Tham gia Cafe trưa tại Láng Hạ

  • Thread starter xungdanhanhhung
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
45
Làng Cà
Dear all

Buổi trưa quá nóng, để dắt xe chạy mấy cây số để rồi 15 phút lại chạy về. Đây là khoảng thời gian mà CLH hay tụ tập đi chơi xa, ăn uống hay còn gọi là đi off:
Tháng 5: 1 ngày cho sinh nhật các mem;
Tháng 6: 1 ngày cho anh em trai;
Tháng 7: Đi chơi biển đê!!!!!!!!!!!!!!!

Chương trình tháng 7 như sau:- 9g tối ngày 13/7/2007, lên tầu chạy thẳng vào Vinh;
- Sáng 14/7/2007: chúng ta có mặt ở Cửa Lò;
- Ngày 14/7/2007- 15/7/2007: ăn, chơi, tắm biển.... gì gì nữa thì ra đó sẽ biết nhé :dance2:!
- Tối 15/7/2007: Lên xe về Hà Nội
- Sáng thứ 2: đi làm như bình thường.

Chương trình là thế, chi tiết hơn là thế này:
+ Chốt danh sách cuối cùng là vào 16g trưa thứ 3 ngày 10/7/2007. đăng ký ngay nhé, để em đi mua vé tầu.
+ Dự trù chi phí là: 500.000 đồng.
+ Đăng ký và đóng xiền cho: Lucky, Nguyễn Hải Yến và VanChau
Thế thôi, các bác cho ý kiến nhé!
(Chốt thì em cứ chốt thế)
:error:

Ở nhà cho nó lành!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Hoangvn79

Cao cấp
26/6/06
629
0
0
HN
Thế là cũng đến tháng bảy rồi....! Đi chơi đê.....!:pepsi::drummer::pepsi:
 
N

Nguyen hai yen

Guest
21/12/05
175
0
0
47
ha noi
Trưa nay, sau một thời gian vắng vẻ, CLH lại tương đối đông vui, nhộn nhịp với quà của Đà Nẵng, Tam Đảo và kế hoạch đi biển.
Kiểm quỹ CLH:
DĐK: 248.000 đồng
PSG: 42.000 đồng
DCK: 206.000 đồng
 
huemis

huemis

sonbt@eurowindow.biz
2/11/05
278
0
0
42
ha noi
Thành Vinh xứ nghệ nơi dưng chan của du khách

DU LICH VÀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH (HUEMIS)

Từ Hà Nội, du khách có thể theo tour hoặc đi ô-tô, tàu hỏa về Vinh, đáp xuống Cửa Lò. Những vị khách từ phương nam xa xôi cũng đã có ngàn vạn chuyến "hành phương bắc" và điểm dừng chân quen thuộc là khu du lịch sinh thái biển Cửa Lò. 165 khách sạn với gần 4.200 phòng nghỉ, đủ để phục vụ một lượng lớn du khách đến thư giãn mỗi ngày.

Nếu trên xe ô-tô từ Hà Nội vào Vinh, có thể đến Cửa Lò bằng ba con đường: Đường Núi Cấm, đường thị trấn Quán Hành (huyện Nghi Lộc) và đường Quán Bánh. Nhưng ngắn nhất, thuận tiện nhất là đi theo đường rẽ lại khu vực núi Cấm (huyện Nghi Lộc). Đường vừa mở, bên núi bên biển, xe chạy khoảng 30 phút. Từ phía nam xe qua cầu Bến Thủy nên vòng qua Đại học Vinh, xuống Hưng Dũng đi tắt đường Cửa Hội. Đoạn đường này "tiết kiệm" được gần 10 km cho khách đến từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị hoặc các tỉnh phía nam xa hơn.

Cửa Lò đang tiến dần đến "công nghiệp du lịch" nhưng thị xã biển này vẫn giữ được nhiều nét "hoang sơ". Với bãi tắm dài hơn 10 km, dọc đường Bình Minh (con đường rộng, thoáng nhất thị xã) được bao quanh bởi rừng phi lao bạt ngàn. Rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lý thú. Nơi tiếp giáp Cửa Hội, Cửa Lò đang hình thành khu du lịch sinh thái. Khu sinh thái không xây nhà cao tầng mà thay vào đó là những ngôi nhà sàn. Phía đông bắc, đảo Lan Châu như một án sơn trước cảng biển và xa xa là hòn Ngư, hòn Mắt. Dọc bãi tắm du khách thường thấy những chiếc thuyền máy phục vụ dã ngoại ra đảo Ngư. Đảo Ngư cách bờ khoảng ba hải lý, thuyền nổ máy chạy chừng mươi phút và mỗi chuyến đi chở được khoảng 20 người, giá trọn gói chỉ vài trăm nghìn đồng (tính bình quân chi phí cho mỗi chuyến đi dã ngoại ra đảo Ngư, nhà thuyền chỉ thu 10.000 đồng/người). Sau hai giờ đồng hồ bách bộ trên đảo, chủ thuyền rung chuông báo mọi người trở lại thuyền và bắt đầu hành trình thăm "dự án cá giò", vùng biển mặn đã hình thành 10 lồng cá lớn khu vực gần đảo Ngư, sắp tới thị xã sẽ mở rộng dự án này trên diện tích 300 ha mặt nước phía tây đảo Mắt, nước ở đó rất sâu và chặng đường du lịch sẽ xa hơn. Bập bềnh trên sóng xem đàn cá chao liệng đớp mồi, cảm giác lâng lâng.

Cửa Lò nằm giữa quần thể du lịch - văn hóa xứ Nghệ, tour đi thăm đền Cuông (Diễn Châu), đền Cờn (Quỳnh Lưu), thăm di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) hoặc xa hơn, về suối nước khoáng Sơn Kim (Hương Sơn), vượt núi non trùng điệp lên cửa khẩu Cầu Treo thưởng ngoạn cảnh đại ngàn. Một địa chỉ quen thuộc mà du khách khi đến nghỉ mát ở Cửa Lò ít bỏ lỡ là thăm khu lưu niệm Phan Bội Châu cùng danh thắng núi Đụn - sông Lam, thả thuyền trôi trên dòng Lam giang nghe câu hò xứ Nghệ; thăm làng Chùa làng Sen - Nam Đàn quê Bác. Quê Bác độ mùa sen nở nên khung cảnh nơi đây lãng mạn, hữu tình. Những người ưa mạo hiểm có thể đăng ký tour đi Pù Mát (huyện Con Cuông). Pù Mát, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bởi cảnh núi non hùng vĩ nơi có tộc người Đan Lai duy nhất của cả nước cư trú, ngược dòng khe Khẳng thám hiểm rừng sâu thưởng thức món cá Mát - đặc sản miền tây Nghệ An. Chuyến đi vào rừng nguyên sinh Pù Mát có thác Khe Kèm; tham quan làng nghề và mua sắm hàng lưu niệm tại làng thổ cẩm Yên Thành - Lục Dạ (Con Cuông). Trên đường trở về Cửa Lò, cách quốc lộ 7 không xa là khu du lịch suối nước khoáng nóng Giang Sơn - Đô Lương (trữ lượng 664m3/ngày). Tour du lịch băng rừng lên vùng Quỳ Châu - Quế Phong chỉ mất khoảng 2 ngày, vào hang Bua, Thẩm Ồm, ngắm thác Xao Va. Vùng Phủ Quỳ huyền bí có làng Thái cổ, bảo tàng Dân tộc Quỳ Châu đang lưu giữ nhiều hiện vật quý. Bãi tắm Xuân Thành (huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh) chỉ cách Cửa Lò hơn 30 km, nơi đây quả rất lý tưởng cho những người muốn tìm cảm giác yên tĩnh.

Cửa Lò rộng dài, là một trong những bãi tắm đẹp nhất nước. Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phía nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt nhìn thấy cát. Nước biển Cửa Lò không "mặn tê tái" mà vừa phải. Mùa hè, cũng là lúc gió tây nam vượt Trường Sơn đổ về. Buổi sáng gió tây nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu. Chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm. Trong một ngày, Cửa Lò đón hai luồng gió, với hai cảm giác khác nhau.

Chủ trương của chính quyền thị xã là mỗi người dân Cửa Lò phải như một hướng dẫn viên du lịch. Năm ngoái, ngân sách thị xã đã dành một khoản không nhỏ mở lớp học tiếng Anh thương mại cho... tất cả các căn hộ kinh doanh dịch vụ trên bãi biển. Người dân Cửa Lò lần đầu tiên được "phổ cập" ngoại ngữ, đến cả "đội ngũ xe ôm" cũng được chấn chỉnh: Mỗi lái xe ôm học tiếng Anh miễn phí ba tháng học cách giao tiếp, ứng xử; đội ngũ xe ôm được phân công từng nhóm trực ở cổng các khách sạn và trên ngực gắn "thẻ" hành nghề. Từ những hình ảnh đó đã hình thành nên một diện mạo mới của Cửa Lò - Thị xã du lịch biển, thu hút lượng khách tìm đến ngày một đông thêm...
Khu Di tích cụ Phan Bội Châu Tiêu biểu cho loại hình di tích này có: bãi biển Cửa Lò, rừng nguyên sinh Pù Mắt, thác Khe Kèm, thác Sao Va, Hang Bữa, lèn Kim Nhan, sông Lam, núi Quyết.


THÀNH VINH - XỨ NGHỆ - DU LỊCH
Không biết tự bao giờ, trong dân gian đã lưu truyền câu ca:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ngược dòng lịch sử về với truyền thống văn hoá xứ Nghệ ta thấy bức tranh thuỷ mạc đó ngày càng lung linh, tỏa sáng hơn bởi những nét điểm tô chấm phá của hệ thống di tích - danh thắng trên giải đất Hồng Lam.

Nghệ An là một trong những địa chỉ văn hoá đặc biệt của cả nước với hệ thống di tích - danh thắng đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, có niên đại trải dài từ thời khởi thuỷ con người có mặt trên trái đất đến ngày nay.
Tự thuở đất nước có tên gọi Văn Lang, Nghệ An đã là một trung tâm của nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng và là một bộ phận tạo thành của nước Văn Lang. Từ đó, nhân dân xứ Nghệ luôn vươn lên trong lao động và đấu tranh, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.

Nghệ An là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt mà tên tuổi và sự nghiệp còn vang mãi với non sông đất nước. Đó là Mai Thúc Loan, Nguyễn Xí, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu... Nơi đây cũng là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Nghệ An là quê hương của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng đã viết nên trang sử vàng rạng rỡ mở đầu cho lịch sử cách mạng Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến dựng nước và giữ nước (nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ), nhân dân xứ Nghệ đã có nhiều đóng góp lớn lao cho đất nước và cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Nằm trên bờ tây Thái Bình Đương, phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp Hà Tĩnh, bờ biển phía Đông dài 92km, đường biên giới giáp nước bạn Lào, phía Tây dài 419km, Nghệ An có tổng diện tích 16.370km2, phần lớn lãnh thổ Nghệ An nằm trong hệ uốn nếp Trường Sơn, 2/3 là núi, đồi và trung du. Địa bàn không bằng phẳng, bị cắt xẻ nhiều bởi các dòng sông. Nghệ An là một đất nước Việt Nam thu nhỏ có đủ rừng, biển, đồng bằng và đô thị. Thiên nhiên ưu đãi cho Nghệ An có nhiều danh thắng thu hút du khách về tham quan và nghiên cứu. Đó là bãi biển Cửa Lò, rừng nguyên sinh Pù Mát, thác Khe Kèm, lên nữa có đỉnh Pu Lai Leng cao nhất của hệ Trường Sơn (độ cao 2.711m và hệ thống di tích danh thắng hang động ở đường 48 với Thẩm Ồm, Hang Bữa (Quỳ Châu), Hang Poòng (Quỳ Hợp)...
Hệ thống di tích - danh thắng Nghệ An được sinh ra và nuôi dưỡng bằng tín ngưỡng, đạo lý và phong tục truyền thống của dân tộc nên có sức sống, sức lan tỏa lâu bền, mãnh liệt. Từ những di tích khảo cổ, di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, cách mạng, danh nhân hay di tích - danh thắng đều phải chống đỡ với sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên khắc nghiệt và của con người (cả kẻ thù và cả những người dân thiếu ý thức trách nhiệm). Mặc dù có những biến cố thăng trầm, song nhìn chung, từ các triều đại phong kiến Việt Nam đến chế độ ta hiện nay, nhân dân vẫn nhận thức được rằng: di tích - danh thắng là một trong những chứng cứ thể hiện cội nguồn, truyền thống và bản sắc văn hoá xứ Nghệ. Vì thế, nhiều di tích được xây dựng sớm, bảo vệ và tôn tạo chu đáo. (tiêu biểu: đền Cuông, đền Còn, đền thờ và miếu mộ Mai Hắc Đế, đền Quả Sơn, đền Bạch Mã, khu di tích Kim Liên...).
Đặc biệt, từ khi có Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành (năm 1984) đến nay, ngành Văn hóa - Thông tin đã có nhiều biện pháp để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của các di tích, góp phần vào giáo dục truyền thống, chấn hưng văn hoá dân tộc. Cùng với việc triển khai chương trình chống xuống cấp di tích của Bộ Văn hóa - Thông tin, ngành đã tiến hành và hoàn thành tổng kiểm kê di tích trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 872 di tích, trong đó có 112 di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận di tích quốc gia; 13 di tích được Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định đăng ký bảo vệ. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tôn tạo và phát huy tác dụng di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn của tỉnh.

II. Các loại hình di tích danh thắng Nghệ An.

1. Di tích danh thắng.

Bãi biển Cửa Lò, rừng nguyên sinh Pù Mắt, thác Khe Kèm, thác Sao Va, Hang Bữa, lèn Kim Nhan, sông Lam, núi Quyết... , nhưng cửa biển gắn với những di tích nổi tiếng như: đền Còn, đền Cuông, đền Vạn Lộc...

2. Các di tích khảo cổ.

Các di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hoá Sơn Vi như Đồi Dùng, Đồi Rạng (Thanh Chương). Trong nhiều hang động ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Con Cuồng, Tương Đương đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Hòa Bình. Cồn Sò Điệp (Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu) là di chỉ khảo cổ học tiêu biểu của thời kỳ đá mới có niên đại cách ngày nay 2000 đến 2500 năm. Thời kỳ đồ đồng, cổ niên đại cách ngày nay trên dưới 2000 năm (Đồi Đền ở Tương Dương, rú Trăn ở Nam Đàn, Bảo Thành - Yên Thành, Đồng Mõm - Điển Châu...). Di chỉ khảo cổ học làng Vạc (xã Nghĩa Hoa, Nghĩa Đàn) của nền văn hoá Đông Sơn. (Trong đó có nhiều hiện vật quý như rìu, dao găm cán tượng người phụ nữ, dao găm cán tượng người đàn ông bằng đồng, dao găm cán hình rắn quấn chân voi, bao chân bao tay có lục lạc, các loại trang sức bằng đá, thuỷ tinh được chế tác tinh xảo, các loại khuôn đúc... đặc biệt có một loại hiện vật mới phát hiện được duy nhất ở làng Vạc mà các di chỉ văn hoá Đông Sơn khác chưa có được, đó là lẩy nỏ.)

3. Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Là những công trình văn hoá có kiến trúc cổ, đẹp; thường là những ngôi đình, đền, chùa, miếu mộ và nhà thờ của các dòng họ lớn. Di tích kiến trúc nghệ thuật Nghệ An có mặt khắp các miền quê và tập trung nhiều ở huyện miền xuôi. Trong số 85 di tích kiến trúc nghệ thuật còn lại sau tổng kiểm kê năm 1996, có 19 di tích đã được xếp hạng quốc gia. Những di tích nổi tiếng như đền Còn, đền Quả, đền Bạch Mã, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đình Sừng... đã thể hiện bàn tay tài hoa của những nghệ nhân xứ Nghệ với lối kiến trúc cổ độc đáo của miền quê khí hậu khắc nghiệt: gió Lào và bão lụt triền miên. Đó cũng là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hoá tâm linh, tôn giáo lành mạnh, những sinh hoạt văn hoá làng xã của các cộng đồng dân cư.
4. Di tích lịch sử. Nghệ An còn 474 di tích lịch sử, trong đó 89 di tích đã được xếp hạng quốc gia và được chia làm 3 loại: di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng và di tích lưu niệm danh nhân.

Di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu có đền Cuông, đền thờ Mai Thúc Loan, đền Bạch Mã, đền thờ Nguyễn Xí, núi Lam Thành, núi Dũng Quyết - Phượng Hoàng Trung Đô, thành cổ Vinh... Di tích lịch sử Nghệ An phản ánh lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của người dân xứ Nghệ trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc; đồng thời, qua hệ thống di tích này, chúng ta có thể hiểu và khẳng định vai trò, vị trí của Nghệ An trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Di tích Xô Viết Nghệ Tích như: mộ các chiến sỹ hy sinh trong ngày 12/9 ở Thái Lão - Hưng Nguyên; đình Võ Liệt; đình Quỳnh Đôi, làng Đỏ Hưng Dũng di tích Tràng Kè ở Yên Thành; di tích nhà cụ Vi Văn Khang ở Môn Sơn, Con Cuông; Ngã ba Bến Thuỷ... Những di tích thời kỳ chống Mỹ cứu nước tiêu biểu có Truông Bồn, cột mốc số 0 - đường mòn Hồ Chí Minh...
Di tích lưu niệm danh nhân: thiên nhiên và con người xứ Nghệ luôn gắn bó với nhau. Thiên nhiên cùng lịch sử đã hun đúc nên con người xứ Nghệ. Nhà thơ, nhà yêu nước Nguyễn Xuân Ôn từng thốt lên:
“Non nước Châu Hoan đẹp tuyệt với
Sinh ra trung nghĩa biết bao người ...”
Những con người xứ Nghệ đã góp công sức, trí tuệ của mình tạo cho văn hoá xứ Nghệ có bản sắc dân tộc độc đáo. Đó là những con người mang trong mình những đức tính: khi xông pha lửa đạn thì anh dũng hy sinh, khi chịu đựng gian khổ thì gan góc lầm lì; khi theo việc lớn, việc nghĩa thì thuỷ chung son sắt. Chính họ đã hy sinh trọn cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc tự do của nhân dân và đã để lại cho quê hương một hệ thống các di tích lưu niệm danh nhân. Trong số 26 di tích lưu niệm danh nhân, tiêu biểu: Khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, nhà cụ Phan Bội Châu ở Nam Đàn, nhà đồng chí Lê Hồng Phong ở Hưng Nguyên, nhà đồng chí Phan Đăng Lưu ở Yên Thành, nhà thờ cụ Hồ Án Nam và nhà Hồ Tùng Mậu ở Quỳnh
III. Quy hoạch vùng di tích kết hợp với vùng du lịch văn hoá theo các tuyến:
Tuyến l: Khu vực thành phố Vinh, bao gồm các di tích danh thắng: thành cổ Vinh - lâm viên núi Quyết, Phượng Hoàng Trung Đô, đền Hồng Sơn, chùa Cần Linh, làng Đỏ Hưng Dũng, Bảo tàng Tổng hợp, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu IV, các công trình: tượng đài Bác Hồ với quê hương Nghệ An và các tượng đài danh nhân tiêu biểu khác... Ngã ba Bến Thuỷ - du thuyền sông Lam ngược lên đền Hoàng Mười, rồi núi Lam Thành với sự tích Nguyễn Biểu ung dung ăn cỗ đầu người...
Tuyến 2: Vinh - Nam Đàn - Thanh Chương Đây là tuyến đã được Chính phủ đưa vào vùng du lịch Kim Liên với nội dung bảo tồn văn hoá di tích gốc, khôi phục vùng văn hoá phụ cận. Vùng núi Chung sẽ thành điểm du lịch hấp dẫn (thăm đi tích, vãn cảnh thiên nhiên và nghiên cứu về phong tục tập quán của Kim Liên với những giá trị văn hoá đặc biệt). Hiện nay, ngành Văn hóa - Thông tin đang tham mưu cho tỉnh lập đề án “Xây dựng làng văn hoá Kim Liên”. Trên tuyến này có di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh 12/9 ở Thái Lão (Hưng Nguyên) và 2 cụm di tích quan trọng khác, đó là cụm di tích Sa Nam - Mai Hắc đế - Phan Bội Châu ở Nam Đàn và cụm di tích Võ Liệt - Bạch Mã ở Thanh Chương.
Tuyến 3: Vinh - bãi biển Cửa Lò Tuyến này chủ yếu phục vụ du khách đi tắm biển, nghỉ mát Cửa Lò - một danh thắng đẹp, với môi trường trong sạch và nhiều hải sản. Trên tuyến này có đền thờ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí, đền thờ Nguyễn Sư Hồi, di tích Hoàng Văn Tâm. Ở đây còn có lèn đá Lan Châu, núi Song Ngư là những thắng cảnh trên bờ biển đông.
Tuyến 4: Vinh - Quỳnh Lưu và vùng văn hoá đường 48Trên tuyến này có đền thờ Thục An Dương Vương với tuyến du lịch đền Cuông - Cửa Hiền đã được phê duyệt luận chứng với tổng vốn đầu tư dự kiến 32 tỷ đồng, gồm các điểm: núi Mộ Dạ - Cửa Hiển - hồ Xuân Dương - đền thờ Liễu Hạnh - bàn cờ tiên - đền Mỹ Chầu.
Tiếp đến các địa điểm di tích: làng văn hoá Quỳnh Đòi với quần thể do tích họ Hồ - họ Hoàng - họ Nguyễn Triệu Cơ; di tích đồ đá mới Quỳnh Văn, di tích kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất xứ Nghệ: đền Còn ở xã Quỳnh Phương.
Ngược đường 48 lên miền Tây Bắc xứ Nghệ, có các di tích khảo cổ học làng Vạc (Nghĩa Đàn), hệ thống hang động - di chỉ khảo cổ học, thuộc dãy núi đá vôi của các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, với những điểm tiêu biểu: Hang Bữa, Thẩm Ồm (Quỳ Châu), Hang Poòng (Quỳ Hợp), thác Xao Va (Quế Phong)...
Tuyến 5: Vinh - Yên Thành - ĐÔ Lương và tuyến đường 7
Trên tuyến này có các thắng cảnh Lèn Hai Vai, đền thờ Thái Phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan, hang đá Mặt Trắng với huyền thoại về mối tình say đắm giữa công chúa Bạch Ngọc với chàng nông dân Đinh Phụng; có các di tích thời kỳ Xô Viết Nghệ Tinh: Tràng Kè ở Yên Thành, Đình Lương Sơn - đình Phú Nhuận - nhà thờ họ Hoàng Trần ở Đô Lương, Hiệu Yên Xuân ở Lệnh Sơn, Anh Sơn, nhà Vi Văn Khang ở Môn Sơn, Con Cuông; các di tích thời kháng chiến chống Mỹ nổi tiếng ở Truông Bồn, nghĩa trang hữu nghị Việt - Lào và rừng nguyên sinh Pù Mát, thác Khe Kèm...
Muốn thực hiện tốt các định hướng và nhiệm vụ bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di tích - danh thắng của tỉnh, trước hết, cần củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác di tích từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tiếp tục tuyên truyền Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích - danh thắng cho nhân dân. Nhanh chóng lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích - danh thắng để tạo sự chủ động trong quá trình quản lý, chỉ đạo. Tăng cường vai trò đồng quản lý di tích - danh thắng giữa ngành và địa phương, khai thác mọi nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ cho mọi hoạt động của di tích - danh thắng. Thực hiện tết xã hội hoá công tác di tích - danh thắng - lễ hội.
Nền văn minh của một dân tộc được đó bằng chiều dày lịch sử các truyền thống, được lưu truyền cho hậu thế bằng di sản văn hoá. Di tích danh thắng là những di sản văn hoá vật thể vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Bảo tồn di tích - danh thắng là tất yếu lịch sử, là nhu cầu khách quan trong đời sống văn hoá, là công tác quan trọng trong việc giữ gìn tài sản văn hoá, giữ gìn thuần phong mỹ tục với những giá trị chân - thiện - mỹ và khả năng giải tỏa tâm linh, nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân. Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, công tác này đang từng bước được xã hội hoá. Với hệ thống di tích - danh thắng tiềm tàng về số lượng, độc đáo về nội dung, phong phú về loại hình, tin chắc rằng, Nghệ An sẽ là miền đất hứa, là địa chỉ hấp dẫn đối với du khách, các nhà nghiên cứu trong các tua du lịch, các cuộc hành hương về quê Bác và cả trong những chuyến điền dã đầy thú vị.

THÀNH VINH WECOME
Trên đây các bạn đã đi hết tất cả các vẻ đẹp của nghệ an,nhưng nếu nói đến mà không nói về Thành phố đỏ (Thành Vinh) đó là một sai lầm.Sau đây tôi giới thiệu với các bạn một chút về nơi nuôi dưỡng và nơi có những con người sinh thành của tôi:

Một không gian thông thoáng, đường phố rộng với nhiều toà nhà cao tầng, là những ấn tượng đầu tiên khi về với Vinh. Cốt cách của Vinh đã có từ xưa, một thành phố đẹp với nhiều trường học, nhà máy, bến tàu... nhưng Vinh đã trở thành bình địa sau đợt tiêu thổ kháng chiến những năm đầu chống Pháp. Phải xây dựng lại từ đầu và bước đầu đã có một thành phố mới như một phác thảo đẹp trên dải đất miền Trung.

Vinh còn nhiều khoảng đất trống dành cho những kế hoạch mai sau. Công viên trung tâm đang được xây dựng. Sẽ có một tượng đài lớn về Bác với chiều cao gần 18 thước trên quảng trường Hồ Chí Minh. Tượng đài sẽ có vẻ đẹp uy nghi mà hiền từ gần gũi khi Người về với quê hương. Công trường đang gấp rút đẩy nhanh mọi công việc. Tượng hướng về phía Đông Bắc, lưng tựa vào núi Chung, núi đang được đắp cao dần từng ngày mô phỏng ngọn núi của quê hương Bác. Chất liệu đá hoa cương của vùng mỏ đá quý Bình Định sẽ lấp lánh vẻ đẹp, Viện Mỹ thuật TP.HCM đảm nhiệm thiết kế sẽ hoàn thành công việc vào đầu tháng 5 để vào ngày sinh nhật Bác chúng ta sẽ có một pho tượng to đẹp nhất nước về Nguời. Về Nghệ An để được thăm quê Bác, ngắm cảnh non nước của một vùng đất thiêng, chiêm ngưỡng pho tượng đẹp về Người cũng dễ làm lâng lâng lòng du khách.

Đất Nghệ có nhiều thứ hấp dẫn: Cam Xã Đoài nổi tiếng, nước chè xanh đượm chát và thơm hương, cà Nghệ dòn, miệng cắn, tai nghe, bưởi Nghệ ngọt dịu, thày đồ xứ Nghệ cho chữ trên nhiều vùng đất nước. Đất Nghệ nghèo nhưng việc học nổi tiếng như dân gian đúc kết: “sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa / ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà”. Nhà văn Đặng Thai Mai đã có nhiều trang viết về Nghệ An và con người Nghệ An “Can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến cá gỗ”. Có lẽ nổi nhất của con người vùng đất này là cái chí hướng theo đuổi đến cùng cái đích để lập nghiệp, lập thân. Người xứ Nghệ thường mạnh mẽ và đôi khi cực đoan. Giáo sư Bùi Văn Nguyên người gốc Nghệ có lần nói trong một cuộc họp: “Khi hai cán bộ Nghệ An tranh luận với nhau thì người tỉnh khác không nên tham gia vào”. Nhà thơ Minh Huệ lại nhận xét “Người Vinh kiên nghị, cương trực nhưng cũng rất lịch thiệp”. Chất Nghệ đấy cũng bộc lộ khá rõ ở lớp trẻ. Học trò xứ Nghệ nổi tiếng một thời. Chuyện kể một lần trên toa tàu hạng tư thời Pháp thuộc, có một anh học trò Xứ Nghệ ra Hà Nội thi. Anh mặc bộ đồ nâu cũ, ngồi trên đôi guốc mộc ở đầu toa để hóng mát. Người soát vé trên tàu hỏi: “sao lại ngồi đây? vướng lối đi”. Anh trả lời: “tôi ngồi cho mát”. “Có vé không?”. Anh trình tấm vé về Hà Nội và bị hỏi tiếp: “Ra Hà Nội làm gì?” - “Tôi đi thi Tú tài”, nói rồi anh đưa cả tấm thẻ học sinh cho người soát vé xem. Thầy ký tàu ngơ ngác trước anh học trò nghèo với khuôn mặt còn non choẹt mà đã dám đi thi Tú tài. Ông nói khẽ: “mời cậu vào hàng ghế trong ngồi”. Xứ Nghệ là đất có truyền thống cách mạng. Vinh được mệnh danh là “Thành phố Đỏ”. Làm cách mạng, cán bộ Nghệ An cũng khá thành đạt về quan quyền, quan chức. Chỉ riêng một làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu cũng đã quy tụ bao nhiêu nhân tài, giàu về số lượng, đạt về chất lượng. Truyền thống của một vùng đất ảnh hưởng và tạo nên truyền thống của gia đình. Nhiều gia đình ở xứ Nghệ thuộc gia đình cổ, có hệ gia phả lâu đời cha truyền con nối theo một chí hướng, một nghề nghiệp, một đạo lý, một ngôn từ. Nhiều người Nghệ ngoài ngôn ngữ chung của cộng đồng còn nhớ kỹ tiếng nói của địa phương. Gặp người cùng quê họ có dịp nói với nhau thoải mái, sung sướng, tiếng quê gốc của mình khiến những người xung quanh ngơ ngác, không hiểu gì. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, theo dọc đường Trường Sơn thỉnh thoảng lại nghe ríu rít tiếng các cô gái Nghệ An chốt ở những trọng điểm bảo vệ đường.

Trở lại với việc học hành. Ngày nay học trò xứ Nghệ vẫn có nhiều người giỏi nhưng không đều như trước đây. Có người nhận xét Nghệ An bây giờ lại nổi lên về môn bóng đá và có năm giành hết các giải bóng đá thiếu niên, thanh niên, chuyên nghiệp. Thành phố này nhiều lúc sôi lên trong những trận đấu quyết liệt. Sân bóng Vinh được gọi là “chảo lửa” các đội bóng tỉnh bạn về đây phải có thần kinh thép mới trụ được và mong dành thắng lợi. Có một chuyện kể rằng ở một khoa văn ở một trường đại học thầy giáo trong giờ sinh hoạt có hỏi vui các em sinh viên: Hãy kể tên 4 nhà văn có họ và đệm Nguyễn Huy. Phần lớn sinh viên chỉ kể được 3 người là Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Tưởng và Nguyễn Huy Thiệp và còn thiếu Nguyễn Huy Lượng. Các em hãy kể tiếp 4 họ Văn Sỹ khá nổi tiếng nhưng không viết văn. Nhiều em lúng túng, nhưng một em ở Nghệ An reo lên: 4 văn sĩ này ở Thành phố Vinh. Đó là bác Văn Sĩ Chi và bác Văn Sĩ Hùng, Văn Sĩ Thuỷ, Văn Sĩ Sơn ạ. Đúng thế. Rất khó dự đoán một miền đất theo tháng năm sẽ có gì nổi lên, phất lên và truyền thống nào sẽ sa sút đi. Việc học ở Nghệ An đang hưng thịnh trở lại. Trường đại học Vinh là một cơ sở đại học bề thế ngày càng khang trang, nề nếp. Tôi đã có dịp giảng dạy, nói chuyện ở khoa văn nhiều trường ở miền Trung như Đại học tổng hợp Huế, Đại học sư phạm Quy Nhơn. Các trường đều rất đẹp, nổi lên như trung tâm văn hoá thành phố. Ở trường Đại học Vinh dường như đã thành một quy định về trang phục cho sinh viên vào sáng thứ hai và ngày lễ. Từng đoàn nữ sinh áo dài trắng thướt tha trong khu trường làm cho khung cảnh nên thơ hơn, nhất là trong những ngày gió Lào quạt lửa. Qua nhiều thời kỳ chất lượng giảng dạy và học tập của trường vẫn được giữ vững. Riêng khoa Văn có một thời rất nhiều thầy giáo giỏi quy tụ ở đây như các giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Phùng Văn Tửu... Kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ đa số các thầy chuyển về Hà Nội và là giáo sư đầu ngành ở nhiều trường đại học. Tre già măng mọc, một thế hệ mới lại kế tục công việc của người đi trước. Khoa Ngữ văn hiện có trên 10 tiến sĩ ở tuổi đời còn trẻ còn nhiều sức lực để sẵn sàng bứt phá trong nghiên cứu khoa học và đào tạo. Các thầy là người chỉ đường và là điểm sáng tin cậy cho hàng ngàn sinh viên của khoa đang miệt mài học tập ngày đêm.

Vinh cũng là đầu mối giao lưu của nhiều tuyến giao thông. Ở điểm trung lộ này khách dừng lại nghỉ trên hành trình Bắc Nam. Từ Huế ra xe dừng ở lại Vinh để ngày mai lại đi tiếp. Từ Hà Nội vào xe đến Vinh cũng gần hết một chặng đường. Xe từ rừng núi miền ngược về cũng dừng nghỉ tại Vinh trước khi vào Nam hay ra Bắc. Một cán bộ ngành giao thông nói với tôi “Vinh sẽ là điểm du lịch nhưng hiện nay là điểm dừng, điểm nghỉ của các tuyến đường”. Có gần 50 - 60 khách sạn lớn nhỏ trong toàn thành phố. Sang trọng hơn cả là Kim Liên và Phương Đông, những khách sạn gắn ba sao. Ngoài ra có nhiều khách sạn bậc trung như Hữu Nghị, khách sạn Việt - Lào, Bình Minh, Thành Vinh, Thanh Bình... các khách sạn có chiều cao khiêm tốn từ 3 đến 4 tầng. Riêng Phương Đông đến 14 tầng. Phương Đông nằm ở đầu một đại lộ bên cạnh Công viên trung tâm. Từ đây có thể nhìn bao quát thành phố. Tầng 14 là cao điểm rất thuận lợi để ngắm cảnh 4 phương. Phương Đông đã bố trí tầng 14 là địa điểm bán cà phê và các loại trà ngon. Điểm hội tụ thú vị này thu hút quá đông khách. Từ chập tối từng đoàn người nhất là các em nhỏ rủ nhau lên tầng cao nhất của Phương Đông để ngắm cảnh thành phố. Không cần uống cà phê, chỉ đi thang máy chạy suốt 14 tầng đã thoả thích rồi. Hết tốp này đến tốp khác, tấp nập, ồn ã. Khách sạn lại phải chuyển phòng cà phê xuống tầng 2 và quả nhiên là chỉ còn lại loại khách chính hiệu. Khách sạn Phương Đông cũng như Kim Liên có nhiều buồng đẹp. Phương Đông đã được đón các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước rồi đón khách quốc tế về thăm thành phố. Tôi cũng đã có dịp đôi lần nghỉ ở khách sạn Phương Đông. Buồng sạch, yên tĩnh, thoáng rộng nên có thể làm việc rất khuya trong không khí của một thư phòng.

Việc đi lại trong thành phố cũng thuận lợi. Thành phố có ba hãng Taxi, thêm xe ôm, xích lô, ít có sự tranh chấp va chạm ngoài đường phố. Cũng khó dự đoán được bao giờ thành phố có thể xảy ra chuyện tắc đường. Thành phố rộng trải ra nhiều hướng.

Về ẩm thực người xứ Nghệ có khẩu vị riêng. Nhà thơ Huy Cận nhận xét rằng người xứ Nghệ ăn đặm. “Đã trăm nghìn thế hệ. Vẫn ưa nhút tương cà”. Con gái Hà Nội mà lấy chồng Nghệ An thường xảy ra hiện tượng mỗi bữa ăn có hai bát nước chấm - nước mắm cho chồng và bát dấm nhỏ cho vợ. Tình thế ấy có thể kéo dài trong nhiều năm vì khi đã nhiễm khẩu vị ăn mặn sẽ thành thói quen suốt đời. Có lẽ cái gốc tạo nên thói quen của khẩu vị này một phần là do cảnh sống nghèo khổ lâu đời. Ngày nay chuyện ăn uống ở thành phố Vinh đã thay đổi nhưng vẫn kết hợp được lối ăn cổ truyền với hiện đại. Ruốc và cà pháo Nghệ vẫn có mặt trong những bữa ăn sang trọng. Quán ăn Ngọc Châu nổi tiếng với món cá. Các loại cá dưa, cá mú xếp trên bàn cạnh lối vào để khách chọn tại chỗ. Trong thực đơn về cá thì cá hấp dưa là ngon hơn cả. Cá to, thơm thịt lại thấm vị dưa quê, hợp với khẩu vị truyền thống. Thực chất cũng là món cá kho dưa được nâng cao. Mỗi xứ sở phương Đông hình như đều có một thứ dưa truyền thống rất được ưa chuộng. Hàn Quốc có món kim chi, Trung Quốc có các loại cala thầu, Nhật Bản có món dưa mà văn sĩ DazaíOsmu đã tả trong ký ức: “Ngon, ngon quá nhỉ. Khi đã quen với cái ngon của dưa cải thì không thích ăn các món khác nữa. Rau má, răng như sát vào nhau đáp lại”. Còn ở Việt Nam vại cà, vại dưa là món dự trữ chiến lược của nhiều gia đình. Các quán cháo lươn tấp nập người. Con lươn Nghệ An cũng không khác gì con lươn xứ người, nhưng có một bí quyết đơn giản: cháo rất nóng, gạo thơm, gia vị cay thích hợp và đặc biệt là cháo ít lươn nhiều.

Món ăn ở khách sạn cũng theo phương châm này. Phó giám đốc phụ trách ăn uống của khách sạn Phương Đông cho tôi biết khách sạn của ông chú ý tạo đặc sản dân tộc. Hai món ăn được khách thích đều có phong vị truyền thống kết hợp với hiện đại là cơm lá sen và bê thui. Cơm lá sen được làm từ gạo ngon nấu dẻo tơi. Về gia vị có hành phi, muối vừng, hạt sen hấp trứng, dò thái nhỏ cộng với một ít xúc xích, lạp sườn. Vấn đề quan trọng là liều lượng gia giảm thích hợp của các thành phần. Tất cả được gói trong lá sen và đem hấp nóng vừa đủ độ khi khách ăn. Món bê thui có phân cầu kỳ hơn. Phải chọn 1 tảng thịt bê non tươi nặng vài cân đem ngâm vài giờ trong bia. Sau đó vớt ra ráo nước ướp gia vị hương thơm, lá thơm, rồi nướng trên than nóng. Phải chú ý kỹ thuật nướng, vừa nóng vừa phết mỡ theo lửa cho ròn, nhưng không khô, thịt vẫn mềm tươi và thơm. Tôi hỏi: như thế cũng giống món bít tết của Tây rồi. Dạ không, nó là món đặc sản dân tộc, chắc là khoái khẩu và thú vị hơn.

Về Vinh dễ nhận thấy thành phố đang trên đà phát triển. Vinh sẽ trở thành một đô thị của những tuyến du lịch. Từ Vinh có thể về với Cửa Lò, điểm nghỉ mát ngày càng được chuộng. Bãi biển trải dài hàng chục cây số, cát trắng mịn, nước trong, thức ăn rẻ như những lời mời gọi ân cần. Từ Vinh về thăm làng Sen quê Bác miền đất thiêng thu hút tâm trí và lòng yêu mến bao người trên đất nước. Phương châm “Trăm nghe không bằng một thấy” sẽ tạo hiệu quả biết bao khi về quê Bác thăm căn nhà tranh tuổi nhỏ của Người, thăm làng quê bình dị đã sản sinh người hiền cho đất nước. Trong khoảng bán kính mười lăm đến hai chục cây số Vinh cận kề với nhiều vùng du lịch hấp dẫn. Viện trưởng Viện Văn học Hung Ga Ri, giáo sư LaszloSjoreyi khi đến Vinh đã nhận xét: “Vinh là thành phố đẹp, không gian thoáng, vỉa hè rộng, các tuyến giao thông năng động. Thành phố này giàu tiềm năng”. Và ông muốn được đến thăm quê hương tác giả truyện Kiều cuốn sách đã được Phó giáo sư Trương Đăng Dung dịch qua tiếng Hung. Đến quê hương Nguyễn Du ông nhận xét: “Cảnh vật trong Truyện Kiều mang nhiều nét của quê hương Nguyễn Du từ bãi biển, cồn cát đến cảnh vật chiều hôm của làng quê. Quê hương Việt Nam có vẻ đẹp cổ tích”.

Vinh là một thành phố trẻ. Đa phần trong số ba chục vạn dân là công dân trẻ. Họ là sinh viên, thợ thuyền, người buôn bán... Thành phố đã có nhiều nhà máy cỡ trung, như các nhà máy đóng tàu, nhà máy gỗ, ép dầu, xi măng... cần có thêm nhiều công trình, nhiều nhà máy đầu tư vào Vinh để ngày mai trở thành một thành phố công nghiệp. Buổi sáng tinh mơ đi từ thành phố Vinh về Cửa Lò còn kịp tắm biển trong ánh sáng ban mai. Thành phố giàu tiềm lực, nhiều ánh sáng và lộng gió này luôn hướng mọi người nghĩ về phía trước, nghĩ đến tương lai.

Đoạn kết: Nếu như các bạn có thời gian để tìm hiểu và tham khảo những điều trên thì tôi chắc các bãn sẽ một lần muốn đến thăm quê tôi. Kính bút: :dzo:"Tái xuất giang hồ**TS**":freddy:
 
Sửa lần cuối:
babyan

babyan

Guest
2/3/06
263
0
0
nguoi lon
Hic. bó chiếu với bác Huemis
Hoa cả mắt, chóng cả mặt :wall:

Welcome chứ không phải wecome a
 
Sửa lần cuối:
Hoadonbanle

Hoadonbanle

Guest
19/5/05
613
0
0
20
Xóm liều...
Dốt chính tả thế chứ lị ^^
 
TAT

TAT

Thành viên Tình Nguyện
6/8/05
1,014
11
0
45
Làng Cà
Kinh nhỉ?
Hot nhỉ?
Tiếc là em không đi được.....
 
ziczac

ziczac

********
25/2/05
252
30
28
44
...
dài vãi, đọc ngủ nuôn
 
C

CLH

Guest
21/9/06
28
0
0
18
DIMO
Dear all

Buổi trưa quá nóng, để dắt xe chạy mấy cây số để rồi 15 phút lại chạy về. Đây là khoảng thời gian mà CLH hay tụ tập đi chơi xa, ăn uống hay còn gọi là đi off:
Tháng 5: 1 ngày cho sinh nhật các mem;
Tháng 6: 1 ngày cho anh em trai;
Tháng 7: Đi chơi biển đê!!!!!!!!!!!!!!!

Chương trình tháng 7 như sau:- 9g tối ngày 13/7/2007, lên tầu chạy thẳng vào Vinh;
- Sáng 14/7/2007: chúng ta có mặt ở Cửa Lò;
- Ngày 14/7/2007- 15/7/2007: ăn, chơi, tắm biển.... gì gì nữa thì ra đó sẽ biết nhé :dance2:!
- Tối 15/7/2007: Lên xe về Hà Nội
- Sáng thứ 2: đi làm như bình thường.

Chương trình là thế, chi tiết hơn là thế này:
+ Chốt danh sách cuối cùng là vào 16g trưa thứ 3 ngày 10/7/2007. đăng ký ngay nhé, để em đi mua vé tầu.
+ Dự trù chi phí là: 500.000 đồng.
+ Đăng ký và đóng xiền cho: Lucky, Nguyễn Hải Yến và VanChau
Thế thôi, các bác cho ý kiến nhé!
(Chốt thì em cứ chốt thế)

:error:

Không ai đăng ký hay hủy đăng ký ở đây à??
Em gạch chân các bác trong danh sách nhé! Chốt rồi đó, không hủy đăng ký được nữa đâu.
 
Sửa lần cuối:
N

Nguyen hai yen

Guest
21/12/05
175
0
0
47
ha noi
Tạm đăng ký 1 suất nhé! (có thể kèm trẻ em, không kèm người lớn đâu)
@all: hiện nay đã có 7 người tham gia (hôm qua đã chốt rồi, không ai được huỷ), mọi người tiếp tục đăng ký nhé, để còn đi mua vé tàu nữa.
 
letmyha

letmyha

Hư không
18/5/04
814
6
0
43
The land of the living
Off đêeeeeeeeeeeeeeeê! Chuyển sang cuối tháng 8 off đêeeeeeeeeeeeeeeeê! :)
 
thaohp

thaohp

Bà già xinh gái!
30/11/05
138
5
18
45
Hải Phòng
Dân miền biển tụi em chờ vụ off miền Bắc cuối tháng 7 để " lên " rừng 1 chuyến mà mãi chả thấy, bây giờ các bác lại hô hào tổ chức vào cuối tháng 8, chán hẳn:wall::angel:
 
nhaquedideple_rathanhpho

nhaquedideple_rathanhpho

Nâng tầm cao mới
@thaohp: Chị ui, mọi người đang định đi Cửa Lò mà, có hoãn đến cuối tháng 8 đâu.Chị Let hô hào vậy thui,chị chịu khó đọc kỹ đoạn trên nhé!
Cơ quan cũng định đi cửa lò...chẹp.Dự định cuối tháng 6... đầu tháng 7 rùi mà chẳng thấy sếp ý kiến ý cò gì.Ko bít có đi ko nữa...
Đợi về xin ý kiến "cấp trên" xong thì nhaque mới quyết định nhé! ^_^
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Bon chen vào đây tý, các bạn đưa danh sách xem mọi người đi có ai wen ko còn đăng ký tham gia 1 xuất nào. Tỉnh lẻ cũng ham chơi lắm mà.
 
Tigon-ETC

Tigon-ETC

Gió bụi nhân gian
Tạm đăng ký 1 suất nhé! (có thể kèm trẻ em, không kèm người lớn đâu)
@all: hiện nay đã có 7 người tham gia (hôm qua đã chốt rồi, không ai được huỷ), mọi người tiếp tục đăng ký nhé, để còn đi mua vé tàu nữa.

Có cần em tư vấn không? hí hí, không lấy công đâu, chỉ lấy quà thui (tinh vi tý, vì TG vừa ở Cửa lò về he he)
 
luckygirl85

luckygirl85

Obstinate Lucky
7/3/06
867
6
18
39
Quán nem chua rán Bà Già
Bon chen vào đây tý, các bạn đưa danh sách xem mọi người đi có ai wen ko còn đăng ký tham gia 1 xuất nào. Tỉnh lẻ cũng ham chơi lắm mà.

Chị Bong05 àh: Danh sách nè. Chắc chắn là có người mà chị đã quen mẹt roài: :angel:
1. Vanchau
2.Nguyenhaiyen + 1 suất trẻ em :angel:
3.555
4.Hieu_bravo
5.Khoithuocbuontrongdem
6.Huemis
7.Lucky
8.Hoangvn79

@nhaque: Chị đăng ký trước 14h thứ 3 ngày 10/07/2007 nhá
 
Sửa lần cuối:
V

VanChau

Cao cấp
29/10/05
595
1
16
44
Ha Noi
www.prospace.com.vn
Chị Bong05 àh: Danh sách nè. Chắc chắn là có người mà chị đã quen mẹt roài: :angel:
1. Vanchau
2.Nguyenhaiyen + 1 suất trẻ em :angel:
3.555
4.Hieu_bravo
5.Khoithuocbuontrongdem
6.Huemis
7.Lucky
8.Hoangvn79

@nhaque: Chị đăng ký trước 14h thứ 3 ngày 10/07/2007 nhá

Trong danh sách của mình ghi rõ là:
7. Lucky + Lucky'
cơ mà nhỉ?? sao lại đổi thành 2.Nguyenhaiyen + 1 suất trẻ em ?????
 
H

Hoangvn79

Cao cấp
26/6/06
629
0
0
HN
hii! Chị Bong05 đi offline cùng cho vui nhi?:friend::friend::friend:
 
H

Hoangvn79

Cao cấp
26/6/06
629
0
0
HN
Off đêeeeeeeeeeeeeeeê! Chuyển sang cuối tháng 8 off đêeeeeeeeeeeeeeeeê! :)
hiii! Let ra Hà nội tham gia cùng mọi người nhé!:friend::drummer:
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA