R
richarddang
Guest
Hôm nay tôi mạn phép giới thiệu với các bạn về hệ thống kế toán mà các quốc gia đã phát triển như: Anh, Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba, Hồng kông v.v... đang xử dụng. Lưu ý trong bài này tôi chỉ giới thiệu về phần lý thuyết thôi còn phần ứng dụng thực tế các bạn sẽ xem sau khi ban quản trị upload lên mạng.
Đối với hệ thống kế toán đang xử dụng tại các nước đã phát triển hay kinh tế thị trường được chia ra làm 2 hệ thống căn bản, thứ nhất là hệ thống kế toán theo hình thức tín dụng (Accruals system), thứ hai là hệ thống kế toán theo hình thức tiền mặt (Cash system).
Sau đây tôi sẽ nói về hệ thống kế toán theo hình thức tín dụng trước, sau này chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống tiền mặt sau.
1) Accruals system, hệ thống kế toán theo hình thức tín dụng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cấp hóa đơn hay ngay khi nhận được hóa đơn tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ, bất kể doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng hoặc dịch vụ hay chưa, hay là doanh nghiệp đã trả tiền cho dịch vụ và hàng hóa mà doanh nghiệp hưởng thụ hay chưa. Hệ thống này chính xác nhất và cũng là mức đo cao nhất trước khi các cơ sở tài chính có những quyêt định đồng ý hay không đồng ý cho doanh nghiệp mượn tiền. Nó cũng giúp cho chính phủ thâu được nhiều tiền thuế và chính xác nhất mà hiện nay các nước phát triển đang bắt buộc các doanh nghiệp vừa và lớn phải áp dụng.
Với hệ thống này việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán phức tạp nhất, nó bao gồm 7 sổ nhật ký như:
1) Sales journal, dùng để ghi các khoản bán hàng theo hình thức bán trước trả sau.
2) Sales returns & allowance journals, dùng để ghi các khoản bị trả lại từ khách hàng.
3) Purchases journal, dùng để ghi các khoản mua hàng theo hình thức mua trước trả sau.
4) Purchases return & allowance journal, dùng để ghi các khoản trả lại nơi cung cấp hàng hóa.
5) Cash receipts journal, dùng để ghi tất cả các loại tiền nhận được có liên quan đến doanh nghiệp.
6) Cash payments journal. dùng để ghi lại tất cả các loại tiền chi trả có liên quan đến doanh nghiệp.
7) General journal, dùng để ghi các khoản có liên quan đến doanh nghiệp mà không thể ghi vào các nhật ký khác.
Hiện nay theo nhu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chánh nó đã được giảm xuống còn 5 sổ nhật ký như:
1) Sales distribution journal, dùng để ghi các khoản bán hàng theo hình thức bán trước trả sau.
2) Purchases distribution journal, dùng để ghi các khoản mua hàng theo hình thức mua trước trả sau.
3) Cash receipts journal, dùng để ghi tất cả các loại tiền nhận được có liên quan đến doanh nghiệp.
4) Cash payments journal, dùng để ghi lại tất cả các loại tiền chi trả có liên quan đến doanh nghiệp.
5) General journal, dùng để ghi các khoản có liên quan đến doanh nghiệp mà không thể ghi vào các nhật ký khác.
Một bộ sổ cái General ledger bao gồm tất cả mọi tài khoản phát sinh trong doanh nghiệp và một số sổ phụ như Petty cash (sổ ghi chép các loại chi phí vặt bằng tiền mặt).
Các báo cáo tài chính căn bản bao gồm:
1) Trial balance bảng thử tính chất đúng đắn và chính xác của các tài khỏan.
2) Statement of Financial Performance (Profit & Loss) bảng tường trình lãi lỗ của thương nghiệp.
3) Statement of Financial Position (Balance Sheet) bảng cân đối các khoản nợ và có của doanh nghiệp.
4) Taxes Calculation Report, báo cáo về các khoản thuế mà doanh nghiệp có quyền lợi cũng như nghĩa vụ.
5) Accounts receivable & Payable Ledger, sổ chi tiết các khoản nợ phải thu và nợ phải trả cúa doanh nghiệp.
Riêng về hệ thống tài khoản thì được chia ra làm 7 nhóm như sau:
Statement of Financial Position (Balance Sheet)
1) Current Assets, tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong 12 tháng.
2) Non Current Assets, tài sản chỉ có thể chuyển đổi thành tiền mặt sau 12 tháng.
3) Current Liabilities, nợ phải trả trong vòng 12 tháng.
4) Non Current Liabilities, nợ không cần phải trả trong 12 tháng.
5) Proprietor Equity, vốn đầu tư và lợi nhuận lũy tích cũng như các khoản giảm bớt tiền đầu tư.
Statement of Financial Performance (Profit & Loss)
6) Income, các khoản thu nhập phát sinh trong tài khóa quy định.
7) Expenses, các khoản chi xuất phát sinh trong tài khóa quy định.
Các tài khoản tuy không chịu sự chế tài về mã số nhưng phải theo quy định về từng nhóm, tên gọi của các tài khoản không bắt buộc phải theo một định hướng nhất định nhưng vẫn có một số từ chuyên môn mà bất cứ kế toán gia nào cũng đều xử dụng chung do quy định của hiệp hội kế tóan.
Cái hay của nó là mặc dù tự do đặt để mã số tài khoản nhưng bất cứ ai đã từng tốt nghiệp kế tóan, kinh tế ở nước ngoài kể cả các doanh gia cũng có thể đọc và hiểu được các bản báo cáo hay tường trình về tài chính của các doanh nghiệp ở tất cả các nuớc theo khối kinh tế thị trường. Các bạn hãy xem biểu mẫu mà webketoan trình bày sẽ rõ hơn (trăm nghe không bằng 1 thấy phải không các bạn)
Nếu các bạn có cao kiến thì xin cho tại hạ thọ giáo với, cảm ơn trước. Hẹn các bạn lần tới nhé
Đối với hệ thống kế toán đang xử dụng tại các nước đã phát triển hay kinh tế thị trường được chia ra làm 2 hệ thống căn bản, thứ nhất là hệ thống kế toán theo hình thức tín dụng (Accruals system), thứ hai là hệ thống kế toán theo hình thức tiền mặt (Cash system).
Sau đây tôi sẽ nói về hệ thống kế toán theo hình thức tín dụng trước, sau này chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống tiền mặt sau.
1) Accruals system, hệ thống kế toán theo hình thức tín dụng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cấp hóa đơn hay ngay khi nhận được hóa đơn tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ, bất kể doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng hoặc dịch vụ hay chưa, hay là doanh nghiệp đã trả tiền cho dịch vụ và hàng hóa mà doanh nghiệp hưởng thụ hay chưa. Hệ thống này chính xác nhất và cũng là mức đo cao nhất trước khi các cơ sở tài chính có những quyêt định đồng ý hay không đồng ý cho doanh nghiệp mượn tiền. Nó cũng giúp cho chính phủ thâu được nhiều tiền thuế và chính xác nhất mà hiện nay các nước phát triển đang bắt buộc các doanh nghiệp vừa và lớn phải áp dụng.
Với hệ thống này việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán phức tạp nhất, nó bao gồm 7 sổ nhật ký như:
1) Sales journal, dùng để ghi các khoản bán hàng theo hình thức bán trước trả sau.
2) Sales returns & allowance journals, dùng để ghi các khoản bị trả lại từ khách hàng.
3) Purchases journal, dùng để ghi các khoản mua hàng theo hình thức mua trước trả sau.
4) Purchases return & allowance journal, dùng để ghi các khoản trả lại nơi cung cấp hàng hóa.
5) Cash receipts journal, dùng để ghi tất cả các loại tiền nhận được có liên quan đến doanh nghiệp.
6) Cash payments journal. dùng để ghi lại tất cả các loại tiền chi trả có liên quan đến doanh nghiệp.
7) General journal, dùng để ghi các khoản có liên quan đến doanh nghiệp mà không thể ghi vào các nhật ký khác.
Hiện nay theo nhu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chánh nó đã được giảm xuống còn 5 sổ nhật ký như:
1) Sales distribution journal, dùng để ghi các khoản bán hàng theo hình thức bán trước trả sau.
2) Purchases distribution journal, dùng để ghi các khoản mua hàng theo hình thức mua trước trả sau.
3) Cash receipts journal, dùng để ghi tất cả các loại tiền nhận được có liên quan đến doanh nghiệp.
4) Cash payments journal, dùng để ghi lại tất cả các loại tiền chi trả có liên quan đến doanh nghiệp.
5) General journal, dùng để ghi các khoản có liên quan đến doanh nghiệp mà không thể ghi vào các nhật ký khác.
Một bộ sổ cái General ledger bao gồm tất cả mọi tài khoản phát sinh trong doanh nghiệp và một số sổ phụ như Petty cash (sổ ghi chép các loại chi phí vặt bằng tiền mặt).
Các báo cáo tài chính căn bản bao gồm:
1) Trial balance bảng thử tính chất đúng đắn và chính xác của các tài khỏan.
2) Statement of Financial Performance (Profit & Loss) bảng tường trình lãi lỗ của thương nghiệp.
3) Statement of Financial Position (Balance Sheet) bảng cân đối các khoản nợ và có của doanh nghiệp.
4) Taxes Calculation Report, báo cáo về các khoản thuế mà doanh nghiệp có quyền lợi cũng như nghĩa vụ.
5) Accounts receivable & Payable Ledger, sổ chi tiết các khoản nợ phải thu và nợ phải trả cúa doanh nghiệp.
Riêng về hệ thống tài khoản thì được chia ra làm 7 nhóm như sau:
Statement of Financial Position (Balance Sheet)
1) Current Assets, tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong 12 tháng.
2) Non Current Assets, tài sản chỉ có thể chuyển đổi thành tiền mặt sau 12 tháng.
3) Current Liabilities, nợ phải trả trong vòng 12 tháng.
4) Non Current Liabilities, nợ không cần phải trả trong 12 tháng.
5) Proprietor Equity, vốn đầu tư và lợi nhuận lũy tích cũng như các khoản giảm bớt tiền đầu tư.
Statement of Financial Performance (Profit & Loss)
6) Income, các khoản thu nhập phát sinh trong tài khóa quy định.
7) Expenses, các khoản chi xuất phát sinh trong tài khóa quy định.
Các tài khoản tuy không chịu sự chế tài về mã số nhưng phải theo quy định về từng nhóm, tên gọi của các tài khoản không bắt buộc phải theo một định hướng nhất định nhưng vẫn có một số từ chuyên môn mà bất cứ kế toán gia nào cũng đều xử dụng chung do quy định của hiệp hội kế tóan.
Cái hay của nó là mặc dù tự do đặt để mã số tài khoản nhưng bất cứ ai đã từng tốt nghiệp kế tóan, kinh tế ở nước ngoài kể cả các doanh gia cũng có thể đọc và hiểu được các bản báo cáo hay tường trình về tài chính của các doanh nghiệp ở tất cả các nuớc theo khối kinh tế thị trường. Các bạn hãy xem biểu mẫu mà webketoan trình bày sẽ rõ hơn (trăm nghe không bằng 1 thấy phải không các bạn)
Nếu các bạn có cao kiến thì xin cho tại hạ thọ giáo với, cảm ơn trước. Hẹn các bạn lần tới nhé