Chi phí khả biến và bất biến

  • Thread starter Xitin
  • Ngày gửi
X

Xitin

Guest
14/9/05
5
0
0
50
CanTho
Các Bác cho Xitin hỏi vấn đề liên quan đến Phân loại CP trong Kế Toán Quản Trị như sau: Cp trả tiền điện hàng tháng là CP khả biến cấp bậc hay thực thụ hay là CP bất biến hay hỗn hợp? Cám ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình của các Bác nha!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hat

hat

Đội ăn chơi
27/6/05
743
4
18
Hà nội
Để phân loại chi phí tiền điện thì còn phải phụ thuộc vào từng ngành nghề. Tuy nhiên thường chi phí tiền điện là chi phí khả biến thực thụ.
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
hat nói:
Để phân loại chi phí tiền điện thì còn phải phụ thuộc vào từng ngành nghề. Tuy nhiên thường chi phí tiền điện là chi phí khả biến thực thụ.
Chưa chắc, còn tùy thuộc vào điện dùng để làm gì nữa. Ví dụ điện cho hệ thống làm lạnh của xí nghiệp chưa chắc là khả biến
 
NAMHAI

NAMHAI

Guest
25/7/05
78
0
0
44
HCM CITY
Chi phí điện khả biến hay bất biến bạn phải xét trên mối quan hệ với sản lượng (dịch vụ) sản xuất (cung cấp) trong kỳ. Ở một số ngành điều này cũng khó có thể xác định. Khi không sản xuất vẫn phải tốn cp điện để quản lý, bảo trì..., hoặc trong một khoảng sản lượng nào đó cp điện không thay đổi (thường là dưới công suất máy hoặc trong một dây chuyền khép kính...). Để phân tích các cp này bạn có thể dùng 1 trong 3 phương pháp:
- Dùng đồ thị phân tán y= ax+b (ít dùng)
- PP cực đại cực tiểu
- PP bình phương bé nhất (chính xác nhất)
∑xy = b∑x-a∑x2
∑y = n.b + a∑x
y: biến số phụ thuộc, b: yếu tố bất biến, a: yếu tố khả biến, n: phần tử quan sát, x mức độ hoạt động.
 
X

Xitin

Guest
14/9/05
5
0
0
50
CanTho
Nhưng nếu là CP tiền điện đơn giản là điện dùng trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà của bạn thì nó sẽ thuộc về CP nào? Xin các Bác nhà mình giúp cho "nghé non" em biết nha! THanks!
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Xitin nói:
Nhưng nếu là CP tiền điện đơn giản là điện dùng trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà của bạn thì nó sẽ thuộc về CP nào? Xin các Bác nhà mình giúp cho "nghé non" em biết nha! THanks!
thì nó sẽ thuộc về chi phí tiêu dùng bạn ạ. Nó chẳng khả biến, mà cũng chẳng bất biến.
 
NAMHAI

NAMHAI

Guest
25/7/05
78
0
0
44
HCM CITY
Xitin nói:
Nhưng nếu là CP tiền điện đơn giản là điện dùng trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà của bạn thì nó sẽ thuộc về CP nào? Xin các Bác nhà mình giúp cho "nghé non" em biết nha! THanks!
Có lẽ Xitin ví dụ thế cho đơn giản. Nhưng thực tế cái cp điện dùng sinh hoạt hàng ngày ở nhà nó cũng không đơn giản đâu nha. Có cả cp bất biến lẫn khả biến đó.
Có một số đồ dùng mình phải luôn cho nó "ăn điện". VD đại khái:
- Điện dùng cho cái tủ lạnh thường là bất biến, nó tiêu thụ lượng điện năng gần như là không đổi khi bạn sử dụng ở mức độ vừa phải, trừ khi đồ nhiều quá bạn cần điều chỉnh lại nhiệt độ.
- V..v..
Và đa phần các đồ dùng "ăn điện" theo thời gian và công suất sử dụng.
Bạn phải xem xét theo đối tượng, nếu phức tạp thì sử dụng các pp mình đã nêu.
 
Sửa lần cuối:
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
594
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Nếu xét cho cùng thì không có chi phí gì là bất biến cả, tùy theo nhu cầu phân tích thôi. Nói chung nếu chi phí nào không tăng giảm theo sản lượng trong khỏan đang xem sét thì đó là chi phí bất biến.

Trong trường hợp ở đây là chi phí tiền điện, theo mình thì điện phục vụ văn phòng quản lý, điện chiếu sáng phân xưỡng là bất biến. Điện dùng cho máy móc thiệt bị trực tiếp sản xuất là khả biến.
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Nếu nhìn trên 1 cái hóa đơn tiền điện tiêu dùng trong gia đình thì sẽ thấy:
từ mức tiêu thụ 0 đến x KWh - giá thấp nhất
từ x đến x1 giá cao hơn chút
từ x1 đến x2 giá cao thêm nữa
....
Vậy biến động chi phí tiền điện và số KWh là chi phí khả biến cấp bậc....
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,016
11
0
44
Làng Cà
Bất biến và khả biến, quả thật là nếu quan tâm đến vấn đề này cần phải đứng trên góc độ của nó.
Tiền điện sinh hoạt và điện dành cho sản xuất là hoàn toàn khác nhau(giá tiền cũng khác nhau đấy!).
Điện cho sinh hoạt: nó gần như là bất biến(rất ít khi là khả biến, thường một năm có khả biến cũng chỉ 1, 2 tháng: do nhà phát sinh ma chay hiếu hỷ, nhu cầu dùng điện phát sinh theo). Bằng chứng của bất biến là có thể tính được khoản tiền điện phải trả(cuối tháng) từ đầu tháng.
Điện cho sản xuất: Đối với Doanh nghiệp sản xuất: Tiền điện là khả biến, vì nó còn phụ thuộc vào số lượng sản phẩm trong 1 tháng ...
Doanh nghiệp dịch vụ: nhu cầu về điện chỉ dùng cho chiếu sáng, văn phòng là chủ yếu: điện lại là bất biến.
Nói tóm lại là bất biến và khả biến còn tuỳ thuộc vào Bác Xitin.
 
X

Xitin

Guest
14/9/05
5
0
0
50
CanTho
Bây giờ thì em đã hiểu vấn đề rùi! Cám ơn các Bác nhà mình lắm lắm...Thật ra em đang học về môn Kế Toán Quản Trị nên có rất nhiều điều mới mẻ cũng như khúc mắc lắm, chẳng hạn như em đang làm bài tập về "mối quan hệ C-V-P" và có câu hỏi về việc lựa chọn các phương án sản xuất như sau: "..., giá bán dự tính là 250đ/sp, phát sinh thuế xuất khẩu 2%,..." vậy thuế xuất khẩu đó sẽ phản ánh vào chi phí khả biến hay bất biến ạ? Tại sao lại như thế?
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,687
1,372
113
50
TP.HCM
Bạn lý luận như thế này nhé:
* Những chi phí nào phát sinh không thay đổi theo sản lượng thì được coi là chi phí bất biến.
* Những chi phí nào phát sinh thay đổi theo sản lượng thì được coi là chi phí khả biến. Những chi phí nào phát sinh thay đổi theo từng mức sản lượng (Ví dụ như tiền điện phát snh tại phân xưởng SX) thì gọi là chi phí khả biến cấp bậc.

Vậy cái thuế XK mà bạn nói nó được tính 2% trên gì nhỉ? => Bạn đã biết được nó thuộc lọai chi phí gì chưa?
 
T

the7habitsman

Guest
10/9/05
89
0
0
Hà nội
Mình là newbie trong lĩnh vực này. Mọi người cho mình hỏi 1 cái:
Mình đọc sách thấy rằng:
- Chi phí SXKD có rất nhiều loại --> Phải phân loại chi phí --> Tạo thuận lợi cho quản lý và hạch toán chi phí.
- Các cách phân loại chi phí khác nhau:
1. Phân theo yếu tố chi phí
+ NVL
+ Lương & Phụ cấp
+ BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác = tiền
2. Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành SP
+ Chi phí Nguyên, Vật liệu trực tiếp
+ Chi phí Nhân công trực tiếp
+ Chi phí SX Chung
+ Chi phí Bán hàng
+ Chi phí Quản lý DN
3. Phân theo cách thức kết chuyển chi phí:
+ Chi phí SP
+ Chi phí thời kỳ
4. Phân theo quan hệ Chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Theo cách này, chi phí được chia thành biến phíđịnh phí
+ Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn như chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp,.... Cần lưu ý rằng các chi phí biến đổi nếu tính trên 1 đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định.
+ Định phí: Là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện KD, v.v... Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị SP thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.

Vậy, "CP khả biến và bất biến" mà mọi người đang nói tới có phải là cách phân loại thứ 4 ở trên ko?

Còn cái chuyện tiền điện đó, theo mình phải xem CF đó có phải là CF SX hay ko đã, rồi mới xem xét xem nó là Bất biến hay khả biến chứ. Việc đó rất logic mà.
 
X

Xitin

Guest
14/9/05
5
0
0
50
CanTho
Đúng rồi! CP khả biến (biến phí) và bất biến(định phí) chính là cách phân loại chi phí theo cách thứ 4 đó.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Vài ý nói thêm

Một ý nữa là chi phí được gọi là bất biến chỉ là trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ, tiền thuê mặt bằng cho dây chuyền sản xuất ô tô là 2 tỷ đồng. Dây chuyền hiện tại có công suất lắp đặt là 1,000 chiếc. Vậy thì dù thực tế đầu ra có là 1 chiếc hay 1,000 chiếc thì chi phí thuê mặt bằng vẫn là 2 tỷ, do đó nó là bất biến, nhưng khi ta muốn tăng lên thành 1,001 chiếc, ta cần thêm một dây chuyền thứ hai, với một mặt bằng rộng hơn (có lẽ phải thêm 2 tỷ nữa). Vậy thì chi phí bất biến lúc ấy không còn là bất biến nữa. Lúc này nó trở thành step cost. (Step cost là gì nhỉ hả côgiáo@).

Trong dài hạn, không có chi phí nào là bất biến.

Đối với chi phí khả biến, nói chi phí khả biến trên mỗi đơn vị sản phẩm không đổi là không chính xác. chỉ không đổi khi chi phí khả biến cho tất cả các đơn vị sản xuất ra khác nhau, trong những khoangg thời gian khác nhau, do những con người khác nhau là giống nhau. Ví dụ, bạn chạy 100 m đầu hết 10 giây (10/s), nhưng 100 met sau có khi phải tới 50 giây (2m/s). Cho nên nó đâu có bất biến trên từng sản phẩm.
 
X

Xitin

Guest
14/9/05
5
0
0
50
CanTho
Xitin vừa mới đọc trong quyển sách bài tập KTQT (chương phân tích C-V-P) có nói đến "tỷ lệ lãi 4,5% trên doanh số bán". Các Bác có thể giải thích cho Xitin hiểu sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ lãi là như thế nào không?
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
phamcung nói:
Một ý nữa là chi phí được gọi là bất biến chỉ là trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ, tiền thuê mặt bằng cho dây chuyền sản xuất ô tô là 2 tỷ đồng. Dây chuyền hiện tại có công suất lắp đặt là 1,000 chiếc. Vậy thì dù thực tế đầu ra có là 1 chiếc hay 1,000 chiếc thì chi phí thuê mặt bằng vẫn là 2 tỷ, do đó nó là bất biến, nhưng khi ta muốn tăng lên thành 1,001 chiếc, ta cần thêm một dây chuyền thứ hai, với một mặt bằng rộng hơn (có lẽ phải thêm 2 tỷ nữa). Vậy thì chi phí bất biến lúc ấy không còn là bất biến nữa. Lúc này nó trở thành step cost. (Step cost là gì nhỉ hả côgiáo@).

Trong dài hạn, không có chi phí nào là bất biến.

Đối với chi phí khả biến, nói chi phí khả biến trên mỗi đơn vị sản phẩm không đổi là không chính xác. chỉ không đổi khi chi phí khả biến cho tất cả các đơn vị sản xuất ra khác nhau, trong những khoangg thời gian khác nhau, do những con người khác nhau là giống nhau. Ví dụ, bạn chạy 100 m đầu hết 10 giây (10/s), nhưng 100 met sau có khi phải tới 50 giây (2m/s). Cho nên nó đâu có bất biến trên từng sản phẩm.


Vấn đề này được đề cập trong các giáo trình cơ bản của kế toán quản trị. Mình nhấn mạnh ở góc độ phân loại chi phí khả biến và chi phí bất biến là để tìm ra tính QUY LUẬT VỀ SỰ VẬN HÀNH CỦA CHI PHÍ (Cái này mới quan trọng). Có những chi phí nó chỉ bất biến ở trong một khoảng biên độ của quy mô sản lượng, nhưng sang một quy mô lớn hơn nó có thể là chi phí khả biến hoặc bất biến với giá trị khác tại trị giá sản lượng mới (VD Bạn vận chuyển 5-10 tấn ống thép vẫn cần xe 10 tấn nhung khi là 11 tấn thì nó sẽ thay đổi, tiền lương làm ngoài giờ của phân xưởng cũng là một ví dụ). Việc tìm ra tính quy luật về sự vận hành của chi phí mới là quan trọng.

To Phạm cung : Mình thì không nghĩ vậy, một số khoản chi phí có giá trị bất biến về mặt dài hạn, VD như lương hợp đồng của một cầu thủ bóng đá, hay một điều hành cao cấp đã ràng buộc về mặt hợp đồng, Một khoản chi phí quảng cáo hay tài trợ cho đội bóng đã được ký hợp đồng dài hạn của háng Nike cũng là những khoản chi phí bất biến.
 
Vualua

Vualua

Geosynthetics
18/12/03
307
8
18
51
Hà Nội
www.asx.com.au
Xitin nói:
Xitin vừa mới đọc trong quyển sách bài tập KTQT (chương phân tích C-V-P) có nói đến "tỷ lệ lãi 4,5% trên doanh số bán". Các Bác có thể giải thích cho Xitin hiểu sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ lãi là như thế nào không?

Tỷ lệ lãi 4.5% trên doanh số bán được gọi là Profit margin, tỷ suất lợi nhuận hay tỷ lệ lãi phải căn cứ trên một chỉ tiêu cụ thể nào đó, VD tỷ suất lợi nhuận trên vốn hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ... (Nói chung tỷ suất được hiểu là đem chia cho cái gì đó, lấy A chia B)
 
C

Chau Minh Tran

Guest
sorry các bác em đọc chủ đề này hơi muộn,…
nhưng có một số ý kiến thắc mắc muốn được đưa ra để các bác xem xét đúng sai học hỏi, không giấu gì các bác em cũng chỉ vừa mới đọc cuốn KTQT trong thời gian gần đây nên học hỏi là chính… :
“vualua” nói:
Việc tìm ra tính quy luật về sự vận hành của chi phí mới là quan trọng.
em lại nghĩ việc phân bổ chi phí như thế nào mới quan trọng.

(VD Bạn vận chuyển 5-10 tấn ống thép vẫn cần xe 10 tấn nhung khi là 11 tấn thì nó sẽ thay đổi.
”Ketoan@” nói:
Nếu nhìn trên 1 cái hóa đơn tiền điện tiêu dùng trong gia đình thì sẽ thấy:
từ mức tiêu thụ 0 đến x KWh - giá thấp nhất
từ x đến x1 giá cao hơn chút
từ x1 đến x2 giá cao thêm nữa
....
Vậy biến động chi phí tiền điện và số KWh là chi phí khả biến cấp bậc....

Viethuong nói:
Những chi phí nào phát sinh thay đổi theo từng mức sản lượng (Ví dụ như tiền điện phát snh tại phân xưởng SX) thì gọi là chi phí khả biến cấp bậc.
Cho em hỏi trong trường hợp này thì phải phân bổ ntn đây?

P/s
Tỷ lệ lãi 4.5% trên doanh số bán được gọi là Profit margin, tỷ suất lợi nhuận hay tỷ lệ lãi phải căn cứ trên một chỉ tiêu cụ thể nào đó, VD tỷ suất lợi nhuận trên vốn hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ... (Nói chung tỷ suất được hiểu là đem chia cho cái gì đó, lấy A chia B)
tỷ lệ cũng phải “đem chia” chứ bác, tỷ lệ lãi trên doanh số cũng phải lấy lãi chia cho doanh số vậy? Em không biết nhiều về các thuất ngữ tiếng anh (em học dở ngoại ngữ lắm, hình như bây giờ còn nợ môn này của học phần 1 Hic!) nhưng em nghĩ cái Profit margin có chữ margin đây chắc hẳn là biên mà tỷ lệ lãi trên doanh số thì nói chung (toàn doanh số ) chứ đâu phải chỉ tính của một sp tăng thêm cùng hay 1… tăng thêmi
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
C

Chau Minh Tran

Guest
“Ketoangiachan” nói:
Ví dụ điện cho hệ thống làm lạnh của xí nghiệp chưa chắc là khả biến
em nghĩ cái này phải chia ra làm chi phí khả và bất biến chứ, ví dụ như tủ lạnh chẳng hạn nếu như bình thường thì cp điện đối với sp được giữ lạnh (đồ ăn) có thể coi là bất biến vì lượng thức ăn có thể coi như không đổi. Nhưng điện trong hệ thống làm lạnh của xí nghiệp thì số lượng sản phẩm biến động nhiều làm cho lượng điện phải dùng cũng giao động nhiều.+ khi không có hoặc rất ít sp thì cp điện cũng không tương đương-> để cho chính xác thì em nghĩ là nên chia cp điện này thành hai phần khả và bất biến.
”Bathanh” nói:
thì nó sẽ thuộc về chi phí tiêu dùng bạn ạ. Nó chẳng khả biến, mà cũng chẳng bất biến
vậy thì chi phí điện cho sx là chi phí sx vậy!


”phamcung” nói:
Một ý nữa là chi phí được gọi là bất biến chỉ là trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ, tiền thuê mặt bằng cho dây chuyền sản xuất ô tô là 2 tỷ đồng. Dây chuyền hiện tại có công suất lắp đặt là 1,000 chiếc. Vậy thì dù thực tế đầu ra có là 1 chiếc hay 1,000 chiếc thì chi phí thuê mặt bằng vẫn là 2 tỷ, do đó nó là bất biến, nhưng khi ta muốn tăng lên thành 1,001 chiếc, ta cần thêm một dây chuyền thứ hai, với một mặt bằng rộng hơn (có lẽ phải thêm 2 tỷ nữa). Vậy thì chi phí bất biến lúc ấy không còn là bất biến nữa. Lúc này nó trở thành step cost. (Step cost là gì nhỉ hả côgiáo@).
cho em hỏi chỉ có hai loại cp khả biến và chi phí bất biến trong cách phân chia này, tự nhiên bác nói vậy là sao, step cost thì cũng phải là stepcost khả hay bất chứ.

Trong dài hạn, không có chi phí nào là bất biến.
Em không hiểu lắm, bác giải thích thêm được không.Ý bác là “bất biến” theo nghĩa:
”Haitam” nói:
Nếu xét cho cùng thì không có chi phí gì là bất biến cả, tùy theo nhu cầu phân tích thôi. Nói chung nếu chi phí nào không tăng giảm theo sản lượng trong khỏan đang xem sét thì đó là chi phí bất biến.
hay bất biến là không biến đổi ?
chỉ không đổi khi chi phí khả biến cho tất cả các đơn vị sản xuất ra khác nhau, trong những khoang thời gian khác nhau, do những con người khác nhau là giống nhau. Ví dụ, bạn chạy 100 m đầu hết 10 giây (10/s), nhưng 100 met sau có khi phải tới 50 giây (2m/s). Cho nên nó đâu có bất biến trên từng sản phẩm.
em thấy mông lung quá!
Đối với chi phí khả biến, nói chi phí khả biến trên mỗi đơn vị sản phẩm không đổi là không chính xác.
câu này thì em công nhận nhưng em hiểu theo cách ví dụ như cp khả biến: ngvliệu trực tiếp nếu trên thị trường giá ngvliệu tăng lên thì cpkhả biến này tăng lên.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA