Khái niệm pháp nhân

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Bathanh nói:
Việc yêu cầu đăng ký thời gian hoạt động của doanh nghiệp chẳng lẽ lại là đăng ký doanh nghiệp sẽ hoạt động từ thời gian nào đến thời gian nào sao? Điều này thì quả là .....pótay.
Nếu 1 doanh nghiệp được xác định rõ thời gian hoạt động từ ..... đến...... thì bản thân nó đã là 1 pháp nhân không đầy đủ rồi. :biggrin:
Còn nếu nói theo như bạn:

thì có lẽ tôi cũng không nên thảo luận thêm về vấn đề này nữa. hết sức xin lỗi. :wall: :wall:

Bác à, bác đừng làm thế
Em thấy trong Điều lệ mẫu của SKHĐT cung cấp có điều này mà. Em thấy nó trái với bác nên em mới hỏi lại thôi, bác cứ thảo luận đi, em rửa tai lắng nghe bác mà
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Bathanh nói:
Việc yêu cầu đăng ký thời gian hoạt động của doanh nghiệp chẳng lẽ lại là đăng ký doanh nghiệp sẽ hoạt động từ thời gian nào đến thời gian nào sao? Điều này thì quả là .....pótay.
Nếu 1 doanh nghiệp được xác định rõ thời gian hoạt động từ ..... đến...... thì bản thân nó đã là 1 pháp nhân không đầy đủ rồi. :biggrin:



Cty cũng chỉ là sản phẩm của sự hợp tác giữa các cá nhân, sự hợp tác có thể là vô thời hạn cũng có thể có thời hạn vài năm hay mấy chục năm.
Tôi ko hiểu thời hạn hoạt động của DN có liên quan gì đến khái niệm "pháp nhân ko đầy đủ" của bathanh.
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,034
410
83
46
Ninh Thuận
@Bathanh, đúng là trong điều lệ công ty TNHH, CP có qui định thời gian tối đa hoạt động của một công ty.... nhưng nó vẫn được xem là một pháp nhân (luật của VN hiện nay).
Mina chưa nghe nói là về pháp nhân không đầy đủ, trong các hợp đồng kinh tế nếu như một pháp nhân không hội tủ đủ các điều kiện cho phép ký kết hợp đồng thì khi đưa ra tòa hợp đồng hiển nhiên hợp đồng vô hiệu....
Mời các bác tiếp tục tranh luận.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Thưa các bác!
Xét về văn kiện pháp lý cơ bản cấu thành doanh nghiệp:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2. bản điều lệ doanh nghiệp.
trong đó:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: có thể dc coi như giấy khai sinh ra doanh nghiệp
- bản điều lệ: là hình hài vóc dáng của doanh nghiệp.
Trong cả hai văn kiện này, không thấy có 1 điểm nào quy định thời gian tối đa hoạt động của nó cả.
Thực sự, nếu đưa ra phạm vi thời gian hoạt động của nó: Nó sẽ hoạt động trong 5 năm, hay 50 năm thì là điều đáng ngạc nhiên.
Trừ những tổ chức được thành lập do yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, có mục tiêu và thời hạn hoàn thành mục tiêu cụ thể, mới có khái niệm xác định thời điểm kết thúc khi ra quyết định thành lập cho nó.
Bác nào có thể đưa ra dẫn chứng cụ thể về việc này?
Trong tay nhà E có vài tài liệu, mà chẳng thấy tài liệu nào nói về điều này cả. mặt khác, xét về logic thì chẳng có lý nào như vậy.
nhà E thực sự mất hứng thảo luận về vấn đề này. Bởi lẽ, đây là vấn đề pháp lý, luật pháp - xét ra cũng khá xa so với công việc của ngành tài chính kế toán. Chẳng qua cũng ham vui nên đưa thêm ngu ý vào topic của tác giả, muốn cho quá trình thảo luận thêm phần rôm rả. Ai dè...... :wall:
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,034
410
83
46
Ninh Thuận
@Bathanh, Mina không nhớ chính xác là có qui định thời gian tối đa cho một công ty hay không nhưng trong điều 5 của Điều lệ công ty có viết như sau:
Điều 5: Thời hạn hoạt động
5.1- Thời hạn hoạt động của công ty là: …………………………năm kể từ ngày thành lập và được phép hoạt động theo quy định của luật pháp.
Vậy điều này có ý nghĩa gì không?
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Bathanh nói:
nhà E thực sự mất hứng thảo luận về vấn đề này. Bởi lẽ, đây là vấn đề pháp lý, luật pháp - xét ra cũng khá xa so với công việc của ngành tài chính kế toán. Chẳng qua cũng ham vui nên đưa thêm ngu ý vào topic của tác giả, muốn cho quá trình thảo luận thêm phần rôm rả. Ai dè...... :wall:

Xin lổi BA THANH nếu mình làm bạn cụt hứng, nhưng mình là dân kế toán thì luật chỉ nắm những phần nào liên quan cần thiết đế mình thôi, chứ bàn rộng ra hơn thì mình không dám. Nhất là trên diễn đàn này, lạng quạng thì bài bị xoá như chơi, bạn biết mà!
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
MINA nói:
@Bathanh, Mina không nhớ chính xác là có qui định thời gian tối đa cho một công ty hay không nhưng trong điều 5 của Điều lệ công ty có viết như sau:
......................
Vậy điều này có ý nghĩa gì không?
Điều 5 của điều lệ này là điều lệ nào vậy?
Nó là điều lệ mẫu? hay là điều lệ nào?
Trong Luật doanh nghiệp quy định nội dung của:
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
2. Nội dung đơn ĐKKD
3. Nội dung Điều lệ
4. Nội dung giấy chứng nhận ĐKKD
đều không có khái niệm thời hạn như vậy. mà nó chỉ có:........... có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

Một công ty, một tổ chức, một khi đã ấn định ngày kết thúc hoạt động của nó có nghĩa là nó đã là 1 pháp nhân không đầy đủ.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
xuantham nói:
Xin lổi BA THANH nếu mình làm bạn cụt hứng, nhưng mình là dân kế toán thì luật chỉ nắm những phần nào liên quan cần thiết đế mình thôi, chứ bàn rộng ra hơn thì mình không dám. Nhất là trên diễn đàn này, lạng quạng thì bài bị xoá như chơi, bạn biết mà!
Bởi topic này là topic mà bạn đã lập nên nó, với mục tiêu thật tốt là mọi người hiểu thêm 1 chút về luật ( ít nhất về 1 thuật ngữ trong đó - PHÁP NHÂN).
Kẻ tung, người hứng. Tôi cũng hoan nghênh bạn và do đó cùng tham gia thảo luận. Bạn lại chốt câu như vậy thì làm sao tôi dám tiếp tục thảo luận với bạn về topic này nữa?
Nếu bạn muốn độc diễn thì bạn chỉ cần 1 ghi chú bên cạnh là dc rồi.
Việc thảo luận tất yếu dẫn đến tình trạng kẻ đúng người sai, thậm chí toàn người sai thôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là không hữu ích. Các mod, admin cũng hiểu điều này.
Và dẫu có bị xóa vài bài, thì công xá nào có đáng chi, ít nhất cũng có vài đồng nghiệp đã đọc nó. và cũng đã có thêm vài người tiếp cận được thêm những khái niệm liên đới.
Tỷ như tôi lần đầu tiên mới thấy ( thông qua topic này) được rằng một Công ty có xác định thời hạn tồn tại.
Hay như các bạn, lần đầu tiếp cận với khái niệm PHÁP NHÂN KHÔNG ĐẦY ĐỦ.
Các khái niệm đó đúng hay sai thì mỗi người sẽ tìm kiếm thêm thông tin để kết luận.
Nếu ko va chạm với nó, có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thêm được tri thức.
 
  • Like
Reactions: Ho Anh Hue10 10
T

tuankq

Cao cấp
27/4/05
245
2
0
Hanoi, Vietnam
Bathanh nói:
Điều 5 của điều lệ này là điều lệ nào vậy?
Nó là điều lệ mẫu? hay là điều lệ nào?
Trong Luật doanh nghiệp quy định nội dung của:
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
2. Nội dung đơn ĐKKD
3. Nội dung Điều lệ
4. Nội dung giấy chứng nhận ĐKKD
đều không có khái niệm thời hạn như vậy. mà nó chỉ có:........... có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

Một công ty, một tổ chức, một khi đã ấn định ngày kết thúc hoạt động của nó có nghĩa là nó đã là 1 pháp nhân không đầy đủ.



Ko biết bạn căn cứ vào cơ sở khoa học hay pháp lý nào để cho rằng nếu 1 pháp nhân bị ấn định ngày kết thúc hoạt động của nó nghĩa là pháp nhân ko đầy đủ.
Bản thân khái niệm "pháp nhân ko đầy đủ" của bạn vẫn mù mờ, chưa rõ ràng nay lại gắn thêm cho nó sự liên quan đến thời hạn hoạt động để kết luận là pháp nhân ko đầy đủ thì chưa đc logic lắm.
Xin VD nôm na thế này: bạn và người khác, mina và xuantham chẳng hạn, 3 người hợp tác làm ăn với nhau, cùng lập một cty (TNHH hoặc CP tuỳ ý). Cty đó đương nhiên là một pháp nhân kể từ khi đc cấp ĐKKD. Tuy nhiên, các bạn lại ko muốn hợp tác với nhau vô thời hạn, gắn bó keo sơn, đời đời bền vững mà chỉ hợp tác với nhau có 50 năm thôi, sau đó thì chia tay hoàng hôn, mỗi người một ngả. Thế thì cái Cty đó chỉ tồn tại có 50 năm thôi, nhưng nó vẫn là pháp nhân.
Hay như cty LD với nước ngoài, nó đc thành lập dựa trên một hợp đồng liên doanh, trong đó ghi rõ thời hạn là một số năm xác định. Cty LD đó là một pháp nhân rõ ràng.
Tôi đã nhìn thấy ĐLệ 1 Cty ghi như thế này: Cty chính thức hoạt động kể từ ngày đc cấp GCN ĐKKD, thời hạn hoạt động của công ty là không thời hạn, trừ khi đc chấm dứt trong các trường hợp: a, b, c, d,...
Ko biết có sự liên quan gì giữa thời hạn hoạt động với tư cách pháp nhân nhỉ? bạn nào chuyên nghiên cứu về Luật DN thì tham gia vài lời.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
MỘt trong những nội dung chủ yếy của điều lệ của pháp nhân nhân là: Điều kiện chấm dứt pháp nhân. Và các trường hợp chấm dứt pháp nhân là:

1. Hợp nhất pháp nhân, sáp nhập hoặc chia tách pháp nhân
2. Giải thể
3.Bị tuyên bố phá sản


Mà một trong những trường hợp giải thể pháp nhân là hết thời hạn hoạt động ghi trong điều lệ hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này một cách gián tiếp mình có thể thấy là trong giấy tờ chứng nhận việc thành lập pháp nhân thì pháp luật cũng đã có nội dung về thời gian hoạt động của pháp nhân đó rồi.
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Cũng chẳng biết nói sao!
Tặng mọi người đường link này:
http://www.vcci.com.vn/phobien_kienthuc/tangcuongknkd/Multilingual_News.2005-04-25.2412
Nó cũng chẳng là gì, nhưng ít nhiều trong đó cũng có đề cập đến mấy chữ mà chúng ta đang thảo luận:
TƯ CÁCH PHÁP NHÂN ĐẦY ĐỦ
TƯ CÁCH PHÁP NHÂN KHÔNG ĐẦY ĐỦ.

có lẽ cái trang này cũng giúp các bạn có thêm một số thông tin hữu ích ngoài lề.
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Và đây nữa, trong thông tư 120, cái mà chúng ta nghiên cứu và vận dụng gần 3 năm nay, có đoạn viết:
Các cơ sở hạch toán phụ thuộc đóng trụ sở cùng địaphương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nơi có trụ sở chính củađơn vị cấp trên như Công ty, Tổng công ty thì Công ty, Tổng công ty thựchiện kê khai, nộp thuế tập trung thay cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc. Nếu cơ sở hạch toán phụ thuộc là pháp nhân không đầy đủ, có con dấu, tàikhoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủthuế GTGT đầu vào, đầu ra muốn kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộpthuế, cấp mã số thuế phụ thuộc và sử dụng hóa đơn riêng.
Trích thông tư Số 120 /2003/TT-BTCi, ngày 12 tháng 12 năm 2003
Hướng dẫn thi hành Nghị địnhsố 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trịgia tăng
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giátrị gia tăng
Thì phạm trù PHÁP NHÂN KHÔNG ĐẦY ĐỦ được sử dụng rõ ràng.
Và nhiều văn bản pháp quy ( rất nhiều trong mảng tài chính kế toán) có sử dụng phạm trù này. Vậy đương nhiên nó tồn tại. Các bạn có thể check!
 
  • Like
Reactions: Ho Anh Hue10 10
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Như vậy, về mặt pháp lý có tồn tại 2 khái niệm : Pháp nhân đầy đủ và Pháp nhân không đầy đủ.
Nhưng về lý luận, đã có khỏang cách giữa khái niệm Quốc tế mà bác Bathanh ghi nhận (Pháp nhân tồn tại vô thời hạn) và thực tế luật Việt Nam.

Trên nguyên tắc, một công ty thành lập và đăng ký trên Sở KHĐT với tên ABC chẳng hạn, thì sau đó không ai có thể đăng ký tên này nữa. thế nhưng sau 1 thời gian họat động, công ty ABC giải thể, thì mặc nhiên người khác cũng có thể đăng ký ABC làm tên công ty của mình.
Như vậy, trên thực tế, nếu như bác Bathanh nói, thì ABC không bao giờ có thể được đặt tên lần 2.

Theo tôi nghĩ, có lẽ bác Bathanh nhầm chăng, tại vì để 1 pháp nhân tồn tại vĩnh viễn thì không hợp lý (hay quy định luật pháp VN khác mọi người?). Điều này chỉ đúng khi là thể nhân (tên cá nhân), vì một con người được sinh ra và khai sinh, thì tên người đó vẫn lưu giữ , và ai cũng có thể đặt tên giống người đó.
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Vivavina nói:
Trên nguyên tắc, một công ty thành lập và đăng ký trên Sở KHĐT với tên ABC chẳng hạn, thì sau đó không ai có thể đăng ký tên này nữa. thế nhưng sau 1 thời gian họat động, công ty ABC giải thể, thì mặc nhiên người khác cũng có thể đăng ký ABC làm tên công ty của mình.
Như vậy, trên thực tế, nếu như bác Bathanh nói, thì ABC không bao giờ có thể được đặt tên lần 2.

Theo tôi nghĩ, có lẽ bác Bathanh nhầm chăng, tại vì để 1 pháp nhân tồn tại vĩnh viễn thì không hợp lý (hay quy định luật pháp VN khác mọi người?). Điều này chỉ đúng khi là thể nhân (tên cá nhân), vì một con người được sinh ra và khai sinh, thì tên người đó vẫn lưu giữ , và ai cũng có thể đặt tên giống người đó.
Thứ nhất ở Việt nam có 64 tỉnh thành phố -> có 64 cái SKH&ĐT, nên cái tên ABC sẽ có ít nhất là 64 cái( tại mỗi địa phương)
Chưa kể, với các ngành nghề KD khác nhau, có thể có trùng tên ( nếu thuộc tính của ABC được phân biệt bởi ngành nghề kinh doanh).
Thứ nữa, khái niệm tồn tại vĩnh viễn cũng phải được hiểu theo giác độ pháp lý. Nếu cái tên còn, mà pháp nhân ko hoạt động, theo luật định sau xyz thời gian nào đó nó sẽ bị xoá sổ. Khi đó đâu còn là sự vĩnh viễn.
Sự vĩnh viễn, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm: Chủ quan của ngừơi lập ra nó, khách quan của việc nó có thể tồn tại trong điều kiện nghiệt ngã của thương trường hay không.
Còn việc thay đổi một chế độ xã hội, thông thường ko làm nó thay đổi sự tồn tại.
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Vivavina nói:
Như vậy, về mặt pháp lý có tồn tại 2 khái niệm : Pháp nhân đầy đủ và Pháp nhân không đầy đủ.
Nhưng về lý luận, đã có khỏang cách giữa khái niệm Quốc tế mà bác Bathanh ghi nhận (Pháp nhân tồn tại vô thời hạn) và thực tế luật Việt Nam.
về thực tế, tại VN, ko có tài liệu nào định nghĩa thế nào là 1 pháp nhân, 1 pháp nhân đầy đủ và 1 pháp nhân không đầy đủ.
Nhưng cũng thực tế tại VN, vô vàn văn bản pháp quy đã đưa ra các thuật ngữ này. và mọi người hiểu nó 1 cách tương đối.
Đây cũng là điểm thiếu tính khoa học và chuẩn mực của Luật pháp. Điều này thì tôi miễn bình luận.
Nhưng qua đó, khi nghiên cứu về 1 vấn đề, cách tốt nhất là có cái nhìn toàn diện về nó, có lẽ sẽ hay hơn. Nếu điều kiện thời gian, ko gian và các điều kiện khác ko cho phép chúng ta nghiên cứu toàn diện, thì cũng nên khoanh vùng đối tượng nghiên cứu, sẽ tránh cho chúng ta bị coi là phiến diện.
Trân trọng cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi và cùng tham gia thảo luận.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Gia Linh nói:
về thực tế, tại VN, ko có tài liệu nào định nghĩa thế nào là 1 pháp nhân, 1 pháp nhân đầy đủ và 1 pháp nhân không đầy đủ.
Nhưng cũng thực tế tại VN, vô vàn văn bản pháp quy đã đưa ra các thuật ngữ này. và mọi người hiểu nó 1 cách tương đối.
Đây cũng là điểm thiếu tính khoa học và chuẩn mực của Luật pháp. Điều này thì tôi miễn bình luận.
Nhưng qua đó, khi nghiên cứu về 1 vấn đề, cách tốt nhất là có cái nhìn toàn diện về nó, có lẽ sẽ hay hơn. Nếu điều kiện thời gian, ko gian và các điều kiện khác ko cho phép chúng ta nghiên cứu toàn diện, thì cũng nên khoanh vùng đối tượng nghiên cứu, sẽ tránh cho chúng ta bị coi là phiến diện.
Trân trọng cám ơn các bạn đã chú ý theo dõi và cùng tham gia thảo luận.
Về khái niệm pháp nhân mà tôi chia sẻ với các bạn là nội dung của Điều 94, mục 1- Những qui định chung về pháp nhân, thuộc chuơng III của Bộ Luật Dân Sự nước CHXHCNVN được Quốc Hội Khoá 9, kỳ họp 28/10/1995 thông qua..
Còn khái niệm pháp nhân đầu đũ và pháp nhân không đầy đủ tồi thật sự tôi khônh thấy qui định, mà tôi chỉ thường nghe nói: tổ chíưc đó không đủ tư cách pháp nhân thôi.
Còn như bạn Gia Linh nêu trong thông tư 120 thì có lẻ cũng nên quan tâm để hỏi xem BTC sẽ có thông tư điều chỉnh không, nếu thật sự chưa có luật nào định nghĩa khái niệm này
http://www.nclp.org.vn/

Tồi không nghiên cứu nhiều về luật, nhưng tôi biết có Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Xin giới thiệu đến các bạn, cac bạn có thể gửi ý kiến góp ý về pháp ở đó theo đia chỉ
http://www.nclp.org.vn/
Rât cảm ơn các bạn đã trao đổi vấn đề này
 
  • Like
Reactions: Ho Anh Hue10 10
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
xuantham nói:
Về khái niệm pháp nhân mà tôi chia sẻ với các bạn là nội dung của Điều 94, mục 1- Những qui định chung về pháp nhân, thuộc chuơng III của Bộ Luật Dân Sự nước CHXHCNVN được Quốc Hội Khoá 9, kỳ họp 28/10/1995 thông qua..
Còn khái niệm pháp nhân đầu đũ và pháp nhân không đầy đủ tồi thật sự tôi khônh thấy qui định, mà tôi chỉ thường nghe nói: tổ chíưc đó không đủ tư cách pháp nhân thôi.
Còn như bạn Gia Linh nêu trong thông tư 120 thì có lẻ cũng nên quan tâm để hỏi xem BTC sẽ có thông tư điều chỉnh không, nếu thật sự chưa có luật nào định nghĩa khái niệm này
http://www.nclp.org.vn/

Tồi không nghiên cứu nhiều về luật, nhưng tôi biết có Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Xin giới thiệu đến các bạn, cac bạn có thể gửi ý kiến góp ý về pháp ở đó theo đia chỉ
http://www.nclp.org.vn/
Rât cảm ơn các bạn đã trao đổi vấn đề này
Hôm qua, tôi có qua hội chợ sách tại Vân Hồ - Hà nội, và đọc ké mấy dòng trong luật dân sự, có hiệu lực 1/1/2006, cũng có biết rõ về khái niệm PHÁP NHÂN. Nhưng tôi muốn nói định nghĩa cơ, đó ko phải là định nghĩa.
Mặt khác, thông tư 120 mà tôi trích dẫn chỉ là 1 văn bản có sử dụng phạm trù PHÁP NHÂN KHÔNG ĐẦY ĐỦ thôi, còn nếu các bạn dùng google để tìm kiếm thì hầu như các cơ quan hành pháp Việt nam đều có sử dụng phạm trù này, và do đó nếu nói đến văn bản điều chỉnh nó thì ít nhất đến thời điểm hiện tại chưa có.
Tôi cũng đã hỏi 1 tiến sỹ Luật (có tên là LUẬT luôn, là một VIP) thì theo sách vở đều không có văn bản chính thống định nghĩa hay khái niệm về nó, nhưng việc sử dụng nó thì vô thiên lủng, và khi nói đến nó, mọi người đều hiểu muốn nói về điều gì.
Thật đáng tiếc, sự lủng củng của luật pháp là điều không tránh được.
 
  • Like
Reactions: Ho Anh Hue10 10
H

hongngoc123.tnmt

Guest
28/8/17
5
0
1
29
Đọc 1 hồi e cũng rối quá, pháp nhân đầy đủ và không đầy đủ có ai đủ sức chốt lại giúp em không a ? Và hình như cũng không có văn bản pháp luật nào đề cập tới 2 khái niệm này
Tiện em muốn hỏi hiện nay chi nhánh công ty có pháp nhân không a ? và có được cấp con dấu riêng không ? Em xem tại phần hỏi đáp http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/dichvucong/Pages/hoidapdkdn.aspx.
Nhưng cũng không rõ hiện nay thì có đúng hay không vì thấy phần hỏi đáp từ 2007
 
viethlu

viethlu

Cao cấp
14/8/14
804
226
43
Hà Nội, Việt Nam
Hiện nay Bộ Luật Dân sự 2015 đã có hiệu lực từ 1/1/2017, có cả 1 chương về phần pháp nhân nhé.
Điều 84 Bộ Luật dân sự 2015 quy định, chi nhánh ko phải là pháp nhân.
"Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân"
Chi nhánh, văn phòng đại diện có thể có con dấu riêng nhưng hoạt động trên cơ sở uỷ quyền của cty mẹ nên sẽ không phải là pháp nhân nhé.
 
  • Like
Reactions: Ho Anh Hue10 10
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Nếu chi nhánh đó hạch toán độc lập, ->được cấp vốn riêng, có tổ chức riêng -> nó đương nhiên hội tụ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật là 1 PHÁP NHÂN.
Nếu, nó hạch toán ko độc lập, thiếu tài sản riêng -> thì nó là cái gì đây? :biggrin:

Mặc dù chi nhánh : (..được cấp vốn riêng, có tổ chức riêng ..) nhưng chi nhánh chỉ chịu trách nhiệm trước DN đẻ ra nó theo các QĐ nội bộ chứ không phải trước pháp luật.
Nhiều người vẫn nghỉ (..chi nhánh hạch toán độc lập..) Nhưng mình xem các tài liệu thì không thể nói: (..chi nhánh hạch toán độc lập..) được vì:
- Việc HT KT của các Chi nhánh là do DN qui định và chịu trách nhiệm trước DN. Các chi nhánh có thể được Hạch toán đầy đủ hay từng phần ... Phụ thuộc vào tình hình SX - KD và Quản lý ở từng gian đoạn khác nhau mà DN có thể thành lâp, giải thể, sát nhập và thay đổi QĐ nội bộ bất cứ lúc nào. vì vậy nó không đáp ứng các điều kiện của 1 pháp nhân như :
1. Không được quyết định thành lập bởi một cơ quan chức năng của Nhà nước.
2. Không có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó trước pháp luật.
3. không thể tách ra khỏi những người đã lập ra nó .
4. Quyền sở hữu không thể chuyển nhượng được
5. Không liên tục tồn tại.
5. Không được Quyền vay mượn tài sản ... khi không được DN đồng ý và bảo lãnh
...
Mà đã không có Tư cách Pháp nhân thì làm gì có : (..hạch toán độc lập.)
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA