Hedge accounting

  • Thread starter lathanhtom
  • Ngày gửi
L

lathanhtom

Guest
8/8/05
46
0
0
47
hcmc
Hedge accounting is an exception to the usual rule for financial; consequently there are strict criteria that must be met before it can be use.Substantially the requirements are:
- There is a strong correlation between the technical characteristics of the hedged assets or liabilities and those of the hedging contract(effectiveness).
Dịch Hedge accounting thế nào cho đúng , có ai sử dụng công cụ tài chính này chưa?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Nó có phải là một "công cụ tài chính" không bác Tôm???
 
M

Minou

Guest
6/9/04
54
0
0
Ha Noi
Hi,Toi chua nghe noi ve van de nay bao gio ca. Ban nao biet thi giang giai them di
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Diễn đạt là tiêu chuẩn tài chính, quy định về tài chính thì có lẽ sẽ thích hợp hơn. Đây dùng để chỉ những tiêu chuẩn mà đối tượng kế toán phải đáp ứng ví dụ như những tiêu chuẩn kỹ thuật của tài sản, hay những điều kiện quy định trong phần hiệu lực hợp đồng của hợp đồng vay đối với một khoản vay.
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Khái niệm này liên quan đến việc kế toán các công cụ tài chính (chứng khoán phái sinh - hedging contract) của doanh nghiệp. Cái từ Hedge đấy hình như chưa có thuật ngữ tiếng việt tương ứng :). Bác chịu khó đọc mấy cái tài liệu về chứng khoán chứng ốc xem nó dịch thế nào
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Hedge

Mình cũng chưa từng dịch Hedge accounting. Chỉ có Hedge contract thì dịch là hợp đồng tự bảo đảm. Tiếng Việt có lẽ chưa có thuật ngữ tương đương cho Hedge Accounting.
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
:) Tiện thể phamcung nói thêm cho mọi người cùng rõ luôn, hợp đồng tự bảo đảm là thế nào, nó khác với hợp đồng (kinh tế) thông thường như thế nào?
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Hedge contract là một khái niệm trong lĩnh vực chứng khoán, người ta dịch là hợp đồng tự bảo đảm/bảo hiểm/dự phòng. Một trong những loại hình phổ biết nhất và (có vẻ) gần gũi với việt nam nhất là Furture contract và option. (ở thị trường chúng khoán việt nam chưa cho phép các giao dịch này. Nó được coi là công cụ tài chính dùng để bảo đảm cho các rủi ro biến động giá của hàng hoá được nó bảo đảm nên gọi là hợp đồng tự bảo đảm. Để hiểu sâu hơn chắc mọi người nên xem thêm các cuốn sách về chứng khoán, tôi xin nói sơ sơ thế này thôi:

Giả sử rằng Cty A phải giao 100 tấn cafe vào tháng 12/05 với giá 2000$/tấn. Giá cafe ở thời điểm hiện tại là 1800$/tấn. Tuy nhiên, Cty A sợ rằng giá cafe tại thời điểm tháng 12 có thể tăng lên 1900$ hoặc cao hơn 2000$/tấn khi đó, việc phải giao lô hàng 100 tấn với giá 2000$ sẽ có thể dẫn đến thua lỗ. Để giảm thiểu rủi ro này Cty A sẽ mua một quyền chọn (option) cho phép mua cafe tại thời điểm tháng 12 ở mức giá 1850$/tấn với giá của quyền chọn mua là 50$/tấn chẳng hạn. Khi đó Cty A đã được bảo đảm sẽ mua được cafe tại thời điểm tháng 12 để giao hàng với giá cao nhất có thể phải bỏ ra là 1850$ (chưa bao gồm chi phí mua option) cho dù giá cafe lúc đó tăng cao hơn 2000$/tấn.

Thực tế đến tháng 12 sẽ có 2 tình huống xảy ra, giá cafe cao hơn 1850$/tấn, Cty A sẽ thực hiện quyền chọn để mua được cafe với giá chỉ 1850$.
Nếu giá cafe thấp hơn 1850$, Cty A sẽ không thực hiện quyền chọn nữa mà mua với giá thị trường lúc đó là giá thấp hơn 1850$.

Trong ví dụ trên, cafe là hàng hoá được bảo đảm về giá theo quyền chọn mua mà Cty A đã mua.

Ban đầu, các công cụ này chỉ áp dụng cho giao dịch hàng hoá, sau này nó được áp dụng cho các giao dịch ngoại tệ và chứng khoán...
Trên thực tế, các công cụ tài chính này rất đa dạng và việc thực hiện nó hay không (như ví dụ trên) là phụ thuộc và sự biến động của hàng hoá được bảo đảm (giá cafe)

Tôi lấy ví dụ này để mọi người có thể link tới khái niệm mà bác Tôm đưa ra ở trên. Tuy nhiên, các công cụ tài chính như vậy còn rất xa lạ ở Việt nam nên có thể tôi diễn giải không đúng lắm. Nói về kế toán mội người xem thêm IAS 39 - Financial instruments
 
D

Danny Walker

Guest
6/10/04
68
0
0
Troy
Nếu giá cafe thấp hơn 1850$, Cty A sẽ không thực hiện quyền chọn nữa mà mua với giá thị trường lúc đó là giá thấp hơn 1850$.

Công ty sẽ phải mất ít nhất là $50...

Cho em hỏi, nếu giá cafe là $1820 thì anh vẫn chọn cách ko mua nữa àh ???

(Giả sử anh đang mua call option)
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Cái topic này thành chủ đề chứng khoán mất rồi àh :)

Tôi xin trả lời thế này: Ngay sau khi kí hợp đồng bán hàng vào thàng 12 (ví dụ ký hợp đồng tại thời điểm hiện tại là tháng 10) Cty A đã phải mua call option rồi vì vậy anyway thi nó vẫn chấp nhận bỏ ra 50$ để bảo đảm ít nhất là không bị lỗ (giả sử giá hoà vốn là 1900$).

Nếu giá thực tế tại thời điểm tháng 12 là 1820$, có 2 lựa chọn:
Nếu thực hiện call option: CtyA phải mua hàng với giá 1850$ + call option đã mua 50$
Nếu không thực hiện call option: mua giá thị trường 1820$ + call option đã mua 50$
Vậy chọn cái nào :)
Túm lại Cty sẽ không thực hiện call option khi giá hàng thực tế < giá bảo đảm dù chỉ 1$
Ngược lại sẽ thực hiện call option khi giá thực tế cao hơn giá bảo đảm.

Đây chính là mối liên hệ chặt chẽ giữa hedge contract và hàng hoá (assets or liabilities) được nó bảo đảm từ đó áp dụng kế toán phù hợp cho các công cụ tài chính này.

Có thể thấy rõ hơn nếu xem xét tình huống nếu option cho các trái phiếu có thể chuyển đổi (phản ánh là equity hay liabilities nếu thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng) . Tham khảo thêm IAS 39 , tôi đọc mãi mà vẫn mù mờ :)
 
L

lathanhtom

Guest
8/8/05
46
0
0
47
hcmc
Bác Echop giải thích như vậy cũng khá rõ ràng rồi nhưng nó không chỉ áp dụng cho lĩnh vực chứng khoán mà còn cho các doanh nghiệp có giao dịch về ngoại tệ,ví dụ như có các khoảng nợ bằng ngoại tệ(receivable or payable due in a foreign currency). Khi đó để tránh những rũi ro(risk) do biến động tỷ gía , thông thường các doanh nghiệp( đặc biệt các công ty nước ngoài...) thường ký một forward contract với ngân hàng mua ngoại tệ với một tỷ gía thoả thuận cho một khoảng nợ phải trả trong tương lai.Đây chính là hedging accounting hay một hedging instrument(financial instrument), nó làm giãm bớt các rủi ro kinh tế tác động đến doanh nghiệp như nói ở trên là rủi ro tỷ gía( foreign axchange risk). Nhưng để dịch ra tiếng Việt hình như vẫn chưa có thuật ngữ nào chính xác.
Tội nói vậy có đúng không bác Echop?
Tom & Jerry
 
E

echop

Guest
25/8/04
53
0
0
113
vietnam
Hì, bác làm tôi lại phải lục lọi cái mớ data hỗn độn để tìm cái khái niệm này, xin trích dẫn ra để mọi người tham khảo. (IAS39)

12.18 Hedge accounting
IAS 39 (r2000) recognises three types of hedge accounting:
1. fair value hedge (see 12.23);
2. cash flow hedge (see 12.24); and
3. hedge of a net investment in a foreign entity (see 22.6.6).

When approaching a potential hedging relationship, to determine if the transaction will qualify for special hedge accounting, the following steps should be taken:

1. Identify the nature of the exposure to determine the type of hedge accounting (see above);
2. Ensure that the qualifying criteria for hedge accounting are met (see 12.20);
3. Ensure that the hedged item is allowable under IAS 39 (r2000) (see 12.21); and
4. Ensure that the hedging instrument is allowable under IAS 39 (r2000) (see 12.22).

'Hedging, for accounting purposes, means designating one or more hedging instruments so that their change in fair value is an offset, in whole or in part, to the change in fair value or cash flows of a hedged item.'
A hedged item can be an asset, liability, firm commitment or forecasted future transaction that is exposed to risk of change in value or changes in future cash flows. Hedge accounting recognises the offsetting effects on net profit or loss symmetrically.

Như vậy thì hedge accounting là một phương pháp kế toán???
 
M

Minou

Guest
6/9/04
54
0
0
Ha Noi
Hi,
Tôi cũng nghe thuật ngữ Hedge rồi. Người ta thường hay dịch là phòng chống rủi ro ( hoặc là đảm bảo) nhưng nghĩa phòng chống rủi ro ứng dung trong giao dịch mua bán hàng hoá, chứng khoán thì phù hợp hơn.
Quay trở lại vấn đề :HA là gì ?mục đích của H A ? Vận dụng nó như thế nào?
Các bạn giải thích cho tôi rõ với
 
A

AppleIpod

Guest
13/10/05
11
0
0
California, USA
Minou nói:
Hi,
Tôi cũng nghe thuật ngữ Hedge rồi. Người ta thường hay dịch là phòng chống rủi ro ( hoặc là đảm bảo) nhưng nghĩa phòng chống rủi ro ứng dung trong giao dịch mua bán hàng hoá, chứng khoán thì phù hợp hơn.
Quay trở lại vấn đề :HA là gì ?mục đích của H A ? Vận dụng nó như thế nào?
Các bạn giải thích cho tôi rõ với

Hedge theo tôi nghĩ cách dịch sát nhất là tự bảo hiểm, bởi vì một hedge contract luôn luôn có liên quan trực tiếp tới hàng hoá hoặc chứng khoán được hedge. Hedge có rất nhiều kiểu và không chỉ đơn thuần là một loại hợp đồng hoặc chứng khoán. Ví dụ, người ta nói tới operation hedge khi một công ty đa dạng hoá hoạt động hoặc địa bàn hoạt động để rủi ro (theo nghĩa biến động) của một mặt hàng này, một thị trường này sẽ được cân bằng bởi biến động theo chiều ngược lại của một thị trường khác, mặt hàng khác. Đa dạng hoá danh mục đầu tư cũng là một hình thức hedge, ví dụ như gần đây nhât Công ty Pfizer phải đương đầu với Ranbaxy (một nhà sản xuất thuốc đại trà - generic drug producer ở Ấn độ) trong vụ kiện tại Anh đòi quyền sản xuất dạng generic drug cho Lipitor - một loại thuốc mà Pfizer nắm patent. Nếu thua kiện tại Anh, và sau này trên thị trường Mỹ thì người ta ước tính Pfizer sẽ mất khoảng 30% giá trị thị trường. Một nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của Pfizer có thể tự bảo hiểm trước rủi ro này bằng cách:
1. Bán hợp đồng quyền mua cổ phiếu Pfizer (write a call);
2. Mua hợp đồng quyền bán cổ phiếu Pfizer (buy a put);
3. Tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn để bán cổ phiếu Pfizer (forward, futures contracts);
hoặc đơn giản nhất là mua cổ phiếu của Ranbaxy.

Hedge Accounting (HA) là các quy đinh, cách thức hạch toán các hoạt động tự bảo hiểm (hedging activities) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, HA chỉ áp dụng cho các hợp đồng, các chứng khoán phái sinh sử dụng để tự bảo hiểm, mà không áp dụng cho operation hedge. Mục đích của HA là cung cấp thông tin ở mức độ rõ ràng nhất về độ rủi ro và kết quả, tính hiệu quả của hoạt động tự bảo hiểm của doanh nghiệp cho người đọc báo cáo tài chính. HA giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

1. Giá trị thị trường (fair value) của các hợp đồng tự bảo hiểm tại ngày quyết toán. Tôi không rõ về IAS, nhưng US GAAP thống nhất sử dụng công thức Black-Scholes/Merton để định giá các hợp đồng tự bảo hiểm (call, put và các complex combination khác).

2. Hiệu quả của hoạt động tự bảo hiểm của doanh nghiệp. Nói cách khác, khi nào thì lời lỗ thu được từ hợp đồng tự bảo hiểm được dùng để bù trừ với lời lỗ vào thời điểm cuối năm của tài sản/nợ. Đây là lúc mà các cách phân loại fair value hedge, cash flow hedge, v.v. được áp dụng. Theo US GAAP (FAS 149, rất gần với IAS 39) thì:

a. Với Fair value hedge, lời/lỗ từ hợp đồng tự bảo hiểm sẽ được ghi nhận vào báo cáo thu nhập của công ty cùng với lỗ/lời từ tài sản/công nợ được bảo hiểm. Mục đích của HA trong trường hợp này là phản ánh trên báo cáo thu nhập phạm vi mà hợp đồng tự bảo hiểm không có hiệu quả trong việc bù trừ hoàn toàn các biến động về giá trị thị trường của tài sản/công nợ được bảo hiểm (The effect of that accounting is to reflect in earnings the extent to which the hedge is not effective in achieving offsetting changes in fair value.) VD: lời từ hợp đồng tự bảo hiểm cho tài sản A là $5 sẽ được ghi nhận vào income cùng với lỗ từ tài sản A là -$10. Như vậy, phần không có hiệu quả của hoạt động tự bảo hiểm (-$5) sẽ trở thành một chi phí trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp.

b. Với Cash flow hedge, phần có hiệu quả bảo hiểm trong lời lỗ từ hợp đồng tự bảo hiểm sẽ được ghi nhận ở một mục đặc biệt trong vốn (equity) trên bản tổng kết tài sản tên là Other comprehensive income. Khi giao dịch thực sự xảy ra (cash flow actually in and out), thì phần lời lỗ này sẽ được chuyển từ bảng tổng kết tài sản sang báo cáo thu nhập. Phần lời lỗ không có hiệu quả bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sẽ được ghi nhận vào thu nhập/chi phí ngay trong năm.

c. Với tự bảo hiểm rủi ro tiền tệ cho hoạt động đầu tư ở nước ngoài (hedging the foreign currency exposure of a net investment in a foreign operation), thì lời lỗ từ hoạt động tự bảo hiểm được ghi nhận trên bảng tổng kết tài sản (other comprehensive income, mục tích luỹ chênh lệch khi quy đổi tiền tiền tệ - accumulated translation adjustments)

d. Với các hợp động hedge nhưng không đủ tiêu chuẩn để phân loại là công cụ tự bảo hiểm theo chuẩn kế toán thì lời lỗ phải được ghi nhận ngay vào income/expense.

Như vậy là HA đưa ra những ràng buộc và quy chuẩn chung để các công ty ghi nhận hoạt động tự bảo hiểm của mình, tránh trường hợp nếu hedge được thì ghi nhận, còn không hedge được thì bỏ qua, hoặc không ghi nhận chi phí của việc tự bảo hiểm trong khi vẫn khi nhận đầy đủ giá trị ở mức rủi ro = 0 của tài sản/công nợ.
 
Sửa lần cuối:
C

cottage

Guest
12/10/05
16
0
0
vietnam
AppleIpod nói:
1. Giá trị thị trường (fair value) của các hợp đồng tự bảo hiểm tại ngày quyết toán. Tôi không rõ về IAS, nhưng US GAAP thống nhất sử dụng công thức Black-Scholes/Merton để định giá các hợp đồng tự bảo hiểm (call, put và các complex combination khác).

2. Hiệu quả của hoạt động tự bảo hiểm của doanh nghiệp. Nói cách khác, khi nào thì lời lỗ thu được từ hợp đồng tự bảo hiểm được dùng để bù trừ với lời lỗ vào thời điểm cuối năm của tài sản/nợ. Đây là lúc mà các cách phân loại fair value hedge, cash flow hedge, v.v. được áp dụng. Theo US GAAP (FAS 149, rất gần với IAS 39) thì:

a. Với Fair value hedge, lời/lỗ từ hợp đồng tự bảo hiểm sẽ được ghi nhận vào báo cáo thu nhập của công ty cùng với lỗ/lời từ tài sản/công nợ được bảo hiểm. Mục đích của HA trong trường hợp này là phản ánh trên báo cáo thu nhập phạm vi mà hợp đồng tự bảo hiểm không có hiệu quả trong việc bù trừ hoàn toàn các biến động về giá trị thị trường của tài sản/công nợ được bảo hiểm (The effect of that accounting is to reflect in earnings the extent to which the hedge is not effective in achieving offsetting changes in fair value.) VD: lời từ hợp đồng tự bảo hiểm cho tài sản A là $5 sẽ được ghi nhận vào income cùng với lỗ từ tài sản A là -$10. Như vậy, phần không có hiệu quả của hoạt động tự bảo hiểm (-$5) sẽ trở thành một chi phí trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp.

b. Với Cash flow hedge, phần có hiệu quả bảo hiểm trong lời lỗ từ hợp đồng tự bảo hiểm sẽ được ghi nhận ở một mục đặc biệt trong vốn (equity) trên bản tổng kết tài sản tên là Other comprehensive income. Khi giao dịch thực sự xảy ra (cash flow actually in and out), thì phần lời lỗ này sẽ được chuyển từ bảng tổng kết tài sản sang báo cáo thu nhập. Phần lời lỗ không có hiệu quả bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sẽ được ghi nhận vào thu nhập/chi phí ngay trong năm.

c. Với tự bảo hiểm rủi ro tiền tệ cho hoạt động đầu tư ở nước ngoài (hedging the foreign currency exposure of a net investment in a foreign operation), thì lời lỗ từ hoạt động tự bảo hiểm được ghi nhận trên bảng tổng kết tài sản (other comprehensive income, mục tích luỹ chênh lệch khi quy đổi tiền tiền tệ - accumulated translation adjustments)

d. Với các hợp động hedge nhưng không đủ tiêu chuẩn để phân loại là công cụ tự bảo hiểm theo chuẩn kế toán thì lời lỗ phải được ghi nhận ngay vào income/expense.

Như vậy là HA đưa ra những ràng buộc và quy chuẩn chung để các công ty ghi nhận hoạt động tự bảo hiểm của mình, tránh trường hợp nếu hedge được thì ghi nhận, còn không hedge được thì bỏ qua, hoặc không ghi nhận chi phí của việc tự bảo hiểm trong khi vẫn khi nhận đầy đủ giá trị ở mức rủi ro = 0 của tài sản/công nợ.

Thanks bác Ipod post bài này chất lượng cao quá :), mong bác thương thì thương cho chót, bác có thể đưa ra vài cái ví dụ cụ thể cho em dễ hình dung được thì tốt quá (được voi đòi ...hai bà trưng :))

Qua cái bài của bác thì em hiểu thế này:

- Với fair value hedge: Vẫn lấy nguyên cái ví dụ của Echop nhưng thay thời điểm giao hàng là tháng 1 năm 2006 và call option cũng ở thời điểm tháng 1/2006.

Giả sử giá cafe tăng liên tục và giá thị trường tại thời điểm cuối tháng 12 đã lên đến 2100$/ton. Và lúc đó, giao dịch call option để mua cafe tại thời điểm tháng 1/2006 với giá 1850$/ton đã được giao dịch với giá 200$. Khi đó tại thời điểm lập báo cáo tài chính 31/12/2005) Cty A đang có khả năng 1 khoản lãi từ chênh lệch giá call option là 150$ (200$-50$). Tuy nhiên cũng có thể gánh chịu khoản lỗ từ việc thực hiện giao dịch giao cafe là 100$ (2000$-2100$).
Trên BCTC của Cty A 31/12/2005 sẽ phản ánh 2 khoản tiền này trên P&L. (ví dụ này là lãi)

- Em hiểu vậy có đúng không? xin bác chỉ giáo thêm và rất mong bác chia sẻ ví dụ cho trường hợp Cash flow hedge và tự bảo hiểm rủi ro tiền tệ từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Một lần nữa cảm ơn bác nhiều :eek:know:
 
A

AppleIpod

Guest
13/10/05
11
0
0
California, USA
cottage nói:
Thanks bác Ipod post bài này chất lượng cao quá :), mong bác thương thì thương cho chót, bác có thể đưa ra vài cái ví dụ cụ thể cho em dễ hình dung được thì tốt quá (được voi đòi ...hai bà trưng :))

Qua cái bài của bác thì em hiểu thế này:

- Với fair value hedge: Vẫn lấy nguyên cái ví dụ của Echop nhưng thay thời điểm giao hàng là tháng 1 năm 2006 và call option cũng ở thời điểm tháng 1/2006.

Giả sử giá cafe tăng liên tục và giá thị trường tại thời điểm cuối tháng 12 đã lên đến 2100$/ton. Và lúc đó, giao dịch call option để mua cafe tại thời điểm tháng 1/2006 với giá 1850$/ton đã được giao dịch với giá 200$. Khi đó tại thời điểm lập báo cáo tài chính 31/12/2005) Cty A đang có khả năng 1 khoản lãi từ chênh lệch giá call option là 150$ (200$-50$). Tuy nhiên cũng có thể gánh chịu khoản lỗ từ việc thực hiện giao dịch giao cafe là 100$ (2000$-2100$).
Trên BCTC của Cty A 31/12/2005 sẽ phản ánh 2 khoản tiền này trên P&L. (ví dụ này là lãi)

- Em hiểu vậy có đúng không? xin bác chỉ giáo thêm và rất mong bác chia sẻ ví dụ cho trường hợp Cash flow hedge và tự bảo hiểm rủi ro tiền tệ từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Một lần nữa cảm ơn bác nhiều :eek:know:
--------------------------------------
Sẽ trả lời bạn tuần sau nhé.

Great weekend
 
Sửa lần cuối:
A

AppleIpod

Guest
13/10/05
11
0
0
California, USA
OK, Vậy là không cần đợi qua weekend nữa :dzo:

Theo tôi thì cái ví dụ của bạn cottage sẽ được giải quyết như sau:

1) Đây không phải là fair value hedge, mà là cash flow hedge. Bởi vì Cty A dùng call option để tự bảo hiểm cho một giao dịch, một variable cash inflow trong tương lai, chống lại biến động về giá cà phê trên thị trường.

2) Theo FAS 149, thì lời lỗ từ long position in the call contract cho cái cash flow hedge này (giả định là cái call option này thoả mãn các tiêu chuẩn để được xác định là hedging instrument cho công ty A) phải được phân thành 2 phần:

a. Phần có hiệu quả tự bảo hiểm của call option sẽ ghi trên bảng tổng kết tài sản (giống như một dạng treo) dưới mục Other comprehensive income. Đây là một áp dụng nữa của matching principle trong kế toán: chỉ ghi nhận thu nhập/chi phí khi mà chi phí/thu nhập đi kèm thực sự phát sinh. Đối với hedging bằng cái call option này thì thu nhập/chi phí đi kèm chính là lời/lỗ thực tế khi Cty thực hiện giao lô cà phê vào tháng 1/2006. Nên nhớ là FAS 149, cũng như IAS không quy định chi tiết (tiếng Việt của tôi dạo này ẹ quá) thế nào thì gọi là có hiệu quả trong lời/lỗ của hợp đồng tự bảo hiểm mà để cho doanh nghiệp tự quy định trong chính sách quản lý rủi ro của mình. Giả sử Cty A tự quy định rằng với các hợp đồng quyền chọn (options) thì phần được sử dụng chính để bảo hiểm cho tài sản/công nợ hoặc các giao dịch trong tương lai là giá trị nội tại (intrinsic value) của hợp đồng quyền chọn, còn giá trị thời gian (time value) của hợp đồng quyền chọn chỉ là by-product (giống kiểu mua 1 tặng 1) khi tự bảo hiểm. Suy ra:

Phần lời lỗ có hiệu quả của call option trong đề bài = Tăng/giảm về giá trị nội tại của cái option đó tại ngày 31/12/2005 (t=1) so với thời điểm ngày 1/1/2005 (t=0)
= ($2100 - 1850) - 0 = $250 (lời). $250 này sẽ ghi vào Other comprehensive income trên Balance sheet (không phải income - nhấn mạnh)

Ghi chú:
- Tại thời điểm t=0, giá trị nội tại của HĐ quyền mua là 0 vì strike price ($1850) > giá thị trường tại thời điểm đó ($1800).
- Tại thời điểm t=1, giá trị nội tại của HĐ này = giá hiện tại của cà phê (31/12/05) - giá giao dịch của call option (strike price) = $2100 - $1850 = $250.

b. Như vậy thì phần lời/lỗ không có hiệu quả tự bảo hiểm của call option (ineffective portion of the gain/loss from hedging) = Lời/lỗ tịnh của call option - Phần lời/lỗ có hiệu quả = $150 - $250 = -$100 (lỗ). Phần lỗ $100 này sẽ được ghi ngay vào báo cáo thu nhập và mang tính chất của một chi phí. Đây là một ví dụ của cái mà tôi (mạo muội) gọi là "vẻ đẹp của kế toán". Bạn sẽ ngạc nhiên tại sao rõ ràng là call option đang có lãi, mà Cty A lại phải ghi nhận một khoản lỗ vào báo cáo thu nhập, còn phần lãi thì lại bị treo trên bản tổng kết tài sản. Câu trả lời là:

* Thứ nhất, khi chưa đến ngày giao hàng thật sự (1/2006) thì công ty A chưa thể biết được mình sẽ lời bao nhiêu từ hedging và lỗ bao nhiêu từ việc mua cà phê theo giá thị trường để đem giao. Nếu ghi lời từ call option ngay vào 31/12/05 thì sẽ không có matching expense và vi phạm matching principle. Đồng thời, Cty A nắm giữ call option chỉ nhằm tự bảo hiểm cho giao dịch bán cà phê vào tháng 1/2006, nếu ghi nhận ngay khoản lời từ call option tại thời điểm 31/12/05 ($150) vào thu nhập thì sẽ không đúng với bản chất kinh doanh của Cty và bản chất của việc nắm giữ hợp đồng quyền mua kia;

* Thứ hai, nếu bạn học tài chính thì cũng biết là một option sẽ có hai phần giá trị. Giá trị nội tại tăng giảm phụ thuộc vào biến động về giá của hàng hoá trên thị trường. Giá trị thời gian phụ thuộc vào khoảng thời gian từ hiện tại đến ngày hết hiệu lực của hợp đồng quyền chọn (T). Nếu T càng lớn thì xác suất người mua có lời từ option càng lớn, nên cùng với thời gian, giá trị thời gian của option sẽ giảm dần. Hiện tượng này trong thuật ngữ tài chính được gọi là Theta (chữ cái Hy lạp) hoặc time decay. Như vậy thì việc giá trị thời gian của option sẽ ngày một giảm chính là chi phí bất khả kháng của việc nắm giữ option (không phụ thuộc vào lời/lỗ của giao dịch trong tương lai). Và đây cũng chính là chi phí hàng năm của việc tự bảo hiểm bằng long a call option của Cty A. Vậy thì ghi nhận nó ngay như 1 chi phí là vô cùng hợp lý về mặt kế toán, phải không bạn ?

c. Đến thời điểm thực hiện giao dịch bán cà phê (ngày X nào đó trong thang 1/2006) thì lời lỗ có hiệu quả của call option tích luỹ trên bản tổng kết tài sản tính đến ngày X thang 1/2006 sẽ được reverse và đưa vào báo cáo thu nhập cùng với lỗ/lời từ giao dịch bán cà phê. Chênh lệch giữa hai phần lời/lỗ này nói lên tính hiệu quả của việc tự bảo hiểm.

Bút toán cho cái call option này vào ngày 31/12/2005 là:

Nợ (Dr.) TK-Chứng khoán phái sinh (trên bảng TKTS) $150
Nợ (Dr.) TK - Lời lỗ từ chứng khoán phái sinh (hoặc từ việc tự bảo hiểm) trên báo cáo thu nhập $100

Có (Cr.) - Other Comprehensive Income (bảng TKTS) $250

Hy vọng cái post này trả lời được thắc mắc của bạn. Hedge accounting là một vấn đề rất phức tạp, ngay cả giáo sư cũng phải mất nhiều thời gian để chắc chắn và nắm bắt cặn kẽ vấn đề. Mà tôi thì o phải giáo sư :biggrin: , nên có gì thiếu sót rất mong được trao đổi lại với bạn.

-----------------------------
GHI CHÚ: Nếu bạn muốn tự tìm hiểu về hedge accounting theo US GAAP thì có thể xem FAS 149 và FAS 133 ở trang web của FASB (www.fasb.org)
http://www.fasb.org/st/index.shtml#fas149
http://www.fasb.org/st/index.shtml#fas133

Ở FAS 133 Appendix B sẽ có ví dụ cụ thể về từng loại hedge (cả 3 loại) cho bạn rất rõ ràng và thú vị :eek:know: (tất nhiên là bạn phải chịu khó đọc tiếng Anh vậy )
 
Sửa lần cuối:
gaconchaylonton

gaconchaylonton

Cuộc đời = nỗ lực + đam mê + cơ hội + may mắn
Ðề: Hedge accounting

Bài viết hay nhưng đúng là HA rất là khoai T.T và mình vẫn không thể nào phân biệt được đâu là CF đâu là FV. Nếu đầu bài bảo CF thì sẽ làm theo CF, FV thì FV T.T Nên câu hỏi là vì sao& khi nào là CF or FV thì mình vẫn lăn tăn lắm

Mình xin viết lại VD cho rõ hơn tý (bản chất là k đổi gì)

Giả sử rằng Cty A phải giao 1 tấn cafe vào tháng 31/12/05 với giá 2000$/tấn. Giá cafe ở thời điểm hiện tại 30/06/2005 là 1800$/tấn. Cty A sẽ mua một quyền chọn (call option) cho phép mua cafe tại thời điểm tháng 12 ở mức giá 1850$/tấn với giá của quyền chọn mua là 50$/tấn chẳng hạn.

Tại 30/06 chỉ ghi nhận phí và thuyết minh cam kết nếu trọng yếu đúng k ?
Dr Asset (and allocate to expense when contract performed) 50
Cr Cash 50

Khi giá trị thị trường biến động thì cần tính toán& ghi nhận
Gain on contract là (2000 - 1850) = 150
Movement on cafe price (2100 - 1800) = 300
Tức là hedging được toàn bộ do 150 <300 (chỗ này hơi lơ mơ)
IAS 39 yêu cầu tỷ lệ hedging phải từ 80-125% thì mới sử dụng HA đc - phần này mình cũng k hiểu lắm :wall:?????

Dr Forward contract 150
Cr Equity (OCI) 150

Bạn nào có thể nói cơ chế giao dịch trên thực tế- (không phải xử lý kế toán) của những giao dịch này trên thực tế ở USA chẳng hạn
Thanks
 
B

bbc

Trung cấp
15/10/04
147
1
0
hn
Ðề: Hedge accounting

Nói chung hedge accounting là kế toán những vấn đề liên quan đến dự phòng.

Cái này trong IFRS cần nhiều vì phải phản ánh trung thực giá trị của Nợ và Tài sản theo fair value
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA