy tôi suy nghĩ đơn giản chứ tôi cũng hiểu mấy cái thông tư văn bản mà các bạn trích dẫn và tôi cũng biết nó nằm ở đâu mà. Quan điểm của tôi là: Khi phát hành hoá đơn, thuế GTGT tất nhiên phải đóng đủ theo hoá đơn, vì thực chất chỉ là đóng hộ. Còn thuế TNDN lại căn cứ trên Doanh Thu thực hiện.

Nếu công ty của tôi thì tôi cũng sẽ đồng ý xuất hoá đơn 2 năm để nhận tiền về sử dụng, giả dụ cho tôi có phải đóng ngay lập tức số thuế TNDN cho 50triệu này đi nữa thì tôi vẫn còn sử dụng được 36triệu miễn phí trong 1 năm, tôi khg dại gì yêu cầu khách hàng trả tiền từng năm.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Similar threads

H
Trả lời
3
Lượt xem
6K
Thuế GTGT
lengocling
L
H
Trả lời
4
Lượt xem
7K
Thuế GTGT
Trương Lan
Trương Lan

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA