Đi công việc mới về, tức tốc vào đây xem có ai giúp đỡ chia sẻ dùm em hay không? Không ngờ, Thầy đã nhanh chóng trả lời giúp em (bài viết hỏi: 13:42, bài trả lời: 14:09)
Em chưa hiểu được từ "Lại quả" lắm Thầy ạ. Lại quả có phải là mình chia lại phần cho đàn trai trong phần sính lễ của đàn trai mang qua không ạ.
Ngoài ra, còn gì căn dặn thêm nữa có thể viết thêm để cho em học tập với.
Cám ơn Thầy.
Cái từ "Lại Quả" sau này dùng rất nhiều trong làm ăn kinh tế chính là xuất phát từ tập tục chia lại Quả Cau, Lá Trầu trong Lễ Ăn Hỏi - Cưới Xin đấy bác ạ!
Quả Cau - Lá Trầu trong phong tục Việt Nam thì là đầu câu chuyện, 2 bên gia đình Trai - Gái có lời với nhau, họ mượn Quả Cau - Lá Trầu để đưa đường. Sính Lễ đám cưới Việt không thể thiếu được 2 thứ này. Quả Cau - Lá Trầu được tiếp nhận, có nghĩa là Nhà Gái chính thức chấp nhận cho Nhà Trai đặt vấn đề cưới Con Gái nhà mình ( Tục Đón Dâu tiếp theo). Sau khi nhận, Nhà Gái dùng Quả Cau - Lá Trầu này đi mời họ hàng thân thích, bà con trong xóm ( Chỉ có Nhà Gái mời thiếp mới đi kèm những thứ vật phẩm này, còn Thiếp mời của Nhà Trai không bao giờ có - chỉ có thiếp không).
Khi Nhà Gái xé Cau trả lễ: Có ý là đồng ý với Nhà Trai, tại sao không dùng dao, kéo để cắt là vì họ kiêng "Chia Cắt" trong hôn nhân. Số lượng Cau xé lại không cần nhiều chỉ là 5 - 7 - 9 quả là vừa đủ ( Lá Trầu thì đếm tương đương với số quả Cau) - Cau xé cũng chỉ Xé 1 nhánh của Buồng Cau (được bao nhiêu quả thì được - lựa xem nhánh nào đẹp, đủ số quả thì xé).
Trong các mâm lễ ăn hỏi: có một mâm quả nhỏ đặt Phong Bao do "Bà Cô" - người phụ nữ lớn tuổi có đức độ, con cháu đầy đủ - bên nhà Trai mang tới. Khi "Lại quả" thì Nhà Gái đặt luôn phần đấy vào trong mâm này ( Quả cau, lá trầu, chè túi nhỏ, cafe, bánh phu thê, bánh cốm gì đó - bây giờ ngoài Buồng Cau là nguyên buồng, những thứ còn lại thường được dịch vụ họ chia sẵn ra từng phần nhỏ luôn, nên cũng dễ chia lại).
Như vậy chỉ trừ Phong Bao và Rượu là không chia ngược lại cho Nhà Trai, còn lại đều chia được cả ( chia tượng trưng thôi, không quan trọng nhiều ít đâu).
Lưu ý: khi Nhà Gái trả các mâm lễ cho Nhà Trai, không đóng nắp các Mâm Quả Lễ, hoặc phủ vải đỏ như lúc Nhà Trai mang đến. Nắp thì được quay ngược lại mới úp, còn khăn vải đỏ gấp gọn lại đặt trên mâm.
Không dùng vật phẩm của nhà mình chuẩn bị để lại quả cho Nhà Trai, chỉ dùng đúng 1 phần nhỏ lễ Nhà Trai mang đến để trả lại.
Trong cuốn sách: 101 Phong Tục Việt Nam của Nhà Xuất Bản Văn Hóa có mô tả khá rõ về vấn đề này bác ạ!